Thứ tư, 17 Tháng 8 2016 02:49

Xác định mục tiêu trong xây dựng chính sách cạnh tranh thời kỳ hội nhập quốc tế

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Trong thời kì kế hoạch hóa, tập trung cạnh tranh được quan niệm là thuộc tính của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, dẫn tới sự lãng phí do đầu tư trùng lặp, phá sản, tạo ra sự lộn xộn trên thị trường. Cạnh tranh bị đồng nhất với “tranh mua tranh bán”, “cá lớn nuốt cá bé”.

Vai trò của nhà nước là chỉ đạo, điều hành nền kinh tế một cách tập trung. Nền công nghiệp hiện đại dường như chỉ được xây dựng bằng sức mạnh của nhà nước. Cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lí bằng các biện pháp hành chính với trọng tâm là kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh vai trò quản lí kinh tế, Nhà nước còn trực tiếp tham gia hoạt đng kinh tế bằng cách sở hữu những tài sản và công cụ quan trọng.

Về độc quyền, Đảng và nhà nước ta chủ trương hình thành và duy trì một số độc quyền trong nhà nước. Một số doanh nghiệp độc quyền được bên vực với các lí do “đảm bảo an ninh quốc gia”, “duy trì và củng cố vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước”. Độc quyền được coi là cần thiết để cung cấp nguồn thu quan trọng cho ngân sách. Trên thực tế độc quyền nhà nước và độc quyền của doanh nghiệp nhà nước được coi là đồng nhất.

Trong nhiều văn kiện đi hội Đảng luôn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phát triển về số lượng qua các năm, mặc dù có nhiều cố gắng cải cách nhưng chất lượng hoạt đng của doanh nghiệp nhà nước chưa được cải thiên tương xứng. Doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi về đầu tư, vốn tín dụng nhưng hiệu quả thấp, giải quyết được ít lao động, chưa phải luôn luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Những lĩnh vực, ngành nghề nhà nước cần nắm giữ độc quyền và chi phối chưa được thể chế hóa trong luật pháp.

Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật dần được chấp nhận như một động lực phát triển, đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội nhưng có giới hạn. Để thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết công ăn việc làm, nhà nước từng bước nới lỏng cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay các mục tiêu phát triển ổn định và việc làm được đặt trên mục tiêu hiệu quả, tư duy nhn thức đang được đổi mới.

Thị trường tự điều chỉnh theo quy luật kinh tế, nhà nước tôn trọng nguyên tắc, cơ chế hoạt đng khách quan của thị trường, hạn chế tiêu cực của thị trường. Nhà nước xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, định hướng phát triển, xây dựng môi trường chung để thị trường hoạt động. Nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ kinh tế vĩ mô, hạn chế chỉ đạo điều hành kinh tế bằng các biện pháp hành chính mà không dựa trên thước đo hiệu quả kinh tế, thiếu công khai, minh bạch. Quản lí các chủ thể tham gia thị trường tự điều chỉnh với nhau, chỉ yêu cầu sự can thiệp của nhà nước nếu có tranh chấp mà không tự giải quyết được. Chức năng của cơ quan quản lí nhà nước chuyển trọng tâm từ cấp phép, kiểm soát sang xây dựng chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp. Các cơ quan cấp phép chuyển dần sang xúc tiến kinh doanh...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ bảy, 17 Tháng 12 2016 02:56

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành