Thứ hai, 23 Tháng 5 2016 00:00

Tác động của việc tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

1. Những tác động đến chính trị, an ninh, quốc phòng đối ngoại

     Tham gia Hiệp định TPP giúp Việt Nam tận dụng tốt hơn các thời cơ của quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế liên kết kinh tế khu vực đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

     Cục diện kinh tế và chính trị thế giới trong thập kỉ đầu thế kỉ XXI diễn biến hết sức nhanh chóng và phức tạp với nhiều chuyển biến sâu sắc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá có xu hướng chậm lại và hệ thống thương mại đa phương (Vòng đàm phán Doha) tiếp tục trì trệ lại chịu tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, xu hướng chủ nghĩa khu vực (chủ nghĩa đa phương hẹp) và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng mạnh hơn bao giờ hết, thúc đẩy các thoả thuận tự do hoá thương mại song phương và khu vực (RTA/BFTA). Những xu hướng này không chỉ thuần túy vì lợi ích kinh tế, vốn chưa được giải quyết trong khuôn khổ đa phương, mà quan trọng hơn là phản ánh xu hướng tập hợp lực lượng mang tính chiến lược, chính trị mới tại khu vực và trên thế giới. Trong cục diện đó, các quốc gia, các khu vực đang nỗ lực để trở thành tâm điểm, đầu mối của các liên kết và các FTA, nhằm có được vai trò nổi bật trong hệ thống kinh tế, chính trị khu vực và toàn cầu.

     - Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu vừa qua đã và đang thúc đẩy những xu hướng liên kết khu vực nói trên cũng như quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch trọng tâm kinh tế thế giới sang Châu Á - Thái Bình Dương...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành