Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nổi với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp biển Baltic và biển Kattegat.
Với diện tích 449.964km, Thụy Điển là nước lớn thứ ba trong Liên minh Châu Âu, với dân số 10,2 triệu người. Thụy Điển có mật độ dân số thấp với 21 người/km nhưng lại tập trung cao phía Nam của đất nước. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị và theo dự đoán con số này sẽ tăng dần vì quả trình đô thị hóa đang diễn ra. Thủ đô của Thụy Điển là Stockholm, đây cũng là thành phố lớn nhất Thụy Điển là một nước quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị.
Thụy Điển được coi là nước tiên phong về bảo vệ môi trường đã bắt đầu với một số hoạt động tích cực trong những năm 1960 1970, là quốc gia đầu tiên thành lập một cơ quan bảo vệ môi trường vào năm 1967. Năm 1972, Thụy Điển đã tổ chức hội nghị đầu tiên của LHQ về môi trường, dẫn đến việc thành lập Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cơ quan môi trường toàn cầu hàng đầu cho đến ngày nay, và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên kỷ và phê chuẩn hiệp ước biến đổi khí hậu quốc tế Nghị định thư Kyoto, kỷ vào năm 1998 và phê chuẩn năm 2002, Công ước Stockholm (2001). Thụy Điển tiếp tục tạo ra động lực và đang tìm cách tăng cường các cuộc đàm phán ở các môi trường quốc tế như Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc hàng năm. Quan điểm của Thụy Điển là việc cung cấp năng lượng bền vững và an toàn đạt được tốt nhất bằng cách tập trung vào việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng lâu dài và nguồn cung cấp năng lượng tái tao lón.
Thụy Điển tham gia vào Chương trình toàn cầu chống biến đổi khí hậu một cách tích cực. Hơn một nửa nguồn cung cấp năng lượng quốc gia của Thụy Điển đến từ năng lượng tái tạo và Thụy Điển có một quy định toàn diện nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kinh.
1. Mục tiêu và nội dung căn bản trong chính sách bảo vệ môi trường của Thụy Điển những năm gần đây
Chính sách môi trường của Thụy Điển dựa trên các nền tảng căn bản gồm: nền tảng tri thức dựa trên cơ sở khoa học tự nhiên và công nghệ; hệ thống pháp luật độc lập, minh bạch, các biện pháp thực thi và giám sát đáng tin tưởng; sự thống nhất của quốc gia về cảm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tur nhiên, quan điểm chung của xã hội về sự cần thiết của một quốc gia đi đầu trong phong trào hiện đại hóa nền kinh tế.
Mục tiêu chung của chính sách môi trường Thụy Điển đến năm 2020, được xác định là xây dựng một xã hội mà trong đó các vấn để chính về môi trường phải được giải quyết một cách triệt để.
Về chất lượng môi trường, Thụy Điển xác định có 16 mục tiêu đi kèm đã được Nghị viện thông qua, đảm bảo cho thế hệ tương lai không khí trong lành, một môi trường sống lành mạnh, và cơ hội để tận hưởng thiên nhiên đa dạng và phong phú.
Về hành động thế hệ trong chính sách bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn hành động môi trường ở mọi cấp trong xã hội. Các thay đổi của thế hệ hiện tại sẽ mang lại một môi trường sạch sẽ, lành mạnh. Do đó, cần tập trung vào việc phục hồi các hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên và văn hóa, đảm bảo sức khỏe con ngườit, hiệu quả nhiên, vật liệu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng hiệu quả.
Về mục tiêu ưu tiên, chính phủ thông qua các mục tiêu quan trọng trong các lĩnh vực ưu tiên. Các mục tiêu này được thực hiện sẽ làm thay đổi căn bản đáp ứng các mục tiêu chất lượng môi trường và mục tiêu thế hệ. Như vậy, "Mục tiêu tổng quát trong chính sách môi trường của Thụy Điển là trao cho thế hệ tiếp theo một xã hội mà trong đó các vấn đề môi trường chính đã được giải quyết".
Các mục tiêu, nội dung cụ thể về chất lượng môi trường bao gồm: (1) Giảm thiểu biến đổi khí hậu. Quốc hội Thụy Điển đã thông qua văn bản xác nhận về lượng phát thải khí nhà kính của nước này tới năm 2050 "đến năm 2030, các phương tiện giao thông hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đến năm 2050 Thụy Điển xây dựng xã hội không phát thải khí nhà kính". Trước đó, mục tiêu về khí hậu và năng lượng của Thụy Điển đến năm 2020 được xác định bao gồm: Giảm 40% khí thải nhà kính so với mức phát thải năm 1990; sử dụng ít nhất 50% năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng hiệu quả hơn 20% so với năm 2008; và ít nhất 10% năng lượng tái tạo sử dụng trong ngành vận tải; (2) Đảm bảo môi trường không khí trong lành; (3) Giảm tình trạng axit hóa trong môi trường, mắc dù lượng khí thải sulfur dioxide và nitơ oxit giảm mạnh ở châu Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng song tình trạng axi hóa vẫn đang diễn ra. Hầu hết các chất gây lắng đọng axít ở Thụy Điển từ các khu vực xung quan mang tới. Do đó, bên cạnh nỗ lực Thụy Điển cần có nỗ lực của các nước lân cận; (4) Môi trường không hóa chất, mặc dù việc sử dụng nhiều hóa chất độc hại đã giảm do nước này thực thi luật môi trường của khu vực và trong nước song nó đòi hỏi có sự phối hợp linh hoạt với các giải pháp khác như giải pháp tự nguyên, nhãn sinh thái...; (5) Bảo vệ tầng ozon; (6) Bảo vệ nguồn nước tự nhiên; (7) Môi trường biển an toàn; (8) Bảo tồn nguồn sinh vật khu vực đất ngập mặn, phần lớn nguồn sinh vật tại các vùng đất ngập mặn của Thụy Điển bị suy giảm do khai thác quá mức và ô nhiễm từ hệ thống thoát nước và các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp khác; (9) phát triển bền vững rừng; (10) phát triển bền vững nông nghiệp; (11) bảo tồn văn hóa; (12) môi trường sống lành mạnh; (13) đa dạng sinh học được bảo vệ. Thụy Điển là nước có hệ động thực vật sinh sống đa dạng, với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau từ hệ sinh thái nông nghiệp, rừng và núi đến vùng đất ngập nước, suối, sông, hồ và biển. Tuy nhiên, nhiều loài và môi trường sống của chúng có nguy cơ bị đe dọa, thậm chí diệt chủng. Việc sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên, hệ sinh thái tạo ra một áp lực lớn đối với các loại. Theo Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học, Thụy Điển cam kết bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; (13) môi trường an toàn không bức xạ; (14) giảm hiện tượng phú dưỡng trong nước, đất...
2. Giải pháp thực thi chính sách môi trường của Thụy Điển những năm gần đây
2.1. Giải pháp điều tiết chung
Để bảo vệ môi trường, Thụy Điển cũng xây dựng cho mình hệ thống luật chung. Về ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 15/6/2017, Quốc hội Thụy Điển đã thông ra một khung chính sách về khí hậu cho Thụy Điển, với các mục tiêu khí hậu mới. Sau đó, một đạo luật về khí hậu và hội đồng chính sách về khí hậu ra đời. Đây là khung pháp lý quan trọng trong lịch sử bảo vệ môi trường của Thụy Điển. Lần đầu tiên, Thụy Điển có các mục tiêu về khí hậu dài hạn sau năm 2020. Đồng thời đây là một phần quan trọng trong nỗ lực của Thụy Điển để thực hiện theo Hiệp định Paris.
Các trụ cột của khung chính sách khí hậu bao gồm ba trụ cột là bộ luật về khí hậu, các mục tiêu khí hậu và hội đồng về khí hậu. Bộ luật khí hậu mới có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2018. Mục tiêu của bộ luật này nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và chất lượng không khí.
