Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mà nhà nước với vai trò chủ đạo thực hiện tổ chức đào tạo, giáo dục, thông qua đó cung cấp dịch vụ giáo dục cho nhân dân. Tùy điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách an sinh của từng quốc gia, việc phổ cập giáo dục được thực hiện ở từng cấp học. Tuy nhiên, các quốc gia, đặc biệt các nước phát triển đều có chính sách đảm bảo cho giáo dục, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân được học hành, mở rộng tri thức. Một trong những yêu cầu của hiện đại hóa giáo dục là thực hiện tốt phổ cập giáo dục, tiến tới phổ cập giáo dục bậc phổ thông tích cực phát triển giáo dục bậc đại học, phát triển giáo dục dạy nghề và giáo dục dành cho người trưởng thành, để nhân dân đều có cơ hội tiếp cận vối giáo dục tốt nhất.
1. Khái niệm và nhân tố cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân
“Giáo dục quốc dân” là hoạt động giáo dục trong trường học do nhà nước tổ chức phục vụ cho nhân dân (hoặc công dân) nước đó, bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông, giáo dục cao đẳng và đại học, giáo dục dạy nghề và giáo dục (trình độ chuyên môn) dành cho người trưởng thành. Hệ thống giáo dục quốc dân là phạm trù được hình thành trong quá trình giáo dục quốc dân tự phát triển và được làm phong phú hóa. Thông thường, hệ thống giáo dục quốc dân chỉ hệ thống tổ chức mà nhà nước thông qua hệ thống luật pháp để cung cấp dịch vụ giáo dục cho nhân dân. Về hình thức tổ chức, chủ thể của hệ thống giáo dục quốc dân được cấu thành từ các loại hình, các cấp giáo dục trong trường học, đồng thời cũng bao gồm các cấp đơn vị hành chính giáo dục. Tính pháp quy của bản thân hệ thống giáo dục quốc dân biểu hiện thành các chế độ cơ bản như chế độ học tập, trình độ học vấn, học vị, thi cử, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn.
Nhân tố cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân hiện đại có các đặc điểm sau:
Một là, vai trò của giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề ngang nhau, về loại hình, hệ thống giáo dục quốc dân hiện đại thường gồm hai phương diện cơ bản là giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề. Giáo dục phổ thông là giáo dục trong đó coi hoạt động truyền thụ tri thức là chính, nó phát huy vai trò quan trọng trong việc mỏ mang trí tuệ, phổ cập tri thức văn hóa, truyền thụ và kế thừa thành quả văn minh nhân loại, thúc đẩy phát triển khoá học. Giáo dục dạy nghề là loại hình giáo dục sản sinh ra và phát triển trong quá trình phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội hiện đại. Giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề gắn kết một cách hữu cơ trong kết cấu chỉnh thể của hệ thông giáo dục quốc dân hiện đại, hình thành nên hai cánh tạo thế cân bằng cho hệ thống giáo dục vững vàng cất cánh. Trong “Bảng phân loại tiêu chuẩn giáo dục quốc tế” năm 1997 của Cục Thống kê thuộc UNESCO Liên hợp quốc, về loại hình, giáo dục hiện đại được chia thành ba loại là giáo dục phổ thông, giáo dục tiền dạy nghề và giáo dục dạy nghề. Giáo dục tiền dạy nghề là chỉ hoạt động giáo dục mang đặc điểm của giáo dục dạy nghề nhưng hoạt động giáo dục tri thức văn hóa phổ thông vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối, học sinh sau khi học xong có thể có đủ tư cách nhưng có thể chưa hoàn toàn đủ tư cách theo học giáo dục dạy nghề. Ở một số nước, giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề chủ yếu được phân tách từ sau cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, hình thành hệ thống giáo dục trong trường học riêng của mình. Ở các nước phát triển, giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề đang duy trì tỷ lệ tương đương.
Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.