Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu của con người ngày càng tăng, để thỏa mãn nhu cầu đó, con người đã tham gia vào các công việc giao dịch trong đó có giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý có ý thức thể hiện ý chí của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Điều 122 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự “1- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
2- Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
3- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
4- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật”.
Căn cứ vào thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự hiện hành cho thấy việc quy định như hiện nay đã ảnh hưởng đến việc tuyên hành vi pháp lý vô hiệu do điều kiện hiệu lực không rõ ràng của tòa án, đồng thời không đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan trong khi đáng lẽ tòa án phải tuyên là vô hiệu trong các trường hợp vi phạm một trong các điều kiện nêu trên là vô hiệu nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên nên trong dự thảo Bộ luật Dân sự đã quy định theo hướng chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tự nguyện trong xác lập giao dịch dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội; hình thức của giao dịch dân sự chỉ là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đó trong trường hợp luật quy định.
Bên cạnh đó, Điều 131 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định các trường hợp bị tuyên là vô hiệu khi một bên giao kết hợp đồng có lỗi và có sự nhầm lẫn về nội dung. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự hiện hành chưa dự liệu hết các trường hợp vô hiệu trong các giao dịch dân sự như trường hợp nhầm lẫn về chủ thể giao kết hợp đồng, cả hai bên bị nhầm lẫn trong quá trình giao dịch dẫn đến không đảm bảo công bằng, hợp lý với các bên đồng thời ảnh hưởng đến tính ổn định của hành vi pháp lý. Chính vì thế, trong dự thảo Bộ luật Dân sự đã quy định theo hướng các giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hành vi thì bên hoặc các bên bị nhầm lẫn có quyền tuyên bố giao dịch vô hiệu...
Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.