Về đảm bảo chất lượng không khí, bên cạnh khung luật pháp của EU, Thụy Điển cũng có các văn bản riêng quy định về chất lượng không khí trong nước. Chương 5 của Bộ luật Môi trường có đề cập đến các tiêu chuẩn chất lượng không khí, sau đó các tiêu chuẩn này được quy định cụ thể trong Pháp lệnh về Chất lượng không khí năm 2010. Các đô thị phải thường xuyên được theo dõi và kiểm soát chất lượng không khí thông qua các trạm quan trác định và di động. Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm nếu khu vực đó có chất lượng không khí không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, họ có những quy định rất chặt chẽ trong việc cấp phép hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn để làm sao không ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí chung.
Thừa pháp lệnh về chất lượng không khí, các tiêu chuẩn chất lưng không khi được đặt ra đối với nitơ dioxit, nitơ oxit, bụi PM10 và PM2,5 0, benzen, carbon monoxide, asen, cadmium, nickel và bens (a) pyren. Đối với hầu hết doanh nghiệp phát thải khi gây ô nhiễm và hiệu tg nhà kính đều phải có được giấy phép phát tha theo yêu cầu mới được hoạt động.
Về đảm bảo chất lượng môi trường nước, ngoài quy định của EU thì Thụy Điển cũng có quy định riêng trong Chương 5 của bộ luật mỗi trường và trong pháp lệnh về chất lượng nước. Cơ quan Quản lý Hàng hải và Nuớc Thụy Điển chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện các quỹ định liên quan đến nước mặt và nước ngầm. Do đó, ngoài bộ tiêu chuẩn chung của EU, Thụy Điển còn xây dụng bộ tiêu chuẩn riêng về chất lượng môi trường nước. Theo quy định tất cả các hoạt động liên quan đến cấp nước bao gồm xây dụng và khai thác, vận hành các nhà máy thủy điện đều phải có giấy phép hoạt động theo quy định.
Về quản lý chất thải, với mục tiêu chỉ 1% lượng rác thải phải chôn lấp, còn tái chế, tái sử dụng 99% được tái chế hoặc sử dụng để sản xuất năng lượng. Theo Chỉ thị thống kê chất thải của EU, mỗi nước thành viên phải báo cáo số liệu thống kê chất thải của quốc gia đó hai năm một lần. Do đó, Thụy Điển không có các quy định riêng về việc thống kê mà chỉ thực hiện theo quy định của EU. Nhìn chung, các quy định về quản lý chất thải của Thụy Điển chủ yếu dựa trên Khung chất thải của EU (2008/98/EC). Nội dung này được cụ thể hóa trong Chương 15 của Bộ luật Môi trường và Pháp lệnh Xử lý chất thải. Trong Phụ lục 4 của Pháp lệnh Xử lý chất thải có liệt kê các loại chất thải khác nhau. Chất thải nguy hại, phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về kiểm soát liên quan đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, v.v... Các cơ sở lưu trữ hoặc xử lý chất thải nguy hại cần được cấp phép và được giám sát chặt chẽ.
Về an toàn hóa chất, các quy định cụ thể đối với hóa chất được quy định trong Chương 14 của Bộ luật Môi trường. Các quy định trong chương này có liên quan mật thiết với quy định về hóa chất của EU được thể hiện trong Quy chế đăng ký, đánh giá, cấp phép C hạn chế hóa chất (REACH) 1907/2006. Mục đích của các quy định này là giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường liên quan đến hóa chất. Ngoài việc đăng ký, cấp phép, các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp, tiêu thụ hóa chất phải tuân thủ quy định EC CLP 1272/2008 về phân loại, ghi nhãn và đóng gói các sản phẩm hóa chất và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước.
Về xử lý ô nhiễm đất và nước ngầm bị ô nhiễm được nêu trong Chương 10 và 29 của Bộ luật Môi trường. Chủ thể gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm theo luật định, có thể phải bồi thường hoặc phải xử lý ô nhiễm, tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải chịu xử phạt các mức khác nhau. Chủ thể trực tiếp gây ô nhiễm hoặc góp phần gây ô nhiễm, đều phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên mức độ xử lý cũng khác nhau. Ngoài ra, các quy định về xử lý đất, nước ô nhiễm còn tính đến trách nhiệm của chủ sở hữu, đây là điểm khác biệt trong xử lý của Thụy Điển với các quốc gia trên thế giới.
2.2. Giải pháp kinh tế
- Thuế, phí môi trường
Thuế môi trường được Thụy Điển sử dụng đầu tiên năm 1992 nay, điển hình là thuế phát thải CO, NO,. Thuế môi trường đối đến với nhiên liệu có hàm lượng carbon cao như dầu mỏ, khí tự nhiên... đã giúp nước này giảm phần lớn sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Năm 2012, doanh thu thuế môi trường của Thụy Điển là 2,52% GDP so với mức trung bình của OECD là 1,54%[1]. Thuế suất nâng lên đáng kể theo thời gian và hiện nay Thụy Điển là một trong những nước có mức thuế môi trường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, Thụy Điển cũng có giải pháp miễn giảm thuế carbon khi sử dụng năng lượng hiệu quả. Vì vậy, các chủ thể phát thải tìm mọi cách để cải tiến công sang nghệ, chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm giảm thuế. Chẳng hạn, việc chuyển đổi từ việc sử dụng dầu cho mục đích sưởi ấm sinh ấm chia theo khu vực, sử dụng máy bơm nhiệt và nhiên liệu sinh học đã làm giảm đáng kể phần đóng góp của khu vực dân cư và khối dịch vụ đối với phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính những năm gần đây. Hoặc việc ra sức bảo tồn các bể hấp thụ khí thải cũng được xúc tiến thực hiện. Đây là tiền để hình thành các khu bảo tồn vườn quốc gia.
Phi môi trường cũng được người dân Thụy Điển sử dụng từ năm 2007. Ban đầu phí môi trường thu để giảm ô nhiễm môi trường không khí khu vực đô thị, mức phí thu từ 1 đến 2 euro khi các xe lưu thông vào thành phố vào các ngày trong tuần và cao hơn khi vào giờ cao điểm, ngày cuối tuần[2].
- Đầu tư, trợ cấp, ưu đãi... trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được Chính phủ Thụy Điển đặc biệt quan tâm. Ở cấp trung ương, Thụy Điển xây dựng quỹ của nhà nước hỗ trợ cho bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở cấp địa phương họ cũng có khoản quỹ nhất định dành cho hoạt động bảo vệ môi trường. Các cá nhân, tổ chức đều có thể nộp đơn xin tài trợ ở quỹ này. Chẳng hạn các cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn xin tài trợ để chuyển đổi từ hình thức sưởi ấm truyền thống sang sử dụng nhiên liệu sinh học. Năm 2011, quỹ này cũng hỗ trợ cho giải pháp xử lý nước thải ô nhiễm của một nông dân tại khu vực Lysekil khi người này đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả nước thải đô thị bằng một loài hển
Các gói trợ cấp, ưu đãi về thuế cũng được áp dụng sâu rộng cho các ngành công nghiệp đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng được khởi động từ năm 2005 đến nay. Để có được ưu đãi này các doanh nghiệp, ngành buộc phải lập kế hoạch năng lượng và thực hiện các bước để giảm sử dụng năng lượng[3]. Như vậy, các ưu đãi, trợ cấp góp phần quan trọng giúp thay đổi nhận thức của các địa phương hưởng đến phát triển xanh hơn.
Thúc đẩy tiêu dùng xanh là giải pháp khá hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường ở Thụy Điển. Chính quyền một số địa phương sử dụng nội thất, trang thiết bị thân thiện với môi trường, thậm chí họ còn đưa ra danh sách xanh vào mua sắm tối thiểu 30% giá trị đơn hàng mua sắm công[4]. Hiện nay, danh sách này đã có trên 450 sản phẩm, đây sẽ là một nhóm khách hàng mới cho các nhà cung cấp tìm cách đáp ứng.
2.3. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật
Thụy Điển đặc biệt coi trọng phát triển công nghệ sản xuất hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường. Công nghệ sạch, thân thiện với môi trường của Thụy Điển được biết đến nhiều nhất là công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, thủy điện), công nghệ lưu trữ carbon... Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch cung cấp năng lượng < 30%, thấp hơn nhiều so với các nước OECD.
Các công nghệ hiện đại khiến năng suất sử dụng nhiên, vật liệu của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Thêm vào đó, nước còn phát triển mạnh công nghệ môi trường nhằm tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và thu hồi năng lượng nên tỷ lệ chất thải giảm đáng kể.
Không giống như các quốc gia khác ở châu Âu, khu vực công nghệ sạch của Thụy Điển có sự tham gia chủ yếu của các công ty khởi nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thay vì một số ít các công ty lớn. Theo Bloomberg Business, Thụy Điển có khoảng 3.500 công ty công nghệ sạch, đem lại doanh thu khoảng 14 tỷ USD/năm. Xuất khẩu của các doanh nghiệp công nghệ sạch có thể chiếm khoảng 14 doanh thu tổng thể của các công ty này. Để giúp phát triển công nghệ sạch, Chính phủ Thụy Điển gần đây đã dành 180 triệu đô l cho các dự án công nghệ sạch[5]. Đồng thời, người dân Thụy Điển sẵn sàng chấp nhận công nghệ sạch, thân thiện môi trường được ứng dụng vào cuộc sống, chẳng hạn ngay cả vua của Thụy Điển Carl XVI Gustav đã sử dụng công nghệ sạch; sưởi ấm cung điện Drottningholm bằng nhiên liệu sưởi sinh học, sử dụng xe chạy nhiên liệu sinh học, lắp đặt bóng đèn tiết kiệm năng lượng trong khu nhà ở hoàng gia...
2.4. Giải pháp về truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
Nước này có nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường. Về cơ bản, người dân Thụy Điển có nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của môi trường cũng như những vấn đề môi trường bức xúc hiện nay. Gần 8/10 người, tin rằng có thể làm giảm tác động khí hậu của Thụy Điển và hơn 7/10 người nghĩ rằng họ có thể tự đóng góp. Trong khảo sát của Eurobarometer năm 2015, 26% số người được hỏi cho rằng vấn đề môi trường đáng lưu ý là biến đổi khí hầu, trong khi mức trung bình của EU là 6%[6]. Có thể nói, người dân Thụy Điển có cuộc sống hài hòa với tự nhiên. Họ coi trọng cùng hành động nhỏ của con người cũng tạo nên một môi trường sống tốt hơn. Vì thế, không phải ngẫu nhiên khi thực hiện mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nước này đặt giải pháp trao đổi, nâng cao kiến thức cho người dân lên hàng đầu[7].
Tại Thụy Điển, các trường mầm non, trung học, đại học đều có nội dung nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Sở dĩ có được điều này do các nội dung đó được ghi trong Đạo luật Giáo dục. Việc giảng dạy chuyên sâu về các vấn đề khí hậu, bảo vệ môi trường là phổ biến ở cấp trung học phổ thông. Các tài liệu, sách, hướng dẫn giảng dạy về môi trường và thích nghi với môi trường được các cơ quan chính phủ biên soạn và được giảng dạy trong các trường học.
Một điều đặc biệt là, tại Thụy Điển, các tổ chức phi chính phủ đúng ra xây dựng các mạng lưới cùng cấp thông tin về bảo vệ môi trường hay còn gọi là "trung tâm kiến thức", thúc đẩy đối thoại về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường... Đa số các thành phố đều có các tổ cố vấn về năng lượng và khí hậu, đây là những người hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác nhằm bảo vệ môi trường cũng được tổ chức như Triển lãm thường trực "Sứ mệnh: Khi hậu Trái đất" đã được xây dựng và hoạt động từ năm 2005, thu hút các bên liên quan và người dân tham gia. Mạng lưới nhà kinh doanh thân thiện với môi trường ngày càng tăng.
Việc công khai thông tin về môi trường, bảo vệ môi được các cơ quan của Thụy Điển đặc biệt chú ý và công bố công khai thông tin trên các phương tiện. Chẳng hạn, trang web Hello Consumer đã được ra mắt vào năm 2016 và cung cấp hướng dẫn về các lựa chọn thân thiện với môi trường và liên kết đến các công cụ như "Tài khoản khí hậu[8], Hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu... Việc phê chuẩn Công ước Aarhus, giúp Thụy Điển đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp thông tin về môi trường và đảm bảo có sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận với công lý môi trường. trường
2.5. Giải pháp khác
Thủy Điển tham gia ký kết và là thành viên của nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học, Thụy Điển cam kết bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Các khu vực tự nhiên quan trọng đang được bảo vệ, đồng thời nước này cũng xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn từng loài bị đe dọa. Đây là nỗ lực rất lớn mà không phải quốc gia nào cũng thực hiện được. Đồng thời nước này là thành viên Công ước Liên hợp quốc về ô nhiễm không khí xuyên biên giới... Thụy Điển cũng là một trong những quốc gia đầu tiên ký và phê chuẩn hiệp ước biến đổi khí hậu quốc tế Kyoto Protocol lần lượt vào năm 1998 và 2002, Công ước Stockholm năm 2001 hiệp ước toàn cầu nhằm loại bỏ việc sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ.
Bên cạnh đó, Thụy Điển luôn thể hiện vai trò là quốc gia gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường, luôn tìm cách tăng cường và tham gia sâu các cuộc đàm phán về môi trường quốc tế như Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc hàng năm. Tride thi mông
3. Nhận xét
Có thể thấy, các chính sách bảo vệ môi trường của Thụy Điển đã có nhiều thành công, thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, Thụy Điển đã thể hiện cam kết bảo vệ môi trường lâu dài trong chính sách bảo vệ môi trường, với nhiều mục tiêu tham vọng[9].
Thứ hai, với các giải pháp phù hợp Thụy Điển đã giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cải thiện chất lượng môi trường, góp phần vào phát triển bền vững toàn cầu. Trong giai đoạn từ 2014-2018, lượng phát thải khí nhà kinh ở Thụy Điển đã giảm đáng kể (xem bảng 3 phụ lục). Trong đó, nổi bật là các giải pháp về kinh tế, bằng các ưu đãi và đòn bẩy trong chính sách kinh tế chất lượng môi trường được cải thiện rõ rệt. Đầu tư vào môi trường không chỉ tạo ra môi trường sống tốt hơn mà còn góp phần ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ ba, công nghệ xanh, công nghệ môi trường được đẩy mạnh đáp ứng được các yêu cầu và thách thức về môi trường. Với công nghệ hiện đại, nguồn năng lượng tái tạo cung cấp trên 1/3 nhu cầu của Thụy Điển[10]. Nước này được xếp hạng hàng đầu trong danh sách các quốc gia OECD sáng tạo nhất về sinh thái.
Thứ tư, hệ thống thông tin về môi trường được xây dựng bài bản, lâu dài, thông tin được truyền tải tương đối đầy đủ, miễn phí và người dân tiếp cận một cách cởi mở. Đây là điều kiện căn bản giúp các chính sách bảo vệ môi trường được thực hiện dễ dàng.
Bên cạnh đó, các chính sách bảo vệ môi trường cũng còn một số tồn tại cần phải khắc phục, chẳng hạn: Thiếu sự gắn kết và sự phản công trách nhiệm thật sự rõ ràng trong bảo vệ môi trường giữa các cấp chính quyền. Chẳng hạn, chính quyền cấp địa phương và hạt có vai trò ngang nhau song trong một số nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường có sự liên dọc, ngang và năng lực thực hiện các biện pháp khác nhau dẫn đến một số mâu thuẫn; phân bố không đồng đều chi phí bảo vệ môi trường giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Việc miễn giảm thuế còn chưa công bằng; chưa xem xét đầy đủ các lợi ích kinh tế của các hệ sinh thái biển trong việc hoạch định chính sách; quá trình bảo tồn một số loài và sinh cảnh còn gặp khó khăn.
Từ kinh nghiệm về xây dựng và thực thi chính sách bảo vệ môi trường ở Đức nhằm gợi mở cho Việt Nam: xây dựng và thực hiện có hiệu quả luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường; sử dụng linh hoạt, hiệu quả giải pháp kinh tế: nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua giáo dục, truyền thông; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong bảo vệ môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế, đảm bảo thực thi nhất quán những cam kết quốc tế liên quan tới các mục tiêu về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; tăng cường sự tham gia của các bên liên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và tăng cường sự minh bạch trong quản lý ở tất cả các cấp là chìa khóa để thành công; cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp thực thi chính sách bảo vệ môi trường;
Có thể nói rằng, công cuộc bảo vệ môi trường là cuộc chiến lâu dài, khó khăn giữa cái lợi trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ (của cá nhân, tổ chức) và lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội. Để bảo vệ môi trường thành công đòi hỏi sự chung tay của tất cả các thành phần xã hội từ người dân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan quản lý, chính phủ... đồng thời phải có lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Sweden tackles Climate change (2018), International commitments, URL: https://sweden.se/nature/sweden-tackles-climate-change/, truy cập ngày 15/10/2018.
2. OECD (2014), Environmental performance reviews, OECD publishing house
3. Brett Smith (2015), Sweden: Environmental Issues, Policies and Clean Technology, URL: https://www.azocleantech.com/article.aspx?ArticleID=557, truy cập ngày 10/11/2017.
4. OECD (2012), OECD Environmental performance review of Sweden: Assessment and recommendations, URL: http://www.oecd.org/env/coun try-reviews/sweden2014.htm, truy cập ngày 15/10/2018.
[1] . Sweden tacklesClimate change (2018), International commitments, URL: https://sweden.se/nature/sweden-tackles-climate-change/, truy cập ngày 15/10/2018.
[2] OECD (2014), Environmental performance reviews, OECD publishing house, p. 9.
[3] Sweden tacklesClimate change (2018), International commitments, URL: https://sweden.se/nature/sweden-tackles-climate-change/, truy cập ngày 15/10/2018.
[4] OECD (2014), Environmental performance reviews, OECD publishing house, p. 9.
[5] Brett Smith (2015), Sweden: Environmental Issues, Policies and Clean Technology, URL: https://www.azocleantech.com/article.aspx?ArticleID=557, truy cập ngày 10/11/2017.
[6] Sweden tacklesClimate change (2018), International commitments, URL: https://sweden.se/nature/sweden-tackles-climate-change/, truy cập ngày 15.10.2018
[7] OECD (2012), OECD Environmental performance review of Sweden: Assessment and recommendations, URL: http://www.oecd.org/env/coun try-reviews/sweden2014.htm, truy cập ngày 15/10/2018.
[9] OECD (2012), OECD Environmental performance review of Sweden: Assessment and recommendations, URL: http://www.oecd.org/env/country-reviews/sweden2014.htm, truy cập ngày 15/10/2018.
[10] OECD (2012), OECD Environmental performance review of Sweden: Assessment and recommendations, URL: http://www.oecd.org/env/cou ntry-reviews/sweden2014.htm, truy cập ngày 15/10/2018.