Thứ sáu, 18 Tháng 2 2022 15:54

KHÁI QUÁT TÍNH CÔNG KHAI, MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đặt vấn đề

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là một trong các giá trị cơ bản của nền công vụ ở hầu hết các quốc gia phát triển bên cạnh các giá trị khác như hiệu lực, hiệu quả, liêm chính... Hoạt động của cơ quan công quyền phải được gắn việc bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn liền với các khái niệm, cơ chế, quy định pháp luật về công khai, minh bạch, dân chủ. Việc đảm bảo tính minh bạch của cơ quan hành chính được đề cập như là một trong những yêu cầu cấp bách trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của Nhà nước cũng như yêu cầu tất yếu trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong thời gian qua của Việt Nam.

Trong lĩnh vực môi trường, việc áp dụng các nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là tiền đề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi các quyền con người. Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người (Stockholm - năm 1972) đã ghi nhận: con người được sống trong một môi trường trong lành là một trong những nguyên tắc trọng tâm của quan hệ giữa các quốc gia. Nguyên tắc 1 nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và đầy đủ các điều kiện sống, trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai sau”[1]. Nguyên tắc 1 trong Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển (Rio de Janeiro -1992 được thông qua với sự đồng thuận của 128 chính phủ trên toàn cầu) cũng khẳng định "Con người là trung tâm của những mối quan tâm về nư phát triển lớn dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên”[2]. Quyền con người được sống trong môi trường trong tình là nguyên tắc trụ cột, là quyền tự nhiên của con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đó là quyền con người được sống trong một môi trường với chất lượng cho phép, cuộc sống được đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường, được hài hòa với tự nhiên. Hay nói cách khác, là quyền được sống trong một vũng không bị ô nhiễm, không bị suy thoái môi trường.

Tuyên bố Rio vì Môi trường và Phát triển năm 1992 cùng thể hiện nhận thức về tầm quan trọng của việc áp dụng các nguyên thể công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực môi trường. Nguyên tắc 10 của Tuyên bố công nhận rằng Hiệp ước quốc gia, một cá nhân sẽ có quyền truy cập phù hợp vào thông tin liên quan đến môi trường của các cơ quan công quyền, bao gồm thông tin về các tài liệu và các hoạt động này nguy hiểm trong khu vực họ sinh sống, các địa phương sẽ phải tạo điều kiện và khuyến khích nhận thức cộng đồng và tham gia bằng cách cung cấp các thông tin mới trường một cách rộng rãi”[3]. Năm 2002, các nước trên thế giới đã tái khẳng định cam kết thực hiện nguyên tắc này tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững tại Johannesburg. Năm 1998, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư về “Môi trường cho châu Âu” diễn ra tại thành phố Aarhus, Công ước về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận tư pháp về các vấn đề môi trường (Công ước Aarhus) đã được ký kết với sự tham gia của 39 nước và Cộng đồng châu Âu. Mục tiêu của Công ước là “góp phần vào việc bảo vệ quyền của mọi người thuộc các thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong một môi trường thích hợp với sức khoẻ và phúc lợi của họ”.

Thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế cũng như những đòi hỏi cấp thiết trong quá trình đổi mới và phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều bước tiên quan trọng trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ thể chế, chính sách về việc thực hiện các nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực mỗi trường. Trong chuyên đề này nhằm khái quát hóa quá trình hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cũng như chỉ ra những vấn đề tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thời gian qua.

1. Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong pháp luật về môi trường ở Việt Nam

1.1. Thực trạng pháp luật về công khai, minh bạch trong lĩnh vực môi trường

Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu tháng lợi lịch sử đã giành được trong Cách mạng tháng Tám, xác lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lần đầu tiên, tư tưởng công khai, minh bạch đã được Hồ Chủ tịch, Đảng và Nhà nước khẳng định trong tuyên bố “xây dựng Nhà nước trong sạch và vùng mạnh của Nhân dân". Tiếp theo đó, Hiến pháp năm 1946 quy định “Nghị viên họp công khai, công chúng được vào nghe. Báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện”[4] và “các phiên tòa án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt”[5]. Như vậy, trong tư tưởng lập pháp của Hiến pháp năm 1946, người dân được tiếp cận thông tin một cách công khai, trực tiếp/hoặc thông qua báo chí trong các cuộc họp của Nghị viện (là cơ quan lập pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) hoặc biết được những thông tin một cách công khai liên quan đến hoạt động xét xử của cơ quan Tư pháp.

Năm 1993 Luật Bảo vệ môi trường lần đầu tiên được ban hành khi Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực. Tại thời điểm này, chưa có các quy định trực tiếp về công khai, minh bạch thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phạm vi và hình thức công khai thông tin vẫn còn khá hạn chế: "Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết"[6].

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 là luật đầu tiên nêu khái niệm công khai, minh bạch và khái quát được nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị khi tham gia quản lý điều hành đất nước. Việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định để đảm bảo tính công khai[7]; Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng dân chủ; Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung theo quy định của Chính phủ[8]. Bên cạnh quy định trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan, đơn vị, Luật cũng quy định cụ thể về các hình thức công khai thông tin để người dân có thể biết được thông tin. Việc ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đánh dấu cho sự quan tâm của cơ quan lập pháp liên quan đến vấn để công khai, minh bạch thông tin trong mọi lĩnh vực quản lý nhà nước cho nhân dân.

Cùng thời điểm này, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành cũng bước đầu quy định các quy phạm về công khai, minh bạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo đó các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường phải được công khai đối với các hoạt động sau:

- Công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát;

- Công khai quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm một trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nơi có cơ sở gây ô nhiễm;

- Công khai thông tin các nguồn thải ra sông;

- Công khai kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường;

- Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký;

- Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường;

- Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức độ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;

- Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;

- Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia;

- Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo về môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình tình môi trường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu tới môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Mặc dù tinh thần công khai, minh bạch thông tin chưa được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992, tuy nhiên Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và khi thu được tinh thần công khai, minh bạch thông tin khá tốt, từ các nội dung cần công khai thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường cho tới hình thức công khai thông tin đều đã được đề cập tới. Song Luật Bảo vệ môi trường mới chỉ là "luật con” chưa chỉ đạo được một cách bao quát về công khai, minh bạch thông tin mà các luật khác phải tuân theo.

Cơ chế công khai, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình được thể hiện rõ nét nhất khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành với tinh thần "Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân"[9]. Đây là một nguyên tắc và công khai, minh bạch khi mọi cơ quan quản lý nhà nước đều có nghĩa vụ tiếp nhận, phản bởi ý kiến, kiến nghị của người dân khi được yêu cầu. Việc xuất hiện trong Hiến pháp là điều hết sức quan trọng và ý nghĩa, nó thể hiện tư tưởng định hướng cho các luật và bộ luật phải chấp hành theo và coi công khai, minh bạch như một nguyên tắc bắt buộc khi xây dựng pháp luật.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành với phạm vi công khai thông tin được mở rộng, hình thức công khai thông tin rõ rằng, quy định rõ các cơ quan có trách nhiệm phải công khai thông tin[10] về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; Khu vực mỗi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự có môi trường; Các báo cáo về môi trường; và Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nếu "các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai”.

Về hình thức công khai, tại khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định "Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin". Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã cụ thể hóa các hình thức cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư như tài liệu, ấn phẩm, xuất bản phẩm phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan quản lý, chủ đầu tư, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; niêm yết công khai tại cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã; họp báo công bố công khai; họp phổ biến cho cộng đồng dân cư; các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Việc cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng được cung cấp định kỳ ít nhất 1 lần/năm và thời gian công khai thông tin trên trung điện tử chính thức và niêm yết tối thiểu là 30 ngày. Trong thủ tục tham mưu vẫn thực hiện ĐTM, hình thức công khai thông tin và lấy ý kiến được thực hiện dưới hình thức họp cộng đồng dân cư (khoản 6 Điều 12 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường. ĐMC, ĐTM và Kế hoạch bảo vệ môi trường, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).

Một bước tiến đáng kể trong quá trình thực thi cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình thông tin môi trường là Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14/6/2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường. Theo đó, "Việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, trung thực, khoa học, khách quan và kế thừa; Tập hợp, quản lý được đầy đủ các nguồn thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; Lưu trữ, bảo quản đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài, thuận tiện; Tổ chức có hệ thống phục vụ thuận tiện khai thác và sử dụng, phát huy hiệu quả, tiết kiệm chung cho xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Được công bố công khai và được quyền tiếp cận theo quy định của Luật tiếp cận thông tin trừ các thông tin, dữ liệu thuộc về bị mật nhà nước và hạn chế sử dụng; Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Sử dụng đúng mục đích, phải trích dẫn nguồn và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ; Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật". Nghị định cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho việc thu nhận, tạo lập và cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường đúng quy định của pháp luật; Khuyến khích các tổ chức, cả nhân cung cấp, hiến tặng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường cho cơ quan nhà nước góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, phục vụ lợi ích chung của xã hội.

Hiện thực hóa định hướng của Hiến pháp năm 2013 về công khai, minh bạch, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 ra đời mang đậm chất công khai, minh bạch thông tin đến người dân. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của nhân dân theo quy định hiện hành. Các thông tin được công khai nhưng người dân không tiếp cận được thông tin thì công khai thông tin cũng chỉ là một nguyên tắc trong Hiến pháp. Quy định cụ thể về những thông tin phải được công khai và hình thức, thời điểm công khai thông tin để các cơ quan đã lúng túng và lấy lý do từ chối trong việc công khai các thông tin thuộc lĩnh vực quản lý của mình trong đó có lĩnh vực môi trường.

Những nội dung phải công khai đã được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, điều này đồng nghĩa với những luật điều chỉnh nội dung liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường phải thực hiện công khai, minh bạch mà không được phép từ chối. Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân, Luật còn quy định trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân khi cần trở quyền tiếp cận thông tin của người dân. Theo đó, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định có 6 hình thức tiếp cận thông tin[11].

Nhìn chung, hiện nay các đạo luật liên quan đến bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ về công khai, minh bạch thông tin trong quá trình quản lý, điều hành lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, để công khai, minh bạch được thực hiện có hiệu quả thì cần cụ thể hóa hơn nữa các hình thức công khai, minh bạch cũng như cải thiện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được giao, không gây những nhiều cản trở quyền được tiếp cận thông tin và quyền được tham gia gián tiếp vào việc kiểm tra, giám sát thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức.

1.2. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực môi trường

Bên cạnh vấn đề công khai, minh bạch, thì trách nhiệm giải trình cũng là một yếu tố quan trọng giúp làm tăng cường sự kiểm tra, giám sát của người dân đối với hoạt động công vụ. Trách nhiệm giải trình lần đầu tiên được định nghĩa tại Nghị định số 90/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/8/2013 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Việc cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó là một hình thức giải trình. Như vậy, trách nhiệm giải trình là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải cung cấp, giải thích, làm rõ những thông tin trong lĩnh vực được giao quản lý. Trách nhiệm giải trình ở đây được quy định riêng trong một nghị định nghĩa là trách nhiệm này áp dụng chung cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, điều này thể hiện ở đối tượng áp dụng của Nghị định số 90/2013/NĐ-Chính phủ.

Trong lĩnh vực môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định nội dung quản lý nhà nước về môi trường thể hiện cụ thể trong từng vấn đề môi trường: Chính sách môi trường; tiêu chuẩn môi trường; đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường nước sống, quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; thuế và phí môi trường, ký quỹ môi trường; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường. Các điều 134, 137, 140, 141, 142, 143 đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường. Từ việc quy định rõ các vấn đề quản lý môi trường và phân định thẩm quyền quản lý của các cơ quan trong việc quản lý môi trưởng, làm căn cứ để quy định trách nhiệm giải trình thuộc về cá nhân, cơ quan, tổ chức nào, vấn đề được yêu cầu giải trình có thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan có chức năng đó không.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Hơn nữa, các báo cáo về môi trường phải được công khai. Trong trường hợp nội dung báo cáo sai lệch về các số liệu thống kế hoặc nội dung báo cáo môi trường được lập không đúng trình tự thủ tục,... thì khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm giải trình về những nội dung được yêu cầu giải trình thuộc trách nhiệm của mình quản lý và thực hiện. Không vì lý do gì mà đẩy trách nhiệm sang cho cơ quan khác.

2. Thực trạng thực thi pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2.1. Hiệu quả thực thi pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thực trạng thực thi các quy định về thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin môi trường

Hiện nay, việc tổ chức thu thập thông tin môi trường được quy định thông qua nhiều cách thức khác nhau, song chủ yếu thông qua quan trắc môi trường. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường (khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Hoạt động quan trắc môi trường được tập trung vào các thành phần môi trường và chất phát thải sau: Môi trường nước (gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển); Môi trường không khí (gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời); Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng. Môi trường đất, trầm tích; Phóng xạ Nước thải, khí thải, chất thải rắn; Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trưởng: Đa dạng sinh học.

Trách nhiệm thực hiện quan trắc môi trường được phân cấp như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chương trình quan trúc môi trường trên địa bản, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Quan trắc môi trường được thực hiện với các chương trình và hệ thống nhất định: Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù; Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn; Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo quy định của pháp luật. Hệ thống quan trắc môi trường gồm: Quan trắc môi trường quốc gia; Quan trắc môi trưởng cấp tỉnh; Quan trắc môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch đồng bộ, có tinh liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện[12].

Sau khi có kết quả quan trắc môi trường, các cơ quan nhà nước và tổ chức liên quan phải quản lý số liệu quan trắc theo quy định sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường: công bố kết quả quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường của địa phương.

Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.

Ngoài hình thức thu thập thông tin môi trường qua quan trắc môi trường thì cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân còn có thể thu thập thông tin môi trường thông qua các hoạt động điều tra xã hội học, phỏng vấn, khảo sát về môi trường hoặc từ các hoạt động khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực môi trường, vv.. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính thứ cấp và cũng thường có nguồn gốc từ kết quả quan trắc môi trường, song việc thu thập, đánh giá tính chính xác của các thông tin từ phương pháp thu thập này rất quan trọng, vì đó có thể là căn cứ quan trọng cho việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, giải quyết tranh chấp môi trường.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin môi trường sau khi thu thập dưới các dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là dưới hai loại: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo hiện trạng mỗi trường cấp tỉnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần; hàng năm lập báo cáo chuyên để về môi trường quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần; căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, quyết định lập báo cáo chuyên để về môi trường. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường

Báo cáo hiện trạng môi trường có nội dung cơ bản gồm: Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội; Các tác động môi trường; Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường; Những vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân; Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội; Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường; Dự báo thách thức về môi trường; Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.

Bên cạnh hai loại báo cáo trên thì hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn tổ chức lập các báo cáo chuyên để đối với từng thành phần môi trường như: Báo cáo hiện trọng tài nguyên nước, báo cáo hiện trọng tài nguyên đất, báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học, vv... đây cũng là những cơ sở dữ liệu thống tin môi trường rất quan trọng, làm cơ sở cho việc quản lý và bảo vệ môi trường.

Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải xây dựng báo cáo chứa đựng các thông tin môi trường trong hoạt động của mình Báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo về sự cố môi trường trong quá trình hoạt động... các báo cáo này cung cấp các thông tin môi trường cũng rất quan trọng để cơ quan nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý về môi trường trong hoạt động kinh doanh, mặt khác nó còn là cơ sở để các doanh nghiệp, các chủ dự án tự thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường[13].

Thực trạng công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với thông tin môi trường

Trong những năm qua, việc thực thi pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể:

Một là, hệ thống pháp luật quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã phát triển cả nội dung và hình thức. Bước đầu đã thiết lập được cơ chế công khai hóa, dân chủ hóa trong hoạt động bảo vệ môi trường. Từ Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 chưa có quy định nào liên quan đến việc công khai thông tin trong lĩnh vực môi trường, thì đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 lần đầu tiên đã quy định về trách nhiệm công khai thông tin của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vấn để bảo vệ môi trường.

Theo đó các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường phải được công khai quy định tại Điều 23, Điều 49, Điều 61, Điều 93, Điều 104, Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Kế thừa các quy định về công khai thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về việc công khai thông tin tại Điều 53, Điều 54, Điều 60, Điều 63, Điều 104, Điều 111, Điều 131, Điều 143. Ngoài việc tăng số điều luật quy định về công khai thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng mở rộng phạm vi, nội dung công khai thông tin trong lĩnh vực này. Hơn nữa, các quy định về công khai thông tin cũng thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn.

Hai là, nội dung công khai, minh bạch trong các quy định pháp luật tương đối đầy đủ. Và nội dung công khai theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 bao gốm: Công khai thông tin về môi trường nước và trầm tích của lưu vực sông cho các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nước sông: Công khai thông tin các nguồn thái vào lưu vực sông; Công khai thông tin về chất lượng môi trường đất; Công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí xung quanh; Công khai thông tin đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Công khai kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vì ô nhiễm môi trường và thiệt hại về môi trường; Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Công khai thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; Công khai khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự có môi trường; Công khai các báo cáo về môi trường; Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường: Công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư. Ngoài việc quy định các nội dung cần được công khai, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 còn quy định về hình thức công khai, tuy chưa cụ thể các hình thức công khai thông tin nhưng Luật đã nhắc đến tại khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 "Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin”.

Ba là, về hình thức công khai, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã bao trùm khá toàn diện về các hình thức công khai, minh bạch; trong đó, có nhiều hình thức được cập nhật và phù hợp với xu hướng thông tin trong cách mạng công nghệ 4.0. Cụ thể, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định tại Điều 18: các hình thức công khai thông tin bao gồm: Đăng tải trên công thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; Đăng công bảo; Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác; Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan nhà nước có trách nhiệm công khai thông tin xác định .

Bốn là, tuy chưa hoàn thiện nhưng bước đầu Việt Nam đã xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công khai, minh bạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đầu tiên là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tiếp đến là các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường chiến lược và kế hoạch bảo vệ môi trường trong đó có quy định về việc công khai thông tin về quy hoạch bảo vệ môi trường; ngoài ra, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng đã đề cập đến các thông tin phải được công khai trong đó có nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường.

2.2. Những vấn để tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Mặc dù được đánh giá là đã có nhiều bước tiến lớn trong quá trình xây dựng thể chế pháp luật về thực thi các nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai hiện nay, vẫn còn rất nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Để dễ hình dung xin được tổng hợp và rà soát việc thực thi pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình xử lý sự có môi trường tại 02 trường hợp điển hình: Sự cố môi trường biển miền trung năm 2016 do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa và sự cố môi trường do cháy nổ tại kho chứa sản phẩm, nguyên liệu vật tư, hóa chất tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Đây là những trường hợp điển hình mà kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình ngày càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi có những thay đổi to lớn trong quá trình thực thi pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Thực tế trên cho thấy, mặc dù trong những năm qua, hệ thống pháp luật về công khai. minh bạch và trách nhiệm giải trình không ngừng được hoàn thiện, tuy nhiên, trong quá trình giải quyết các sự cố môi trường nói chung và việc thực thi yêu cầu công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trinh về thông tin nói riêng hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập. Cụ thể:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình chưa quy định chi tiết việc xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu môi trường. Thông tin được công khai, minh bạch vừa ít lại vừa nằm rải rác ở nhiều cơ quan quản lý và được quản lý, công bố trên nhiều trang thông tin điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở. gây khó khăn trong việc thu thập và quản lý thông tin. Trong trường hợp sự cố môi trường biển miền Trung năm 2016 do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, người dân trong phạm vi bị ảnh hưởng môi trường không được tham vấn trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngay cả khi sự cố xảy ra. việc cung cấp Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng rất hạn chế, cơ quan thám định, phê duyệt không thể hiện được trách nhiệm giải trình về những nội dung mà mình đã thẩm định. Mặc dù, Cục Công nghệ thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường[14] từ 2010 – 2014 nhưng đến nay cơ sở dữ liệu vẫn chưa hoàn thiện, UBND các tỉnh cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường với kinh phí rất lớn nhưng không tổ chức duy trì và cập nhật. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu này để xây dựng cơ sở hạ tầng thống nhất thông tin về ngành tài nguyên môi trường ở cấp trung ương và địa phương nhằm vừa đảm bảo việc thống nhất quản lý, vừa tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các thông tin môi trường một cách có hệ thống và dễ dàng là rất cấp bách.

Thứ hai, các quy định của Luật Bảo vệ môi trường về công khai, minh bạch thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn những điểm trùng lặp, mâu thuẫn khiến cho quá trình áp dụng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn. Điều này dẫn tới khi triển khai trong thực tế sẽ gây chồng chéo về thẩm quyền cung cấp thông tin, thẩm quyền công khai, minh bạch và thẩm quyền, trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh đó, trong xử lý thông tin môi trường (đặc biệt là khi xảy ra sự cố môi trường), các cơ quan hữu quan chưa có kể hoạch hành động phối hợp phân tích, công khai thông tin khi xảy ra sự có môi trường dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin.

Trường hợp sự cố môi trường do cháy nổ tại kho chứa sản phẩm, nguyên liệu vật tư, hóa chất tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, có đến 3 cơ quan công bố chất lượng môi trường sau khi xảy ra sự cổ, nhưng mỗi báo cáo lại thể hiện một kết quả khác nhau. Ranh giới giữa an toàn với nguy hiểm tính mạng, sức khỏe của người dân là rất mong manh. Ngoài ra, trên thực tế, nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức còn lợi dụng kẽ hở này để bao che cho các sai phạm và không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thứ ba, thiếu thiết chế thực thi pháp luật về công khai, minh bạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật quốc gia cũng như thực hiện các cam kết quốc tế, điều ước quốc tế về môi trường chưa cao.

Thứ tư, không có chế tài xử lý vi phạm đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Vì vậy, không những làm giảm hiệu quả kiểm tra, giám sát của mọi người trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà còn làm giảm uy tín, gây mất niềm tin trong nhân dân của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong một số trường hợp, việc đùn đẩy trách nhiệm được chú trọng hơn việc cung cấp thông tin vì lợi ích cộng đồng. Việc thực hiện trách nhiệm giải trình chỉ dừng lại ở dạng hình thức, chưa thể hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý cũng như người đứng đầu chính quyền, ngành, lĩnh vực.

Thứ năm, chưa có cơ chế huy động sự tham gia, đóng góp của mọi tổ chức, cả nhân tham gia bảo vệ môi trường. Với các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay thì việc bảo vệ môi trường dường như chỉ là việc của các cơ quan quản lý chứ chưa thực sự trở thành "sự nghiệp của toàn dân". Trong nhiều trường hợp, sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ quan nghiên cứu trong việc công bố thông tin, kiến nghị, nhận định, báo cáo... chưa được chú trọng.

Thứ sáu, chưa có chế tài xử lý cụ thể, liên thông giữa các luật (tiếp cận thông tin - bảo vệ môi trường - dân sự - hình sự - thương mại...) trong việc xử lý trách nhiệm của cơ quan quản lý, người đứng đầu và người phát ngôn trong việc cung cấp, công khai, giải trình thông tin sai sự thật, thiếu chính xác. Kể cả một số trường hợp tình trạng này gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân nhưng vẫn không có chế tài xử lý.

Thứ bảy, tình trạng lách luật, biến tấu các thông tin môi trường thành thông tin “mật” để che giấu tác động môi trường hoặc che giấu chất lượng yếu kém của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường vẫn còn rất phổ biến. Một vài trường hợp, các cơ quan quản lý lấy lý do đảm bảo bí mật công nghệ của Nhà đầu tư để hạn chế công khai, minh bạch Báo cáo đánh giá tác động môi trường (mặc dù trong thực tế, Báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ đưa ra sơ đồ công nghệ để chuyên gia đánh giá, hoàn toàn không đưa thông tin chi tiết để có thể bị ăn cắp)[15]. Bên cạnh đó, dù chưa có thống kê chính thức, nhưng thực tế sinh động từ khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đến nay cho thấy: chất lượng Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đa số đều rất kém, làm hình thức, thậm chí sao chép lẫn nhau. Điển hình là hàng loạt các dự án đình đám đã bị phô bày như Vedan, Thủy điện 6 -6A, Bauxit Tây Nguyên, Formosa... Tuy nhiên, dù chất lượng kém đến mấy, ĐTM vẫn được hội đồng thẩm định thông qua; sau đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc chính quyền địa phương phê duyệt. Do đó, nếu có công khai thì cũng dẫn tới việc cung cấp, công khai, giải trình thông tin sai sự thật, thiếu chính xác.

Thứ tám, nghĩa vụ công khai, minh bạch và giải trình thông tin môi trường trong rất nhiều trường hợp chưa được thực hiện kịp thời, dẫn đến tình trạng nhiều loạn thông tin gây hoang mang cho người dân. Một khi thiếu các thông tin thường xuyên, chính thức và đầy đủ, tin đồn và những thông tin không kiểm chứng sẽ làm xáo trộn xã hội, có nguy cơ gây bất ổn, làm mất lòng tin của người dân. Trong thế giới được bao phủ bởi nhiều tăng sắc thông tin và sự phổ biến của mạng xã hội như hiện nay, để xây ra việc thiếu cập nhật thông tin chính thức là điều không đáng có.

Thứ chín, chưa có sự đồng bộ trong các quy định của pháp luật về công khai. minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực môi trường với các lĩnh vực liên quan. Mặc dù, việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta nhưng một trong những vấn đề về mặt pháp lý mà Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 chưa giải quyết được chính là việc xác định vị trí của đạo luật này trong hệ thống pháp luật và xử lý mối quan hệ giữa đạo luật này với các đạo luật có liên quan trong đó có các đạo luật về tài nguyên (Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước. luật Khoáng sản, vv) và các đạo luật có liên quan khác (Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp vv). Thực tế quá trình áp dụng Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng cho thấy, do thiếu quy phạm xử lý mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường và các đạo luật có liên quan mà trong trường hợp có sự chống lấn, mâu thuẫn giữa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường (hoặc các văn bản hướng dẫn luật này) với các quy định trong các đạo luật khác (hoặc văn bản hướng dẫn các đạo luật này) thì việc chọn quy phạm nào để áp dụng cho hợp lý còn lúng túng, vướng mắc.

3. Kết luận

Từ thực tế hiện nay cho thấy, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với thông tin môi trường không chỉ là một yêu cầu cấp thiết để thực hành dân chủ bảo đảm quyền của dân trong tham gia quản lý đất nước và xã hội, mà quan trọng hơn nữa, đây chính là một giải pháp hữu hiệu đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lãnh của người dân. Nguyên tắc minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các thông tin môi trường cũng là công cụ phát triển bên vùng, đang là xu thế và đòi hỏi cấp bách trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân.

Nhìn chung hệ thống pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam đã bước đầu được hình thành, song cần phải hoàn thiện nhiều nội dung nữa thì mới có hiệu quả trên thực tế, mới đảm bảo quyền kiểm tra, giám sát của mọi người trong hoạt động bảo vệ môi trường. Không có sự giám sát nào tốt hơn sự giám sát từ nhân dân. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo về môi trường cần mở rộng các nội dung công khai hóa thông tin, giải quyết được vấn để chống chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật, quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, cá nhân nếu không thực thi trách nhiệm đồng thời gắn thêm chế tài đối với những vi phạm này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (Văn bản pháp luật)

1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946:

2. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày

31/12/1959;

3. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 18/12/1980;

4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992;

5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013;

6. Luật Bảo vệ môi trường số 29-L/CTN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993; 7. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 29/11/2005;

8. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005:

9. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014

10. Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 06/4/2016;

 


[1] United Nations Conference on the Human Environmen- UNCHM (1972), The Declaration of the United Nations Conference on the Human Environment (Stockholm Declaration), Stockholm, June 16, 1972.

[2] United Nations Conference on Eaviment and Develop UNCED (1992), Rio Dedaration on Environment and Development, Rio de Janeiro (Brad), 3-14 June, 1992.

[3] United Nations Conference on Environment and Development UNCED (1993), Rio Declaration on Lavinement and Development, Rio de Janeiro (Brazil), 3-14, 1991.

[4] Điều thủ số Hiến pháp năm 1946

[5] Điều thủ 67 Hiến pháp năm 1966

[6] Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.

[7] Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005

[8] Điều 11 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005

[9] Điều 28 Hiến pháp năm 2013

[10] Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

[11] Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016

[12] Minh Thảo (2019), Quy định của pháp luật về thông tin môi trường và tác động đến việc thực thi pháp luật, Trang tin điện tử Bộ Tư pháp truy cập 23/09/2019.

[13] Minh Thảo (2019), Quy định của pháp luật về thông tin môi trường và tác động đến việc thực thi pháp luật. Trung tin điện tử Bộ Tư pháp, truy cập 23/09/2019.

[14] http://nredb.ciren.vn/

[15] TS Nguyễn Trung Việt, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM - Tạp chí Người Đô thị online https//nguoidothinetvn/bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-luat-cong khai-nhung-van-mat-16713.html, truy cập ngày 08/01/2019

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành