In trang này
Thứ năm, 16 Tháng 7 2015 00:00

Kiến nghị hoàn thiện một số quy định của bộ luật hình sự

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Trong thời gian khoảng 30 năm kể từ khi Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời (năm 1985), Bộ luật hình sự đã qua một lần sửa đổi toàn diện (năm 1999) và một số lần sửa đổi, bổ sung một số điều (các năm 1989, 1991, 1992, 1997 và 2009). Bộ luật hình sự đã đóng vai trò đặc biệt quan trong trong hệ thống pháp luật nói chung và trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng, góp phần vào việc bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội.

Việc hoàn thiện chính sách và pháp luật hình sự luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, vừa nhằm đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm vừa thể hiện chính sách nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp…”([1]). Đảng cũng đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến pháp luật và cải cách tư pháp. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện, nhân đạo trong việc xử lý người phạm tội. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định và tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Trong thực tiễn hiện nay, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt trong một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất nguy hiểm như: nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất bạo lực; nhóm tội phạm ma túy,… Một sốhành vi nguy hiểm mới phát sinh trong thực tiễnnhưng chưa được kịp thời hình sự hóa hoặc tuy đã được hình sự hóa nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, nhất là một số hành vi trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,…

Do đó, chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009) (Bộ luật hình sự) để tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 trong lĩnh vực pháp luật hình sự. Việc tiến hành sửa đổi Bộ luật hình sự theo Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12/6/2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tiễn. Việc sửa đổi Bộ luật hình sự liên quan đến nhiều nội dung lớn, hệ trọng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin nghiên cứu đề xuất ý kiến của chúng tôi về một số nội dung liên quan đến Bộ luật hình sự.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.

 


[1] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 53. 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 12 Tháng 10 2015 04:00