Thứ sáu, 18 Tháng 2 2022 15:56

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN Ở VIỆT NAM

Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cụ thể hóa quyền công dẫn được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013. Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực đã tác động tích cực đến công tác quản lý cơ quan Nhà nước giúp cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân cũng nhức tác động tích cực đến sự tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp.

Công tác rà soát việc thực thi Luật tiếp cận thông tin của các tổ chức tiến hành trên các tỉnh Hà Giang, Quảng Bình và Thành phố Đà Nẵng do Liên minh châu Âu đã hỗ trợ tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện việc đánh giá cùng với sự rà soát thông tin trên cổng thông tin điện tử của một số bộ, ngành và tổ chức như Liên minh Khoáng sản, Liên minh Đất rừng, Liên minh Nước sạch và Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW)[1] đã đưa ra ba mục tiêu chính: đánh giá sự tương thích giữa pháp luật liên quan đến quyền tiếp cận thông tin cũng như Luật tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn với các công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là quốc gia thành viên; đánh giá ban đầu việc thực thi Luật tiếp cận thông tin của một số bộ, ngành và các tỉnh Hà Giang, Quảng Bình và thành phố Đà Nẵng; Xây dựng các khuyến nghị nhằm thực thi Luật tiếp cận thông tin có hiệu quả hơn. Trong chuyên đề này, chỉ xin đánh giá ban đầu việc thực thi Luật tiếp cận thông tin tại một số tỉnh, bộ ngành và khuyến nghị các giải pháp giúp thực thi Luật tiếp cận thông tin thu được hiệu quả cao hơn.

1. Đánh giá việc thực hiện quy trình và thủ tục cung cấp thông tin

Sau khi Quốc hội thông qua Luật tiếp cận thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 15/7/2016[2] về việc ban hành kế hoạch triển khai thì hành Luật tiếp cận thông tin. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã chủ trì tổ chức quán triệt việc thi hành luật; biên soạn và cấp phát tài liệu phục vụ công tác phổ biến nội dung của Luật, xây dựng sổ tay hướng dẫn cho người làm đầu mối cung cấp thông tin và công dân; tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của công dân. Bên cạnh đó, Bộ tư pháp cũng đã đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với Điều 3 của Luật tiếp cận thông tin; xây dựng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật; xây dựng văn bản quy phạm Pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với Luật; xây dựng quy chế nội bộ của các cơ quan để thực hiện các quy định của Luật. Ngoài ra, Bộ tư pháp ban hành Quyết định cũng giao trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước có liên quan ở cả cấp trung ương và địa phương trong triển khai Luật này.

Theo Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 04/3/2017 về việc triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, thực hiện một số công việc gồm triển khai phổ biến, tuyên truyền; xây dựng hệ thống văn bản có liên quan đến việc thi hành Luật tiếp cận thông tin; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thi hành; và tổ chức thi hành Luật tiếp cận thông tin, tạo chuyển biến rõ rệt về việc công khai thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Triển khai Quyết định số 1408/QĐ-TTg và Chỉ thị số 08/CT-TTg, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch số 1286/KH-UBND ngày 15/8/2016 về việc triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và ban hành Công văn số 529/UBND-NC ngày 03/4/2017 yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan hành chính nhà nước trung ương đóng trên địa bàn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg và tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1286/ KH-UBND do Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành.

Tương tự, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 9/9/2016[3] về việc triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Giang Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 52/QĐ-STNMT ngày 19/3/2019 Quyết định ban hành quy chế công khai và cung cấp thông tin cho công dân[4].

Thông qua Kế hoạch số 70/KH-UBND của UBND quận Sơn Trà[5], được biết, UBND Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 1524/KH-UBND[6] ngày 06/3/2018 của UBND Thành phố Đà Năng về triển khai thi thành Luật TCTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm trên Cổng thông tin điện tử của UBND Thành phố Đà Nẵng[7], qua công cụ tìm kiếm google và qua trang Công báo Thành phố Đà Năng[8] của Nhóm nghiên cứu với từ khoá “Kế hoạch số 1524 ngày 6 tháng 3 năm 2018 của UBND Thành phố Đà Nẵng về Triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” không cho kết quả về tài liệu này.

Dưới đây là một số kết quả ban đầu triển khai thực thi Luật tiếp cận thông tin:

Kết quả kiểm tra cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin ở cấp trung ương và địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu thực địa cho thấy, một số cơ quan đã xây dựng chuyên mục thực hiện Luật tiếp cận thông tin theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 13/2018/NĐ-CP, công khai đầu mối cung cấp thông tin và danh mục thông tin phải công khai, quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình và các tài liệu hướng dẫn. Cụ thể như sau:

- Bộ Tư pháp đã xây dựng một chuyên mục về tiếp cận thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ[9]. Chuyên mục có hướng dẫn khai thác thông tin với các bước cụ thể. Theo đó, nếu công dân không tìm được thông tin trên danh mục thông tin công khai thì liên hệ đầu mối cung cấp thông tin để nhận hỗ trợ với các mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin được đính kèm[10]. Chuyên mục này cũng đã dùng tải các tài liệu do Bộ Tư pháp biên soạn và xuất bản để hướng dẫn thực thi Luật tiếp cận thông tin bao gồm: hỏi đáp về Luật tiếp cận thông tin; sổ tay hướng dẫn cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin; sổ tay hướng dẫn việc cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, và tài liệu tập huấn chuyên sâu về nội dung của Luật tiếp cận thông tin[11].

Kết quả tìm kiếm trên cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao cho thấy Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học công nghệ và Văn phòng Chính phủ đã xây dựng chuyên mục tiếp cận thông tin và công khai thông tin về đầu mối cung cấp thông tin. Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy thông tin tương tự tại cổng thông tin của các cơ quan còn lại. Với mỗi cơ quan nhà nước đã xây dựng chuyên mục TGFT thì có văn bản về quy trình hướng dẫn tiếp cận thông tin đính kèm và danh mục thông tin phải công khai. Tuy nhiên, một số văn bản chưa đính kèm cùng danh mục thông tin phải công khai[12].

- Kết quả tìm kiếm trên cổng thông tin điện tử của UBND các tỉnh Quảng Bình, Hà Giang, Thành phố Đà Nẵng cũng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố kể trên cho thấy các cơ quan nhà nước này chưa xây dựng các chuyên mục thực hiện Luật tiếp cận thông tin. Do đó, Nhóm nghiên cứu không tìm thấy thông tin về đầu mối cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử của các đơn vị này.

Theo tài liệu kết quả nghiên cứu của các tổ chức nêu trên, UBND tỉnh Quảng Bình đã dự thảo quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin của UBND tỉnh Quảng Bình theo tinh thần Luật tiếp cận thông tin Nghị định số 13/2018/NĐ-CP và Nghị định số 43/2011/NĐ CP. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bản quy chế này trên công thông tin điện tử của UBND tỉnh Quảng Bình.

Kết quả tọa đàm nhóm và phỏng vấn sâu với lãnh đạo và chuyên viên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; các Phòng Tài nguyên và Môi trường và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch, các xã Minh Sơn và Xuân Trạch cho thấy các cơ quan này đều chưa phân công công chức/viên chức làm đầu mối cung cấp thông tin và cũng chưa xây dựng quy chế, quy trình cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.

Tìm hiểu sâu thêm tại huyện Bố Trạch cho thấy, mỗi cơ quan đều có cán bộ văn thư kiêm nhiệm làm nhiệm vụ lưu trữ công văn đi và đến, chuyển thông tin của cơ quan đến UBND huyện để đưa lên trang thông tin điện tử của huyện khi có yêu cầu. Ở cấp huyện, cán bộ văn thư thường xuyên được thay đổi, luân chuyển sang làm các nhiệm vụ khác nhau tùy theo sự phân công của tổ chức. Thông tin liên lạc như tên, địa chỉ email, số điện thoại của công chức phụ trách công tác văn thư không được công khai, nhưng khi người dân cần thì có thể tiếp cận được thông qua lãnh đạo của các đơn vị này.

Khi thực hiện tại tỉnh Hà Giang cũng cho ra kết quả tương tư. Các công chức được phỏng vấn tại tỉnh Hà Giang cho biết Trung tâm Thông tin và Văn phòng tiếp dân chính là đầu mối cung cấp thông tin. Việc này một phần đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin của người dân nhưng chưa đúng với quy định của Luật tiếp cận thông tin khi yêu cầu các cơ quan tạo ra thông tin có trách nhiệm xác định đơn vị, cá nhân làm đầu mối cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật tiếp cận thông tin và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 13/2018/NĐ-Chính phủ.

2. Đánh giá về cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước

Để đánh giá về cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin của cơ quan Nhà nước cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản như: cơ sở hạ tầng lưu trữ thông tin,

Thứ nhất về cơ sở hạ tầng lưu trữ thông tin có thể thấy, việc củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê là một trong những biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân[13]. Các cơ quan nhà nước thuộc địa bàn nghiên cứu thực địa đều có công chức phụ trách và thực hiện công tác lưu trữ thông tin. Kết quả khảo sát tại Hà Giang cho thấy, tất cả các cơ quan của tỉnh đều có phòng lưu trữ/bộ phận văn thư lưu trữ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngành[14], bảo đảm tính sẵn có của thông tin bắt buộc phải công khai, thông tin cung cấp theo yêu cầu và thông tin cung cấp có điều kiện.

