Thứ bảy, 21 Tháng 5 2016 00:00

Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

I. Thay đổi cách thức xác định vị trí thống lĩnh/độc quyền

Xem xét vấn đề này, cần quan tâm một số yếu tố như sau:

  1. Cần thay cách thức đánh giá vị trí thống lĩnh/sức mạnh thị trường phụ thuộc vào tiêu chí thị phần, theo các mức thị phần cố định như hiện nay.

  2. Xem xét sửa đổi cụm từ: “khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” thành “khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan”. Ngoài ra, nên nghiên cứu xây dựng các quy định về khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan thành hệ thống tiêu chí duy nhất để đánh giá vị trí thống lĩnh/ sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp.

Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu kĩ lưỡng kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, nhằm xác định vị trí thống lĩnh, sức mạnh thị trường của doanh nghiệp cần căn cứ vào một số yếu tố sau:

Thị phần là một yếu tố tiên quyết để xác định vị trí thống lĩnh hoặc sức mạnh thị trường của doanh nghiệp. Để xác định thị phần của một doanh nghiệp, trước tiên, cơ quan cạnh tranh cần dữ liệu thị phần hiện tại của doanh nghiệp nghi vấn cũng như các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp này. Về cơ bản, thị phần thường được tính toán dựa trên doanh thu hoặc số lượng hàng bán ra, hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Một yếu tố khác cũng cần xem xét là sự phân bổ thị phần trên thị trường.

Tuy nhiên, thị phần không chỉ là yếu tố duy nhất giúp xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, cần phân tích thêm các yếu tố khác để đánh giá cụ thể, chính xác vị trí thống lĩnh/sức mạnh thị trường của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp.

Sức mạnh thị trường lớn chỉ có được khi doanh nghiệp đối thủ gặp khó khăn trong việc tăng khả năng mở rộng sản xuất hoặc gia nhập thị trường. Tuy nhiên, cơ quan cạnh tranh cũng không nhất thiết phải tìm chứng cứ về rào cản mở rộng hoặc gia nhập thị trường trong lĩnh vực thường xuyên có sự gia nhập mới các đối thủ cạnh tranh. Khả năng gia nhập hoặc mở rộng thị trường có thể được đánh giá theo một số tiêu chí như: Lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp, các rào cản về cấu trúc, chính sách, chiến lược, công nghệ, thời điểm gia nhập và mở rộng thị trường, hiệu quả của việc gia nhập và mở rộng thị trường v.v… 

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành