Thứ sáu, 19 Tháng 8 2016 03:04

Một số vấn đề hết quyền khu vực và nhập khẩu song song trong hệ thống pháp luật của Liên minh Châu Âu

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

1. Cơ chế hết quyền khu vực

Phạm vi địa lý của hết quyền được xác định bởi một cụm từ quan trọng là “được đưa ra thị trường Cộng đồng” đã thể hiện tại Điều 7 Chỉ thị 89/104/EEC và Điều 13 Quy định (EC) số 40/94 (nay là Chỉ thị 2008/95/EC và Quy định (EC) 207/2009). Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, còn tồn tại những tranh cãi về cơ chế hết quyền đối với nhãn hiệu được quy định trong các điều luật vừa nêu. Cuối cùng, phán quyết của Tòa án Liên minh châu Âu trong vụ việc Silhouett đã chấm dứt những tranh cãi này. Theo Tòa án, Điu 7 Chỉ thị 89/104/EEC đã thiết lp nguyên tắc tuyệt đối v hết quyền trong phạm vi Liên minh châu Âu, nghĩa là quy định của Điều 7 không cho phép các nước thành viên mở rộng nguyên tắc hết quyền khu vực thành nguyên tắc hết quyền quốc tế[1]. Phần này bàn về cơ chế hết quyền khu vực theo pháp luật của Liên minh châu Âu, trong đó phán quyết của Tòa án Liên minh châu Âu trong vụ B; việc Silhouette được coi là bước ngoặt quan trọng.

Trước khi Tòa án Liên minh châu Âu đưa ra phán quyết trong vụ Silhouette, những tranh cãi về cơ chế hết quyền đối với 1 nhãn hiệu còn tồn tại. Điều 7 Chỉ thị 89/104/EEC phản ánh nỗ lực của các nước thành viên nhằm đạt tới sự hài hòa trong phạm vi Liên minh về vấn để hết quyền đối với nhãn hiệu[2]. Tuy nhiên, quy định này gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Một số người lập luận rằng, Điều 7 (1) là quy định bắt buộc, đòi hỏi tất cả các B nước thành viên phải tuân thủ nguyên tắc hết quyền trong phạm vi khu vực[3]. Những người phn đối ý kiến này lại cho rằng,

Điều 7 (1) chỉ là yêu cầu tối thiểu về việc thừa nhận nguyên tắc hết quyền trong phạm vi khu vực với nhãn hiệu; các nước thành viên có quyền quyết định lựa chọn hoặc duy trì nguyên tc hết quyền quốc tế[4]. Bên cạnh đó, một sngười khác lại kết luận rằng, Điều 7 (1) không quy định rõ liệu các nước thuộc Liên minh có thể lựa chọn hoặc duy trì nguyên tắc hết quyền quốc tế hay không, do đó, vấn để này do Tòa án Liên minh châu Âu quyết định[5]...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 


[1] Liên minh châu Âu ủng hộ quan điểm này, xem: European Commission, Exhaustion of Trade Mark Rỉghts: Workỉng Documents from the Commission Services, 1999, <http://ec.europa.eu/internal_ market/indprop/docs/tm/exhaust_en.pdf>, tr. 13. <http://ec.europa.eu/ mternal_market/indprop/docs/tm/exhaust_en.pdf>.

[2] Bentley & Sherman, Intellectual Property Law, Oxíord Ưniversity Press, 2004, tr. 930.

[3] Ví dụ: Lars Kj0bye, Jens Fejo (xem: Shea, Nicholas, Does the First Trade Marks Dỉrectỉve AŨOU) International Exhaustỉon ofRỉghts? [1995] 10 EIPR, íootnote 5, tr. 463), và Willy Alexander (xem: Alexander, Willy, Exhaustỉon oỊTrade Mark Rights in the EEA, (1999) 24 E.L.REV.FEB, tr. 61).

[4] Ví dụ: Anders J. Andersen and Kund Wallberg (xem: Shea, Nicholas, Does the First Trade Marks Directive Allow International Exhaustion ofRights? [1995] 10 EIPR, tr. 463)

[5] OToole, Franis and Treannor, Colm, The European Unions Trade Mark Exhaustion Regime, World Competition 25(3): 279*302, 2002' Ohly, Ansgar, Trade Marks and Parallel Importation - Recenỉ Developments in European Law, IIC, Vol. 30 (1999), tr. 521.

Sửa đổi lần cuối Thứ bảy, 17 Tháng 12 2016 03:16

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành