Thứ bảy, 16 Tháng 7 2016 04:20

Các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật việt nam liên quan đến hạn chế chống bán phá giá hàng hóa tại thị trường quốc tế

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Bán phá giá là một thực tiễn thương mại có tính lịch sử lâu đời. Bán phá giá có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với nền kinh tế nước nhập khẩu. Tuy nhiên, chống bán phá giá mà trực tiếp nhất là pháp luật về chống bán phá giá luôn mang bản chất bảo hộ nền sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Điều này gắn liền với xu hướng bảo hộ nền kinh tế quốc tế và khu vực. Các biện pháp  chống bán phá giá, pháp luật về chống bán phá giá luôn xem trọng lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc ngành sản xuất nội địa nước mình hơn là lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, thậm chí kể cả lợi ích của người tiêu dùng của nước nhập khẩu. Pháp luật của các nước công nghiệp phát triển đặc biệt là Hoa Kỳ và EU đều thể hiện rõ điều này qua các quy định của mình.

Quy trình điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá theo luật lệ của WTO, Hoa Kỳ và EU đều rất phức tạp, mỗi quy trình đều phải trải qua các công đoạn như: điều tra xác minh việc bán phá giá, xác định thiệt hại vật chất xảy ra đối với ngành sản xuất nội địa, mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố đó, xác định các biện pháp chống bán phá giá, ra soát thuế chống bán phá giá. Mỗi công đoạn rất nhiều yêu cầu pháp lý và thực tiễn mang tính chất kỹ thuật cao đòi hỏi các bên phải luôn theo sát và bỏ rất nhiều công sức để để tham gia vào các quá trình đó thì mới có thể bảo vệ lợi ích của mình.

Mặc dù cơ bản được xây dựng phù hợp với luật lệ WTO song pháp luật Hoa Kỳ và EU vẫn có những nội dung nhất định chưa phù hợp với nội dung và tinh thần quy định của WTO. Nguyên nhân căn bản là pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU vẫn còn tinh thần bảo hộ rất cao. Trong đó, pháp luật của Hoa Kỳ mang tính chất bảo hộ nặng nề hơn. Pháp luật EU tuy mang tính chất bảo hộ và có nhiều quy định phức tạp về mặt kỹ thuật nhưng nhìn chung được áp dụng một cách linh hoạt hơn và có nhiều yếu tố mà cách doanh nghiệp xuất khẩu có thể sử dụng théo cách có lợi cho mình khi bị kiện chống bán phá giá.

Chống bán phá giá vẫn còn đang là một lĩnh vực rất mới của pháp luật Việt Nam. Pháp luật về chống bán phá giá hiện hành của Việt Nam chưa thể hiện được vai trò mình trong thực tiễn. Thực tiễn về chống bán phá giá ở Việt Nam trong thời gian qua chưa được phong phú. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện chống bán phá giá ở các thị trường xuất khẩu, trong đó hai thị trường chủ chốt là Hoa Kỳ và EU

Để pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam thực sự phát huy được vai trò của mình trong việc bảo hộ sản xuất trong nước, qua đó tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước phát triển một cách nhanh chóng và vững mạnh, Nhà nước cần tổng kết, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá hiện có theo hướng cụ thể hơn, gần gũi hơn với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức các doanh nghiệp đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 14 Tháng 12 2016 04:33

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành