In trang này
Thứ năm, 18 Tháng 2 2021 01:44

Tác động môi trường của nhiệt điện than và phát thải nhà kính ở Việt Nam

 

1.Tác động môi trường của các dự án phát triển nhiệt điện than

Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tế Việt Nam các vấn đề môi trường của phát triển nhiệt điện, trong đó loại hình gây tác động môi trường lớn nhất là nhiệt điện than, được tóm tắt dưới đây:

Các nguyên nhân chính gây tác động xấu đến môi trường do nhiệt điện than

Các nhà máy nhiệt điện than cần phải sử dụng nhiên liệu than đá và phải lấy, xả nước làm mát, đây chính là các hoạt động gây tác động môi trường và xã hội lớn nhất của ngành công nghiệp này.

Tạo ra khối lượng khổng lồ các chất ô nhiễm không khí: lưu huỳnh dioxit (SO2,), cacbon monoxit (CO), các nitơ oxit (NOx), ozon (O3), cacbon dioxit (CO2), các hydrocacbon dễ bay hơi (VOC), chì (Pb) và thủy ngân (Hg). SO2, NOx, CO, O3, VOC, Pb, Hg có khả năng gây tác hại sức khỏe con người và động vật; SO2, NOx, là các tác nhân gây mưa axít, tác hại công trình xây dựng, thực vật; CO2, (và SO2, NOx) là các khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.

Việc đốt than, nhất là than có nhiệt lượng kém sẽ phát sinh khối lượng rất lớn bụi và tro, xỉ. Đây là nguồn gây tác động môi trường, sức khỏe và cảnh quan lớn và đặc biệt khó quản lý. Theo Mishra các nhà máy điện than ở Ấn Độ có hàm lượng tro, xỉ trung bình chiếm đến 35 - 40 khối lượng than sử dụng, với các nhà máy điện sử dụng than có nhiệt lượng kém tỷ lệ này lên đến 55 - 60%.

Lấy và xả nước làm mát 

Các nhà máy nhiệt điện đều cần lưu lượng rất lớn nước làm mát. Trung bình một nhà máy điện than công suất 1.200 MW sẽ phải thu và xả nước làm mát với lưu lượng khoảng 200.000 m/h (55,6 m³/s). Việc thu nước làm mát với lưu lượng không lồ có thể gây tác động đến hệ sinh thái nước, tài nguyên thủy sản nghiêm trọng.

 Dự báo tác động môi trường do phát triển nhiệt điện than trong Quy hoạch phát triến điện lực VII của Việt Nam

Gia tăng khí thải, ô nhiễm không khí và tác động sức khỏe

Báo cáo ĐMC của Quy hoạch phát triển điện lực VII do Viện Năng lượng thực hiện (2011) đã dự báo lượng phát sinh bốn chất ô nhiễm chính (bụi, SO2, NOx và CO2) trong khói thải của các nhà máy nhiệt điện hiện hữu và sẽ xây mới theo Quy hoạch phát triển điện lực VII. Kết quả dự báo cho thấy đến 2030, các nhà máy nhiệt điện than sẽ phát sinh CO2, lên đến gần 380 triệu tấn; bụi sẽ lên đến gần 345 triệu tấn, tăng tương ứng là 13,6 và 17,0 lần so với năm 2011; tải lượng NOx, sẽ gần 151,5 triệu tấn và SOxsẽ gần 246,5 triệu tấn, tăng tương ứng  là 7,8 và 4,3 lần so với năm 2011.

Như vậy, so với các loại hình nhiệt điện khác loại hình sảnxuất điện từ nhiên liệu than là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất và tải lượng ô nhiễm tăng rất nhanh chỉ trong vòng 20 năm.

Với sự gia tăng về phát thải, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí sẽ gia tăng lớn khi khí thải không được xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam. Kể cả khi áp dụng các biện pháp xử lý khí thải tiên tiến đạt Quy chuẩn Việt Nam ô nhiễm không khí chung quanh cũng gia tăng so với hiện nay. Phạm vi ảnh hưởng sẽ ô nhiễm không khí do khí thải từ nhà máy nhiệt điện than thường trên 10 km từ nguồn thải. Mức độ tác động đến sức khỏe con người, hệ sinh thái và các đối tượng khác nhau phụ thuộc vào nồng độ các khí ô nhiễm này, đặc biệt là khi có sự cộng hưởng của chúng với các nguồn ô nhiễm khác và trong diều kiện khí tượng cản trở phát tán ô nhiễm. Phân bố mức độ tác động đến sức khỏe do tích hợp các tác động của nhiều nhà máy nhiệt điện ở những vùng quy hoạch trong cả nước đã được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo ba phân vùng ô nhiễm tương ứng với số lượng người có thể bị rủi ro về sức khỏe (population at risk) là:

Vùng 1 (màu đỏ đậm): Trong bán kính khoảng 5 km tính từ nhà máy: ô nhiễm không khí cao, có mức độ lắng đọng cao đối với cả chất ô nhiễm dạng khí và bụi, dẫn đến rủi ro cao về sức khỏe. Số lượng người có thể bị rủi ro về sức khỏe sẽ tăng. Dự đoán có khoảng 1,78 triệu người sống ở các khu vực có bán kính 5 km tính từ các nhà máy nhiệt điện. 

Vùng 2 (màu đỏ và da cam): Từ bán kính khoảng 5 tới 10 km tính từ nhà máy: ô nhiễm không khí trung bình. Khu vực này có mức độ rủi ro trung bình về sức khỏe. Dự báo có khoảng 5 triệu người sống ở khu vực này.

Vùng 3 (màu vàng): Từ bán kính khoảng 10 đến 30 km tính từ nhà máy, đây là khu vực có mức rủi ro thấp về sức khỏe, có rất ít hoặc không có bụi lắng đọng nhưng vẫn có thể có rủi ro tồn dư từ không khí bị ô nhiễm. Có khoảng trên 25,4 triệu người sống ở khu vực này nhưng chỉ có một phần rất nhỏ trong số đó là đối tượng chịu rủi ro.

Gia tăng phát sinh khí nhà kính - góp phần gia tăng biến đổi khí hậu

Nếu Quy hoạch phát triển điện lực VII được thực hiện: vào năm 2030 các dự án nhiệt điện sẽ đóng góp là 443.802.200 tấn CO, (điện than đóng 379.938.290 tấn, chiếm 85,61%). Theo số liệu kiểm kê khí nhà kính mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường: tổng lượng phát thải CO2 tương đương vào năm 2030 của Việt Nam sẽ đạt 888,8 triệu tấn thì chỉ riêng nhiệt điện than đã đóng góp đến 42,75%, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có tốc độ phát thải khí nhà kính tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2015-2030 như báo cáo của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (2016) đã nhận định. Ngoài tác động đến sức khỏe và góp phần gia tăng biến đổi khí hậu, khói thải từ các nhà máy điện than còn là nguồn đóng góp lớn các khí axít (151.428 tấn NOx 246.442,6 tấn SO2 vào năm 2030) gây mưa axít, tác hại thảm thực vật, đất đai và gây sương mù, ảnh hưởng cảnh quan vùng bị ô nhiễm.

Tác động môi trường và xã hội do nước thải

Nước thải công nghiệp phát sinh từ bãi xỉ:

Đây là nguồn nước thải có lưu lượng lớn: theo kinh nghiệm Ấn Độ: lưu lượng nước dùng phun tưới cho bãi thải tro xỉ lên đến 0,15 - 0,18 m³/kWh. Nước thải từ bãi tro xỉ thường chứa các chất ô nhiễm có độc tính cao như asen (As), thủy ngân (Hg) có thể gây tác hại thủy sinh tại nguồn tiếp nhận và gây ô nhiễm nước dưới đất.

 Nước làm mát:

Với nhà máy nhiệt điện 1.200 MW lưu lượng nước làm mát trung bình khoảng 200.000 m³/h (55,6 m/s). Trung tâm Điện lực Mông Dương 2.200 MW có lưu lượng nước làm mát là 83 m/s; Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân 5.500 MW có lưu lượng nước làm mát lên tới khoảng 327,5 m/s; Trung tâm Điện lực Phú Mỹ (chạy khí) 3.850 MW có lưu lượng nước làm mát 90 m/s. Nước làm mát sau khi ra khỏi hệ thống làm mát thường có nhiệt độ cao hơn nước môi trường bên ngoài khoảng 7,0-8,5°C. Tác động chính của loại hình ô nhiễm nhiệt này làm gây hiện tượng “shock" nhiệt với các loài tôm, cá nhỏ; thay đổi đặc trưngcủa hệ sinh thái nước...

Tác động môi trường và xã hội do tro, xỉ

Tro xỉ là vấn đề môi trường lớn nhất hiện nay ở phần lớn các nhà máy nhiệt điện than. Quy hoạch phát triển điện lực VII - Điều chỉnh dự báo: đến năm 2020, tổng công suất nhiệt điện than của nước ta khoảng 26.000 MW, tiêu thụ khoảng 63 triệu tấn than; năm 2030, tổng công suất khoảng 55.300 MW, sản xuất khoảng 304 tỷ kWh, tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than sẽ có thể phát sinh trên 42 triệu tấn tro xỉ (trung bình các loại than có nhiệt lượng cao ở nước ta có tỷ lệ tro xỉ là 30 - 35%).  

Với lượng tro xỉ khổng lồ, diện tích chiếm đất để làm nơi chứa tro xỉ rất lớn. Hiện nay nhiều nhà máy điện than (như Mông Dương 1, Cẩm Phả, Mạo Khê...) không còn diện tích chứa tro xỉ. Đến 2030, vấn đề này sẽ càng trầm trọng hơn.

Việc phát sinh khối lượng rất lớn tro xỉ đang và sẽ gây tác động xấu đến môi trường: 

Ô nhiễm không khí do vận chuyển tro xỉ đến các bãi chứa và bụi phát sinh từ các bãi chứa;Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do nước rửa trôi từ các bãi chứa;Chiếm dụng diện tích lớn đất sản xuất hoặc đất ven biển gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái ven bờ.

2. Các giải pháp giảm thiếu tác động xấu do nhiệt điện than đối với môi trường

Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và xã hội của nhiệt điện than cần thực hiện các giải pháp dưới đây.

2.1 Các giải pháp về quy hoạch

 Giảm bớt số lượng các dự án nhiệt điện than đã được quy hoạch trong Quy hoạch phát triển điện lực VII.

 Không quy hoạch thêm các dự án nhiệt điện than ở các trung tâm dân cư có mật độ cao: vùng đồng bằng sông Hồng, các thành phố ven biển Bắc và Nam Trung Bộ, các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Về quy hoạch nguồn phát: cần ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo: đến năm 2030 nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (gồm: thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối).

2.2 Các giải pháp về quản lý

Thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án năng lượng nói chung nhất là các dự án nhiệt điện than. Đánh giá tác động môi trường cần phải là nghiên cứu khoa học chi tiết, khách quan. 

Các công ty nhiệt điện than cần lập đơn vị quản lý môi trường và an toàn như mô hình các công ty năng lượng quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam để quản lý tốt các vấn đề môi trường của nhà máy.

Quản lý chặt chẽ công nghệ phát điện về phương diện môi trường. Các công nghệ được lựa chọn phải tiên tiến, hiệu suất cao, ít ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Thực hiện hiệu quả công tác giám sát, quan trắc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ngành nhiệt điện nói chung và nhiệt điện than nói riêng. 

Triển khai có hiệu quả chương trình tiết kiệm điện, nâng cao hiệu suất trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng diện.

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều năng lượng tăng cường hợp tác với các nước thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) dưới các hình thức phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo.

2.3 Các giải pháp công nghệ kiểm soát ô nhiễm

Để giảm thiểu ô nhiễm các dự án nhiệt điện than cần nghiên cứu áp dụng các phương pháp tiên tiến dưới đây:

Sử dụng than có nhiệt lượng cao để giảm phát thải bụi SO2 VOC và tro xỉ.

- Thay đổi công nghệ đốt và kiểm soát sau đốt để giảm phát sinh bụi, SO2, NOx Sử dụng công nghệ đốt tiên tiến như tuần hoàn kết hợp (combined cycle); lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB).

Áp dụng “bẫy", tách các bon để giảm phát thải CO2

Áp dụng công nghệ xử lý khí thải tiên tiến như hệ thống SCR khử NOx, lọc bụi tĩnh điện (ESP), hệ thống FGD khử lưu huỳnh.

- Trong điều kiện phù hợp và khả thi: sử dụng quy trình làm sạch than để giảm phát thải SO2.

- Mua đổi các bon (carbon offsets) đối với phát thải khí nhà kính.

- Đảm bảo chiều cao ống khói phù hợp nhằm phát tán nhanh khí thải: trong điều kiện địa hình bằng phẳng, độ cao các ống khói chính cần trên 200 m.

- Thường xuyên quan trắc chất lượng khí thải theo các thông số: lưu lượng, hàm lượng bụi, SO2, NOx, CO2, CO, VOC và Hg.

 Giảm thiểu tác động do thu, xả nước làm mát

Thiết kế, xây dựng cửa thu nước: phải có hệ thống lưới mắt nhỏ để ngăn không cho các loại cá con bị hút vào hệ thống làm mát.

Thiết kế, xây dựng đường mương dẫn nước làm mát: có độ rộng, độ dài phù hợp đế giảm nhanh nhiệt độ của nước sau làm mát trước khi xả vào sông, biển.

Các loại nước thải công nghiệp, sinh hoạt được tách và xử lý riêng, không đưa vào hệ thống mương dẫn nước làm mát. 

Thường xuyên quan trắc chất lượng nước làm mát: nhiệt độ và các thông số khác tại cửa xả vào môi trường.

Quản lý, tái sử dụng tro, xỉ

Tro, xỉ cần được xả vào bãi thải bằng công nghệ ướt (tro, xỉ được trộn với nước trước khi đưa vào bãi) hoặc bằng công nghệ đóng bánh.

- Xây dựng và vận hành đường ống dẫn tro, xỉ từ nhà máy đến bãi thải.

- Khuyến khích tái chế tro, xỉ thành vật liệu xây dựng không nung, gốm, vật liệu rải đường...

3. Phát thải nhà kính ở Việt Nam và thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

3.1 Tình hình phát thải khí nhà kính trên thế giới

Tỷ lệ phát thải khí CO, toàn cầu năm 2014 do đốt nhiênliệu hóa thạch và do quá trình công nghiệp từ một số quốc gia:

- Trung Quốc: 30%.

- Hoa Kỳ: 15%.

- Liên minh châu Âu (EU 28): 9%.

- Ấn Độ: 7%.

- Liên bang Nga: 5%.

- Nhật Bản: 4%.

- Các nước khác: 30%

Lượng phát thải tinh (phát thải - hấp thụ) khí nhà kính năm 2016

Năm 2016, hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển đạt mức cao, với mức tăng lần lượt là 145%, 257% và 122% so với thời kỳ tiền công nghiệp (1750). Tháng 4 năm 2018, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển Trái đất đạt 411 ppm, theo số liệu đo được ở Mauna Loa, Hawai. Đến nay, hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyến đã đạt mức 450 ppm CO2tđ, tức là đã đạt giá trị ngưỡng của hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển cần phải được ổn định để bảo đảm mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không vượt quá 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ này theo Thỏa thuận Pari và tránh thảm họa “biến đổi khí hậu nguy hiểm". 

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) dự tính, phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ tăng 70% vào năm 2050 và tiếp tục tăng sau đó. Điều đó sẽ dẫn đến tăng nhiệt độ toàn cầu lên 4°C, có thể tới 6°C vào năm 2100, so với nhiệt độ trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Liên hợp quốc cảnh báo cần hành động quyết liệt để đạt mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Pari. Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã phát biểu: Nếu không cắt giảm nhanh chóng khí CO, và các khí nhà kính khác, chúng ta sẽ chạm đến mức tăng nhiệt độ nguy hiểm vào

cuối thế kỷ này, tức là vượt quá mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Pari.

3.2 Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam 

Tiêu thụ năng lượng

Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong các năm 2010, 2013 và 2014 dao động từ khoảng 47 nghìn đến 52 nghìn KTOE, trong đó, năng lượng từ tổng sản phẩm dầu chiếm nhiều nhất (khoảng 15 nghìn KTOE/năm), tiếp theo là năng lượng phi thương mại (khoảng 13 nghìn KTOE/năm), năng lượng từ than khoảng 10-11 nghìn KTOE/năm. Từ năm 2010 đến năm 2014, tổng lượng tiêu thụ năng lượng cuối cùng tăng 10,1%, trong đó tăng nhiều nhất là khí thiên nhiên (195,7%). Tuy nhiên, đây là dạng năng lượng có tổng lượng tiêu thụ ít nhất. Tiếp theo là điện (48,0%), than tăng 15,8%

Riêng sản phẩm dầu và năng lượng phi thương mại giảm nhẹ (khoảng 8%).

Phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Như vậy, lĩnh vực năng lượng có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất (51,6%) trong tổng lượng phát thải các khí nhà kính ở Việt Nam, trong đó phát thải khí CO, từ lĩnh vực này chiếm tới 83,8%; tiếp theo là nông nghiệp, chiếm 30,5%, trong đó chủ yếu là khí CH, (66,1%); các quá trình công nghiệp phát thải 10,8%; lĩnh vực chất thải chiếm 7,1%, trong đó chủ yếu là khí CH, (89,4%). Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng trong năm 2013 đã làm giảm 11,7% tổng lượng phát thải khí nhà kính ở nước ta, chủ yếu thông qua hấp thụ khí CO, trong khí quyển từ rừng

Trong lĩnh vực năng lượng, lượng phát thải do đốt nhiên liệu chiếm chủ yếu (86,1% CO,td), trong đó công nghiệp năng lượng chiếm 33,5% (chủ yếu là sản xuất điện); công nghiệp sản xuất và xây dựng chiếm 31,3%; tiếp theo là giao thông (22,7%), trong đó chủ yếu là giao thông đường bộ. Các hạng mục khác 11,8%. Lượng phát thải do phát tán chiếm 13,9% CO,tđ trong tổng lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu từ dầu.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, phát thải từ canh tác lúa chiếm 50% tổng lượng phát thải; tiếp theo là đất nông nghiệp (27%); tiêu hóa thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là trâu, bò (11,5%); quản lý chất thải (8,8%); đốt phụ phẩm ngoài đồng (2,7%). Trong lĩnh vực chất thải, phát thải khí CH, từ xử lý chất thải sinh hoạt chiếm 45,6%; từ chôn lấp rác thải chiếm 35,9% và từ xử lý nước thải công nghiệp (7,8%); phát thải khí N,O từ chất thải người (9,4%) và phát thải khí CO, từ đốt chất thải (1,2%). Trong 20 năm (1994-2013), tổng lượng phát thải khí nhà kính tăng 155.192 triệu tấn CO,tđ, bằng 149,5% (khoảng 2,5 lần), trong đó các quá trình công nghiệp có mức tăng nhanh nhất (736,8%), khoảng 8,3 lần; tiếp theo là lĩnh vực chất thải (703,8%), khoảng 8,1 lần; lĩnh vực năng lượng đứng thứ 3 (491.4%), khoảng 5,9 lần. Có mức tăng ít nhất là nôngnghiệp (70,6%), khoảng 1,7 lần. Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng chuyển từ tăng phát thải khí nhà kính trong hai lần kiểm kê năm 1994 và 2000 sang giảm phátthải (hấp thụ) khí nhà kính từ hai lần kiểm kê năm 2000 và 2013, với mức giảm trong 20 năm là 1,8 lần.

4. Việt Nam tham gia Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu

4.1 Tình hình thực hiện Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Cơ sở pháp lý:

Ngày 22/4/2016, Việt Nam ký Thỏa thuận Pari tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ và ngày 03 tháng 11 năm 2016, Thỏa thuận này đã được phê duyệt. “Dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết định” của Việt Nam đã được gửi cho Ban Thư ký Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trở thành “Đóng góp do quốc gia tự quyết định". Theo đó, Việt Nam, bằng nguồn lực của mình, đến năm 2030 sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính của mình so với mức phát thải bình thường và mức đó có thể tăng lên đến 25%, nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế. 

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu của Việt Nam tại Quyết định số 2053/QÐ-TTg ngày 28/10/2016, trước thời điểm phê duyệt Thỏa thuận Pari, trong đó có nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030. Theo kế hoạch này, một số văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ được xây dựng và triển khai thực hiện trong thời gian tới như: 

Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

Thiết lập hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra đối với các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính ở cấp quốc gia, hướng tới đạt các mục tiêu giảm phát thải trong “Đóng góp do quốc gia tự quyết định”;

Thiết lập hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra đối với các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính ở cấp ngành đối với các lĩnh vực công nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng, nông nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải; 

Điều chỉnh, bổ sung các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, quy định giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với các cam kết của Việt Nam nêu trong “Đóng góp do quốc gia tự quyết định”;

 Nghiên cứu đề xuất trình Quốc hội thông qua Luật Ứng phó với biến đổi khí hậu;

Xây dựng và cập nhật khung chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2020, phù hợp với yêu cầu triển khai thực hiện Thỏa thuận Pari.

Các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến thực hiện Thỏa thuận Pari trong thời gian qua:

Các chính sách giảm phát thải khí nhà kính. 

Trước thời điểm Thỏa thuận Pari được ký kết, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, trong đó đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (12/2011) và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ((9/2012).

Tháng 8 năm 2016, Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020.

Tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Để thực hiện “Đóng góp do quốc gia tự quyết định", tháng 10 năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Pari ở Việt Nam. Theo đó 5 nhóm nhiệm vụ được đề ra là:

Giảm phát thải khí nhà kính;

Thích ứng với biến đổi khí hậu;

Chuẩn bị nguồn lực;

Thiết lập hệ thống công khai, minh bạch;

Xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế.

Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam đã đề ra 45 phương án giảm khí nhà kính (25 phương án do quốc gia tự thực hiện, 20 phương án cần sự hỗ trợ quốc tế), tập trung vào 4 lĩnh vực sau:

Năng lượng (bao gồm cả giao thông và xây dựng);

Chất thải;

Nông nghiệp;

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng.

Các hành động giảm phát thải khí nhà kính

Các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam bao gồm hoạt động liên ngành và hoạt động từ 5 lĩnh vực (ngành).

4.2 Các dự án, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu được quốc tế tài trợ

Các dự án, chương trình triển khai từ năm 2016 (sau khi Thỏa thuận Pari có hiệu lực thi hành):

Tổng số dự án là 25, trong đó có 11 dự án thuộc hành động thích ứng, 14 dự án thuộc hành động giảm khí nhà kính, chiếm tỷ lệ lần lượt là 44% và 56% với tỷ lệ kinh phí tương ứngkhoảng 35% và 65%.

Các dự án, chương trình triển khai từ 2010 (bao gồm cả 25 dự án triển khai từ năm 2016).

Tổng số 121 dự án (không kể các dự án nâng cao năng lực chung), trong đó có 29 dự án thích ứng, 92 dự án giảm nhẹ, chiếm tỷ lệ lần lượt khoảng 24% và 76% với tỷ lệ kinh phí tương ứng khoảng 12% và 88%.

Các dự án đã được quốc tế cam kết tài trợ, dự kiến thực hiện từ năm 2017: Tổng số 20 dự án, trong đó 3 dự án thích ứng và 17 dự án giảm nhẹ, chiếm tỷ lệ lần lượt 15% và 85%,với tỷ lệ kinh phí tương ứng lần lượt là 7,3% và 92,7%.