In trang này
Thứ ba, 24 Tháng 5 2016 00:00

Tiến trình hình thành Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

1. Sự hình thành Hiệp định TPP

     Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (“Trans - Pacific Partnership Agreement”, viết tắt là “TPP”) là một thỏa thuận thương mại tự do khu vực có phạm vi điều chỉnh khá toàn diện. TPP được hình thành nhằm mục đích thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bước sang giai đoạn hợp tác và hội nhập mới cao hơn về chất lượng, bao gồm tăng cường luân chuyển hàng hóa giữa các nước dễ dàng hơn thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp ưu đãi hàng nội địa. TPP còn bao gồm các nguyên tắc thống nhất giữa các nước thành viên về một số vấn đề mới như: quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, chi tiêu của chính phủ, tính minh bạch, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và liên kết chuỗi cung ứng.

     Ban đầu, TPP được hình thành từ P3 (Pacific Three Closer Economic Partnership, P3 - CEP) bao gồm 3 nước tham gia là Chile, Singapore và New Zealand được hình thành từ cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra ở Los Cabos (Mexico) năm 2003. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán vòng 5 vào tháng 4/2005. Sau vòng đàm phán này, Hiệp định lấy tên là Pacific 4 (P4) và chính thức có hiệu lực từ ngày 28/5/2006.

     Mỹ tuyên bố chính thức tham gia TPP vào tháng 9/2008. Tuy nhiên, Hiệp định mà Mỹ tuyên bố tham gia không phải trên cơ sở Hiệp định P4 cũ mà là một Hiệp định TPP hoàn toàn mới...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.