In trang này
Thứ ba, 26 Tháng 5 2020 04:31

VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN LỰC VÀ PHÁP LUẬT

Trong tiến trình phát triển tư tưởng, lý luận và thực tiễn pháp luật, một hiện tượng mới trong đời sống chính trị - pháp luật ra đời - hiện tượng pháp quyền. Vậy pháp quyền là gì? pháp quyền tổ chức nên cơ chế vận hành của quyền lực chính. Có những đặc điểm nào?

Về cơ bản, pháp quyền thể hiện ít nhất các mối quan hệ hay các nội dung sau đây. Thứ nhất, mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật. Thứ hai, mối quan hệ giữa pháp luật và quyền con người. Thứ ba, mối quan hệ giữa quyền lực và quyền con người. Thứ tư, mối quan hệ nói lên quyền lực của pháp luật. Trong nhân trị, người lãnh đạo (người cầm quyền) đứng trên pháp luật. Trong pháp trị, người lãnh đạo (người cầm quyền) dùng pháp luật với tư cách là một công cụ để cai trị, quản trị, quản lý. Trong hai phương thức cai trị, quản trị, quản lý nói trên, pháp luật là cái thứ hai trong mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật. Thêm vào đó, pháp luật chủ yếu được hiểu là pháp luật thực chứng - pháp luật do chính quyền lực tạo ra để sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu cai trị, quản trị, quản lý của mình. Tuy nhiên, chuyển tiếp từ tư tưởng “nhân trị” sang đến “pháp trị” là bước chuyển biến quan trọng của xã hội loài người, thể hiện tính văn minh hơn trong cai trị, quản trị, quản lý. Trong pháp quyền, mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật được thiết lập hoàn toàn khác về nguyên tắc so với mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật trong hai phương thức cai trị, quản trị, quản lý nói trên. Trong pháp quyền, quyền lực phải phục tùng pháp luật. Điều đó được thể hiện ít nhất ở các khía cạnh như: Trong pháp quyền, pháp luật được dùng để điều chỉnh quyền lực, định hướng quyền lực đến mục tiêu do pháp quyền đặt ra. Pháp quyền tổ chức, thiết kế nên quyền lực chính trị, đặc biệt là quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước. Tiếp đến, pháp quyền tổ chức nên cơ chế vận hành của quyền lực chính trị, đặc biệt cơ chế vận hành của quyền lực nhà nước[1]. Pháp quyền bao hàm cả việc kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước trong quá trình vận hành của nó.

              Trên đây là trích dẫn tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm.


[1] Võ Khánh Vinh: Vai trò của pháp luật trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhân dân, Tạp chí Cộng sản 11/95