Thứ sáu, 28 Tháng 5 2021 08:29

GIỚI THIỆU CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA QUỐC HỘI

(PHẦN 2. Phương thức giám sát của Quốc hội
đối với cơ quan quyền lực nhà nước)

 

Quốc hội Việt Nam thực hiện chức năng giám sát bằng các hình thức: nghe báo cáo của các cơ quan nhà nước tại các cuộc họp; các đại biểu có thể thực hiện quyền chất vấn của mình tại kỳ họp hoặc ngoài kỳ họp. Các đại biểu Quốc hội thực hiện chức năng giám sát bằng các đoàn kiếm tra, thường là các đoàn kiểm tra của các ủy ban và Hội đồng dân tộc của Quốc hội.

Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội được thực hiện thông qua các hình thức như:

2.1. Xem xét báo cáo

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát thông qua việc xem xét, thẩm tra báo cáo công tác hằng năm, sáu tháng và báo cáo chuyên đề của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Bên cạnh đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có thể yêu cầu các thành viên của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trực tiếp đến báo cáo hoặc báo cáo bằng văn bản hay cung cấp các tài liệu mà Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội quan tâm.

2.2. Giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành các văn bản trái với quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2.3. Chất vấn

Đây là hình thức giám sát quan trọng, thế hiện trực tiếp quyền giám sát của Quốc hội, thể hiện rõ nét tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Chất vấn là quyền của mỗi đại biểu Quốc hội, nhưng khi đại biểu thực hiện quyền này thì có tính chất là một hoạt động giám sát của Quốc hội. Có hai hình thức chất vấn của đại biểu Quốc hội, đó là chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội và giữa hai kỳ họp Quốc hội. Quốc hội có thể giám sát được hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội thông qua việc trả lời của người bị chất vấn.

2.4. Các đoàn đi giám sát ở các địa phương

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc và các Ủy ban của Quốc hội dựa trên chương trình giám sát hằng năm, căn cứ tình hình thực tếsẽ thành lập các đoàn giám sát để đi giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ, hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương. Tùy theo tính chất của sự việc và cấp độ của nội dung giám sát, thành phần đoàn giám sát có thể bao gồm: lãnh đạo Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại diện các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và đại diện của các cơ quan chuyên môn có liên quan đến nội dung giám sát. Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức bị giám sát cung cấp các tài liệu liên quan tới hoạt động giám sát, hoặc yêu cầu các tổ chức, đơn vị, cá nhân trả lời những vấn để mà đoàn giám sát quan tâm.

Điều 11, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định:

“1. Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan khác do Quốc hội thành lập và các báo cáo khác quy định tại Điều 13 của Luật này.

2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Luật này có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

3. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người сао, bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này.

4. Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề.

5. Xem xét báo cáo của Uy ban lâm thời do Quốc hội thành lập để điều tra về một vấn đề nhất định.

6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

7. Xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốchội về kiến nghị giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội".

Như vậy, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 còn xác định rõ thêm một số hoạt động thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội: xem xét báo cáo giám sát chuyên đề; xem xét báo cáo của Ủy ban lâm thời do Quốc hội thành lập để điều tra về một vấn đề nhất định; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kiến nghị giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, Quốc hội còn thành lập Ủy ban Giám sát để bảo đảm việc thực hiện giám sát đúng quy trình, đúng pháp luật. Việc thực hiện hình thức này vẫn còn thể hiện nhiều bất cập và hạn chế. Đó là việc các ủy ban tiến hành số lượng khá lớn các đoàn đi giám sát thực tiễn. Lĩnh vực được giao giám sát lại quá rộng nên chưa thể bao quát hết toàn bộ nội dung mà chương trình giám sát của ủy ban đã đề ra. Bên cạnh đó, việc phối hợp hoạt động giám sát giữa các ủy ban chưa hặt chẽ theo một chương trình, kế hoạch giám sát thống nhất dẫn đến việc cùng một vấn đề của một địa phương lại có những đoàn khác nhau giám sát, đôi khi còn trùng cả thời điểm giám sát. Thực trạng này đã được một số đại biểu Quốc hội và nhân dân nhận xét: tình trạng đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình một cách hình thức, còn thụ động và chưa làm hết trách nhiệm, hầu như chỉ đi xuống nghe địa phương báo cáo rồi về làm kiến nghị. Vì vậy, chưa có thể hội đủ thông tin, các yếu tố cần thiết để kết luận, kiến nghị cụ thể về vấn đề được giám sát.

Thông qua các cơ chế giám sát của Quốc hội có thể thấy, Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình bằng hai cách: trực tiếp - bằng chính hoạt động của Quốc hội và gián tiếp động giám sát của một số cơ quan nhà nước được Quốc hội ủy quyền. Hai hình thức này có liên hệ gắn bó với nhau, tạo thành một hoạt động giám sát thống nhất nhằm bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và luật do Quốc hội ban hành. Tuy nhiên, mỗi hình thức này lại có tính độc lập tương đối với nhau.

Khi đã giao quyền hoạt động giám sát cho các cơ quan nhà nước trong những phạm vi giới hạn xác định thì Quốc hội không bao biện làm thay, không can thiệp vào hoạt động của những cơ quan đó trong từng trường hợp cụ.

Có thể nói, Hiến pháp và các văn bản pháp luậtđã ghi nhận khá đầy đủ và rõ ràng chức năng giám sát của Quốc hội và phương thức để thực hiện chức năng đó. Những quy định trên đây đã giúp cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện tốt hơn quyền giám sát của mình. Hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung vàcá nhân mỗi đại biểu Quốc hội nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, động lực, năng lực và kỹ năng của các chủ thể.

Nhằm tăng cường vai trò và hiệu lực giám sát của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Đây là quy định mang ý nghĩa lớn trong tiến trình dân chủ hóa các hoạt động của Nhà nước. Với thẩm quyền có được này, Quốc hội với vai trò giám sát đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nâng lên. Cụ thế hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 12 và Điều 13, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2016 đều có những quy định liên quan tới việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó:

“Điều 12: Lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:

a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;

b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồngdân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;

c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.

Điều 13: Bỏ phiếu tín nhiệm Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trongcác trường hợp sau đây:

a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;

b) Có ý kiến bằng văn bản của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;

c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy bancủa Quốc hội;

d) Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy địnhtại Điều 12 của Luật này mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.

2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm".

Quyền bỏ phiếu tín nhiệm là quyền được thực hiện chủ động từ phía các đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, chỉ có Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền tự mình trình việc bỏ phiếu tín nhiệm với Quốc hội, các chủ thể khác thực hiện quyền của mình thông qua việc kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Ở nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2, Hiến pháp năm 2013).

Chúng ta không thừa nhận nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức quyền lực nhà nước, chính vì vậy hoạt động giám sát nói chung và hoạt động giám sát của Quốc hội nói riêng có những đặc điểm khác biệt. Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân:

Quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân là thống nhất và phải được tập trung thống nhất vào một cơ quan đại diện quyền lực nhà nước duy nhất và cao nhất mà ở nước ta là Quốc hội. Tuy nhiên, sự thống nhất này không loại trừ sự cần thiết phải có các thiết chế nhà nước truyền thống khác (Chính phủ, Tòa án...) để thực hiện phân công, phân nhiệm. Các thiết chế này phải được tổ chức trên nguyên tắc phái sinh từ cơ quan đại diện quyền lực nhà nước.

Quyền lực của những cơ quan này có tính chất phái sinh từ quyền lực của Quốc hội nên những cơ quan này chịu sự giám sát của Quốc hội. Hoạt độnggiám sát của Quốc hội có nội dung là theo dõi, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động chấp hành pháp luật của những cơ quan nói trên. Vậy, Quốc hội có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và các đạo luật do chính mình ban hành hay không và ai là người giám sát hoạt động của Quốc hội? Quốc hội trước hết phải tự giám sát trong hoạt động của chính mình. Do đó, hoạt động giám sát của Quốc hội còn có khía cạnh tư giám sát.

Tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp 2013

2. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015

3. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành