Thứ ba, 26 Tháng 7 2016 10:15

Một số vấn đề cơ bản của Hiệp định TRIPS trong hết quyền sở hữu

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Hiệp định TRIPS có những đặc điểm sau: (i) là kết quả của sự kết hợp một số công ước quốc tế ra đời trước đó; (ii) thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu trong thời hạn cụ thể cho hầu hết các đốì tượng sở hữu trí tuệ, đó là quyền tác giả, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế b trí mạch tích hợp bán dẫn, thông tin kín; (iii) bao gồm những quy định mở; (iv) thiết lập những quy định thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ nhất, Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Những điu ước quốc tế này là Công ước Pari, Công ước Bécnơ, Công ước Rôma, Công ước Oasinhtơn[1]. Quy định của những điều ước quốc tế này có hiệu lực bắt buộc, thậm chí đối với cả những nước chưa phê chuẩn điểu ước, ngoại trừ Công ước Rôma có hiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của Công ước. Về vấn để này, Carlos M. Correa cho rằng: “Hiệp định TRIPS không thiết lập một điều ước độc lập, mà là một công cụ thông nhất với sự bảo hộ “kết hợp của các điều ước” cho quyền sở hữu trí tuệ”[2]

Thứ hai, Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuê cho tất cả các nước thành viên WTO bất kể mức độ phát triển.

Đối với mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS thiết lập những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các nước thành viên phải tuân thủ. Nội dung chính của những tiêu chuẩn này là đối tượng được bảo hộ, đối tượng không được bảo hộ, quyền (bao gồm thời hạn bảo hộ tối thiểu), những trường hợp ngoại lệ của những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Những tiêu chuẩn này được thể hiện trong Hiệp định TRIPS dưới hai dạng. Hiệp định TRIPS đòi hỏi các nước thành viên của WTO tuân thủ những quy định cơ bản, quan trọng của Công ước Pari và Công ước Bécnơ đã được chuyển tải vào Hiệp định TRIPS. Hơn nữa, Hiệp định TRIPS quy định thêm một số nghĩa vụ cho các nước thành viên của WTO mà những nghĩa vụ này không quy định trong Công ước Pari và Công ước Bécnơ....

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 


[1]Mặc dù Công ước Washington không phát sinh hiệu lực nhưng nội dung của Công ước được chuyển tải vào Hiệp định TRIPS, Cống ưc được coi như được thực thi thông qua Hiệp định TRIPS

[2]Correa, Carlos M., Trade Related. Aspects ofIPRs - A Commentary oti the TRIPS Agreement, Oxford University Press, 2007.

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 14 Tháng 12 2016 10:29

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành