In trang này
Thứ hai, 24 Tháng 5 2021 03:54

Một số vấn đề về Hiệp ước Quyền tác giả của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới năm 1996 (WIPO Copyright treaty 1996)

Sự phát triển của internet và công nghệ kỹ thuật số đã đặt ra nhiều thách thức đối với việc bảo hộ quyền tác giả. Trong khi đó, như đã phân tích ở mục I của Chương này, khi thực thi việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, nhiều quy định của Công ước Berne năm 1886 đã trở nên không rõ ràng. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Công ước để phù hợp với những bước tiến về công nghệ là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 27 Công ước Berne năm 1886, bất kỳ sự điều chỉnh nào trong Công ước Berne năm 1886, kể cả phụ lục, đều cần phải có sự đồng thuận của các quốc gia thành viên. Mặt khác, sau lần sửa đổi cuối cùng vào năm 1979, WIPO nhận thấy rằng rất khó để có thể đạt được sự đồng thuậncủa các quốc gia thành viên của Công ước Berne năm 1886, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Chính vì vậy, Hội đồng và Hội nghị đại diện các nước thành viên Công ước Berne năm 1886 đã quyết định thành lập một Ủy ban chuyên gia để nghiên cứu về một Nghị định thư liên quan đến Công ước Berne năm 1886 nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bảo hộ quyền tác giả trước sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số[1].

Từ đầu những năm 1991, Ủy ban chuyên gia về Nghị định thư liên quan đến Công ước Berne năm 1886 đã tiến hành 7 phiên họp. Bắt đầu từ năm 1995, hai Ủy ban chuyên gia về Nghị định thư liên quan đến Công ước Berne năm 1886 và Ủy ban chuyên gia về văn kiện mới về bảo hộ quyền dành cho người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm đã hợp cùng với nhau để giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề cùng tồn tại. Sau khi Hiệp định TRIPs năm 1994 được thông qua, công việc chuẩn bị cho các điều ước mới về quyền tác giả và quyền liên quan đã được đẩy mạnh hơn trong khuôn khổ WIPO và nhờ đó, hai điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan là Hiệp ước về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) đã được thông qua tại Hội nghị ngoại giao về các vấn đề liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan được diễn ra tại Giơnevơ từ ngày 02đến ngày 20 tháng 12 năm 1996[2]. Hai điều ước này chứa đựng các quy định pháp lý mới, trong đó có quy định về bảo hộ quốc tế đối với quyền tác giả và quyền của người biểu t diễn và nhà sản xuất bản ghi âm trong môi trường kỹ thuật số nên còn được gọi là Hiệp ước về internet của WIPO”[3].

Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 gồm có 25 điều được ký kết tại Giơnevơ ngày 20-12-1996 dưới sự của WIPO. Hiệp ước quy định thành lập Đại hội đồng của các quốc gia thành viên với nhiệm vụ chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc duy trì và phát triển Hiệp ước và giao cho Văn phòng quốc tế của WIPO quản lý các hoạt động liên quan đến Hiệp ước. Hiệp ước để ngỏ để các quốc gia thành viên của WIPO và Cộng đồng châu Âu (nay là Liên minh châu Âu) gia nhập[4]. Tính đến ngày 10-12-2017 Hiệp ước có 96 thành viên, trong đó có Liên minh châu Âu. Tại thời điểm này Việt Nam chưa tham gia Hiệp ước.

Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 được ban hànhtrên cơ sở các quy định của Công ước Berne năm 1886 nhằm hiện đại hóa hệ thống quyền tác giả quốc tế và đưa hệ thống đó vào thời đại công nghệ số. Điều 1 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã khẳng định Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 là một thỏa thuận đặc biệt theo nghĩa của Điều 20 của Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật đối với các Bên ký kết là những Bên ký kết Liên hiệp do Công ước thành lập. Quy định này đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy định của Hiệp ước này, theo đó, các quy định của Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 không được giải thích theo cách có thể hạn chế hoặc ảnh hưởng đến phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Công ước Berne năm 1886. Ngoài Công ước Berne năm 1886, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 “không có bất kỳ sự dẫn chiếu nào tới các hiệp ước khác (...) cũng như không làm phương hại tới các quyền và nghĩa vụ được quy định tại bất kỳ hiệp ước nào khác[5].

Theo quy định tại Điều 3 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 quy định về áp dụng Điều 2 đến Điều 6 Công ước Berne năm 1886, “các Bên ký kết phải áp dụng các điều khoản sửa đổi thích hợp các quy định của các điều từ Điều 2 đến Điều 6 của Công ước Berne năm 1886 được quy định trong Hiệp ước này”. Với quy định trên, các nội dung của Công ước Berne năm 1886 bao gồm nguyên tắc bảo hộ, đối tượng bảo hộ và tiêu chuẩn bảo hộ đã được kế thừa trong Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996. Theo đó, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 tiếp tục thừa nhận ba nguyên tắc bảo hộ quy định tại Điều 5 của Công ước Berne năm 1886,đó là nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc bảo hộ tự động, và nguyên tắc bảo hộ độc lập.

Về đối tượng bảo hộ, các đối tượng bảo hộ đượcquyđịnh tại các điều 1, 2 và 2bis của Công ước Berne năm 1886 cũng sẽ trở thành đối tượng được bảo hộ theo quy định của Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996. Tuy nhiên, ngoài việc kế thừa các đối tượng bảo hộ được quy định tại Công ước Berne năm 1886, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã quy định cụ thể về việc bảo hộ quyền tác giả đối với hai nhóm tác phẩm đó là chương trình máy tính và bộ sưu tập dữ liệu hoặc các tài liệu khác. Theo Điều 4 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, “chương trình máy tính được bảo hộ như là tác phẩm văn học theo nghĩa của Điều 2 Công ước Berne năm 1886. Như vậy, dù không được nêu trong danh sách tác phẩm văn học, nghệ thuật tại Điều 2 Công ước Berne năm 1886 nhưng Điều 4 Hiệp ước về quyền tác gia năm 1996 đã khẳng định, chương trình máy tính cũng là một tác phẩm văn học, nghệ thuật theo nghĩa của điều khoản này và phải được bảo vệ tương tự như các tác phẩm văn học, nghệ thuật đó. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, Điều 4 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 không phải là bổ sung một nhóm đối tượng bảo hộ mới mà chỉ khảng định một đối tượng bảo hộ đã tồn tại trong quy định của Công ước Berne năm 1886[6]. Ngoài ra, tương tự như các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các chương trình máy tính cũng được bảo hộ trên cơ sở nguyên tắc bảo hộ tự động. Hay nói cách khác, chương trình máy tính sẽ được bảo hộ bất kể chúng được thể hiện dưới hình thức hoặc phương thức nào[7].

Bên cạnh chương trình máy tính, Điều 5 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã quy định về việc bảo hộ đối với các bộ sưu tập dữ liệu. Theo đó, “Các dữ liệu hoặc tư liệu khác được sưu tập dưới bất kỳ hình thức nào, mà tạo nên những sáng tạo trí tuệ, thì được bảo hộ”. Như vậy, các dữ liệu hoặc tư liệu có thể không phải là tác phẩm như thông tin, hình ảnh, âm thanh, thông tin địa lý sinh học, kỹ thuật... Tuy nhiên, việc sắp xếp, tập hợp các dữ liệu hoặc tư liệu trên nếu “tạo nên những sáng tạo trí tuệ” thì sẽ được bảo hộ theo quy định tại Điều 5 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996. Mặt khác, theo Điều 5 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, bản thân dữ liệu hoặc tư liệu không được bảo hộ, nhưng “sưu tập dữ liệu sẽ được bảo hộ dù chúng được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào như dưới hình thức một tác phẩm đa phương tiện hoặc trên một thiết bị điện tử như đĩa CD-ROM hoặc một tập tin điện tử. Tuy nhiên, tương tự như các tuyển tập được quy định tại khoản 5 Điều 2 Công ước Berne năm 1886, các bộ sưu tập dữ liệu sẽ chỉ được bảo hộ nếu “không làm phương hại đến bất kỳ quyền tác giả nào đang tồn tại đối với dữ liệu hoặc tư liệu trong sưu tập đó.

Ngoài ra, Tuyên bố liên quan đến Điều 4 và Điều 5 Hiệp ước về quyền tác giải năm 1996 cũng đã khẳng định: phạm vi bảo hộ đối với chương trình máy tính, sưu tập d liệu theo Điều 4, Điều 5 Hiệp ước này cùng với Điều 2 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 “là phù hợp với Điều 2 Công ước Berne năm 1886 và các quy định tương ứng của Hiệp định TRIPS”. Tuyên bố này không chỉ thừa nhận việc bảo hộ đối với các chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu như các tác phẩm văn học nghệ thuật được quy định tại Điều 2 Công ước Berne năm 1886 mà còn thừa nhận tác giả của chương trình máy tính hoặc bộ sưu tập dữ liệu sẽ được hưởng các quyền tương tự như các quyền mà tác giả được hưởng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ theo quy định của Công ước Berne năm 1886 và Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, bao gồm cả các trường hợp ngoại lệ và hạn chế quyền tác giả.

Về quyền được bảo hộ, theo khoản 4 Điều 1 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, “Các Bên ký kết phải tuân thu các Điều 1 tới Điều 21 và Bản Phụ lục của Công ước Berne năm 1886. Có thể nhận thấy, tương tự như Điều 9 của Hiệp định TRIPs năm 1994, khoản 4 Điều 1 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã tích hợp toàn bộ các quy định về nguyên tắc bảo hộ, đối tượng bảo hộ, tiêu chuẩn bảo hộ, thời hạn bảo hộ và các quyền được bảo hộ của Công ước Berne năm 1886 vào trong Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 thông qua việc ghi nhận nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định này. Do đó, các tác giả có tác phẩm được bảo hộsẽ được hưởng các quyền được quy định từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục của Công ước Berne năm 1886.

Bên cạnh việc tích hợp các quyền được quyđịnh trong Công ước Berne năm 1886, khoản 4 Điều 1 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 và Tuyên bố liên quan đến khoản 4 Điều 1 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã đưa ra hướng dẫn về việc áp dụng quyền sao chép được quy định tại Điều 9 của Công ước Berne năm 1886 trong môi trường kỹ thuật số. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Công ước Berne năm 1886, “tác giả có các tác phẩm văn học, nghệ thuật được Công ước này bảo hộ, được toàn quyền cho phép sao in các tác phẩm đó dưới bất kỳ phương thức, hình thức nào”. Với việc sử dụng thuật ngữ “dưới bất kỳ phương thức, hình thức nào”, khoản 1 Điều 9 Công ước Berne năm 1886 đã giải thích quyền sao chép theo hướng rộng nhất, bao gồm tất cả các phương thức sao chép và tất cả các cách thức, quy trình sao chép đã biết hoặc sẽ biết trong tương lai. Do đó, việc sao chép tác phẩm, dù tạm thời hay lâu dài, dù hữu hình hay vô hình, dù áp dụng bất kỳ quy trình hay công nghệ nào, đều sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 9 Công ước Berne năm 1886. Điều này được thể hiện rõ qua Tuyên bố liên quan đến khoản 4 Điều 1 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, theo đó, quyền sao chép được quy định tại Điều 9 của Công ước Berne năm 1886 và các ngoại lệ sẽ “hoàn toàn áp dụng trong môi trường kỹ thuật số”. Đặc biệt, theo đoạn 2 của Tuyên bố liên quan đến khoản 4 Điều 1 Hiệp ước về quyền tác gia năm 1996, “việc lưu trữ dưới dạng kỹ thuật an trong một thiết bị lưu trữ điện tử được coi là sao chép. Như vậy, việc số hóa một tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học hay việc lưu trữ một tác phẩm đã được số họ trong bộ nhớ máy tính hoặc trên một trang web trực tuyến đều được coi là sao chép tác phẩm theo quy định của Điều Công ước Borne năm 1886. Có thể nhận thấy, Tuyên bố liên quan đến khoản 4 Điều 1 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã giải quyết những vấn đề còn chưa rõ ràng trong quy định của Công ước Berne năm 1886 về quyền sao chép trong môi trường kỹ thuật số.

Ngoài các quyền được quy định tại Công ước Berne năm 1886, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã mở rộng thêm 3 nhóm quyền đó là: quyền phân phối (quyền cho phép cung cấp bản gốc hoặc bản sao tác phẩm tới công chúng thông qua việc bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu khác); quyền cho thuê (quyền cho phép cho thuê thương mại các bản gốc và bản sao chương trình máy tính tác phẩm điện ảnh); quyền truyền thông công cộng (quyền truyền đạt tới công chúng, đưa tới công chúng thông qua phương thức truyền cáp hoặc truyền sóng, bao hàm cả việc tạo ra sự sẵn có tác phẩm để công chúng có thể truy cập tại bất kỳ địa điểm, thời gian do họ lựa chọn)[8].

Thứ nhất, đối với quyền phân phối, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 là điều ước quốc tế đa phương đầu tiênvề quyền tác giả quy định về độc quyền phân phối dành cho tác giả đối với tất cả các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ. Trên thực tế, quyền phân phối đã được quy định tại Điều 14 Công ước Berne năm 1886 nhưng chỉ áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh. Trong khi đó, sự phát triển của công nghệ cùng với việc sử dụng rộng rãi máy tính, mạng internet khiến việc tìm kiếm, tiếp cận và chia sẻ thông tin ngày càng trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho việc sao chép và phân phối bất hợp pháp các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học cũng dễ dàng hơn và ở phạm vi rộng lớn hơn, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích kinh tế của các tác giả. Trong bối cảnh đó, Điều 6 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã làm rõ khái niệm quyền phân phối và mở rộng phạm vi áp dụng quyền này đối với tất cả các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Khái niệm quyền phân phối đã được định nghĩa cụ thể là độc quyền của tác giả trong việc “cho phép cung cấp tới công chúng bản gốc và bản sao tác phẩm đó thông qua việc bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu. Trong Tuyên bố liên quan đến Điều 6 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, khái niệm “bản gốc” và “bản sao” được giải thích theo hướng “chỉ đề cập tới các bản đã được định hình và có thể đưa vào lưu thông như các vật hữu hình”. Như vậy, quyền phân phối sẽ giới hạn trong phạm vì các vật hữu hình như sách, phần mềm máy tính được lưu trên đĩa CD, DVD. Trong khi đó, hành vi chuyển giao các chương trình máy tính, các tác phẩm âm nhạc hoặc các nội dung khác đã được số hóa thông qua mạng internet sẽkhông được coi là hành vi phân phối tác phẩm mà là hành vi truyền đạt tác phẩm tới công chúng theo Điều 8 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996[9]. Tác giả có thể thực hiện quyền phân phối thông qua hành vi bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm hoặc các hành vi phản phối lâu dài khác (như quyên góp,...). Đồng thời, tác giả cũng được toàn quyền trong việc xác định các điều kiện hoặc ngoại lệ của quyền phân phối như việc hết quyền sau lần chuyển nhượng đầu tiên hay các hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm.

Thứ hai, đối với quyền cho thuê, Điều 7 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã định nghĩa là độc quyền của tác giả “cho công chúng thuê nhằm mục đích thương mại đối với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm của họ”. Đối tượng của quyền cho thuê bao gồm: chương trình máy tính, tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được thể hiện trong các bản ghi âm. Tương tự như Điều 11 Hiệp định TRIPs năm 1994, Điều 7 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 quy định quyền độc quyền cho thuê chỉ áp dụng đối với hoạt động cho thuê nhằm mục đích thương mại. Hành vi cho thuê thương mại có thể được hiểu là các hành vi được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Hay nói cách khác, Điều 7 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã loại bỏ trường hợp cho mượn công cộng (public lending) hoặc các hành vikhông nhằm mục đích sinh lợi khác khỏi phạm vi của quyền cho thuê, ví dụ như cho mượn miễn phí ở các thư viện công cộng. Các nước thành viên sẽ quyết định việc phân định giữa cho thuê thương mại và cho mượn công cộng. Đối với chương trình máy tính, quyền cho thuê sẽ không được áp dụng nếu chương trình máy tính không phải là đối tượng chính của việc cho thuê. Ví dụ, trường hợp cho thuê máy khâu vì mục đích thương mại. Dù chiếc máy khâu đó được trang bị một chương trình máy tính nhưng quyền cho thuê sẽ không áp dụng bởi chương trình máy tính không phải là đối tượng chính của hoạt động cho thuê. Tuy nhiên, trong trường hợp đối tượng được thuê là máy vi tính thì quyền cho thuê sẽ được áp dụng, bởi lẽ các chương trình máy tính trong máy vi tính lại được xem là lợi ích chính của người thuê. Đối với các tác phẩm điện ảnh (mà cụ thể là việc cho thuê DVD, băng hình hoặc các thiết bị lưu trữ tác phẩm điện ảnh đó), quyền cho thuê chỉ được áp dụng nếu việc cho thuê thương mại “dẫn tới việc sao chép tràn lan các tác phẩm này, làm suy giảm thực tế quyền độc quyền sao chép”. Ngoài ra, theo Tuyên bố liên quan đến Điều 7 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, quyền cho thuê bị giới hạn đối với “các bản đã được định hình và có thể đưa vào lưu thông như các vật hữu hình”. Do đó, hình thức thuê các bản kỹ thuật số hoặc trực tuyến sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 7 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996. Thứ ba, đối với quyền truyền đạt đến công chúng, Điều 8 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã giải thíchlà độc quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật trong việc cho phép truyền đạt tới công chúng tác phẩm của họ, bằng vô tuyến hay hữu tuyến, kể cả việc đơn tác phẩm của họ tới công chúng theo cách thức mà những thành viên trong xã hội có thể tiếp cận các tác phẩm đó tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”.

So sánh với Công ước Berne năm 1886 có thể nhận thấy Điều 8 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã mở rộng phạm vi áp dụng của quyền truyền đạt đến công chúng Nếu như Công ước Berne năm 1886 chỉ quy định về quyền truyền phát tới công chúng đối với một số loại hình tác phẩm như các tác phẩm kịch, nhạc kịch tại Điều 11, điểm khoản 1 Điều 11, các điểm i, ii khoản 1bis, điểm ii, khoản 1 Điều 11ter, điểm ii, khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 11bis thì Điều 8 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã quy định về quyền truyền đạt tới công chúng đối với tất cả các tác phẩm văn học và nghệ thuật nói chung. Tuy trong Điều 8 không làm rõ khái niệm “truyền đạt tới công chúng nhưng Điều 8 đã khẳng định các quy định này được áp dụng đối với các phương thức truyền đạt “bằng vô tuyến hay hữu tuyến. Hay nói cách khác, quyền này áp dụng đối với mọi phương thức truyền đạt, bất kể là phương thức truyền thống như thư, vệ tinh, hay mạng internet hoặc bất kỳ phương thức truyền tải nào khác trong tương lai[10].

Do đó, hành vi đăng tải một tác phẩmvăn học, nghệ thuật dưới định dạng số trên mạng internet sẽ được coi là hành vi truyền đạt tác phẩm tới công chúng. Ngoài ra, Điều 8 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 cũng không giải thích khái niệm “công chúng mà việc phân biệt giữa “công chúng” và “cá nhân sẽ do pháp luật quốc gia quy định. Bên cạnh đó, theo Điều 8 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, việc đưa tác phẩm tới công chúng phải được thực hiện theo cách thức mà những thành viên trong xã hội có thể tiếp cận các tác phẩm đó tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”. Ví dụ như một trang web đưa ra rất nhiều lựa chọn về các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, khoa học hoặc các tác phẩm khác cùng với thời gian mà dịch vụ này được cung cấp để các thành viên trong xã hội có thể lựa chọn. Trong khi đó, trong trường hợp người sử dụng tiếp cận một tác phẩm âm nhạc do được liên tục trình chiếu trên một website mà họ không chủ động quyết định thời gian nghe tác phẩm đó thì không được coi là truyền đạt tác phẩm tới công chúng theo tinh thần của Điều 8 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996[11].

Không chỉ ghi nhận các quyền dành cho tác giả, Điều 11 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã quy định về việc bảo hộ đối với các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để bảo vệ quyền tác giả. Sự phát triển của công nghệ đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và sử dụng các tác phẩm đượcbảo hộ thông qua mạng điện tử nhưng cũng buộc các tác giả phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp tác phẩm. Để kiểm soát việc sử dụng tác phẩm, tác giả có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau phụ thuộc vào loại hình tác phẩm và quyền được bảo hộ. Các biện pháp kỹ thuật này chủ yếu liên quan đến hệ thống sao chép hoặc mã hóa, nhằm kiểm soát quyền truy cập hoặc quản lý thông qua các thiết bị như thẻ thông minh hoặc các hệ thống quản lý sao chép khác dựa trên cơ sở phần cứng hoặc phần mềm Việc sử dụng công nghệ kiểm soát sẽ giúp bảo vệ lợi ích của cả tác giả và người sử dụng. Do đó, Điều 11 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã buộc các quốc gia thành viên có nghĩa vụ cung cấp “sự bảo hộ thích hợp cho các biện pháp công nghệ bằng cách đưa ra các biện pháp phù hợp để chống lại “các hành vi vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ.

Ngoài ra, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 cũng đã lần đầu tiên ghi nhận vấn đề bảo hộ đối với thông tin quản lý quyền. Theo khoản 2 Điều 12 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, thông tin quản lý quyền” nghĩa là thông tin xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu các quyền đối với tác phẩm, hoặc thông tin về thời hạn và điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi con số hoặc mã ký hiệu thể hiện thông tin đó, khi các mục thông tin này được gắn với bản sao tác phẩm hoặc xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng. Nguyên nhân của việc đặt ra yêu cầu bảo hộ đối với thông tin quản lý quyền đó là vai trò của các thông tin để nhận dạng tác phẩm trong việc xâydựng và thi hành một hệ thống nhận diện toàn cầu như ISBN[12]. Tuy nhiên, hệ thống thông tin quản lý quyền có thể bị dỡ bỏ bởi bên thứ ba, điều này có thể dẫn đến việc xâm phạm quyền của tác giả ví dụ như khi tên của chủ sở hữu quyền bị thay đổi so với thực tế hoặc cơ chế bảo hộ quyền tác giả không được kích hoạt do thông tin bị sửa đổi trong điều khoản sử dụng tác phẩm.

Do đó, Điều 12 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu và buộc các quốc gia thành viên phải đưa ra các biện pháp pháp lý phù hợp và hiệu quả để chống lại các hành vi trên. Các biện pháp pháp lý có thể là biện pháp dân sự như bồi thường thiệt hại, tịch thu hoặc phá hủy phương tiện dỡ bỏ thông tin điện tử hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác... Cuối cùng, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 buộc các quốc gia thành viên phải quy định quyền áp dụng biện pháp tự bảo vệ quyền, chống lại việc dỡ bỏ, phá hủy các biện pháp công nghệ, các thông tin quản lý quyền; buộc các quốc gia thành viên phải thông qua các biện pháp cần thiết để bảo đảm áp dụng Hiệp ước phù hợp với hệ thống pháp luật của quốc gia mình.

Hiệp ước đặt nghĩa vụ đối với các nước thành viên trong việc quy định sự bảo hộ pháp lý tương xứng và các biện pháp thực thi pháp lý hiệu quả đối với việc vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ được tác giả sử dụng trongviệc thực thi các quyền của mình và chống lại hành vi d bỏ hoặc thay đổi bất kỳ thông tin quản lý quyền hoặc phân phi, nhập khẩu, truyền thông hoặc truyền đạt tác phẩm tới công chúng mà thông tin quản lý quyền đã bị dỡ bỏ[13]. Thông tin quản lý quyền điện tử bao gồm thông tin xác định tác phẩm hoặc tác giả hoặc thông tin cần thiết cho chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện việc quản lý quyền của mình như lixăng, thu thập và phân phối lợi tức[14].

Bên cạnh đó, tương tự như Công ước Berne năm 1886 và Hiệp định TRIPs năm 1994, Điều 10 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã quy định về giới hạn và các ngoại lệ cho các quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, để có thể duy trì hoặc đưa ra bất cứ giới hạn hoặc ngoại lệ nào đối với các quyền được quy định tại Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 cũng như các quyền được quy định tại Công ước Berne năm 1886, các nước thành viên phải bảo đảm giới hạn hoặc ngoại lệ đó đáp ứng được ba điều kiện là “trong một số trường hợp đặc biệt”, không xung đột với việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp của tác giả[15]. Thứ nhất, pháp luật quốc gia phải quy định các trường hợp cụ thể để xác định trường hợp giới hạn, không giới hạn vàngoại lệ đối với các quyền theo quy định của Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996. Những trường hợp giới hạn và ngoại lệ này phải được dựa trên những mục tiêu chính sách cụ thể và hợp lý;

Thứ hai, đó là trường hợp ngoại lệ hoặc hạn chế này không được xung đột với việc khai thác bình thường tác phẩm. Khai thác bình thường tác phẩm được đánh giá trên cơ sở các điều kiện để khai thác các quyền được xem xét trên thị trường của nước thành viên áp dụng giới hạn hoặc ngoại lệ;

Thứ ba, giới hạn hoặc ngoại lệ không được làm phương hại một cách bất hợp lý đến quyền lợi hợp pháp của tác giả. Hay nói cách khác, giới hạn và ngoại lệ sẽ không được ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa quyền của tác giả và lợi ích của các chủ thể khác[16].

Ngoài ra, trong tuyên bố liên quan đến Điều 10 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 có khẳng định: “các quy định của Điều 10 cho phép nước thành viên đưa ra và mở rộng một cách hợp lý đến các hạn chế và ngoại lệ trong môi trường kỹ thuật số theo luật pháp nước mình. Tương tự như vậy, các quy định này phải được hiểu là cho phép nước thành viên đặt ra các hạn chế và ngoại lệ mới phù hợp trong môi trường mạng kỹ thuật số”[17]. Tuyên bố này đã giải quyết được mối bận tâm của một số quốc gia trongviệc xác định những giới hạn và ngoại lệ truyền thống đ biệt là trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học có th được áp dụng trong môi trường kỹ thuật số hay không Theo đó, các nước thành viên được toàn quyền quy định trong pháp luật của nước mình những giới hạn và ngoại trong môi trường kỹ thuật số nhưng phải bảo đảm được ba điều kiện đã được nêu tại khoản 1 Điều 10 Hiệp ước và quyền tác giả năm 1996.

m lại, qua phân tích nội dung của các điều ước quốctế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số tại Hiệp ước này có thể nhận thấy sự phát triển của pháp luật quốc tế về quyền tác gia. Trên cơ sở các quy định mangtính nền tảng của Công ước Berne năm 1886, Hiệp địnhTRIPs năm 1994 và Hiệp ước về quyền tác gia năm 1996 đã tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, với những lý do sau:

Một là, về đối tượng bảo hộ, Hiệp định TRIPs năm1994 và Hiệp ước về quyền tác gia năm 1996 đã giải thíchphạm vi đối tượng bảo hộ theo quy định tại Điều 2 củaCông ước Berne năm 1886 theo hướng rộng hơn, bao gồmcả chương trình máy tính và các bộ sưu tập dữ liệu[18];

Hai là, về quyền dành cho các tác giả, ngoài việc kê thừa các quyền được ghi nhận trong Công ước Berne năm 1886, Hiệp định TRIPs năm 1994 và Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã làm rõ nội dung cũng như bổ sungthêm một số quyền kinh tế dành cho các tác giả. Đối với quyền sao chép, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã làm rõ thuật ngữ và phạm vi áp dụng của quyền này trong môi trường kỹ thuật số dưới hình thức một tuyên bố chứ không phải một điều khoản. Theo đó, quyền sao chép áp dụng toàn bộ trong môi trường kỹ thuật số và việc số hóa một tác phẩm được bảo hộ cũng như việc lưu trữ tác phẩm đã được số hóa này trong một thiết bị lưu trữ điện tử đều được coi là hành vi sao chép theo nghĩa của Điều 9 Công ước Berne năm 1886.

Ngoài ra, quyền cho thuê, quyền độc quyền phân phối, truyền đạt tác phẩm tới công chúng đã được bổ sung và mở rộng hơn so với Công ước Berne năm 1886. Cụ thể, theo Điều 6 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, quyền độc quyền phân phối không chỉ áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh như quy định tại Công ước Berne năm 1886 mà được áp dụng cho tất cả các loại hình tác phẩm. Về quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng, Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã đạt được sự đồng thuận trong việc mở rộng quyền này đối với tất cả các tác phẩm chứ không chỉ dừng lại ở tác phẩm kịch, nhạc kịch, âm nhạc, tác phẩm văn học, nghệ thuật được chuyển thể. Hơn thế nữa, đoạn thứ hai của Điều 8 Hiệp ước về quyền tác gia năm 1996 đóng vai trò quan trọng trong pháp luật quốc tế về quyền tác giả, bảo đảm cho tác giả của tất cả các loại hình tác phẩm được độc quyền trong việc phổ biến tác phẩm của họ trên mạng máy tính (online) cho các cá nhân tiếp cận và do đó đã điều chỉnh cả hình thức sử dụng mạng máy tính, Dù một cá nhân không thể loại trừ rằng quyềntruyền thông của Công ước Berne năm 1886 đã điều chỉnh vấn đề này nhưng Điều 8 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 đã loại bỏ bất kỳ sự không rõ ràng, chắc chắn về mat pháp lý có thể tồn tại, đây là điều rất quan trọng trong môi trường kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, quy định về nghĩa vụ liên quan đến các biện pháp công nghệ và thông tin quản lý quyền tại các Điều 11 và 12 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 không chỉ là một bước tiến so với Công ước Berne năm 1886 mà còn so với những quy định đã từng có trước khi có sự ra đời của Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Tuy những quy định này không điều chỉnh quyền thực tế của tác giả hay việc thực thi quyền của các tác giả, chúng có khả năng cho phép tác giả được hưởng toàn bộ các quyền có liên quan đến việc thực thi và thi hành các quyền trên môi trường kỹ thuật số;

Ba là, cơ chế thực thi quyền tác giả đã được bổ hoàn thiện thông qua quy định của Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 và Hiệp định TRIPs năm 1994. Trong khi Công ước Berne năm 1886 chỉ dành hai điều khoản quy định về các biện pháp thực thi quyền tác giả bao gồm quyền khởi kiện và việc tịch thu các bản sao xâm phạm quyền tác giả thì Hiệp định TRIPs năm 1994 đã dành 21 điều để quy định về nghĩa vụ chung cũng như các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Khoản 2 Điều 14 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996 cũng đã quy định những nghĩa vụ chung và rộng đối với thủ tục thực thi quyền tác giả và mở rộng chúng đến các quyền được quy định tại Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996.

Như vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số và mạng internet, bên cạnh việc nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, các nước cũng đã tích cực sửa đổi, bổ sung cũng như ký kết các điều ước quốc tế về quyền tác giả. Các văn kiện pháp lý quốc tế này, đặc biệt là Công ước Berne năm 1886, Hiệp định TRIPs năm 1994 và Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, đã tạo nên khuôn khổ pháp lý quốc tế vững chắc cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ thể đã đầu tư công sức, thời gian và vật chất để sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Việc ghi nhận cũng như bảo đảm các quyền tình thần và quyền kinh tế dành cho các tác giả sẽ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các tác giả mà còn khuyến khích họ tiếp tục đầu tư cho những sáng tạo mới.

 


[1]Jorg Reinbothe, Silke von Lewinski: The WIPO Treaties on Copyright, A commentary on the WCT, the WPPT, and the BTAP, Oxford University Press, 2nd Edition, 2015, tr.7

[2]Mihaly Ficsor: Copyright for the Digital Era: The WIPOinternet Treaties, 21

[3]M. Jansen: The Protection of Copyright Works on the internet an Overview, 38 Comparative & International LawJournal South Africa, 344, 354 (2005).

[4]Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Sđd, tr.314. 4. Nguồn: http://www.wipoint/treaties/en/ShowResults.jsp?langen&treaty_id=16

[5]Điu 1.1 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996.

[6]Jorg Reinbothe, Silke von Lewinski: The WIPO Treaties on Copyright, A commentary on the WCT, the WPPT, and the BTAP, Oxford University Press, 2nd Edition, 2015, tr.93-94

[7]Điều 4, Điều 5 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996

[8]Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Tư pháp quốc tếSđd, tr.315.

[9]Jorg Reinbothe, Silke von Lewinski: The WIPO Treaties on Copyright, A commentary on the WCT, the WPPT, and the BTAP, Oxford University Press, 2nd Edition, 2015, tr.111

[10]Summary of the WIPO Copyright Treaty (WCT) (1996), available at http://www.wipo.int/ treaties/en/ip/wct/summary_wet.html

[11]Jorg Reinbothe, Silke von Lewinski: The WIPO Treaties on Copyright, A commentary on the WCT, the WPPT, and the BTAP, Oxford University Press, 2nd Edition, 2015, tr.139

[12]ISBN là chữ viết tắt của cụm từ “International Standard Book Number”, có nghĩa là Mã số tiêu chuẩn cho sách, có tính tiêu chuẩn quốc tế (BT)

[13]Điều 11, 12 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996.

[14]Summary of the WIPO Copyright Treaty (WCT) (1996),available at http://www.wipo.int/treaties/en/ip/wct/summary_wct.html(visited Oct 19, 2011).

[15]Điều 10 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996.

[16]Jorg Reinbothe, Silke von Lewinski: The WIPO Treaties on Copyright, A commentary on the WCT, the WPPT, and the BTAP, Oxford University Press, 2nd Edition, 2015, tr.151-153

[17]http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view= category&id=45&Itemid=82

[18]Các Điều 4, 5 Hiệp ước về quyền tác giả năm 1996, Điều 10 Hiệp định TRIPs năm 1994