Thứ bảy, 11 Tháng 7 2015 00:00

Một số kỹ năng trong việc phân tích tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học của đại biểu dân cử

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

I. Khái niệm tình hình tội phạm:

Theo quy định tại Điều 8 của Bộ Luật hình sự, tội phạm chính là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội loài người, tồn tại trong mọi quốc gia. Tội phạm có thể được thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý, gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các công dân, các tổ chức; xâm phạm đến quyền riêng tư, sự tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân và sự an toàn của xã hội; xâm phạm đến chế độ kinh tế - chính trị, thậm chí xâm phạm đến tính mạng.

Như vậy, chính các hành vi vi phạm quy tắc xử sự của đời sống cộng đồng và gây nguy hiểm cho trật tự xã hội là tiền đề cho việc hình thành và phát triển các ngành luật khác nhau, các biện pháp quản lý pháp lý khác nhau của Nhà nước nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định trật tự xã hội. Hiện nay, đã có rất nhiều các bộ môn khoa học được hình thành trong quá trình đấu tranh chống tội phạm như: Khoa học điều tra tội phạm, khoa học Luật hình sự, tố tụng hình sự và Tội phạm học. Mặc dù có sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu, nhưng tất cả các bộ môn khoa học này đều có sự liên quan chặt chẽ, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.

Tất cả những hành vi bị coi là tội phạm đều có cùng bản chất xă hội và những đặc điểm nhất định. Trước hết, tội phạm là hiện tượng xă hội tồn tại trong mọi quốc gia, được phản ánh trong luật hình sự vì trái với chuẩn mực xă hội ở mức cao nhất so với các hiện tượng “sai chuẩn” khác. Nó là hiện tượng xă hội - pháp lý. Tội phạm không chỉ là hiện tượng xă hội được phản ánh trong luật hình sự mà đồng thời cũng là hiện tượng xă hội được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu, trong đó có khoa học luật hình sự và tội phạm học. Khoa học luật hình sự và tội phạm học đều là khoa học về tội phạm. Tuy nhiên, khoa học luật hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự là khoa học về tội phạm có tính pháp lí, còn tội phạm học và khoa học điều tra tội phạm là khoa học về tội phạm không có tính pháp lí hay nói cách khác là khoa học về tội phạm hiện thực.

Theo báo cáo tổng kết 14 năm thi hành Bộ luật Hình sự, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất. Đáng chú ý là các tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất bạo lực gia tăng, thể hiện thái độ coi thường pháp luật của người phạm tội. Họ sẵn sàng sử dụng công cụ, phương tiện có tính nguy hiểm cao như: các loại vũ khí quân dụng hoặc các loại súng tự chế như: súng bắn đạn hoa cải, súng dạng bút và các loại vật liệu nổ, axit, bom xăng để thực hiện tội phạm. Từ cuối năm 2012 và nhất là trong năm 2013, tình trạng vỡ “bong bóng bất động sản” và những hệ lụy của nó đã làm gia tăng tội phạm hoạt động dưới dạng băng nhóm bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê, bắt giữ người trái pháp luật; tính chất đan xen, liên kết giữa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội và tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy ngày càng chặt chẽ. Tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý dự án, đất đai, bất động sản, đầu tư xây dựng cơ bản; tội phạm buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, trốn thuế diễn biến phức tạp, có sự tham gia, tiếp tay của một số cán bộ nhà nước thoái hóa. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ, thông tin, viễn thông tiếp tục tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia. Tội phạm về ma túy diễn ra trên tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung và Tây Nam nghiêm trọng hơn với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, số lượng rất lớn, có trang bị vũ khí[1]

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 


[1] Báo cáo số 241/BC-BCA ngày 03/6/2013 của Bộ Công an Tổng kết 03 năm (2008 - 2011) thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) trong Công an nhân dân.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành