Thứ năm, 25 Tháng 5 2017 07:47

Nhận định về các cuộc khủng hoảng giá dầu tăng

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

1. Khủng hoảng dầu lửa Trung Đông thời kỳ 1973-1975

a) Diễn biến của giá dầu tăng

Ngày 6-10-1973, nhằm lễ Yom Kippur (ngày sám hối và xá tội) của người Do Thái, năm sư đoàn của quân đội Ai Cập đã vượt kênh đào Suez tiến vào bán đảo Sinai. Cùng thời điểm, quân đội Syria có sự hỗ trợ của quân Iraq đã tiến vào vùng chiêm đóng của quân đội Israel ở cao nguyên

Goran, chiếm đồi Herman và thành phố Kuneitra1. Từ ngày 8-10-1973, quân đội Israel đảo ngược tình thế ở cao nguyên Golan, chiếm lại toàn bộ cao nguyên và tiến đến chỉ còn cách thủ đô Damas của Syria 30 km. Tại mặt trận Sinai, họ tiến chậm hơn và đến đêm 14 rạng sáng 15 tháng 10 thì vượt được kênh đào Suez với lực lượng mạnh. Cuộc chiến kéo dài trong vòng ba tuần, đến ngày 23 tháng 10 thì quân đội Israel đã ngừng bắn hoàn toàn sau khi giành được những thắng lợi đáng kể. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đề nghị của Liên Xô và Mỹ, đã ra Nghị quyết số 339 yêu cầu các bên ngừng bắn, rút quân về vị trí ban đầu. Các bên đều chấp thuận nghị quyết này.

Ngày 16-10-1973, năm nước Arập là Iran, Iraq, Côoét, Cata và Arập Xêút họp tại Côoét để tăng giá dầu thô từ 3,0001 USD lên 5,119 USD/thùng . Hôm sau, chính các nước này, chỉ trừ Iran, tuyên bố tiến hành một “cuộc chiến dầu mỏ” chống Israel[1]. Họ tuyên bố trước hết cấm vận dầu mỏ, đầu tiên là đối với Mỹ, Hà Lan; sau đó là các nước Bồ Đào Nha và Nam Phi. Ngoài ra, họ cũng quyết định hạn chế xuất khẩu dầu 5% sang các nước bị coi là ‘‘không thân thiện”[2]. Ngày 19-10-1973, Tổng thông Mỹ Nixon yêu cầu Quốc hội Mỹ hỗ trợ khẩn cấp 2,2 tỷ USD cho Israel, quyết định này khiến các nước OPEC giận dữ và bắt đầu tiến hành phong tỏa, cắt giảm xuất khẩu dầu vào thị trường Mỹ,Nhật Bản và Tây Âu[3]. Quyết định này làm bùng nổ cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất nhằm trừng phạt nhóm nước này vì đã ủng hộ Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ bắt đầu xu hướng giảm từ năm 1970, làm trầm trọng thêm hậu quả của biện pháp phong tỏa. Lượng dầu bị cát giảm tương đương 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột: giá dầu tăng từ 3,01 USD/thùng vào tháng 10-1973 lên 5,119 USD/thùng[4] vào đầu năm 1974, sau đó liên tục tăng đến gần 12 USD/thùng vào giữa năm 1974 và khoảng 20 USD/thùng vào năm 1975. Cuộc khủng hoảng giá dầu đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu với tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát leo lên mức kỷ lục.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 


[1]Cuối năm 1973, một cuộc khủng hoảng dầu lửa bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Vùng Vịnh mà chỉ trong mấy tháng đã “cun sạch” một nửa bán cầu rộng lớn. Tuy nhiên, điều mà mọi người không biết chính là sự bùng nổ cuộc khủng hoảng này trên thực tế là hậu quả của việc các hãng dầu mỏ lớn và các nhà đầu cơ tài chính của Anh - Mỹ đã nhúng tay vào dưi sự ủng hộ của chính phủ. Chinanews ngày 3-9-1973 đưa tin, một học giả chính trị Đức đã dùng lịch sử khoa học thiết thực để phân tích, vén bức màn bí mật v việc các nước phương Tây (chủ yếu là Anh, Mỹ) sử dụng vũ khí dầu mỏ để tạo dựng sự bá quyền toàn cầu của mình. Tháng 5-1973, 84 chính trị gia và giới tài chính hàng đầu thế giới đã có cuộc gặp tại hòn đảo du lịch Baden của gia tộc Wallenberg, Thụy Điển. Trong cuộc họp bí mật do “Câu lạc bộ Bilderberg tổ chức, ông Levy đại diện cho phía Mỹ đã miêu tả sinh động những lợi ích thu được của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tức là viễn cảnh tăng trưỏng gấp bn ln từ nguồn lợi dầu mỏ. Cuộc gặp mặt tập thể này nhằm thao túng dòng chảy đôla dầu mỏ sắp xảy ra.

[2] Trong số các nước phương Tây, Pháp không bị coi là nước thân thiện” nên không bị áp dụng hạn chế này.

[3] Liên Xô là nước ủng hộ quyết định đó, vì nước này cũng đã là một nước xuất khẩu dầu và chuẩn bị trở thành thành viên của tổ chức OPEC; đồng thời, Liên Xô tìm thấy trong hành động này “hành động chống chủ nghĩa đế quốc”. Đây là lần đầu tiên các nước kém phát triển tìm thấy thế mạnh của mình chống lại các siêu cường.

[4] Giai đoạn từ năm 1948 đến cuổì 1957 chúng kiến sự ổn định của giá dầu. Giá dầu nằm trong khoảng từ 2,50 USD/thùng đến 3,00 USD/thùng, sau đó tăng từ 2,5 USD/thùng năm 1948 lên 3 USD/thùng năm 1957 (nếu tính theo giá năm 2006 thì tương ứng là 17 USD/thùng và 18 USD/thùng). Từ năm 1958 đến 1971, giá dầu ổn định mức khoảng 3 USD/thùng (tức là tương đương 17 USD/thùng theo giá năm 2006).

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành