Thứ tư, 22 Tháng 4 2020 07:14

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN MÃ HÓA, TIỀN MÃ HÓA TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động ICO đối với tài sản mã hóa có bản chất là chứng khoán. Theo Chỉ thị số 10/CT - TTg, Bộ Tài chính mới chỉ được giao nhiệm vụ: “Chỉ đạo các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiên"; và “ Nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nếu tài sản mã hóa có thuộc tính như chứng khoán thì hoàn toàn có thể vận dụng các quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành để điều chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tài sản mã hóa có những đặc thù so với các loại chứng khoán “truyền thống" bởi tài sản mã hóa chỉ tồn tại trên môi trường kỹ thuật số và còn có thể được sử dụng như một phương tiện thanh toán (hỗn hợp: hybrid). Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật chứng khoán như về điều kiện chào bán, hình thức chào bán, đăng ký chào bán, thủ tục chào bán, hồ sơ chào bán, công bố thông tin, báo cáo tài chính... đối với hoạt động ICO cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đầy đủ hơn trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Đồng thời, cần phải cảnh báo và ngăn chặn các hoạt động ICO dưới dạng kinh doanh đa cấp trái pháp luật, mang tính chất lừa đảo.

       Trên đây là trích dẫn tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành