Thứ hai, 24 Tháng 5 2021 04:06

Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia về quản lý giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán

1. Hoa Kỳ và Nhật Bản

Các quy định về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ và Nhật Bản tương đối tương đồng. Mặc dù Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong sự phát triển của chứng khoán trực tuyến, nhưng từ năm 1996, với chương trình “Big Bang” cải cách về tài chính, Nhật Bản đã tích cực học tập và bắt kịp với những quy định tiên tiến của Hoa Kỳ.

Năm 1969 đánh dấu sự phát triển của giao dịch chứng khoán điện tử tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, hệ thống giao dịch đầu tiên trên thế giới - Instinet đã xuất hiện, và sau đó hai năm, sàn giao dịch chứng khoán (National Association of Securities Dealers Automated Quotation System - NASDAQ) đã ra đời, là nơi cổ phiếu sẽ được tiến hành giao dịch thông qua máy tính. Cuối những năm 1980, các nhà đầu tư có tổ chức và các công ty chứng khoán bắt đầu sử dụng hệ thống trực tuyến để trao đổi các lệnh đặt trên thị trường chứng khoán cũng như trao đổi các thông tin liên quan. Vào thời điểm đó, các cơ quan nhà nước không quá quan tâm đến hình thức giao dịch mới này. Tuy nhiên, tình hình này đã thay đổi đáng kể từ cuối những năm 1990 khi việc sử dụng Internet ngày càng tăng, dẫn tới việc các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng tham gia vào các giao dịch trực tuyến.

Chính sách quản lý và phát triển giao dịch chứng khoán điện tử của Hoa Kỳ và Nhật Bản 2012

- Chính sách quản lý đối với giao dịch chứng khoán điện tử goud - Ngày 06/4/2005, Sở giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, với thẩm quyền được quy định tại Phần 11A trong Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934[1], đã thông qua một loạt các quy định để tạo thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thị trường quốc gia, trong đó, gây tranh cãi nhất chính là nguyên tắc về “bảo vệ lệnh” (order protection). Nguyên tắc này yêu cầu khi một sàn chứng khoán nhận được lệnh, sàn chứng khoán này có nghĩa vụ phải chuyển lệnh đến một sàn chứng khoán niêm yết khác nếu sàn đó có mức giá khớp lệnh phù hợp và được thực hiện ngay lập tức. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, nguyên tắc này đã bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của nhà đầu tư cũng như tạo ra mối liên kết giữa các sàn chứng khoán trên thị trường chứng khoán[2].

- Chính sách bảo vệ nhà đầu tư

Để bảo đảm các nhà đầu tư này được bảo vệ trong thể giới không gian mạng mới, Ủy ban Giao dịch chứng khoán (SEC) buộc phải thực hiện rà soát toàn bộ các quy tắc và quy định về chứng khoán của Hoa Kỳ và sau đó, một lần vào tháng 10 năm 1995 và một lần vào tháng 5/1996, SEC đã công bố bản chú giải và sửa đổi một số quy định hiện hành để khuyến khích các tổ chức phát hành, công ty chứng khoán sử dụng Internet và các phương tiện điện tử khác.

Bản phát hành tháng 10/1995 cho phép các tài liệu chứng minh và tài liệu ủy quyền được gửi cho các cổ đông thông qua phương tiện điện tử. Cụ thể là, các tổ chức phát hành và nhà môi giới được phép gửi thông tin trên cho các nhà đầu tư chứng khoán thông qua phương thức điện tử nếu đáp ứng đủ ba điều kiện sau: (1) Nhà đầu tư đã được thông báo về việc sẽ nhận các thông tin này thông qua phương tiện điện tử cụ thể nào (điện thoại, fax, thư thông thường hay email); (2) Chứng minh được các tài liệu này nếu gửi thông qua phương tiện điện tử sẽ giúp nhà đầu tư dễ tiếp cận hơn so với phương thức truyền thống; (3) Bản cáo bạch và các tài liệu khác phải được cung cấp bản giấy nếu nhà đầu tư yêu cầu. Quy định này đã cho phép các công ty đăng bản cáo bạch lên trang web của họ và mời nhà đầu tư đăng ký mua chứng khoán qua Internet.

Bản phát hành tháng 5/1996 cho phép các nhà môi giới và các tổ chức tư vấn đầu tư được sử dụng phương tiện điện tử để gửi cho các nhà đầu tư một số tài liệu hợp pháp (ví dụ: xác nhận thực hiện, báo cáo tài khoản và báo cáo công việc). Các điều kiện phải đáp ứng cũng giống như các điều kiện nêu trong bản phát hành tháng 10/1995, tuy nhiên, bản phát hành năm 1996 nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của an ninh hệ thống và sự cần thiết phải có đồng thuận từ phía nhà đầu tư[3].

Học tập kinh nghiệm của Hoa Kỳ, năm 1999, Nhật Bản, mà cụ thể là Hiệp hội các nhà phân phối chứng khoán Nhật Bản (JASDA) - cơ quan chịu trách nhiệm ban hành các quy chế tuân thủ Luật Chứng khoán) đã đưa ra hướng dẫn “Các điểm cần lưu ý khi giao dịch chứng khoán trên Internet nhằm điều chỉnh các dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Hướng dẫn này đã vạch ra một loạt các vấn đề mà công ty chứng khoản khí cung cấp dịch vụ giao dịch qua Internet phải đối mặt như thiếu thông tin cá nhân cũng như không có hổ sở lưu trữ. Bên cạnh đó, hướng dẫn cũng nhấn mạnh một số điểm chung như các giao dịch trực tuyến cũng phải tuân thủ các quy tắc và quy định giống như giao dịch thông thường và mô tả chi tiết các vấn đề sau: (1) Các vấn đề chung liên quan đến loại sản phẩm được giao dịch trực tuyến và cách thức giao dịch trực tuyến; (2) Các vấn đề về tuân thủ bảo mật trong giao dịch; (3) Các vấn đề liên quan tới cung cấp thông tin cho khách hàng và thủ tục giao dịch và (4) Các vấn đề liên quan theo quy tắc.

Không giống như các quy tắc của Hiệp hội, bản hướng dẫn này không ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, bởi bản hướng dẫn này được hầu hết các công ty chứng khoán áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh, vì vậy, hướng dẫn có giá trị tham khảo rất lớn đối với các nhà đầu tư muốn tham gia vào giao dịch chứng khoán trực tuyến. Đến tháng 4/2001, bản hướng dẫn này đã được sửa đổi và chính thức thông qua.

Cũng tại Nhật Bản, vào năm 2000, Luật Chứng khoán và giao dịch chính thức cho phép thông tin chứa trong bản cáo bạch được gửi dưới dạng một tệp điện tử qua Internet: “Một bản cáo bạch có thể gửi đến nhà đầu tư bằng phương thức điện tử. Quy định chi tiết về phương thức điện tử sẽ được hướng dẫn trong Lệnh của nội các hoặc được Lệnh của nội các dẫn chiếu tới một văn bản khác Tháng 4/2001, Lệnh nội các về vấn đề này đã được ban hành, tuy nhiên hầu hết các công ty chứng khoán tại Nhật Bản đều không lựa chọn phương thức gửi bản cáo bạch qua Internet. Đó là bởi Lệnh nội các quy định rõ, một bản cáo bạch chỉ được “giao” thành công nếu nhà đầu tư thực thực hiện hành vi tải tập tin điện tử xuống máy tính của chính mình[4].

Cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sự tồn tại của hệ thống thương mại độc quyền.

- Hệ thống thương mại độc quyền (proprietary trading systems PTSs) là nơi thực hiện các giao dịch chứng - khoán trực tuyến nhằm mục tiêu hướng đến các nhà đầu tư bán lẻ. Khởi điểm của hệ thống này là một dạng của hệ thống Instinet hoạt động năm 1969 tại Hoa Kỳ. Vào cuối những năm 1980, khi khối lượng giao dịch bắt đầu tăng lên bằng cách cho phép các nhà môi giới tham gia vào hệ thống, PTSs đã phát triển chóng mặt “các mạng lưới truyền thông điện tử (electronic communications networks – ECNs). Các mạng lưới này xuất hiện ngay sau khi SEC công bố Quy tắc Xử lý lệnh năm 1997 và hiện nay, ECNs đang chiếm 30%-40% giá trị kinh doanh cổ phiếu trên sàn NASDAQ. Tại Hoa Kỳ, PTSs về cơ bản đều đã áp dụng các quy định về quản trị đối với các đại lý môi giới kể từ khi Instinet bắt đầu hoạt động. Như vậy, ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã có cách nhìn khá “cởi mở đối với PTS8, trong khi đó, hệ thống này ban đầu lại bị cấm tại Nhật Bản bởi Luật Chứng khoán và giao dịch (bản sửa đổi bổ sung năm 1998). Tuy nhiên, đến khi thực hiện chương trình Big Bang, Chính phủ đã quyết định thay đổi chủ trường, chuyển sang khuyến khích sự cạnh tranh giữa các thị trường chứng khoán, và coi PTSs là phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo Luật Chứng khoán và giao dịch sửa đổi năm 2000, công ty chứng khoán sẽ được cấp giấy phép để mở PTSs. Tháng 6/2000, Công ty giao dịch chứng khoán và chứng khoán điện tử Nhật Bản là công ty đầu tiên được Chính phủ phê duyệt và cấp giấy phép này[5].

2. Hàn Quốc

Giao dịch điện tử đã làm thay đổi đáng kể thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Một trong những thay đổi lớn nhất là mối quan hệ giữa các nhà đầu tư cá nhân với công ty môi giới chứng khoán. Hiện nay, các nhà đầu tư đã có thể trực tiếp tự truy cập các thông tin tài chính và các công cụ để phân tích các thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, họ cũng có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng thông qua dịch vụ trực tuyến.

a) Sự phát triển của giao dịch chứng khoán diện tử tại Hàn Quốc

Trước năm 1997, theo Luật Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán (SEA), các nhà đầu tư Hàn Quốc thực hiện gửi các lệnh cho các công ty môi giới chứng khoán thông qua văn bản hoặc điện thoại. Tuy nhiên, Internet có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh và ngay lập tức trở thành kênh giao tiếp cho hàng triệu người với chi phí thấp khi cho phép các cá nhân có thể truy cập nhiều thông tin cùng lúc một cách nhanh chóng. Kết quả là Internet trở thành một công cụ mạnh đối với thị trường tài chính và giao dịch trực tuyến tại Hàn Quốc được luật pháp cho phép hoạt động bắt đầu từ năm 1997, khi Luật Chứng khoản và Sở giao dịch chứng khoán quy định các công ty chứng khoán có thể nhận lệnh của khách hàng thông qua phương tiện điện tử như mạng máy tính, PDA, điện thoại di động. Giao dịch trực tuyến được cung cấp trên tất cả các thị trường, lệnh giao dịch của nhà đầu tư chuyển qua phương tiện điện tử tới hệ thống của công ty chứng khoán và chuyển tới hệ thống giao dịch tự động hoàn toàn của Sở giao dịch chứng khoán dựa trên cơ chế chuyển lệnh thẳng (straight-through).

Hệ thống giao dịch trực tuyến đầu tiên tại Hàn Quốc được gọi là “hệ thống giao dịch tại nhà” (HTS) được phát triển bởi các công ty chứng khoán. Thông qua HTS, nhà đầu tư có thể giao dịch trực tuyến dựa trên máy tính cá nhân của họ có sử dụng phần mềm giao dịch do công ty chứng khoán cung cấp. Mặc dù thực tế có rất nhiều công ty chứng khoản cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến nhưng giao dịch trực tuyến cũng không phát triển trong năm 1997. Nguyên nhân là do khái niệm về thương mại điện tử và giao dịch trực tuyến còn quá mới đối với người dân Hàn Quốc. Bên cạnh đó, cũng cần xét tới yếu tố rất nhiều nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

- Sau tháng 4/1999, cùng với việc thực thi chính sách cải cách tài chính lớn và tái cơ cấu lại công ty, kinh tế Hàn Quốc khởi sắc trở lại và niềm tin đối với thị trường chứng khoán được cải thiện. Rất nhiều công ty chứng khoán tìm kiếm hoạt động kinh doanh mới và giảm chi phí hoạt động bằng việc giới thiệu dịch vụ giao dịch trực tuyến. Kết quả là giao dịch chứng khoán trực tuyến tại Hàn Quốc phát triển mạnh. Cuối năm 1999, giao dịch trực tuyến chiếm 19% tổng giá trị giao dịch chứng khoán, tăng 2% so với năm 1998, và tăng tới 50% trong năm 2001.

b) Chính sách quản lý và phát triển giao dịch chứng khoản điện tử của Hàn Quốc

- Chính sách quản lý đối với giao dịch chứng khoán điện tử

Điều 109 Luật Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán (sửa đổi lần thứ 12) quy định: “Một công ty chứng khoán có thể được phép thực hiện giao dịch chứng khoán bằng phương tiện điện tử hoặc bằng phương tiện khác". Kể từ đó đến nay, thông qua giao dịch điện tử, quá trình giao dịch chứng khoán trở nên đơn giản mà không cần sự trợ giúp bằng tay nào của nhân viên môi giới như khi nhập lệnh bằng văn bản, điện thoại hay fax như trong quá khứ Hơn nữa, những thay đổi trong luật và quy định cùng với thời gian đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.

Năm 1999, Luật Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán sửa đổi về vốn thành lập công ty chứng khoán từ 10 tỷ won xuống còn 3 tỷ won. Ngoài ra, Ủy ban Giám sát tài chính đưa ra những điều kiện cụ thể cho việc giành được giấy phép của công ty chứng khoán. Theo đó, công ty chứng khoán được tự do mở chi nhánh nhận lệnh trực tuyến” (Cyber Branches). Trước đây, các công ty chứng khoán phải đáp ứng một số điều kiện mới được mở chi nhánh. Tuy nhiên, để khuyến khích giao dịch trực tuyến phát triển, các chi nhánh nhận lệnh của công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến với những điều kiện cần phải đáp ứng đơn giản hơn và ít chi phí hơn.

Để khuyến khích giao dịch chứng khoán, quy định về phí môi giới (hoa hồng) được bãi bỏ từ tháng 9/1997. Tỷ lệ hoa hồng, dựa trên giá trị giao dịch được các công ty chứng khoán tự ấn định. Các công ty chứng khoán được phép cạnh tranh tự do với nhau dựa trên mức hoa hồng hấp dẫn. Khi giao dịch trực tuyến được khai trương đầu tiên vào năm 1997, công ty chứng khoán đưa ra mức phí hoa hồng là 0,5%, giống như với các giao dịch truyền thống khác. Khi nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch trực tuyến tăng lên, các công ty chứng khoán bắt đầu giảm phí hoa hồng và cuộc cạnh tranh về giá bắt đầu từ tháng 8/1998. Đến tháng 3/2001, phí môi giới giảm xuống còn 0,1%, thậm chí là 0,025% giá trị giao dịch.

Trước đây, Sở giao dịch chứng khoán được quyền quy định tỷ lệ ký quỹ tiền mặt Tháng 4/1998, quy định về số tiền kỷ quỹ được bãi bỏ. Các công ty chứng khoán được phép tự xác định khoản tiền ký quỹ đối với từng khách hàng của họ. Các công ty chứng khoán phải báo cáo cho Sở giao dịch chứng khoán về bất cứ thay đổi nào về tỷ lệ hoa hồng hay tỷ lệ ký quỹ. Các quy định này thúc đẩy đầu tư ngắn hạn thông qua giao dịch trong ngày. Việc bãi bỏ quy định về mức hoa hồng và mức ký quỹ được xem như là phương pháp quan trọng nhất thúc đẩy giao dịch trực tuyển phát triển mạnh tại Hàn Quốc.

- Chính sách bảo vệ nhà đầu tư

Để bảo vệ nhà đầu tư, công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến phải ký một thỏa thuận đặc biệt với khách hàng của họ và lắp đặt một hệ thống giao dịch thích hợp có thể bảo đảm an toàn và ổn định cho quá trình giao dịch trực tuyến. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Luật Thương mại điện tử, Luật Bảo vệ cá nhân qua thương mại điện tử và Luật Chữ ký điện tử để hỗ trợ bảo vệ nhà đầu tư.

Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Chính phủ Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã khuyến khích việc sử dụng Internet bằng nhiều chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, tạo môi trường thuận lợi cho giao dịch trực tuyến.

Với mạng lưới hệ thống, năm 1993, Bộ Thông tin Viễn thông đã đề ra kế hoạch “Cơ sở hạ tầng thông tin Hàn Quốc - KIT. Theo đó, Hàn Quốc đã xây dựng mạng lưới truyền dẫn tốc độ cao. Đồng thời, Chính phủ đã phê duyệt hệ thống giá thấp và cố định cho Internet tốc độ cao, cấp phép cho nhiều nhà cung cấp đi vào hoạt động, tạo sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ. Kết quả là số lượng người sử dụng Internet tốc độ cao đã tăng đáng kể. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đầu tư tổng cộng 486,6 triệu USD cho kế hoạch Tin học hóa giáo dục toàn diện", nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng tin học hóa giáo dục, mở rộng ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục. Theo đó, các trường học được trang bị các thiết bị đa phương tiện và hệ thống điện tử[6].

3. Trung Quốc

Thị trường chứng khoán Trung Quốc không có bất cứ công nghệ cốt lõi nào được áp dụng trước đó nên khi thị trường hoạt động thì quốc gia này đã áp dụng ngay các công nghệ tiên tiến nhất. Tuy nhiên, tiềm năng và lợi ích của công nghệ này không thể gặt hái được hoàn toàn nếu không có kết cấu cơ bản và cơ chế thích hợp của Chính phủ. Công nghệ tin học đóng vai trò quyết định trong hoạt động của thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhưng sự thành công của cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường mới là nguồn lực cốt yếu, a) Sự phát triển của giao dịch chứng khoán điện tử tại Trung Quốc.

Thị trường chứng khoản đầu tiên được thành lập ở Thượng Hải năm 1891 nhưng bị buộc đóng cửa trong suốt thời gian quân Nhật xâm chiếm năm 1941. Cuộc cách mạng văn hóa và sự chia rẽ chính trị làm thị trường tiếp tục đóng cửa đến khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa. Thị trường chứng khoán Trung Quốc được phục hồi với sự mở cửa trở lại của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào tháng 12/1990. Vào tháng 7/1991, Sở giao dịch chứng khoán thứ hai là Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyển cũng được mở cửa giao dịch.

Do phải trải qua một thời gian dài đóng cửa và liên tục chuyển dịch vị trí của Sở giao dịch khiến cho hệ thống và các thủ tục thực hiện giao dịch chứng khoán tại Trung Quốc hoàn toàn bắt đầu từ vạch xuất phát. Sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc đã quyết định áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến từ giai đoạn đầu của quá trình thiết lập để không bị hạn chế bởi bất cứ công nghệ trung gian nào trước đó vì nếu có thì sẽ chỉ tốn chi phí thay thế và hợp nhất.

Năm 1993, Sở giao dịch Chứng khoán tại Quảng Đông, Quảng Châu, Phúc Giang, Hạ Môn và Bắc Kinh đã được nối liền bởi hệ thống giao dịch điện tử quốc gia (NETS). Hệ thống này được hỗ trợ bởi vệ tinh nhân tạo và có khả năng xử lý giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thanh toán cũng như cung cấp thông tin giao dịch mới nhất cho các thành viên thị trường. Bên cạnh đó, do công nghệ vệ tinh nhân tạo có khả năng hỗ trợ thông tin liên lạc trên vùng địa lý rộng lớn nên mạng lưới kết nối giữa các Sở giao dịch và các cơ quan ở một số thành phố cũng ngày càng phát triển. Công nghệ đã mở đường cho hệ thống chứng khoán quốc gia nhận lệnh từ những nhà đầu tư từ những thị trường phi địa phương có cơ hội tham gia giao dịch chứng khoán, và tạo tính thanh khoản cao hơn cho thị trường. Việc nâng cao chất lượng hệ thống điện tử đã cải tiến năng suất quá trình và vòng quay thanh toán, bảo đảm cho sự bắt kịp tốc độ phát triển của toàn ngành chứng khoán.

Mặc dù hệ thống công nghệ thông tin được áp dụng tiên tiến, nhưng thực tế lại cho thấy, số lượng nhà đầu tư thực hiện giao dịch điện tử rất ít. Số lượng tài khoản giao dịch điện tử chỉ khoảng 8% đến 10% số lượng thuê bao Internet trong khoảng tháng 01/2001 đến tháng 01/2003. Số lượng ít ỏi này đồng thời cũng được thể hiện trong một vài cuộc điều tra về Internet do Trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc thực hiện trong khoảng năm 1999 tới năm 2005, khi chỉ có 1% tới 6% người trả lời cho biết lý do họ sử dụng Internet là để giao dịch cổ phiếu.

b) Chính sách quản lý và phát triển giao dịch chứng khoán điện tử của Trung Quốc Chính sách quản lý đối với giao dịch chứng khoán điện tử

Các công ty môi giới chứng khoản được cấp phép hoạt động là đơn vị duy nhất được phép gửi đơn lên CSRC xin cấp phép tiến hành cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử. Sau đó, hầu hết các công ty này sẽ thuê các công ty chuyên về công nghệ thông tin hoặc tìm hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng để xây dựng các ứng dụng giao dịch điện tử. Các công ty không thuộc lĩnh vực chứng khoán bị cấm không được thực hiện các hoạt động liên quan đến việc môi giới hoặc giao dịch chứng khoán điện tử. CSRC cũng yêu cầu các nhà môi giới chứng khoán qua Internet tách biệt hệ thống giao dịch điện tử khỏi các hệ thống giao dịch khác của họ. Các dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử do các công ty môi giới chứng khoán (được cấp phép) cung cấp cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh với nhân viên môi giới trên Internet. Ngoài việc có thể đặt lệnh và đấu giá qua hệ thống điện tử của nhà môi giới, người dùng cũng có thể có thông tin về giao dịch và giá cổ phiếu, có được phản hồi giao dịch trực tiếp và truy nhập vào bản cáo bạch của các công ty niêm yết thông qua nhà môi giới chứng khoán. Những nhà đầu tư muốn tiến hành giao dịch điện tử sẽ phải mở tài khoản giao dịch điện tử với công ty môi giới được cấp phép.

- Chính sách bảo vệ nhà đầu tư

- Những nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sử dụng công nghệ như một công cụ để chống lại các hành vi giao dịch không hợp pháp. Trong suốt thời gian đầu xây dựng thị trường chứng khoán, các hoạt động giao dịch được thực hiện bên ngoài Sở hoặc thị trường không chính thức, nhưng những nhà chức trách đã nỗ lực tích cực để khuyến khích các giao dịch trên hệ thống máy tính. Tháng 12/1999 Trung Quốc áp dụng hệ thống công bố giá thị trường qua hệ thống máy tính kết nối với các công ty chứng khoán trên sáu thành phố, việc thử nghiệm cho thấy các hoạt động đầu cơ rõ ràng hơn. Tính minh bạch là một trong những yếu tố chống lại sự không ổn định. Tương tự như những cuộc đấu giá lớn năm 2000, CSRS yêu cầu các công ty niêm yết công bố các báo cáo hàng năm, quý và công bố thông tin trên trang web. Tính minh bạch là cần thiết để tăng niềm tin của nhà đầu tư và cải thiện hệ thống báo cáo tài chính thường niên của các công ty niêm yết, Từ năm 2000, CSRS bắt đầu khuyến khích giao dịch điện tử với các công ty môi giới được cấp phép trên thị trường chứng khoán. Năm 2001, CSRC chấp thuận cho 23 công ty giao dịch điện tử. B Các vấn đề tồn tại với giao dịch chứng khoán điện tử tại Trung Quốc.

Mặc dù các công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng để vận hành Sở giao dịch chứng khoán tại Trung Quốc nhưng ưu điểm do các công nghệ này mang lại chưa đáp ứng đầy đủ và thích đáng, đặc biệt là cho nhà đầu tư. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác các thế mạnh của công nghệ thông tin cho giao dịch điện tử không chỉ liên quan đến mức độ hạn hẹp của kết nối mạng giữa các nhà đầu tư trong thị trường, mà còn liên quan đến cơ sở hạ tầng kém phát triển và đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Có một vài khía cạnh trong sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng có liên quan được kể ra sau đây:

Thứ nhất, tính bền vững và bảo mật của Internet là vấn đề chính hiện nay tại Trung Quốc. Một cuộc nghiên cứu tiến hành năm 2004 cho biết virus đã tấn công 87,9% máy tính trong các tổ chức, công ty và con số này cao hơn 2% so với năm 2003. Nó đồng thời cũng cho thấy rằng việc buông lỏng quản lý, nhận thức kém về bảo mật, đội ngũ nhân viên quản lý ít được đào tạo và sự thiếu hụt một kênh truyền tải thông tin hiệu quả đã làm cho việc ứng dụng bảo mật bị hạn chế và tạo điều kiện cho các vi phạm về bảo mật Internet gia tăng. Sự thiếu ổn định và an toàn trong Internet làm cho các nhà đầu tư thận trọng với giao dịch điện tử.

Thứ hai, cấu trúc công nghệ thông tin của các công ty môi giới chứng khoán tại Trung Quốc có xu hướng bị hạn chế trong tính linh hoạt do nguồn lực bị hạn chế. Điều này khiến cho hệ thống giao dịch điện tử không hoạt động hiệu quả khi số lượng giao dịch tăng lên đột xuất. Vào ngày 24/6/2000, phản ứng của thị trường đối với một thông tin tung ra đã đẩy số lượng giao dịch tăng lên gấp ba lần. Hệ thống của rất nhiều công ty môi giới chứng khoán đã không thể đối phó với sự gia tăng nhanh chóng này và kết quả là hệ thống ngừng hoạt động, và trong suốt thời gian đó nhà đầu tư không thể tiến hành hay kết thúc giao dịch. Mặc dù các công ty này đã rút kinh nghiệm và tiến hành nâng cấp khả năng xử lý thông tin đối với hệ thống của họ, nhưng có nhiều nhược điểm vẫn tồn tại như vận hành phương thức kinh doanh cũ, kiểu làm ăn đơn nhất và ít khả năng đối mới.

Thứ ba, mặc dù công nghệ thông tin có thể giúp ích trong việc ngăn chặn một số yếu tố trái quy luật trong các hoạt động của thị trường, nhưng khả năng của nó trong việc nhận định hoặc hỗ trợ thị trường hoạt động hiệu quả chỉ có thể phát huy khi xây dựng được một bộ khung pháp lý đầy đủ và cấu trúc quản lý doanh nghiệp hợp lý. Những thay đổi trong công nghệ luôn đặt ra những thách thức đối với hệ thống quản lý thị trường chứng khoán. Mặc dù chúng đã được cải tiến để bắt nhịp với sự phát triển nhưng vẫn còn nhiều vấn đề với tính tin cậy và minh bạch của thị trường. Phải cần rất nhiều nỗ lực trong việc tạo ra một khung pháp lý và quản lý hiệu quả nhằm tăng tính ổn định của thị trường và làm cho nhà đầu tư tin tưởng. Công nghệ thông tin hiện nay vẫn đang được sử dụng như một kênh nhằm tăng tính minh bạch cho thị trường (bằng việc cung cấp cho nhà đầu tư và công chúng các báo cáo tài chính và bản cáo bạch của các công ty trên mạng Internet) nhưng các hành vi của người tham gia gây bất lợi như cung cấp báo cáo kinh doanh giả mạo, làm giả hay giao dịch nội gián, vẫn cần được ngăn chặn và giảm thiểu bởi các quy định. Thị trường chứng khoán Trung Quốc hiển nhiên vẫn cần một bước tiến dài để hoàn thiện các giao dịch điện tử[7].

4. Bài học kinh nghiệm trong vị quản lý và pháp triển giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán

Thông qua kinh nghiệm quốc tế của mùa nào nữa Đầu nêu trên, có thể thấy, giao dịch điện tử phát triển đã the đồng theo hướng tích cực tới thị trường chứng khoán the nhiều cách khác nhau, cụ thể

Thứ nhất, giao dịch thu cách thông thường giảm, táo mô hình kinh doanh đã thay đổi đáng kể. Khối lượng gi dịch hằng ngày tăng do giao dịch để thực hiện hơn trước. Mặc dù không thể chỉ ra nguyên nhân chính xác, nhưng có thể suy luận rằng tác động của giao dịch điện tử đã góp phần làm tăng khối lượng giao dịch hàng ngày. Với thời gian và chi phí giảm đáng kể, giao dịch chứng khoán điện tử đem lại rất nhiều tiện ích so với các phương thức thông thường.

Thứ hai, các nhà đầu tư cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận thị trường chứng khoán mà không cần dùng nhiều những kỹ thuật chuyên môn, đem lại cho họ nhiều lợi ích trong lĩnh vực chứng khoán. Sự thay đổi trên thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gi thị trường trực tiếp hơn Giao dịch điện tử tác động mạnh tới sự vận động của thị trường, làm thay đổi đáng kể mỗi quan hệ giữa các nhà đầu tư và nhà môi giới. Lần đầu tiên các nhà đầu tư có thể tham khảo thông tin tài chính trong cùng một điều kiện như những chuyên gia thị trường, gốm phát triển thông tin, dữ liệu thị trường. Ngoài ra, hoạt động giao dịch điện tử cung cấp cho nhà đầu từ những công cụ phân tích thông tin như các báo cáo nghiên cứu máy tính và các công cụ phân tích danh mục đầu tư. S khác biệt về thông tin giữa các nhà đầu tư cá nhân và nhá đầu tư có tổ chức đã giảm đi, đem lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Điều này khiến cho vai trò trung gian của các công ty môi giới mờ nhạt đi.

Thứ ba, các công ty chứng khoán cạnh tranh khốc liệt trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ, cũng như trong việc thiết lập các tỷ lệ hoa hồng. Kinh doanh trực tuyến đã tác động đáng kể tới các công ty chứng khoán theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, tỷ lệ hoa hồng giảm mạnh buộc các công ty chứng khoán phải đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Thu nhập chính của các công ty chứng khoán dựa vào phí môi giới. Với mức hoa hồng thấp, công ty chứng khoán nào không thể thu hút nhiều khách hàng rất dễ bị phá sản hoặc bị sáp nhập. Vì vậy, họ cần mở rộng ra những lĩnh vực kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới, hơn nữa, khi cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng gay gắt hơn, những công ty này sẽ chuyển hướng quan tâm của mình từ các nhà đầu tư có tổ chức sang các nhà đầu tư cá nhân. Cạnh tranh đòi hỏi đầu tư lớn cho quảng cáo, hệ thống mạng máy tính, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Cuối cùng, do lợi nhuận của các công ty chứng khoản giảm nên họ buộc phải cố gắng tạo sự khác biệt so với đối thủ bằng việc tung ra nhiều dịch vụ khác nhau và cung cấp những thông tin đầu từ đáng tin cậy cho khách hàng của mình.

Với những tác động tích cực trên của giao dịch điện tử đối với thị trường chứng khoán, có thể tóm tắt một số bài học kinh nghiệm rút ra về sự phát triển của giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán như sau:

Thứ nhất, những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ giao dịch điện tử. Nếu như thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho giao dịch điện tử hoạt động thì các tổ chức kinh doanh chứng khoán và khách hàng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và phía cơ quan nhà nước cũng khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động giao dịch điện tử. Hơn thế nữa, giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ, vì thế cần thiết phải tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các giao dịch điện tử thông qua việc tạo ra được một “sân chơi chung” với những quy tắc được thống nhất chặt chẽ.

Thứ hai, cần xây dựng một hệ thống quản lý các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA) và khung pháp lý công nhận giá trị của chứng thư số.

Thứ ba, sự phát triển của Internet cần sự đóng góp rất lớn từ các công ty cung cấp dịch vụ truy nhập. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ khuyến khích những người dùng mới bằng cách cho họ sử dụng Internet miễn phí một năm, mức cước phí không cao nhưng cung cấp cho người dùng nhiều giá trị gia tăng kèm theo. Nhờ vậy, số người sử dụng Internet tăng nhanh và tạo thuận lợi cho việc phát triển thanh toán điện tử, cùng các dịch vụ Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử.

Thứ tư, Chính phủ cần quan tâm bảo vệ nhà đầu tư. Khi thị trường năng động và ít ổn định hơn trước, giao dịch điện tử có thể gặp nhiều rủi ro. Trước hết cần chú ý tới độ tin cậy của hệ thống giao dịch điện tử. Nếu có sự cố cần phải có hệ thống hỗ trợ hoặc hệ thống khác dự phòng. Việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp quản lý và xử phạt những vi phạm nhằm ngăn chặn hành vì thao túng thị trường. Trong phạm vi giao dịch điện tử, những tác nhân thao túng thị trường sẽ dễ gây ra những hành vi gian lận hơn. Khi đó rất cần tới vai trò quan trong của các nhà chức trách nhằm thiết lập một thị trường ổn định.

Có thể thấy giao dịch điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chứng khoán vì đó là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng được tối đa mọi nguồn lực. Giao dịch điện tử đem lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư khi giúp họ tiết kiệm về chi phí và thời gian giao dịch, cập nhật thông tin nhanh chóng và đầy đủ. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro khi các tác nhân thao túng thị trường có thể dễ dàng gây ra các hành vi gian lận hoặc đánh cắp dữ liệu thông tin của người tham gia giao dịch.

Vì vậy, Nhà nước cần ban hành pháp luật để điều tiết, can thiệp vào hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán nhằm bảo đảm sự ổn định, phát triển của nền chứng khoán nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Để đạt được mục tiêu này, pháp luật về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán phải hướng tới giải quyết hai nội dung là xây dựng pháp luật hài hòa với chính sách pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, đồng thời, bảo vệ cho các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Theo đó, pháp luật đặc biệt chú ý tới các nhóm quy định về tiếp cận thị trường; nhóm quy định về chữ ký điện tử và xác thực chữ ký điện tử; nhóm quy định về quyền, nghĩa vụ của công ty chứng khoán và nhà đầu tư; nhóm quy định về công bố thông tin.

Hiện nay, pháp luật về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán của hầu hết các quốc gia đều có quy định về tất cả các nội dung này, tuy nhiên mức độ yêu cầu của pháp luật đối với từng nội dung đều có sự khác biệt phụ thuộc vào hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin mà mỗi quốc gia áp dụng cũng như phụ thuộc vào khả năng nhận thức của nhà đầu tư chứng khoán tại các quốc gia đó. Tuy nhiên, trên cơ sở tham khảo pháp luật của các quốc gia này, Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, nhà nước phải được thể hiện rõ vai trò trên hai lĩnh vực cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ giao dịch điện tử.

Thứ hai, cần xào dựng một hệ thống quản lý các nhà cung cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA) và khung pháp lý công nhận giá trị của chứng thư số.

Thứ ba, cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu từ những khoản lựa chọn phương thức giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.

Thứ tư, cần đề ra các biện pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro của giao dịch điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

 


[1] Xem U.S.Code, Title 11, https://www.law.cornell.edu.

[2] Xem Tamar Frankel: The Internet, Securities Regulation, and Theory of Law, Chicago-Kent Law Review, 1998, p.73, https://scholarship.kentlaw.iit.edu/cgi/viewcontent.cgi?referer-h ttps://www.google.com.vn/&httpsredir=1&article 3150&context cklawr eview, tháng 10/1998,

[3] Xem Hans R.Stoll: Electronic Trading in Stock Markets, Journal of Economic Perspectives, 2006, 20, tr.153-174, https://pubs.aeaweb.org/doi/pdfplus/10.1257/089533006776526067, tháng 12/2006

[4] Xem Japan Securities Research Institute: Securities Market in Japan, 2014, http://www.jsri.or.jp/publish/english/pdf/ english_07.pdf, tr.35-37.m

[5] Xem Sadakazu Osaki: Legal Issues Concerning the Use of the Internet in Securities Markets: The Japanese Case, Capital Research Journal, 2001, 4, (3), http://www.niemr.com/niemr/ english/report/repo/2001/2001aut02.pdf.

[6] Xem Nguyễn Hải Nam: Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam, 2008, Đề tài của Ban Phát triển thị trường - Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Hà Nội, tr.26-35.

[7] Xem Nguyễn Hải Nam: Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam, Đề tài của Ban Phát triển thị trường - Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Hà Nội, 2008, tr.35-42.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành