In trang này
Thứ năm, 21 Tháng 9 2017 08:09

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo cho nền giáo dục phát triển cân bằng, toàn diện

Một nền giáo dục hiện đại, đạt chất lượng cao thì yếu tố cân bằng trong giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu. Là một nước dân số đông, Trung Quốc hiện tại luôn ưu tiên cho việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Điều đó được thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách phát triển, phổ cập giáo dục. Hiện tại, Trung Quốc đang thực hiện chính sách phổ cập giáo dục hệ 9 năm, khuyến khích người dân đặc biệt là giới trẻ theo học cao đẳng nghề hoặc đại học, thực hiện nền giáo dục công bằng, không phân biệt tuổi tác. Bên cạnh các yếu tố đó, Trung Quốc luôn quán triệt việc thực hiện xây dựng và phát triển một nền giáo dục cân bằng và toàn diện. Để đạt được mục tiêu đó, trước nhất, nền giáo dục của Trung Quốc luôn quán triệt việc thực hiện việc thực hiện công bằng trong hoạt động phân bổ tài nguyên giáo dục. Nếu không có công bằng trong phân bổ tài nguyên giáo dục, sẽ không có công bằng trong giáo dục. Phân bổ hợp lý tài nguyên giáo dục, thúc đẩy giáo dục phát triển cân bằng, là lựa chọn tất yếu để thực hiện công bằng trong giáo dục. Cần nhìn thẳng vào những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phân bổ tài nguyên giáo dục, nỗ lực tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để phân bổ tài nguyên giáo dục một cách hợp lý, công bằng, không ngừng nâng cao mức độ công bằng trong giáo dục.

  1. Phân bổ tài nguyên giáo dục công cộng dưới quan điểm phát triển cân bằng

Phát triển cân bằng giáo dục là yêu cầu tất yếu để thực hiện công bằng trong giáo dục. Cân bằng trong giáo dục chủ yếu chỉ sự phân bổ bình đẳng tài nguyên giáo dục giữa các cơ quan giáo dục và đơn vị giáo dục, thực hiện công bằng, bình đẳng về cơ hội và điều kiện giáo dục. Phát triển cân bằng vừa là tư tưởng chỉ đạo cho sự phân bổ tài nguyên giáo dục, vừa thể hiện kết quả và tình hình phân bổ tài nguyên giáo dục. Nhìn từ góc độ kết quả và tình hình phân bổ tài nguyên giáo dục, cân bằng trong giáo dục chủ yếu biểu hiện ở mức độ tương đồng về tài nguyên giáo dục giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa các trường và mức độ tương đồng về quyền lợi hưởng tài nguyên giáo dục của các đơn vị khác nhau trong nội bộ cơ quan giáo dục. Mọi công dân đều bình đẳng có quyền được tiếp nhận giáo dục, trước tiên là yêu cầu quyền lợi được tiếp nhận giáo dục cơ sở đặc biệt - giáo dục phổ cập. Phát triển cân bằng chủ yếu chỉ sự phát triển cân bằng của giáo dục cơ sở đặc biệt là giáo dục phổ cập.

Thúc đẩy giáo dục cơ sở phát triển cân bằng, trước tiên cần xác định rõ tư tưởng chỉ đạo. Những năm gần đây, vấn đề không cân bằng trong phân bổ tài nguyên giáo dục đang được xã hội rất quan tâm. Nguyên nhân của tình trạng này rất nhiều, một trong số đó là thực hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển không cân bằng trong một thời gian dài, khiến cho giáo dục cơ sở cũng diễn biến theo chiều hướng không cân bằng. Trước cải cách mở cửa, các trường tiểu học, trung học ở thành phố do Chính phủ xây dựng, các trường tiểu học, trung học ở nông thôn do các tổ chức kinh tế tập thể xây dựng, nền giáo dục ở cả thành thị và nông thôn đều diễn biến ở tình trạng phát triển không cân bằng trong thời gian dài. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, ở giai đoạn mọi thứ đang chờ đợi được hồi sinh, để hồi phục và phát triển sự nghiệp giáo dục bị hủy hoại trong 10 năm, việc chọn lựa chiến, lược phát triển không cân bằng với trọng điểm đầu tiên là xây dựng hàng loạt trường mang tính lịch sử tất yếu. Cùng với sự phát triển của kinh tế và cải thiện điều kiện cơ sở của giáo dục, cần kịp thời xác định tư tưởng chỉ đạo của phát triển cân bằng, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục cơ sở, thực hiện bước tiến từ bình đẳng về cơ hội sang bình đẳng về điều kiện và bình đẳng trong quá trình. Cần nhận thức rõ, phát triển không cân bằng tuy có vai trò thị phạm, hướng dẫn quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhưng cũng có những hiệu ứng tiêu cực nghiêm trọng, làm gia tăng khuynh hướng phân tầng cấp trong xã hội và giáo dục ứng phó với thi cử, ảnh hưởng và kìm chế sự phát triển toàn diện của con người.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.