Thứ tư, 20 Tháng 7 2016 08:23

Vai trò của nhà nước trong việc điều hòa lợi ích về sở hữu trí tuệ thời kỳ hội nhập

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là sự gắn kết khách quan giữa các thành viên trong xã hội tồn tại trên cơ sở lợi ích từ tài sản trí tuệ và vì lợi ích từ các tài sản đó thuộc phạm vi sở hữu công nghiệp cũng như bản quyền và các quyền kế cận. Sự gắn kết này được tạo thành bởi những mối liên hệ cơ bản giữa các chủ thể sáng tạo, sở hữu, sử dụng tài sản ấy mà các chủ thể này, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, gồm không chỉ là những cá nhân, tổ chức trong phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia mà còn có cả các thành viên thuộc phạm vi quốc tế; mỗi chủ thể lại có hệ thống lợi ích, động cơ, mục đích và cách thức thực hiện lợi ích khác nhau. Trong đó, chủ thể sáng tạo là nguồn gốc của việc tạo ra đối tượng tài sản trí tuệ mang lợi ích, chủ thể sử dụng thì khai thác giá trị sử dụng của các tài sản đó làm cho lợi ích của chúng được phát huy trong đời sống và sản xuất của con người, nhưng định đoạt sự phân phối lợi ích lại thuộc về vai trò của chủ sở hữu, vì chủ thể này đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự hình thành bản thân tài sản trí tuệ với tư cách là đối tượng trung tâm mà từ đó các quan hệ lợi ích được phát sinh. Sự phân phối lợi ích này, đến lượt nó, lại có vai trò tạo ra động lực thúc đẩy sức sáng tạo phát triển mạnh mẽ hơn, nếu trong quá trình ấy những mâu thuẫn và xung đột lợi ích được hạn chế bởi một hệ thống cơ chế điều chỉnh hướng tới sự cân bằng lợi ích giữa các bên và cho các chủ thể trong đó. Đây là căn nguyên kinh tế cho sự hình thành hệ thống cơ chế bảo hộ lợi ích thuộc phạm vi sở hữu trí tuệ.

Với tư cách là cá nhân, tổ chức nắm giữ tài sản trí tuệ có quyền định đoạt việc phân bổ lợi ích, lợi ích từ tài sản trí tuệ của chủ sở hữu cần được bảo hộ như một tất yếu kinh tế không thể phủ định. Song, nếu tuyệt đối hoá lợi ích của chủ sở hữu mà xem nhẹ vai trò của chủ thể sáng tạo và sử dụng tài sản trí tuệ và lợi ích của họ không được bảo hộ một cách thoả đáng, thì cơ chế bảo hộ lợi ích trí tuệ ấy là một hệ thống kém hoàn chỉnh. Sẽ là phiến diện nếu hệ thống cơ chế điều chỉnh quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chỉ tập trung vào bảo đảm lợi ích của chủ sở hữu. Bởi lẽ, khi có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và sáng tạo tài sản trí tuệ thì việc tuyệt đối hoá lợi ích độc quyền của chủ sở hữu chưa hẳn đã đem lại động lực thúc đẩy sáng tạo cho xã hội. Sự thiếu hoàn thiện này sẽ tạo ra lực cản và nhiều xung đột kìm hãm phát triển do động lực sáng tạo bị triệt tiêu. Hệ quả tất yếu là xã hội phải chịu sự mất mát những cơ hội được thụ hưởng lợi ích nhiều hơn nếu các tài sản trí tuệ được tạo ra nhiều hơn. Đó cũng chính là quy luật vận động của quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 14 Tháng 12 2016 08:34

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành