Singapore là một quốc gia được lột xác thành một trong những trung tâm tài chính, thương mại hàng đầu thế giới mặc dù trước đó quốc gia này đang ngập tràn những khó khăn và thách thức. Theo bình chọn của Tạp chí Forbes năm 2017, trên cơ sở số liệu công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Singapore được xem là trung tâm công nghệ, sản xuất và tài chính với thu nhập bình quân đầu người trên 56.700 USD, là quốc gia giàu thứ ba trên thế giới, chỉ sau Qatar (88.000 USD) và Luxembourg (81.000 USD). Các chỉ số xếp hạng của Singapore về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) đứng thứ 47/127 và chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) xếp thứ 3/137. Để đạt được kỳ tích phát triển như ngày nay, Singapore phải vượt qua rất nhiều thách thức của một quốc gia diện tích nhỏ hẹp, không có tài nguyên thiên nhiên. Chìa khóa cho sự chuyển mình của Singapore chính là việc quốc gia này đã tạo ra một trung tâm tài chính quy mô hàng đầu châu lục, cũng như thế giới (10% GDP của Singapore đến từ lĩnh vực tài chính). Hành trình vươn lên trở thành con rồng châu Á của Singapore chỉ trong vòng 30 năm. Sự phát triển của quốc đảo này là do cách lựa chọn mục tiêu và các giải pháp phát triển thông minh mà Lý Quang Diệu đã đưa ra qua các giai đoạn với nhiều điểm khác với sự phát triển thành nước công nghiệp của Hàn Quốc và Nhật Bản, bắt nguồn từ triết lý phát triển đất nước sâu sắc của người đứng đầu quốc đảo này: “Để Singapore tồn tại được, chúng ta không thể chỉ là một quốc gia tầm thường. Chúng ta phải nỗ lực phi thường, chúng ta phải trở nên khác biệt”.
1. Xác định các tiêu chí và giải pháp đạt các tiêu chí nước công nghiệp giai đoạn 1964-1979
Với mức tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người là khoảng 395 USD vào những năm 1960, Singapore là đất nước thuộc Thế giới thứ ba với kết cấu hạ tầng thấp kém và nguồn lực hạn chế, các dịch vụ hỗ trợ quân sự và trung chuyển đóng góp một tỷ trọng lớn vào thu nhập quốc dân, trong khi sản xuất chỉ đóng góp một tỷ lệ khiêm tốn là 12% vào tổng sản phẩm trong nước.
Chính giấc mơ lớn muốn đưa đất nước phải vượt lên phát triển cao hơn, khác biệt so với phần còn lại của thế giới đã thôi thúc lãnh đạo và người dân Singapore đồng tâm, hiệp lực thực hiện các mục tiêu tham vọng. Ngay khi nắm quyền lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tìm hiểu về các nước trên thế giới và nhận thấy rằng các nước châu Á hầu hết đều là những nước thu nhập thấp, kết cấu hạ tầng đều rất nghèo nàn và chưa được đầu tư hiện đại, trình độ giáo dục thấp kém rất nhiều so với các nước phương Tây. Đặc biệt, ông nhận ra một quy luật đơn giản là mọi người, đặc biệt là những người giỏi đến các nước có nền giáo dục hiện đại để học tập, đến những nơi có kết cấu hạ tầng tốt để sinh sống và làm việc. Chính vì vậy, ông mơ ước xây dựng một đất nước Singapore thành một quốc đảo mọi người dân đều giàu có và hạnh phúc, mọi người trên thế giới đều mong muốn đến làm việc và đặc biệt là nơi mà mọi người châu Á đều mong muốn đến để học tập và phát triển. Chính vì vậy, chính phủ Singapore rất quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng, giáo dục - đào tạo, xây dựng văn hóa, đổi mới sáng tạo và môi trường sống trong lành, văn minh. Ngay sau khi rời khỏi Liên minh Malaysia, chính phủ Singapore đã xác định Singapore cần phải nhìn vượt lên trên và làm giàu bằng cách xuất khẩu những sản phẩm cao cấp cho các nước giàu ở phương Tây và Nhật Bản.
Một trong những dấu ấn quan trọng nhất mà chính phủ Singapore đã triển khai là thành lập Ban Phát triển Kinh tế (EDB) ngay từ năm 1961 với mục đích tạo lập nên các chính sách kinh tế quốc gia. Ban đầu, EDB tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất, thu hút vốn đầu tư. Nhiều tập đoàn công nghiệp được thành lập. Chính sách thuế hấp dẫn, chi phí hoạt động thấp cùng môi trường nhân công nói tiếng Anh đã thu hút hàng loạt tập đoàn, công ty của nước ngoài ồ ạt đổ đến Singapore làm ăn. Nước này cũng thu hút được hai đại gia dầu lửa của thế giới là Shell và Essco đến xây dựng nhà máy lọc dầu. Đến giữa năm 1970, Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới. Singapore đã có rất nhiều chính sách ưu đãi FDI để thu hút các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là các nhà sản xuất sản phẩm xuất khẩu, vì họ cho rằng các tập đoàn đa quốc gia khi đến Singapore sẽ mang theo ca hệ thống phân phối và thị trường. Do đó, khi các tập đoàn sản xuất tại đây và xuất khẩu ra nước ngoài, họ cũng mở ra cho Singapore cánh cửa tới phần còn lại của thế giới.
Sau những ngành mũi nhọn ban đầu là công nghiệp lọc dầu, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, EDB cũng tập trung phát triển các ngành dịch vụ nhờ sự phát triển của ngành bến cảng và thương mại. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, ngành sản xuất cũng chuyển dịch từ hàm lượng kỹ thuật thấp đến cao, như chất bán dẫn, đồ điện tử,...
Dấu ấn quan trọng khác đóng góp cho sự phát triển của Singapore là thành lập Ban Phát triển Nhà ở (HDB) vào đầu những năm 1960. Hoạt động của Ban này đã tạo ra những thay đổi ảnh hưởng đến đại đa số dân chúng Singapore sau này. Vào những ngày đầu, mục tiêu quan trọng nhất của HDB là xây được càng nhiều các chung cư giá rẻ càng tốt, nhằm giúp người dân có thể thuê được chỗ ở chất lượng với chi phí thấp. Chỉ trong một thời gian ngắn, HDB đã biến đổi những khu đầm lầy thành các tòa nhà chung cư, giúp những người gốc Singapore, hay gốc Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ rời khỏi đặc khu của mình để hòa nhập vào các cộng đồng chung, được quy hoạch ngăn nắp. Giai đoạn sau này, người dân được phép mua lại những căn hộ mà họ đã thuê. Chính phủ Singapore cũng trải qua nhiều lần nâng cấp, thay mới những tòa nhà cũ để đem lại cho người dân cuộc sống tốt hơn. Ngày nay, 82% dân cư Singapore sống trong các căn hộ do HDB cung cấp.
Chính phủ Singapore đã tập trung vào bồi đắp những yếu tố cơ bản của nền kinh tế - khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, thực hiện chính sách phát triển chuyển từ thay thế nhập khẩu sang chính sách hướng mạnh về xuất khẩu. Để thực hiện chiến lược đó, chính phủ Singapore đã nhấn mạnh hai giải pháp là khuyến khích đổi mới sáng tạo và coi trọng người tài. Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng: “Con người là nhân tố quan trọng nhất. Để phát triển, trước hết chúng ta cần người tài. Chúng ta cần thu hút các tài năng quốc tế song song với chú trọng nuôi dưỡng các tài năng trong nước. Chúng ta cần cả hai". Để nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong nước, Singapore chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Singapore thực hiện Chương trình "Skills Future - Kỹ năng tương lai" như một phong trào quốc gia cung cấp cho mọi người dân các cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của mình trong suốt cuộc đời, không phân biệt điểm xuất phát. Tuy nhiên, vấn đề thu hút tài năng là người nước ngoài tới Singapore sinh sống và làm việc mới là trọng tâm chiến lược. Chính sách thu hút tài năng quốc tế tập trung vào ba nhóm đối tượng:
Thứ nhất, người tài tốp đầu như các giám đốc điều hành, nhà khoa học, học giả, nghệ sĩ;
Thứ hai, các chuyên gia như kỹ sư, kế toán, nhân lực công nghệ thông tin, giáo viên;
Thứ ba, công nhân có tay nghề cao, Singapore triển khai các chương trình thu hút tài năng quốc tế áp dụng với từng nhóm đối tượng, ví dụ Chương trình. Contact Singapore - Kết nối Singapore" có văn phòng đại diện đặt tại châu Âu, châu Mỹ, châu Á (Bắc Kinh và Thương Hai cung cấp các dịch vụ trọn gói đối với các tài năng quốc tế muốn làm việc tại Singapore; Chương trình "CareeraSingapore - Nghề nghiệp tại Singapore" áp dụng đối với người nước ngoài đã làm việc ở Singapore năm. Chương trình “Experience Singapore - Trải nghiệm Singapore" dành cho các sinh viên nước ngoài mới tốt nghiệp đại học. Chính vì vậy, chỉ sau 5 năm phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động. Singapore đã chuyển nhanh sang phát triển công nghiệp dựa trên lao động được đào tạo có kỹ năng vào những năm 1970. Giáo dục cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm tạo ra nguồn nhân lực kế cận có chất lượng cao.
Về đối nội Singapore thực thi chế độ một đảng lãnh đạo với những luật lệ nghiêm khắc, phạt từ những điều nhỏ nhấtt như xả rác công viên, kéo nước nhà vệ sinh, nhóm họp từ 5 người phải xin phép.... Sự nghiêm khắc này đã giúp quốc đảo sư tử trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới. Chính sự an toàn cũng như thịnh vượng của quốc đảo đã thu hút dân cư tới từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu.
Hình ảnh một Singapore xanh và sạch được ông Lý Quang Diệu vạch ra từ những năm 1960. Tầm nhìn về Thành phố vườn được khỏi xướng từ năm 1967 nhằm đưa Singapore trở thành một thành phố nhiều cây xanh và môi trường trong sạch. Lý Quang Diệu tin rằng, hình ảnh Singapore sẽ không lẫn vào các nước Thế giới thứ ba chỉ bằng biện pháp đơn giản: trồng nhiều cây cối để phủ xanh quốc đảo. Vị thủ tướng đầu tiên của quốc đảo luôn nhấn mạnh việc mở rộng độ che phủ của cây xanh để giảm hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngày 16/6/1963 là dấu mốc quan trọng trong chiến dịch trồng cây ở Singapore, khi ông Lý Quang Diệu tự tay cuốc đất để trồng một cây thành ngạnh. Các nhà sử học ví hành động trồng cậy của ông Lý Quang Diệu giống như việc gieo những hạt giống đầu tiên của giấc mơ “khu vườn Singapore" xuống mảnh đất cằn cỗi trong quá khứ. Poon Hong Yuen, Chủ tịch Ủy ban Quản lý công viên quốc gia Singapore (NParks), nói đây là phần thiết yếu trong quá trình xây dựng đất nước. Ông Poon khẳng định: “Một thành phố xanh với khâu quản lý, quy hoạch hiệu quả sẽ gửi tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư”. Hơn nữa, nó cũng truyền cảm hứng đến người dân Singapore, khiến họ tự hào rằng họ đang sống trong một “thành phố vườn”. Ngày trồng cây được chính thức công bố từ năm 1971, Luật về công viên và cây xanh được ban hành năm 1975, nhiều công viên mới được xây dựng từ giữa những năm 1970 và con đường - hành lang xanh kết nối các công viên trong thành phố.
Ngoài ra, chính phủ Singapore còn rất quan tâm đẩy mạnh các chính sách xã hội như nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục. Do vậy, cuộc sống người dân luôn được chăm lo và bảo đảm những điều kiện tốt nhất. Khi đánh giá về sự phát triển của nền kinh tế Singapore giai đoạn này, nhà kinh tế học tại Đại học Michigan (Hoa Kỳ) Linda Lim đã nói: "Tôi nghĩ không còn nền kinh tế nào khác, ngay cả một số nước được cho là các con rồng ở châu Á, có nhiều chỉ số thống kê tốt về tăng trưởng nhanh chóng, tỷ lệ việc làm cao và các chỉ số xã hội tích cực khác như tuổi thọ trung bình, giáo dục và nhà ở, đều tốt đẹp trong 20 năm đầu sau khi lập quốc. Lim cũng cho rằng, sự tăng trưởng thần ký của Singapore gắn chặt với những giá trị về sự hòa hợp ở một đất nước đa dạng tôn giáo, đa sắc tộc và hệ thống chính sách phát triển nhân tài, nền giáo dục tiêu chuẩn cao ở mọi cấp.
Bên cạnh đó, Singapore cũng có mục tiêu phát triển cụ thể trong từng lĩnh vực và từng giai đoạn. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, ví dụ đối với ngành công nghiệp y sinh, Singapore đề ra mục tiêu chiến lược thương mại hóa kết quả nghiên cứu với tư cách một trung tâm tầm cỡ toàn cầu về nghiên cứu công nghệ y sinh. Chính sách thu hút người tài trong ngành y sinh tập trung vào ba nội dung:
Một là xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành khu công viên khoa học y sinh mới như một hệ sinh thái tích hợp ba chức năng phục vụ môi trường làm việc, sống và giai trí thư giãn;
Hai là thu hút các công ty công nghệ y sinh quốc tế đầu tư vào Singapore;
Ba là tuyển dụng các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới nhằm thúc đẩy gắn kết giữa nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Để thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành công nghệ y sinh tại Singapore, ngoài chính sách ưu đãi thuế và tài chính còn chú trọng các quyền sở hữu trí tuệ, cho phép doanh nghiệp nước ngoài thu hút tài năng vào làm việc; môi trường nói tiếng Anh; cơ hội phát triển kinh doanh.
Đón làn sóng dịch chuyển công nghệ điện tử từ Hoa Kỳ, công nghiệp điện tử của Singapore đã bắt đầu phát triển mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,1%/năm trong suốt giai đoạn 1965 - 1978. Bước đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là khi Texas Instruments bắt đầu sản xuất chip bán dẫn ở Singapore năm 1968 National Semiconductors theo chân ngay sau đó. Hewlett-Packard là một cái tên khác bị thu hút bởi Singapore và General Electric thành lập tới 6 cơ sở sản xuất ở đây. Để sử dụng một cách hợp lý nguồn tài sản quốc gia, Singapore đã lập Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Temasek năm 1974. Sau đó, do sự khan hiếm về nguồn nhân lực và công nghệ, chính phủ Singapore đã chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu. Trong những năm 1974-1979, tốc độ tăng trưởng công nghiệp suy giảm do cuộc khủng hoảng dầu mỏ, sau đó phục hồi vào cuối những năm 1970. GDP bình quân đầu người của Singapore từ mức trên 500 USD năm 1965 đã đạt mức 4.070 USD năm 1979.
2. Xác định các tiêu chí và giải pháp đạt các tiêu chí nước công nghiệp từ năm 1980 đến nay
Trong những năm 1980, Singapore phát triển được nền công nghiệp hiện đại dựa trên khoa học và công nghệ, kỹ năng và tri thức làm nền tảng quan trọng để hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu trong những khâu có giá trị gia tăng cao. Có thể thấy, mỗi một giai đoạn 10 năm, kinh tế Singapore đã có những bước chuyển sang nấc thang" giá trị cao hơn một cách ấn tượng. Bước sang giai đoạn mới, Singapore tiếp tục đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động và sức ép tăng lương. Để cạnh tranh với những nền kinh tế mới nổi ở châu Á, có lợi thế về lao động dồi dào và giá rẻ, chính phủ Singapore đã chuyển sang chính sách tập trung vào phát triển các ngành công nghệ cao. Các giải pháp đưa ra là thực thi chính sách điều chỉnh tiền lương 3 năm một lần, khuyến khích các công ty áp dụng công nghệ hiện đại như tin học hóa, tự động hóa.v.v.. vào hoạt động tác nghiệp, đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua nền giáo dục và đào tạo có chất lượng cao. Trong giai đoạn này, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp điện tử phát triển mạnh mẽ. Singapore trở thành quốc gia cung cấp linh kiện điện tử cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 1986, nền kinh tế Singapore một lần nữa lại đối mặt với sự suy giảm, chính sách được chính phủ đưa ra lần này là giảm thù lao lao động, phủ giá đồng tiền, giảm chi phí có liên quan đến các hoạt động của chính phủ. Những giải pháp này đã cải thiện đáng kể sức cạnh tranh của Singapore và cùng với sự phục hồi của thị trường, tăng trưởng kinh tế của Singapore lại được cải thiện. Trong giai đoạn này, công nghiệp Singapore được nâng cấp, tăng mức đầu tư vốn và giá trị gia tăng tính trên mỗi lao động, tăng mức độ phức tạp của công nghệ. Công nghiệp điện tử tiếp tục được phát triển, tập tri nhiều vào sản xuất ổ địa và máy tính.
Vào cuối những năm 1980, Singapore đã tập trung vào xuất khẩu dịch vụ, chuyển thành trung tâm kinh doanh quốc tế và thu hút các công ty đa quốc gia đặt trụ sở chính ở đó để thực hiện phát triển sản phẩm, quản lý các hoạt động dự trữ, cung cấp các dịch vụ hành chính, quản trị và kỹ thuật. Singapore cũng trở thành tụ điểm kết nối dịch vụ thương mại, tài chính, vận tải và truyền thông. Kinh tế Singapore đạt được những thành tựu to lớn, thu nhập bình quân đầu người đạt mức trên 10.711 USD năm 1989. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới năm 1994 đạt 10%, năm 1995 là 8,9%. Trong những năm 1990, Singapore trở thành nền kinh tế có công nghệ thống tin và truyền thông phát triển ở trình độ hiện đại, trở thành tạ điểm kết nối kinh doanh lớn trên thế giới và trở thành một trong mười nước có chỉ số kinh tế tri thức (KEI) cao nhất trên thế giới. EDB hiện quản lý 21 văn phòng ở 12 quốc gia, trong đó có bị văn phòng ở Hoa Kỳ. Các khoản đầu tư và những ngành công nghiệp do EDB giám sát hiện đóng góp 40% GDP của Singapore, Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong những năm 1997 - 1998 giúp Singapore nhận thấy cạnh tranh của nền kinh tế dang suy giảm và cần tìm một động lực tăng trưởng mới, do đó Singapore đã đặt ra mục tiêu chuyển sang phát triển nền kinh tế tri thức. Vào cuối giai đoạn này, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Singapore đã đạt mức xấp xỉ 22.000 USD. Năm 1997, có gần 200 công ty Hoa Kỳ đặt cơ sở ở đây với tổng vốn đầu tư lên đến 19 tỷ USD. Để có được vị trí có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, Singapore phải luôn duy trì năng lực cạnh tranh quốc gia trên thị trường thế giới. Do đó, chính phủ Singapore thường xuyên rà soát và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, nhằm liên tục thích ứng với những thay đổi của thực tiễn, liên tục đổi mới để thúc đẩy phát triển. Khác với nhiều quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, quốc đảo này xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia nằm ở khả năng hoạch định chiến lược phát triển dài hạn với những bước đi táo bạo, sáng tạo, phi truyền thống; với hệ thống cơ quan công quyền vận hành tốt, tập trung, hướng tới kết quả cuối cùng.
Thành công của Singapore phụ thuộc vào một tam giác vững chắc bao gồm ba đỉnh là chính phủ, vốn tư nhân cùng các doanh nghiệp. Trong thập kỷ vừa qua, Singapore đã định hình thành một trung tâm start-up trong khu vực Đông Nam Á, với những kỳ lân công nghệ như Grab có trụ sở chính được đặt tại đây. Các công ty khởi nghiệp nội địa cũng xuất hiện với những gương mặt mới đầy triển vọng như công ty quảng cáo rao vặt trên di động Carousell hay nền tảng giảm giá tiền mặt Shophack, cả hai đều do người địa phương sáng lập. Chính phủ Singapore đã xây dựng đề án trợ cấp nhằm đặt nền móng để Singapore phát triển thành trung tâm đổi mới và start-up của khu vực, khuyến khích dòng vốn tư nhân, cung cấp kết cấu hạ tầng cần thiết cho các công ty khởi nghiệp.
Ngoài việc gây dựng nền kinh tế khởi nghiệp, Singapore còn trở thành nơi thu hút các công ty công nghệ nước ngoài và là trung tâm kỹ thuật cho nhiều tập đoàn khổng lồ về công nghệ trên thế giới. Những công ty đa quốc gia không lồ về công nghệ như Facebook, Google, Linkedin và Microsoft đều đã chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở khu vực của mình. Singapore đã chú trọng thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp: phối hợp giữa các trường đại học, học viện với các công ty tư nhân nhằm cung cấp lực lượng lao động đã qua đào tạo; quan tâm đến nâng cao chất lượng cuộc sống để thu hút các doanh nhân toàn cầu, những tài nặng hàng đầu thế giới. Singapore là quốc gia đã đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng năm 2019 về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.
Điểm mấu chốt của chiến lược phát triển quốc gia trong giai đoạn này là điều chỉnh các chính sách, nhằm xác định được vị thể đất nước trong thời đại công nghiệp 4.0. Mặc dù đã tập trung từ đầu những năm 2000 cho bước chuyển sang nền kinh tế dựa vào trí thức nhờ sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển, song Singapore vẫn tiếp tục chiến lược tạo đột phá trong các ngành khoa học và kỹ thuật có tác động sâu sắc đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và cuộc sống. Chính phủ Singapore đã xác định bốn lĩnh vực công nghệ cần gây dựng, bao gồm khoa học dữ liệu với trí tuệ nhân tạo (Al), an ninh mạng, Internet kết nối vạn vật (lol) và kết cấu hạ tầng cho truyền thông trong tương lai như mạng di động 5C, Singapore đã đầu tư 19 tỷ đôla để xây dựng đất nước thành trung tâm R&D toàn cầu. Singapore cũng dành ra những nguồn đầu tư lớn để mở rộng đầu tư vào các ngành công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, chương trình siêu máy tính và robot, cũng như liệu pháp tế bào và công nghệ thực phẩm.
Mặc dù nguồn vốn dồi dào, Singapore vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân tài, đặc biệt là với dân số thấp so với các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Một giải pháp được đặt ra là thu hút nhân tài quốc tế, đồng thời chuẩn bị cho người dân của mình những kỹ năng cần thiết để thực hiện các mục tiêu công nghệ riêng. Các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục các doanh nhân tương lai và nuôi dưỡng từ duy đổi mới và khởi nghiệp.
Singapore luôn coi đầu tư mạnh cho kết cấu hạ tầng và giáo dục chính là sự hỗ trợ trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, quốc gia này không ngừng đầu tư vào giáo dục và coi đây là con đường để cải thiện mức sống của người dân. Theo kết quả khảo sát năm 2016 của OECD, Singapore đứng đầu bảng xếp hạng giáo dục quốc tế PISA và có xu hướng ngày càng bỏ xa các nước khác. Được nhà nước quan tâm đầu tư, Singapore đang hướng tới hệ thống giáo dục linh hoạt và đa dạng hơn, với mục tiêu giúp học sinh khám phá tiềm năng để đưa ra các lựa chọn tốt hơn, phù hợp hơn với năng khiếu, sở thích và năng lực cá nhân. Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết: “Ở Singapore, chúng tôi cố gắng đào tạo mọi người cho công việc mà họ có khả năng làm được. Do đó, khi sinh viên của chúng tôi tốt nghiệp, họ tìm được việc làm ngay". Thanh niên Singapore luôn tự đặt câu hỏi cho mình và tìm kiếm câu trả lời, sẵn sàng suy nghĩ theo cách mới, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để mở ra cơ hội mới cho tương lai.
Bên cạnh đó, cũng trong giai đoạn này, Singapore đưa ra tầm nhìn xây dựng thành phố trong vườn. Tầm nhìn Thành phố trong vườn (City in a Garden) được khởi xướng từ năm 1998 như một giai đoạn tiếp theo của Tầm nhìn Thành phố trong vườn với các hoạt động trọng tâm như: xây dựng các khu vườn đảng cấp thế giới; làm trẻ hóa các công viên đô thị và con đường đi bộ; tối ưu hóa các không gian đô thị dành cho cây xanh và giúp con người thư giãn; làm giàu đa dạng sinh học trong môi trường đô thị; lôi cuốn và truyền cảm hứng cho cộng đồng để cùng tham gia đồng sáng tạo vì một Singapore xanh hơn và đáng sống hơn.
Bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế, nhà ở là một nội dung quan trọng của chính sách xã hội. 3/4 số căn hộ ở Singapore do Ban Phát triển nhà ở (HDB) xây dựng với hơn 1 triệu căn hộ. trong đó 80% là người dân Singapore với khoảng 90% trong số đó sở hữu căn hộ của mình. Chất lượng dịch vụ nhà ở luôn được duy trì và cải thiện qua các năm. Chính phủ Singapore cũng có các chương trình trợ cấp, hỗ trợ cho các gia đình trẻ, gia đình có thu nhập thấp. Chi phí mua nhà thường chiếm khoảng 1/4 thu nhập hằng tháng của người dân. Chính phủ Singapore luôn can thiệp để tránh các cơn sốt nóng, chống đầu cơ, hạn chế những rủi ro bong bóng của thị trường nhà ở.
Năm 2018, Singapore đã thành lập Ủy ban Kinh tế Tương lai (CFE) nhằm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế cho thập kỷ tiếp theo. Singapore đã huy động hơn 9.000 cơ quan, từ các hiệp hội ngành nghề, phòng thương mại và công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, giám đốc điều hành các doanh nghiệp, người làm công, sinh viên... tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng chiến lược. Mới đây, CFE đã đưa ra chiến lược đối phó với những thách thức bên ngoài như tăng trưởng toàn cầu chừng lại, thay đổi nhanh chóng về công nghệ, bất ổn chính trị và chống toàn cầu hóa gia tăng.
Để chủ động đối phó với các thách thức trong tương lai, Singapore tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục với việc giới thiệu chương trình “Kỹ năng tương lai", phát triển kỹ năng chuyên sâu hơn cho người lao động, tích hợp đào tạo kỹ năng với các trình độ khác nhau, khuyến khích chủ lao động tự đầu tư đào tạo nghề và kỹ năng cho người lao động để không ngừng cải thiện năng suất lao động. Trước viễn cảnh tương lai không chắc chắn do những bất ổn khó lường của kinh tế toàn cầu, Singapore đã chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả với các tình huống bất lợi có thể xảy ra.
3. Phân tích yếu tố thành công trong xác định tiêu chí và giải pháp đạt tiêu chi nước công nghiệp
Quá trình phát triển đã giúp một quốc gia nhiều dân tộc (Hoa, Ấn, Mã Lai), nhiều tôn giáo (Khổng giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo...), nhưng xã hội ổn định, mọi người cùng tồn tại bên nhau và cùng đưa đất nước phát triển nhanh, môi trường sạch sẽ và xanh tươi có nếp sống văn minh, kỷ cương và mức độ tham nhũng xếp loại thấp nhất thế giới. Có thể thấy sự phát triển trong những năm 1960 - thâm dụng lao động thập kỷ 1970 - thâm dụng kỹ năng, thập kỷ 1980 – thêm dụng vốn, thập ky 1990 – thâm dụng công nghệ, hiện nay là – thâm dụng tri thức và đổi mới sáng tạo. Các yếu tố thành công sau:
Thứ nhất, về tiêu chí phát triển nước công nghiệp, với mục tiêu biến Singapore trở thành một quốc gia đáng sống, nơi thu hút được những người tài của thế giới, đất nước này đã đặt ra các tiêu chí phát triển hướng vào chất lượng cuộc sống, tuổi thọ và thu nhập ở mức hàng đầu thế giới. Các tiêu chí này được theo đuôi xuyên suốt quá trình phát triển. Thứ hai, về các giải pháp phát triển không cố định cứng nhắc mà lỉnh hoạt được điều chỉnh qua các thời kỳ sao cho tận dụng tốt nhất các cơ hội phát triển. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo Singapore xác định tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc dùng trong các trường học. Đây là một quyết định cực kỳ nhạy cảm tại một quốc gia đa dạng về sắc tộc như Singapore. Ông Lý Quang Diệu kiên định với chính sách của mình bởi nhận thức rõ rằng tiếng Anh là ngôn ngữ để kiếm tiền, giúp Singapore hội nhập kinh tế toàn cầu và một nền kinh tế đa dạng, nhạy cảm kinh doanh.
Thứ ba, để thực hiện các giải pháp của mình, Singapore đã xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, chính phủ Singapore thực hiện mở cửa đồng bộ cắt giam thuế quan, chính sách ưu đãi tín dụng..., để nâng cao chất lượng tín dụng. Chính phủ Singapore luôn có sự can thiệp kịp thời đối với hệ thống ngân hàng, sớm có một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khung khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu để hỗ trợ ngân hàng mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có chương trình hành động bước đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát vốn. Bên cạnh đó, đối với nền tài chính công. Singapore thực hiện chống tham nhũng, lãng phí quyết liệt và có hiệu lực trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội và không chi tiêu tuy tiện công quỹ nhà nước.
Thứ tư, Singapore cũng tập trung nguồn lực phát triển khu vực kinh tế từ nhân thay vì dồn vốn quá nhiều cho các doanh nghiệp nhà nước. Singapore chính là điển hình trong việc tập trung vào kinh tế tư nhân khi gói kích cầu trị giá 20,5 tỷ SGD đã dành tới 8,4 tỷ SGD cho khu vực này.
Thứ năm, Singapore đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ ràng, đi từ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng lao động lớn và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Từ nhiều thập kỷ, Singapore đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hóa thị trưởng và mở rộng đến các thị trường chưa được khai phá. Vai trò xúc tiến thương mại của Singapore thuộc về Hội đồng Phát triển thương mại Singapore (TDB), chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy ngoại thương quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích của quốc đảo này.
Thứ sáu, Singapore ngay từ đầu đã xây dựng quản trị công tốt và đội ngũ công vụ trung thực, hiệu quả. Nền quản trị công tốt là nhu cầu tự thân xuất phát từ bối cảnh năm 1959, nền công vụ Singapore được tiếp quản từ người Anh sau khi Singapore nắm quyền tự quyết và Đảng Nhân dân Hành động (PAP) thắng cử, phải đối mặt với hai thách thức kép là tạo việc làm cho người dân và bảo đảm nhà ở cho dân. Để hoàn thành hai sứ mệnh đầy thách thức này nền công vụ Singapore phải cải tổ theo hướng trung thực và hiệu quả, bảo đảm có đủ năng lực thực thi hiệu lực và hiệu quả các chính sách của chính phủ.
Muốn có nền quản trị tốt, cần bảo đảm các nguyên tắc sau:
Một là nền hành chính quốc gia liêm chính và có trách nhiệm, dựa trên cơ chế thực tài, bảo đảm tuyển dụng người tài làm việc trong bộ máy chính quyền và tinh thần thượng tôn pháp luật;
Hai là chính sách công thực mạnh và thực dụng, bắt buộc sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức. Tính hiệu quả của nền công vụ phụ thuộc vào cơ chế thực tài. Công chức được tuyển dụng trên cơ sở năng lực chuyên môn giỏi và được thăng tiến dựa trên năng lực và tiềm năng. Cơ chế thực tài cho phép chính quyền lựa chọn được những người giỏi nhất có đủ năng lực giải quyết các thách thức quốc gia.
Bên cạnh đó, một nền công vụ hiệu quả cũng đòi hỏi công chức phải có tính trung thực, loại trừ các nguy cơ tham nhũng, bảo đảm chất lượng dịch vụ công, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và thu hút được đầu tư nước ngoài. Nguyên tắc thực tài và trung thực sẽ bảo đảm sự tự tin của nền công vụ và niềm tin của dân chúng đối với chính quyền.
Thứ bảy, Singapore có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa chiến lược phát triển kinh tế và bảo đảm phúc lợi xã hội là định hướng nhất quán trong mọi chính sách. Các chính sách xã hội như giáo dục, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh đã bảo đầm ổn định xã hội, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng và năng suất cao hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự kết hợp giữa kinh tế và phúc lợi xã hội là nền tảng cho mối quan hệ và hợp đồng xã hội giữa chính phủ và người dân. Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Singapore là phải tạo việc làm cho mọi người dân. Khi đất nước không có đất đai để phát triển nông nghiệp và thu hút việc làm thì công nghiệp hóa là một lựa chọn tất yếu. Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài được đặt ra và khi người dân đã có việc làm, thì giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế cần đặt trọng tâm không chỉ vào việc tạo thêm việc làm, mà là tạo việc làm có thu nhập cao hơn.
Thứ tám, Singapore quan tâm đến phát triển hệ thống giao thông đường bộ - giúp người dân di chuyển thuận lợi. Khi chính sách tạo việc làm và nhà ở cho người dân thành công cũng lại tạo ra một thách thức mới, đó là vấn đề tác nghẽn giao thông đô thị. Trước thực trạng đó, chính phủ Singapore đặt ra mục tiêu phải bảo đảm cho giao thông thông suốt, thuận tiện cho người dân đi lại, từ đó giảm các chi phí cơ hội do ùn tắc giao thông gãy ra, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển hiệu quả hơn.
Chiến lược thông minh của chính phủ Singapore là nhằm giải quyết vấn đề giao thông đô thị, đó là: kiểm soát chặt chẽ việc sở hữu và sử dụng xe ôtô cá nhân; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng; đồng bộ hóa quy hoạch hệ thống giao thông và quy hoạch sử dụng đất đai. Đặc biệt, cơ chế thu phí tắc nghẽn giao thông áp dụng từ năm 1998 (Electronic Road Pricing scheme) được coi là một sáng kiến đặc biệt thành công của Singapore trong giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông giờ cao điểm, đã được nhiều quốc gia trên thế giới học tập, áp dụng.
Thứ chín, Singapore luôn phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường - giữ cho đất nước sạch và xây dựng thành phố trong công viên. Khi các điều kiện cơ bản về việc làm, nhà ở và giao thông được bảo đảm, chính phủ Singapore tính đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc bảo đảm một môi trường đô thị sạch và xanh là vô cùng quan trọng đối với sự ổn định xã hội. Từ đó, các chính sách về bảo đảm vệ sinh môi trường, xử lý nước thải thành nước sinh hoạt, phủ xanh các tòa nhà cao tầng với triết lý việc xây dựng các tòa nhà lấy đi thảm cây xanh trên mặt đất thì phải trả lại màu xanh tự nhiên đó trên các nóc nhà hoặc ban công tòa nhà; trồng thêm công viên cây xanh và kết nối các công viên trên toàn thành phố bằng các con đường thư giãn.
Phát triển đô thị - tạo nên một thành phố đáng sống và bền vững cũng là mục tiêu quan trọng của Singapore. Phát triển thành phố trở thành một nơi đáng sống và có tính bền vững, truyền cảm hứng cho hơn 5,6 triệu người dân là mục tiêu mà chính quyền đô thị Singapore hướng tới. Do vậy, quan điểm chỉ đạo quy hoạch đô thị của thành phố dựa trên ba từ khóa cơ bản: Tổng thể (Comprehensive), Tích hợp (Integrated) và Hướng tới tương lai (Forward-looking) với mục tiêu biến Singapore từ “Thành phố vườn" (Garden City, năm 2008) thành "Thành phố trong vườn” (City in a Garden).
Như vậy, chính phủ Singapore đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển thông qua việc đưa ra những chính sách, định hướng và thực thi các hoạt động để phát triển đất nước. Tiêu chí phát triển sẽ gắn với từng thời kỳ khác nhau, trong đó thời kỳ nào cũng có tiêu chí phản ánh tăng trưởng GDP (tiêu chí cứng) và các tiêu chí định hướng khác (linh hoạt thay đổi) như tỷ trọng hàng xuất khẩu (trong giai đoạn đầu) hoặc tỷ trọng dịch vụ có giá trị gia tăng cao (giai đoạn sau). Khác với các quốc gia công nghiệp khác, Singapore cất cánh khi phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như ngân hàng, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Iogiatic. Giải pháp để đạt các tiêu chí nước công nghiệp là đổi mới sáng tạo, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, quản trị đô thị xanh và phát triển giáo dục - đào tạo, kết cấu hạ tầng tốt. Mặc dù có thu nhập bình quân đầu người cao; chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) và chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII) cao nhưng Singapore đến nay chưa phải là thành viên của OECD.
Bài học
Từ những phân tích và đánh giá nêu trên có thể thấy rằng, việc xây dựng và xác định tiêu chí phát triển nước công n ghiệp của Singapore đã rút ra nhiều bài học hữu ích mà Việt Nam có thể tham khảo trong kế hoạch xây dựng mục tiêu nước công nghiệp:
Thứ nhất, khẳng định vai trò của chính phủ trong định hướng phát triển và hoàn thiện thể chế. Thể chế kinh tế hoàn thiện và năng động giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Singapore. Điều này càng được khẳng định khi đổi chiếu với những quốc gia đã trải qua giai đoạn chuyển đổi để trở thành quốc gia phát triển. Chính phủ Singapore luôn hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thông qua việc tạo ra một nền tảng luật pháp chặt chẽ và năng động, phát triển phù hợp với tình hình của đất nước. Một thể chế kinh tế hoàn thiện và năng động sẽ tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển, huy động tốt mọi nguồn lực và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả vì sự phát triển đất nước. Song song với quá trình xây dựng thể chế kinh tế, các chính phủ cũng liên tục cải cách thể chế bởi thế giới luôn thay đổi.
Bên cạnh thể chế, Chính phủ Singapore đã xây dựng nền hành chính công có năng lực, trách nhiệm với người dân và không tham nhũng. Để làm được những điều này, không phải chỉ cần nhà lãnh đạo cao nhất có tài năng, có tầm chiến lược mà cần phải tập hợp được những người tài, có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị và điều hành đất nước.
Thứ hai, xây dựng tư duy chiến lược và văn hóa đổi mới sáng tạo. Thành công của Singapore bắt nguồn từ một triết lý và tự tưởng phát triển đất nước vô cùng sâu sắc của người đứng đầu quốc đảo này - Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Để Singapore tổn tại được, chúng ta không thể chỉ là một quốc gia tầm thường. Chúng ta phải nỗ lực phi thường, chúng ta phải trở nên khác biệt”. Đó là vấn đề tư duy chiến lược về phát triển, có được từ tầm nhìn và văn hóa đổi mới sáng tạo mà người đứng đầu đất nước mong muốn trở thành đặc tính dân tộc được thấm nhuần trong đội ngũ cán bộ đại diện cho quyền lực công cho tới các tầng lớp nhân dân. Văn hóa suy nghĩ khác biệt và tôn trọng sự khác biệt, văn hóa dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của mình để dám dẫn thân sáng tạo, mơ giấc mơ lớn ra ngoài biên giới quốc gia, và nỗ lực phi thường để biến giấc mơ thành hiện thực. Vì vậy để đạt được mục tiêu phát triển cần phải tính tới chiến lược dài hạn, giáo dục quan trí và dân trí theo hướng dũng cảm đổi mới tư duy và khuyến khích văn hóa sáng tạo, suy nghĩ khác biệt và tôn trọng sự khác biệt, không sớm thỏa mãn với những gì đã đạt được để luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân, đưa đất nước tiến về phía trước.
Ba là, hệ thống các tiêu chí phát triển đất nước của một số quốc gia bao gồm các tiêu chí thể hiện sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, sự phát triển của xã hội, bảo vệ môi trường sống, năng lực thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Bên cạnh các tiêu chí cứng thể hiện đích đến của sự phát triển (thường là thu nhập bình quân đầu người hay tăng trưởng GDP) thì tùy từng điều kiện của mình, các quốc gia có những tiêu chĩ mềm, mang tính động hơn có thể điều chỉnh qua từng thời kỳ thể hiện cách thức của sự phát triển (như tiêu chí tỷ trọng xuất khẩu trong GDP tỷ trong sản lượng công nghiệp chế tạo trong GDP, tỷ trọng hàng hóa dịch vụ trong GDP vv..).
Bốn là, Chính phủ Singapore đã quan tâm đến việc đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí và mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ để kịp thời điều chỉnh chính sách cũng như so sánh với sự phát triển ở các quốc gia khác xem minh có bị tụt hậu hay không, thông qua những tiêu chỉ được tính toán và công bố bởi những tổ chức có uy tín trên thế giới.