Tuy nhiên, tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch và xã Xuân Trạch cho thấy, nơi lưu trữ thông tin của các cơ quan này chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Luật Lưu trữ. Các thông tin do cơ quan này tạo ra và nắm giữ hiện đang được lưu trữ tại các bộ phận chuyên môn. Ví dụ, cán bộ địa chính xã Xuân Trạch lưu trữ thông tin liên quan đến bản đó, quy hoạch sử dụng đất hay các tài liệu như công văn đi và công văn đến thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch được lưu trữ trên hệ thống số hóa bằng file mềm có định dụng PDF hoặc Word và lưu trữ bằng văn bản giấy.

Bên cạnh đó, mỗi bộ phận chuyên môn của từng cơ quan nhà nước cấp huyện cũng lưu giữ thông tin riêng của bộ phận mình. Việc lưu trữ thông tin chưa tập trung như một số cơ quan thuộc huyện Bố Trạch và xã Xuân Trạch có ảnh hưởng đến tính sẵn có và kịp thời trong cung cấp thông tin khi người dân yêu cầu.

Thứ hai, đánh giá về cơ sở hạ tầng và các hình thức công khai thông tin tại một số điện bàn nêu trên cho thấy, các hình thức công khai thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật tiếp cận thông tin đều được các cơ quan của tỉnh, huyện, xã trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Quảng Bình và Thành phố Đà Năng sử dụng để công khai thông tin cho người dân. Tuy nhiên, hiệu quả công khai thông tin qua từng hình thức ở từng địa phương, từng cấp là khác nhau. Cụ thể:

Về cung cấp thông tin qua công thông tin điện tử/trang thông tin điện tử Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân[15]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh các cơ quan thuộc cấp trung ương, cấp tỉnh và UBND cấp huyện đều có cống thông tin điện tử/trang thông tin điện tử.

Tại tỉnh Hà Giang, các cơ quan được khảo sát đều có trang thông tin điện tử kết nối với Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh. Trong khi đó, các phòng, ban cấp huyện thuộc huyện Bố Trạch đều chưa có trang thông tin điện tử[16]. Ở cấp xã/phường. UBND xã Minh Sơn và phường An Hải Đông có trang thông tin điện tử[17] còn UBND xã Xuân Trạch chưa xây dựng trang riêng. Việc xây dựng cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử là nền tảng kỹ thuật cần thiết để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, không giới hạn cho công dân sinh sống trên các địa bàn nghiên cứu thực địa cũng như người dân tại Việt Nam quan tâm tới thông tin của các địa bàn này.

Trong số các cơ quan được khảo sát trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang có thư mục công khai thông tin theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 13/2018/NĐ-CP[18] và trang thông tin điện tử của Sở Tài chính tỉnh Hà Giang có thư mục công khai ngân sách[19]. Tuy nhiên, đây chỉ là thư mục công khai thông tin về tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước mà chưa phải công khai thông tin do Sở này tạo ra theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.

Từ quan sát các cổng thông tin điện tử của các cơ quan tại tỉnh Hà Giang đều có mục hỏi đáp và địa chỉ liên hệ để công dân có thể gửi các câu hỏi, các yêu cầu cung cấp thông tin qua đây. Đây là điều kiện cần thiết để việc thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu được thuận tiện. Tuy vậy, các cổng thông tin điện tử này lại chưa công khai các hướng dẫn, biểu mẫu cần thiết nhằm cung cấp, hướng dẫn cho người dân về việc cung cấp thông tin theo quy định tại Nghị định số 13/2018/NĐ-Chính phủ.

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang đang sử dụng phần mềm iOffice do VNPT Việt Nam hỗ trợ để cung cấp và phổ biến thông tin liên quan quản lý hành chính nhà nước. Tại thời điểm đánh giá, phần mềm iOffice đã được hỗ trợ cài đặt đến cán bộ cấp thôn, bản thông qua điện thoại thông minh. Ý kiến của các cán bộ được phỏng vấn tại tỉnh Hà Giang cho thấy họ đánh giá cao phần mềm này vì giúp họ thực hiện tốt việc công khai, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách và công tác quản lý nhà nước tới căn bộ thôn bản, từ đó các cán bộ thôn, bản có thể tuyên truyền, phổ biến các thông tin này đến với người dân thông qua các cuộc họp thôn. Các cơ quan nhà nước trên địa bàn này cho biết cung cấp thông tin qua iOfffice được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt ở cấp tỉnh và cấp huyện. Tuy nhiên, thông tin được cung cấp qua kênh này chưa tới trực tiếp người dân mà vẫn phải thông qua trung gian là công chức cấp xã rồi qua cán bộ thôn/tổ dân phố.

Về định dạng tài liệu, ngoại trừ các thông tin với định dạng Word được công khai trên cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước được đánh giá thì còn nhiều tài liệu được số hoá với định dạng pdf nên hạn chế khả năng tái sử dụng của người tiếp nhận thông tin[20]. Người sử dụng có thể mất nhiều thời gian hơn cho việc đọc hoặc tái sử dụng các dữ liệu.

Từ kết quả nghiên cứu đối với việc cung cấp thông tin qua bảng niêm yết cho thấy, các cơ quan nhà nước tại địa bàn nghiên cứu thực địa đều có bảng niêm yết. Tại đây, các cơ quan đang niêm yết các thủ tục hành chính, nội dung Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11[21], thủ tục cho vay vốn của Ngân hàng chính sách và xã hội. lịch thời vụ, lịch tiếp công dân... Bảng niêm yết cũng đã được xây dựng tại các cụm khu dân cư thuộc các xã, phường này. Tuy nhiên, các bảng niêm yết chưa có thông tin về đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan hay quy chế, quy trình cung cấp thông tin cho công dân.

Đối với việc phổ biến thông tin thông qua các cuộc họp từ các nhóm tọa đàm và phỏng vấn sâu lãnh đạo, chuyên viên/công chức của xã Xuân Trạch cho thấy xã có Hội đồng giáo dục, phổ biến pháp luật và định kỳ tổ chức phổ biến thông tin liên quan đến chủ trương, luật pháp, chính sách tới người dân thông qua các cuộc họp thôn. Bên cạnh đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Bình và Phòng Tư pháp huyện Bố Trạch cũng về địa bàn xã để tổ chức các buổi phổ biến thông tin có liên quan.

Kết quả đánh giá ở Hà Giang cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đánh giá việc tổ chức cung cấp thông tin qua các cuộc họp thường được các cơ quan này sử dụng trong đó các cơ quan cấp xã sử dụng nhiều nhất.

Công chức phường An Hải Đông khi được phỏng vấn cũng nhận định "Một kênh công khai thông tin phổ biến và hiệu quả ở địa phương là thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở gồm tổ trưởng dân phố và các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư, thông tin cần công khai cho người dân được địa phương gửi về các địa chỉ này và được thông báo cho người dân".

Đối với việc công khai thông tin qua hệ thống loa phát thanh để cung cấp thông tin bắt buộc phải công khai tới người dân theo quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 và Luật tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống loa phát thanh của xã hiện nay không còn bảo đảm chất lượng.

Thứ ba, về cơ sở hạ tầng bảo đảm tiếp cận thông tin cho các cá nhân thuộc các nhóm dễ bị tổn thương. Tất cả cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước ở cả cấp trung ương và địa phương đều chưa xây dựng thư mục cung cấp thông tin dành riêng cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, việc có nhiều tài liệu được số hoa theo định dạng pdf cũng gây khó khăn cho người khuyết tật nhìn có thể sử dụng được các tài liệu này.

Quan sát trụ sở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch và UBND xã Xuân Trạch bao gồm lối vào trụ sở, cầu thang và/hoặc bậc tam cấp, bộ phận tiếp công dân và trả kết quả, các công trình vệ sinh, các bảng chỉ dẫn đều cho thấy các hạng mục này đều chưa đáp ứng được quy định tại Điều 40 Luật Người khuyết tật và Bộ tiêu chuẩn QCVN10:2014/BXD. Đây là một điểm hạn chế tiếp cận thông tin đối với người khuyết tật ở các dạng và mức độ khuyết tật khác nhau.

Tại các địa bàn đánh giá thực địa tại tỉnh Quảng Bình và Thành phố Đà Nẵng không có người dân tộc thiểu số sinh sống, trong khi đó, Hà Giang có tới 82,7% dân số là người dân tộc thiểu số như dân tộc Hmông, Tây, Nùng, Dao, Giấy La Chí, Pa Then, Hoa... Để cung cấp thông tin cho công dân thuộc các nhóm dân tộc này, đặc biệt là với những người tái mù chữ, các cơ quan chính quyền của Hà Giang đã thực hiện việc xây dựng hoặc tiếp sóng các chương trình tivi và phát thanh bằng tiếng dân tộc. Ví dụ, Đài phát thanh truyền hình huyện Bắc Mê thực hiện tiếp sóng từ Đài phát thanh truyền hình tỉnh Hà Giang 3 lần/ngày.

Đối với cấp xã và thôn, kết quả đánh giá cho thấy tiếng địa phương cũng được sử dụng trong các cuộc họp thôn để tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ý kiến của người được khảo sát cũng cho thấy việc sử dụng tiếng dân tộc để tuyên truyền, cung cấp thông tin không dễ dàng, thông tin được chuyển tải ở dạng tóm tắt nên người dân khó tiếp thu đầy đủ các nội dung cần thiết.

2.3. Kết quả tiếp cận thông tin của người dân

Thứ tư về thông tin được tiếp cận công khai theo quy định của khoản 1 Điều 17 Luật tiếp cận thông tin có thể thấy tại cổng thông tin điện tử thuộc Bộ tư pháp đã có một danh mục các loại thông tin được công khai gồm: một số loại thông tin đã có các văn bản đính kèm như các văn bản quy phạm pháp luật các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước, thông tin phố biển, hướng dẫn thực hiện pháp luật; thông tin thống kê; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học. Tuy nhiên, vẫn còn một số loại thông tin chưa có các văn bản đính kèm bao gồm dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thông tin về chương trình.. kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan nhà nước, công khai ngân sách; cơ sở dữ Hiệu quốc gia ngành, lĩnh vực thông tin khác phải được công khai theo quy định pháp luật.

Tương tự, mỗi bộ và cơ quan trang bộ đã xây dựng chuyên mục tiếp cận thông tín đã có văn bản quy trình hướng dẫn tiếp cận thông tin đính kèm và danh mục công khai thông tin. Tuy nhiên, một số văn bản chưa đính kèm cùng danh mục công khai thông tin[22].

Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan thuộc các địa bàn thực hiện đánh giá cho thấy, cho đến ngày 31/12/2018 chưa có cơ quan, tổ chức nào được khảo sát thực hiện rà soát, phân loại, lập danh mục các thông tin phải được công khai và danh mục thông tin công dẫn tiếp cận có điều kiện. Mặc dù UBND xã Minh Sơn đã xây dựng trang thông tin điện tử cầu xả, song người dân xã Minh Sơn chủ yếu tiếp cận thông tin thông qua các cuộc họp thôn mà ít truy cấp và sử dụng thông tin được công khai trên cổng thông tin điện tử hay trang thông tin điện tử. Thậm chí, trong số những người dân được phỏng vấn, không có người nào biết rằng UBND xã Minh Sơn đang vận hành một trang thông tin điện tử, nên chưa có người dân nào truy cập để tìm kiếm, tìm hiểu thông tin. Tình trạng này cũng tương tự với cổng thông tin điện tử của huyện Bắc Mê, theo đó, Số lượt người vào trung web của UBND huyện kém, trong năm 2018 có 200.000 lượt truy cập. Không có câu hỏi nào được nêu trong mục hỏi đáp".

Kết quả khảo sát tại Minh Sơn cho thấy, trong khi người dân chưa truy cập, tương tác với trung thông tin điện từ của UBND xã thì mọi người lại sử dụng mạng xã hội facebook như là một kênh để giao tiếp, trao đổi thông tin. Đa số người dân biết sử dụng máy tính, điện thoại thông minh đều có một tài khoản mạng xã hội riêng và đều là thành viên của một số hội/nhóm trên mạng xã hội facebook, trong đó có cả các cán bộ địa phương. Đây là nền tảng tốt để UBND xã thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, đặc biệt đối với các thông tin bắt buộc phải công khai.

Từ những phân tích các thông tin trên cho thấy, các cơ quan nhà nước thuộc địa bàn nghiên cứu thực địa vẫn công khai thông cho người dân thông qua các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc công khai này đang trên tinh thần của các luật liên quan khác mà chưa trên phải tinh thần Luật tiếp cận thông tin.

Vấn đề Tiếp cận thông tin theo yêu cầu và phí thu được từ cung cấp thông tin

Qua kết quả khảo sát tại Hà Giang cho thấy, các cơ quan chính quyền địa phương đều sẵn sàng cung cấp thông tin cho người dân khi được yêu cầu. Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang cho biết người dân vẫn thường tìm đến Bộ phận tiếp công dân và trả kết quả của huyện hay Bộ phận giao dịch nhà đất để yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến đất đai. Việc yêu cầu và cung cấp này theo tỉnh thần Luật Đất đai và thủ tục hành chính công như trước đây mà chưa trên tinh thần Luật tiếp cận thông tin.

“Từ ngày 01/7 đến 31/12/2018, có 40 lượt yêu cầu cung cấp thông tin, trong đó chủ yếu liên quan tới yêu cầu cung cấp hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trong đó có 3 đơn vị nộp phí với số tiến là 1.180.000 VNĐ - phỏng vấn sâu chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang. Trên thực tế khảo sát từ xã Xuân Trạch và phường An Hải Đông cũng cho thấy chưa phát sinh yêu cầu cung cấp thông tin kể từ ngày 01/7/2018. Theo đó, chưa phát sinh phí thu được từ cung cấp thông tin theo tỉnh thần Luật tiếp cận thông tin.

Đối với vấn đề xử lý khiếu nại, tố cáo trong tiếp cận thông tin trên các địa bàn nghiên cứu cho thấy chưa chưa nhận được bất kỳ đơn thư khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến tiếp cận thông tin trong giai đoạn từ ngày 01/7/2018 cho đến hết ngày 31/12/2018.

Đối với kết quả tiếp cận thông tin trong một số lĩnh vực thu được từ khảo sát tại các cơ quan nhà nước và các địa bàn thực địa cho thấy, các thông tin thuộc các lĩnh vực khoáng sản, làm nghiệp, giao đất giao rừng và kiểm soát ô nhiễm nước được tạo ra trước và sau ngày 01/7/2018[23] vẫn đang được công khai theo các quy định cụ thể của luật chuyên ngành[24] và đều được công khai trên cổng thông tin điện tử của các đơn vị có liên quan.

Dưới đây là kết quả tìm kiếm và tiếp nhận thông tin liên quan đến các lĩnh vực trên do ba liên minh thực hiện.

- Tiếp cận thông tin liên quan đến thu - chi phí bảo vệ môi trường (BVMT) trong lĩnh vực khoảng sản cho kết quả: trong giai đoạn 2016-2018, Liên minh Khoáng sản đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang thực hiện dự án Thúc đẩy công khai, minh bạch nguồn thu từ phí bảo về môi trường tại huyện Yên Minh và Bắc Mê". Các hoạt động của dự án đã thúc đẩy chính quyền địa phương công khai và minh bạch thu - chỉ nguồn phí bảo vệ môi trường.

Dự án đã thực hiện một loạt các hoạt động như tổ chức đối thoại giữa người dân – chính quyền địa phương - doanh nghiệp khai thác khoáng sản về việc công khai thu chi phí bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh và xã Minh Sơn huyện Bắc Mê, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân thực hiện theo Quy chế giảm sát cộng đồng trong lĩnh vực khoáng sản, tổ chức các hội thảo về tình hình thu - chi phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Thông qua các hoạt động dự án, thông tin về thu chi phí bảo vệ môi trường tại Hà Giang đã được công khai nhiều hơn so với trước khi thực hiện dự án, tuy nhiên vẫn còn chưa đầy đủ theo như quy định của Luật TCTT, cụ thể:

- Thông tin về thu chi phí bảo vệ môi trường của Hà Giang, huyện Bắc Mê, huyện Yên Minh và huyện Vị Xuyên đã được công khai thông qua tổ chức hai hội thảo thường niên cấp tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Giang tổ chức, năm hội thảo đối thoại giữa các bên liên quan được tổ chức và qua các cuộc họp tiếp xúc cử tri.

Việc công khai bằng các hình thức khác như qua cống thông tin điện tử, phương tiện truyền thông, gửi công văn, niêm yết trên bản tin chưa được chú trọng. Điều này dẫn tới thông tin được công khai chưa tiếp cận được tới đông đảo người dân.

Cho đến nay, chỉ tìm thấy thông tin chi tiết về nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường của Hà Giang do Cục thuế tỉnh Hà Giang ban hành trên Báo Hà Giang điện tử[25]. Sở Tài chính tỉnh Hà Giang đã thực hiện công khai thông tin về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 trên cổng thông tin điện tử của Sở[26]. Tuy vậy, các tài liệu này chưa cung cấp cho người dân thông tin chi tiết về nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường và phân bố nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường cho các công trình dự án đầu tư trên địa bàn của tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Bắc Mê nói riêng.

Trên các cổng thông tin điện tử của Hà Giang cũng đồng nhất với kết quả của Báo cáo số 684/BC-MTTQ-BTT ngày 24/9/2018 của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Giang về việc giám sát tình hình phân bổ và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Báo cáo cho thấy Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Giang, UBND huyện Bắc Mê chưa thực hiện công khai thông tin về tình hình phân bố, sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; chưa thực hiện công khai danh mục các dự án đầu tư từ nguồn phí bảo vệ môi trường trên trang thông tin điện tử của 2 huyện.

- Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực bảo vệ rừng cho thấy, Liên minh Đất rừng đã thực hành tiếp cận thông tin trong lĩnh vực bảo vệ rừng thông qua tìm kiếm trên cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước có liên quan và địa điểm niêm yết thông tin của các cơ quan này.

Theo ý kiến của lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch tại buổi tọa đàm ngày 21/02/2019, người dẫn nếu quan tâm thì rất dễ dàng tiếp cận các thông tin về làm nghiệp hoặc giao đất giao rừng (GĐGR) trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ví dụ, tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 hoặc Luật Đất đai năm 2013, hoặc các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp thì các thông tin này đều được đăng công khai trên các cổng thông tin điện tử này. Ngoài ra, người dân cũng có thể đến Hạt Kiểm lâm huyện hoặc gặp trực tiếp cán bộ kiểm làm địa bàn để tìm hiểu các thông tin liên quan trọng quản lý và bảo vệ rừng (QLBVR), trong GĐGR ở địa phương thì dễ dàng được đáp ứng mà không gặp phải những khó khăn, trở ngại nào. Việc công khai những thông tin này văn trên tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Tuy nhiên, tại thời điểm đánh giá, Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Bố Trạch chưa đăng tải thông tin nào liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp hoặc GĐGR được tạo ra kể từ ngày 01/7/2019. Trên bảng công khai các thủ tục hành chính của UBND xã Xuân Trạch cũng không có thông tin nào tương tự.

Do các cơ quan nhà nước thuộc địa bàn thực địa chưa lập được danh mục các thông tin bắt buộc phải công khai, và trên các kênh công khai thông tin cũng không tìm thấy những thông tin liên quan bắt buộc phải công khai, nên Nhóm nghiên cứu nhận thấy khó đánh giả được việc người dẫn tiếp cận thông tin bắt buộc phải công khai được tạo ra kể từ ngày 01/7/2018.

- Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước do Liên minh Nước sạch tiến hành nghiên cứu cho thấy, đã áp dụng quy trình tiếp cận thông tin theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp để tiếp cận thông tin liên quan đến kiếm soát ô nhiễm nước. Khi tìm kiếm một số thông tin[27] trên cổng thông tin điện tử/ trang thông tin điện tử của các đơn vị có liên quan nhưng không tìm thấy tài liệu và Liên minh Nước sạch đã gửi 04 phiếu yêu cầu cung cấp một số thông tin[28] theo mẫu 01a được ban hành kèm theo quy định tại Nghị định số 13/2018/NĐ-CP đến 04 cơ quan, bao gồm Văn phòng UBND Thành phố Đà Nẵng ngày 18 tháng 02 năm 2019 Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng ngày 15 tháng 02 năm 2019; Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ngày 15 tháng 02 năm 2019; UBND quận Sơn Trà ngày 15 tháng 02 năm 2019. Cho đến ngày 06 tháng 3 năm 2019 (tức sau 14 ngày làm việc). Liên minh Nước sạch vẫn chưa nhận được phản hồi của các cơ quan này để hoàn thiện phiếu yêu cầu cung cấp (nếu có) hoặc từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin được yêu cầu.

3. Khuyến nghị

Khuyến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ cần triển khai giám sát việc thực thi Điều 10 Luật Người khuyết tật để bảo đảm cơ sở hạ tầng tiếp cận với người khuyết tật từ đó bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của nhóm người này

- Bảo đảm các điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ và các hội tham gia triển khai và giám sát việc thực hiện Luật tiếp cận thông tin.

- Khuyến nghị nghiên cứu sửa đổi Luật tiếp cận thông tin

Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tư pháp nên nghiên cứu để có giải pháp cho việc đảm bảo quyền tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá mọi thông tin, các nguyên tắc không phân biệt đối xử, cung cấp thông tin tối đa với thủ tục thuận lợi theo tinh thần Điều 2 và Điều 19 Công ước ICCPR và các công ước khác mà Việt Nam là quốc gia thành viên.

- Khuyến nghị với Bộ Tư pháp, cần nhanh chóng thực hiện các nội dung liên quan đến rà soát và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định tại Quyết định số 1408/QĐ-TTg và Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/3/2017. Đồng thời, bổ sung thư mục tiếp cận thông tin cho người khuyết tật trong Thư mục tiếp cận thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

- Khuyến nghị với UBND các tỉnh Hà Giang, Quảng Bình, Thành phố Đà Nẵng

+ Xây dựng quy chế, quy trình cung cấp thông tin của cơ quan mình và công khai quy trình này trên công thông tin điện tử, trang thông tin điện tử và niêm yết tại trụ sở cơ quan mình.

+ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan có liên quan trên địa bàn nghiêm chính thực hiện Luật tiếp cận thông tin như kế hoạch do UBND tỉnh/thành phố ban hành.

+ Xây dựng danh mục thông tin bắt buộc phải công khai của UBND tỉnh và đính kèm các thông tin theo danh mục.

+ Thực hiện việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố theo như quy định của Luật tiếp cận thông tin và theo như quy chế cung cấp thông tin của địa phương.

+ Bố trí nơi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết khác phục vụ cho việc cung cấp thông tin.

+Tiến hành đánh giá một cách tổng thể quá trình thực thi Luật tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh, thành phố theo như kế hoạch để từ đó thúc đẩy việc công khai và cung cấp thông tin cho công dân theo đúng tinh thần Luật tiếp cận thông tin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hiến pháp năm 1992,

- Hiến pháp năm 2013;

- Luật Tiếp cận thông tin năm 2016;

Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ ban hành quy định chỉ tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.

Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;

Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 15/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật TCTT

Thông tư số 46/2018/TT-BTC ngày 14/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chi tiết chi phí thực tế in, sao, chụp và gửi thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật tiếp cận thông tin

- Quyết định số 52/QĐ-STNMT ngày 19/3/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chế công khai và cung cấp thông tin cho công dân:

Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi thành Luật tiếp cận thông tin

Công văn số 529/UBND-NC ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình;

 


[1] Đánh giá được tổ chức từ 12/2018 - tháng 3/2019

[2]Tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-1286-KH-UBND-trien-khai-thi hanh-Luật-Tiep-can-thong-tin-tỉnh Quang-Binh-2016-326806.aspx

[3] Tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-227-KH-UBND-trien-khai-thi binh-luat-tiep-can-thong-tin-Ha-Giang-2016-332636, aspx = Xem tại: http://stnmthagiang.gov.vn/buiviet?id=798

[4] Kế hoạch số 70/KH-UBND của UBND quận Sơn Trà ban hành ngày 30/3/2018 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật TCTT trên địa bàn quận Sơn Trà.

[5] Kế hoạch số 1524/KH-UBND ngày 6/3/2018 của UBND Thành phố Đà Nẵng về Triển khai thi thành Luật TCTT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

[6] Tại: danang.gov.vn

[7]http://www.congbao.danang.gov.vn/webpages/home/homefaces) (truy cập ngày 24/3/2019) Xem: http://mo).gov.vn/Pages/home.aspx

[8] Xem: http://maj-gowvn/tctt/Pages/hd-khai-thac aspx?ItemID=2

[9] Xem: http://moj.gov.vn/tctt/Pages/so-tay-hd.aspx?ItemID=4

[10] Truy cập ngày 13/3/2019.

[11] Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

[12] Truy cập ngày 20/3/2019.

[13] Quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật tiếp cận thông tin

[14] Sở Tài nguyên và Môi trường có Trung tâm Thông tin lưu trữ; UBND tỉnh Hà Giang có Chi cục Văn thư lưu trữ; UBND cấp huyện, xã đều có cán bộ văn thư lưu trữ.

[15] Quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật tiếp cận thông tin

[16] Ví dụ: https://botrach.quangbinh.gov.vn/3cms/thong-tin-tuyen-dung-52341.htm.

[17] Tại: anhaidong danang.gov.vn

[18] Xem tại: http://tamthaglang-gov.vn/home

[19] Xem tại: http://te-hagiang-gov.vn/cong-khai-tai-chính

[20] Xem tại http://hientapvbplvn//FileData/TW/Lists/vbpq| Attachment 55548/VanBunGoc_232015. TTBKH ĐT.1.pdf

[21] Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Khoá XI ban hành ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

[22] Truy cập ngày 15.3.2019.

[23] Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 13/2018/NĐ-CP; việc tiếp cận thông tin được tạo ra trước ngày 017/2018 được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật có quy định về việc tiếp cận thông tin ban hành trước ngày Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực và phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 3 của Luật này.

[24] Bao gồm các Luật Đất đai Luật Liên nghiệp. Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Tài nguyên nước. Luật Khoáng sản

[25] Tại http://www.banhagiang.vn/xa-hol/201809/ket-qua-thu-phi-bvmt-dol-vol-khai-thac-khoang-san-nam2017 urn-dia-ban tinh ha giang-733066.

[26] Tại http:/stchayant-gonvn/cong-khai-tai-chinh/-/view_content/content/950499/năm 2018 cong bo cong khal-so-lieu-du-toan-ngan-sach-trinh-hđnd-tinh-ha-glang-nam-2019.

[27] Gồm thông tin về I) Quy hoạch quản lý chất thải rắn Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, II) Kế hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Sơn Trà năm 2018, ull) Kế hoạch quản lý chất thải rắn khu vực Âu thuyền Thọ Quang, lv) Số liệu quan trắc chất lượng nước tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang và Tổng lượng thải thải ra khu vực Âu thuyền Thọ Quang trong 1 ngày, vì) Báo cáo thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp xã tháo ra khu vực Âu thuyền Thọ Quang

[28] Gồm thông tin về: Đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp xã thải ra khu vực Âu thuyền Thọ Quang và Giấy phép xả thải của các doanh nghiệp ra khu vực Âu thuyền Thọ Quang.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành