Thứ tư, 22 Tháng 11 2017 05:21

Vai trò của chính sách giải quyết khủng hoảng ở Châu Âu

1. Đánh giá chính sách giải quyết khủng  hoảng của Châu Âu

Quỹ bình ổn tài chính châu Âu

Quỹ bình ổn tài chính châu Âu được coi là bước đầu tiên hướng tới quá trình Châu Âu hóa các khoản. Tuy nhiên, quỹ này có hai điểm yếu:

Thứ nhất, vốn của quỹ không đủ lớn để có thể tài trợ cho các nước đang gặp phải vấn đề về nợ công. Khối lượng các khoản cho vay mà Quỹ bình ổn tài chính Châu Âu có thể cung cấp là 440 tỉ euro, trong đó 140 tỉ euro đã dành cho Hy Lạp, Ailen và Bổ Đào Nha.

Thứ hai, mỗi nước trong khu vực đứng ra góp một phần xác định vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu, đồng thời những nước cần đến các khoản vay không tham gia đóng góp. Như vậy, trong trường hợp khủng hoảng lan tới các quốc gia khác, khả năng cho vay của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu khó có thể được đảm bảo.

 Cơ chế bình ổn châu Âu - Hạn chế về tài chính:

Cơ chế bình ổn châu Âu ra đời với nguồn ngân quỹ 700 tỷ euro (có khả năng cho vay 500 tỉ euro và 200 tỉ euro kế thừa từ Quỹ bình ổn tài chính Châu Âu). Tuy nhiên nguồn tài chính này là không đủ để giải quyết khủng hoảng nợ công của khu vực Eurozone đã lên tới con số khổng lồ: Nợ chính phủ thuộc Eurozone hiện đã tăng lên 88,2%GDP. Hy Lạp có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất  khu vực là 132,4%, Italia 123,3%, Bồ đào nha là 111,7%, Ailen 108,5%, Pháp 88,5% và Tây Ban Nha là 71,9%. Do đó, muốn thực hiện hiệu quả mục tiêu cứu trợ, cơ chế bình ổn Châu Âu cần phải có sự hỗ trợ tích cự hơn nữa từ các tổ chức khác như quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng Trung ương châu âu

Hạn chế về cách thức thực thi quyết định.

Để có thể được thành lập, cơ chế bình ổn châu âu cần sự phê chuẩn của các nước đóng góp 90% ngân quỹ. Đức đóng góp 27,14% ngân quỹ của cơ chế bình ổn châu âu đồng nghĩa với việc cơ chế bình ổn châu âu không thể đi vào hoạt động nếu thiếu sự ủng hộ của Đức.

Đức tỏ thái độ ủng hộ cơ chế bình ổn Châu Âu ngay từ đầu, tuy nhiên, khi cơ chế bình ổn Châu Âu sắp được thành lập, Đức lại tỏ thái độ do dự. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề lợi ích. Chính quyền Đức luôn cho rằng, các nước gặp phải vấn đề nợ công và khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng phải tự tìm cách cứu lấy mình trước khi viện đến sự trợ giúp từ các nước thành viên khác trong khu vực hay từ các tổ chức tín dụng quốc tế. Dưới quan điểm đó, ngày 12-9-2012, Tòa án hiến pháp liên Bang Đức mới phê chuẩn cơ chế bình ổn Châu Âu với tuyên bố cơ chế này không phạm luật cơ bản của Đức. Tuy nhiên, Đức lại đưa ra một số điều kiện rằng buộc kèm theo.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm.  

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành