Thứ sáu, 25 Tháng 3 2022 21:39

ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG

1. Thực trạng trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội

Thời gian qua Chính phủ đã thực hiện trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tương đối nghiêm túc, có chất lượng và hiệu quả.Năm 2017 Chính phủ thực hiện đầy đủ các quy định về phối hợp công tác của Chính phủ và Quốc hội, phối hợp chặt chẽ trong việc chuẩn bị nội dung, thực hiện chương trình các kỳ họp, phiên họp; đã khắc phục triệt để tình trạng chậm hoàn thành báo cáo, tờ trình phục vụ kỳ họp Quốc hội xảy ra trong nhiệm kỳ 2011-2016. Toàn bộ 88 báo cáo, tờ trình đều được hoàn thành đầy đủ theo chương trình và gửi Quốc hội trước phiên khai mạc; trả lời đầy đủ các kiến nghị của cử tri; thực hiện nghiêm quy định về giám sát của Quốc hội[1].

Năm 2018, Chính phủ chuẩn bị 100 báo cáo, tờ trình, dự án luật, pháp lệnh gửi Quốc hội trước ngày khai mạc kỳ họp và nhiều tài liệu, báo cáo khác trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội[2].

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Chính phủ chuẩn bị 30 báo cáo, tờ trình Quốc hội và nhiều tài liệu khác trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội[3].

Về trả lời chất vấn: Hoạt động chất vấn ngày càng đi vào thực chất hơn, nội dung chất vấn, yêu cầu giải trình tập trung vào nhóm những vấn đề bức xúc được đại biểu và cử tri quan tâm. Các phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp; không khí chất vấn thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, xây dựng, tăng tính đối thoại; việc thường xuyên ban hành nghị quyết sau chất văn và yêu cầu báo cáo việc thực hiện tại các kỳ họp đã bước đầu tạo cơ chế rằng buộc trách nhiệm thực hiện cao hơn các cam kết của người trả lời chất vấn; hoạt động chất vẫn có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, nâng cao hơn trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ, bộ ngành trước nhân dân. Các Bộ trưởng nêu cao tinh thần trách nhiệm, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, một số Bộ trưởng đưa ra những cam kết mạnh mẽ nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong các lĩnh vực do mình quản lý như Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội, gần đây Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức các phiên chất vấn đối với các thành viên Chính phủ về những vấn đề cử tri quan tâm. Tiếp tục phát huy hiệu quả từ những cuộc chất vấn, trả lời chất vấn trên diễn đàn Quốc hội, những cuộc chất vấn, trả lời chất vấn tại các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã có những tác dụng tích cực, thậm chí đi sâu phân tích, giải quyết những vấn đề mà ở diễn đàn Quốc hội ít có điều kiện hơn.

Sau chất vấn, Chính phủ đã nghiêm túc tiếp thu, tập trung chỉ đạo sửa chữa, khắc phục tương đối toàn diện các vấn đề hạn chế được chỉ ra, có nhiều tiến bộ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách. Nhiều bộ trưởng, trưởng ngành đã chủ động thông tin công khai những giải pháp đã triển khai để khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, được cử tri chia sẻ, giải tỏa nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân. Việc gắn kết giữa xem xét các báo cáo về kinh tế - xã hội, báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri với hoạt động chất vấn đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ khác đã tham gia trả lời, giải trình đáy dù, làm rõ các nội dung chất vấn của 387 đại biểu Quốc hội và 95 đại biểu tham gia tranh luận. Nội dung trả lời, giải trình của các thành viên Chính phủ đã thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị, thẳng thần, đã có những cam kết, giải pháp, quyết tâm trong thời gian tới[4]. Năm 2018, các thành viên Chính phủ đã trả lời, giải trình bằng văn bản 265 chất vấn của đại biểu Quốc hội; trực tiếp trả lời 524 chất vấn và tranh luận của đại biểu Quốc hội tại Hội trường; tiếp nhận, xử lý 2.004 kiến nghị của cử tri với tinh thần nghiêm túc, thẳng thần, cầu thị và trách nhiệm[5]. 6 tháng đầu năm 2019 giải trình, trả lời 237 lượt đại biểu Quốc hội; 117 ý kiến cử tri[6]. Các phiên chất vấn đều được truyền hình, phát thanh trực tiếp và truyền trực tuyến tới tất cả các tỉnh, thành phố trở thành hoạt động định kỳ, được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Cùng với hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, hoạt động chất vấn tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, những kết luận sau chất vấn đối với từng lĩnh vực là cơ sở quan trọng để điều chỉnh, khắc phục những bất cập, hạn chế trong chính sách pháp luật và tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành của các cơ quan, lĩnh vực liên quan.

Về việc giải đáp các kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp Quốc hội. Qua kết quả việc giải quyết kiến nghị của cử tri cho thấy, Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành với trách nhiệm của mình, ngay sau khi nhận được kiến nghị của cử tri đã kịp thời chỉ đạo khẩn trương tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời cơ bản đầy đủ, rõ ràng về những vấn đề cử tri kiến nghị trực tiếp ký văn bản trả lời, bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật chất lượng văn bản giải quyết, trả lời được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cử tri và nhân dân cả nước.

Năm 2018, các thành viên Chính phủ tiếp nhận, xử lý 2.004 kiến nghị của cử tri với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, cầu thị và trách nhiệm.

2. Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước xã hội

Trách nhiệm giải trình chủ động của Chính phủ thời gian gần đây ngày càng được nâng cao, thể hiện qua việc Chính phủ chủ động công khai các văn bản lập quy, công khai, minh bạch các trình tự và nội dung liên quan đến xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; công khai quá trình, kết quả HĐCS và TTCS cho người dân biết và giám sát; chủ động cung cấp, giải thích thông tin liên quan đến hoạt động chính sách cho người dân, chủ động giải trình về những vấn đề gây bức xúc trong dư luận, được người dân quan tâm... Cụ thể như sau:

- Trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Việc chủ động công khai, minh bạch các hoạt động lập pháp, lập quy trong thời gian qua đã khuyến khích được sự tham gia của người dân. Các dự thảo văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp được đăng công khai trên các trang mạng điện tử, thông tin điện tử, diễn đàn để công dân tham gia đóng góp ý kiến. Chính phủ, nhiều bộ, ngành đã mở chuyên mục, diễn đàn để công dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ý kiến trên trang thông tin điện tử của Chính phủ (http://www. chinhphu.vn/) và các bộ, ngành như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (http:// www.molisa.gov.vn/); Bộ Tư pháp (http://www.moj.gov.vn/); Bộ Nội vụ (https://www.moha.gov.vn/).... Các phiên họp của Quốc hội khi thảo luận về chính sách, xây dựng văn bản pháp quy cũng đã được truyền hình hoặc phát thanh trực tiếp đến với người dân. Sau khi công bố hoặc ký ban hành các VBQPPL đều được đảng Công báo theo đúng quy định (congbao chinhphu.vn). Ngoài ra, VBQPPL được đăng tải toàn văn trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Thực hiện trách nhiệm giải trình chủ động thông qua họp báo, các phương tiện thông tin đại chúng và theo yêu cầu của người dân.

Thời gian vừa qua, các hình thức này ngày càng được đẩy mạnh và mang lại hiệu ứng tích cực, các chương trình phỏng vấn trên truyền hình, phỏng vấn trên báo chí về những vấn đề được dư luận quan tâm, các chuyên mục như "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời". Qua họp báo định kỳ và các cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, các thông tin về cơ chế, chính sách, pháp luật, việc thực thi trên thực tiễn của các cơ quan, tổ chức,... được truyền tải đến người dân, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức năm bắt thông tin và giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Chính phủ đều có họp báo định kỳ, qua các cuộc họp báo, Văn phòng Chính phủ thông tin những vấn đề được dư luận quan tâm với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước; báo cáo, cung cấp, giải thích những thông tin cần thiết đến người dân. Đối với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng thực hiện họp báo theo định kỳ hoặc khi xảy ra những vụ việc ảnh hưởng đến xã hội thuộc nội dung quản lý nhà nước của mình. Tại buổi họp báo, các cơ quan nhà nước chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông, các cơ quan truyền thông cũng đặt ra những câu hỏi nhằm làm rõ hơn các nhu cầu thông tin của mình liên quan đến vụ việc. Bên cạnh việc họp báo thường kỳ, khi xảy ra các vụ việc được dư luận quan tâm, Chính phủ cũng chủ động họp báo để có những thông tin chính thức đối với xã hội.

Ngoài việc chủ động giải thích, cung cấp thông tin, công khai chịu trách nhiệm trước người dân, Chính phủ có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của các cử tri gửi đến trong các kỳ họp Quốc hội và Chính phủ còn phải có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của người dân nói chung. Các bộ ngành còn tiến hành tiếp công dân theo định kỳ và đột xuất, lắng nghe các ý kiến, bức xúc, khúc mắc, phản ánh, kiến nghị của người dân, cung cấp thông tin, giải thích rõ ràng đến người dân. Một số kênh tương tác khác được thiết lập để Chính phủ thực hiện việc giải thích, cung cấp thông tin... đến cho người dân, doanh nghiệp như thông qua một số chuyên trang, diễn đàn, chương trình đối thoại của Chính phủ như: Đối thoại chính sách trên truyền hình, chuyên trang Công khai, minh bạch điện, xăng dầu trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương tại địa chi: http://minhbach.vecita.gov.vn.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tháng 4/2017. Thông qua hệ thống này, người dân có thể gửi, theo dõi, nhận kết quả trả lời kiến nghị của mình về hành vi chậm trễ, gây phiên hà của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay, công tác tiếp nhận, trả lời kiến nghị của người dân và doanh nghiệp dần đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả, nhiều ý kiến phản biện của người dân và doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, vướng mắc về thủ tục hành chính thông qua hệ thống của Cổng thông tin điện tử Chính phủ được các bộ, ngành, địa phương tiếp thu, chấn chỉnh và kịp thời giải đáp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp. Hệ thống tiếp nhận phản ảnh, kiến nghị của doanh nghiệp và người dân được vận hành khá hiệu quả; năm 2017 đã tiếp nhận 6,522 kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; phân loại, chuyển các bộ, cơ quan, địa phương xử lý theo thẩm quyền 1.858 kiến nghị, trong đó có 1.116 kiến nghị được các cơ quan chức năng trả lời[7]. Các kênh thông tin tương tác của Chính phủ với người dân và doanh nghiệp đã nhận được phản hồi tích cực, góp phần hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động phục vụ người dân, doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm 2019, Chính phủ cung cấp 2172/2174 (đạt tỷ lệ 99,9%) kiến nghị của cử tri gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành[8].

Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước xã hội gần như mới dừng lại ở phương diện cung cấp thông tin và giải thích còn vấn đề chịu trách nhiệm hay qua đó để có khả năng quy kết trách nhiệm của ai trong quá trình hoạch định chính sách và thực thi chính sách là chưa rõ ràng và chưa gắn với chế tài, hậu quả chính trị - pháp lý của chủ thế giải trình.

Ngoài ra, Chính phủ phải thực hiện trách nhiệm giải trình trước Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Ban Cán sự Đảng Chính phủ và cá nhân đảng viên trong Chính phủ trước Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban Chấp hành Trung ương Đảng) là một nét đặc thù của Việt Nam, chủ yếu đang diễn ra trong nội bộ Đảng. Ủy ban kiểm tra Trung ương thực hiện kiểm tra, giám sát Ban Cán sự Đảng Chính phủ và các cán bộ, đảng viên trong bộ máy Chính phủ có định kỳ và khi có khiếu nại, tố cáo.

3. Kết luận và đề xuất

Để nâng cao, tăng cường việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách thì một giải pháp quan trọng cần được tiến hành là bổ sung và sửa đổi các quy định về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách trước Đảng Cộng sản Việt Nam, trước Quốc hội và xã hội; tiếp tục hoàn thiện thay đổi các quy định về hoạt động giảm sát của Quốc hội đối với Chính phủ; cụ thể hóa khung pháp luật về quyền tiếp cận thông tin, công khai, minh bạch thông tin; tăng cường khuôn khổ pháp luật chi tiết tạo cơ sở để đổi mới quy trình chính sách của Chính phủ theo hướng hiện đại.

Thứ nhất, rà soát, hệ thống hóa, tổng kết, đánh giá các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công.

Cần tiến hành rà soát, hệ thống hóa các quy phạm pháp luật hiện hành về vấn đề này mà hiện được quy định tản mát trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành, qua đó phát hiện những khoảng trống và những bất cập, hạn chế của chúng. Bên cạnh đó, để làm rõ những bất cập, hạn chế, còn cần phải nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công. Quá trình này sẽ giúp xác định rõ ràng những quy định không phù hợp hay không khả thi, những nguyên nhân và yêu cầu đặt ra với việc sửa đổi, bổ sung các quy định đó cho phù hợp với thực tiễn.

Liên quan đến việc hệ thống hoá, có thể cân nhắc một trong hai phương án sau đây:

Phương án 1: Hệ thống hóa các quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công và pháp điển hóa chúng thành một văn bản pháp luật riêng biệt.

Như đã đề cập ở trên, các quy định liên quan đến trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện được nêu trong nhiều văn bản pháp luật với giá trị pháp lý khác nhau, chưa được điều chỉnh trong một đạo luật chung. Tình trạng đó khiến cho việc áp dụng trong thực tế các quy định về vấn để này gặp những khó khăn nhất định. Việc xây dựng văn bản pháp luật riêng (dưới dạng một đạo luật hay một nghị định) về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công sẽ khắc phục được khó khăn đó, ngoài ra còn giúp quá trình hệ thống hoá, pháp điển hoá các quy định về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công được toàn diện và đầy đủ hơn.

Luật đó sẽ bao gồm các chương, điều về chủ thể trách nhiệm giải trình, đối tượng giải trình, hình thức, nội dung thực hiện trách nhiệm giải trình, cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách công.

Nếu được quy định cụ thể, chặt chẽ hệ thống về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách thì sẽ rất thuận lợi khi Quốc hội, người dân, cá nhân, doanh nghiệp đều có thể có căn cứ vào đó đánh giá, yêu cầu Chính phủ giải trình, chịu trách nhiệm giải trình và giảm tài được khoảng trống về trách nhiệm, không ai chịu trách nhiệm, không ai chịu giải trình, quy sai trách nhiệm, đồ lỗi trách nhiệm cho nhau giữa các ban ngành, bộ thuộc Chính phủ, giữa Chính phủ với các cơ quan khác.

Phương án 2: Giữ nguyên cách thức quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công về hình thức và nội dung như hiện nay, nhưng sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp, đồng thời thực hiện hệ thống hóa và pháp điển hóa về mặt kỹ thuật.

Cụ thể, theo phương án này, quá trình sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công sẽ được thực hiện trên cơ sở rà soát từng văn bản pháp luật có liên quan. Yêu cầu đặt ra là cần phải thực hiện một cách đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luật. Phương án này tuy không đạt được tính hệ thống và tính toàn diện như phương án thứ nhất nhưng và có ưu điểm là nhanh chóng hơn và không tạo ra những biến động lớn trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy cần sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công sau đây để đảm bảo tính toàn diện, phủ hợp, công khai, minh bạch, khả thi: Bổ sung quy định về việc thực hiện trách nhiệm giải trình chủ động của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng. Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách cũng như giải trình chủ động đối với các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, gây bức xúc trong dự luận...; bổ sung quy định về chế tài xử lý khi có vi phạm quy định liên quan đến trách nhiệm giải trình một cách cụ thể, nghiêm khắc; mở rộng các quy định về giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Cần coi việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách là một tiêu chí để đánh giá tinh thần trách nhiệm, năng lực, bản lĩnh của Chính phủ trước Đảng, trước Quốc hội và xã hội mà sâu xa và quan trọng chính là trách nhiệm của Chính phủ trước nhân dân trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách công nhằm phục vụ cho nhân dân, cho sự phát triển của đất nước. Đồng thời, bổ sung các quy định nhằm tăng tính chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách của Chính phủ như quy định về việc từ chức, quy định về lấy phiếu tín nhiệm... và các trình tự, thủ tục, mức độ cụ thể để thực hiện các chế tài này.

Cần có quy định chặt chẽ hơn, ràng buộc trách nhiệm giải trình của Chính phủ cụ thể, đầy đủ hơn theo từng khâu trong quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách gắn liền với mỗi công đoạn, gắn liền với mỗi nhiệm vụ thực hiện cần phải có trách nhiệm giải trình của Chính phủ tương ứng. Các quy định về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách trước Đảng Cộng sản Việt Nam, trước Quốc hội và với xã hội cần được hoàn thiện hơn. Cụ thể:

Về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách ở Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nội quy kỳ họp. Quy chế hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ... cần sửa đổi và bổ sung cụ thể. Các vấn đề về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách bao gồm nội dung giải trình, hình thức, phương pháp, thời gian và hệ quả của việc giải trình cần được quy định thành điều khoản riêng.

Về nội dung giải trình, cần sửa đổi Điều 27, Điều 29 (Luật Tổ chức Chính phủ), Điều 7 (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)... theo hướng xác định cụ thể các nội dung cần giải trình trong hoạch định chính sách, các nội dung cần giải trình trong thực thi chính sách và những nội dung về kết quả hoạch định chính sách, thực thi chính sách.

Về hình thức, phương pháp, thời gian giải trình. Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách trước Đảng, trước Quốc hội và xã hội cần được hoàn thiện theo hướng quy định cân đối, tương xứng giữa thời gian Quốc hội xem xét các báo cáo của Chính phủ, thời gian Quốc hội chất vấn Chính phủ với các nội dung chính sách cần giải trình. Cần bổ sung quy định tương ứng với hình thức giám sát của Quốc hội theo chuyên để thì cần có các hình thức giải trình theo chuyển để về hoạch định, thực thi chính sách của Chính phủ định kỳ và thường xuyên, có giải trình chủ động và theo yêu cầu của chủ thể giám sát, nhân dân và xã hội. Điều đó góp phần đảm bảo tương xứng giữa thời gian, nội dung hay lượng thông tin chính sách cần giải trình; đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm giải trình ngày càng chuyên sâu, có hệ thống, khoa học và tinh thần trách nhiệm cao; giải trình một cách thấu đảo, hiệu quả trước Đảng, trước Quốc hội, trước nhân dân và xã hội.

Đặc biệt, các hình thức thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách với người dân nói chung, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp.... cần được quy định rõ cách thức và gắn với chế tài. Trước hết, trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách thì cần quy định người dân, doanh nghiệp, các tổ chức được tham gia đóng góp ý kiến ở khâu nào, bằng cách nào và trong quá trình tổ chức thực thi chính sách, nếu nhân dân phát hiện những vấn đề sai phạm, những mâu thuẫn của các vấn đề chính sách... thì người dân được phản ánh ở đâu, với ai và ai chịu trách nhiệm cụ thể để giải trình cho nhân dân. Qua đó, mới có thể kịp thời khác phục hậu quả trong quá trình chính sách, giảm tải được các phản ánh, kiến nghị kéo dài hàng năm không giải quyết hoặc hậu quả về hoạch định chính sách, thực thi chính sách xảy ra thì đô lỗi trách nhiệm, né tránh trách nhiệm và không ai chịu trách nhiệm.

Hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, xã hội đối với Chính phủ trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách để tạo thuận lợi tốt nhất trong việc giám sát Chính phủ thực hiện trách nhiệm giải trình. Cụ thể: Hoàn thiện quy định về cách thức tổ chức, hình thức yêu cầu Chính phủ cung cấp, công khai, minh bạch thông tin chính sách; nội dung thông tin về hoạch định chính sách, thực thi chính sách cung cấp phải đảm bảo tính đầy đủ, đúng và mang tính căn bản; việc cung cấp thông tin về hoạch định chính sách, thực thi chính sách theo trình tự thời gian, kịp thời gắn với trách nhiệm và các chế tài để ràng buộc, đảm bảo các thông tin được cung cấp, công khai là rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Đồng thời, các quy định về cung cấp thông tin từ nhiều kênh khác nhau về quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách của Chính phủ cần được quy định rõ để đảm bảo cho Quốc hội có nhiều thông tin hơn trong việc giám sát quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách của Chính phủ cũng như việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Ngoài ra, cần trao nhiều quyền hơn cho Quốc hội trong việc yêu cầu Chính phủ phải điều trần, phải giải trình hay trả lời về các vấn đề hoạch định chính sách, thực thi chính sách mà các đại biểu Quốc hội quan tâm. Nói cách khác, nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội cần bổ sung các quy định như: tăng thời gian cho các hoạt động chất vấn tại nghị trường; xây dựng cơ chế điều trần của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về các chính sách của Chính phủ khi cần thiết.

Tăng cường các quy định về tổ chức các diễn đàn trao đổi và đối thoại chính sách giữa Quốc hội với nhân dân, Quốc hội với Chính phủ, Chính phủ với nhân dân. Hoàn thiện các quy định về hình thức chịu trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách. Bỏ phiếu tín nhiệm là hình thức xác định trách nhiệm của các chức danh chủ chốt trong Chính phủ mang tính chính trị cao. Việc tín nhiệm cao hay thấp sẽ phản ánh trách nhiệm của các vị trí này đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Hoàn thiện các quy định cụ thể về các điều kiện bảo đảm quyền và phương thức tham gia của người dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong giám sát trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

Xây dựng những quy định cụ thể về các điều kiện đảm bảo quyền và phương thức tham gia của người dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong hoạch định, thực thi chính sách công và trong việc yêu cầu Chính phủ thực hiện trách nhiệm giải trình, đánh giá trách nhiệm giải trình của Chính phủ, bảo đảm rằng người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội có thể tham gia vào quá trình chính sách, và kiểm soát trách nhiệm giải trình của Chính phủ cụ thể, như thế nào, khi nào, ở đâu... để thực hiện được hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội về chính sách, về trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa khung pháp luật về quyền tiếp cận thông tin: phòng, chống tham nhũng; ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ cho nhân dân và xã hội để nhân dân và xã hội hiểu rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình đối với quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách. Đó là việc Chính phủ phải cung cấp thông tin, báo cáo, giải thích thông tin một cách công khai, minh bạch gắn liền với trách nhiệm nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mục tiêu chính sách, quyền lợi của nhân dân và xã hội trong quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách. Đồng thời, nhân dân và xã hội sẽ hiểu rõ được quyền của họ trong việc yêu cầu Chính phủ thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm làm sáng tỏ các vấn đề chính sách, làm sáng tỏ trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm của Chính phủ.

Tăng cường phân công các nhiệm vụ của Chính phủ một cách cụ thể, rõ ràng trong hoạch định, thực thi chính sách gắn với cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự giám sát của Quốc hội và Tư pháp đối với Chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách. Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan truyền thông trong việc tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách được xem như một phương thức để kiểm soát quyền lực nhà nước. Thông qua việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định chính sách, thực thi chính sách thì Quốc hội, nhân dân và xã hội có thể có được các dữ liệu làm căn cứ để nhìn nhận về trách nhiệm của chính phủ, quy kết được trách nhiệm khi cần thiết. Việc hạn chế những bất cập trong các quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công và trong thực tế thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ ở Việt Nam đòi hỏi một quá trình lâu dài với quyết tâm chính trị cao. Làm được điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công, đặc biệt sẽ góp phần cho quyền lực ủy nhiệm được sử dụng đúng đắn và có hiệu quả hơn./.

 


[1]Xem Báo cáo số 05/BC-CP ngày 18/01/2018 của Chính phủ về kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2017, phương hướng, giải pháp chỉ đạo điều hành năm 2018.

[2]http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Chinh-phu-kiem-diem-cong-tac-chi-dao-dieu-hanh-nam-2018/355619.vgp (truy cập 30/9/2019)

[3]Xem Báo cáo số 300/BC-CP ngày 23/7/2019 của Chính phủ về công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm 2019, phương hướng, giải pháp chỉ đạo điều hành 6 tháng cuối năm 2019.

[4]Xem Báo cáo số 05/BC-CP ngày 18/01/2018 của Chính phủ về kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2017, phương hướng giải pháp chỉ đạo điều hành năm 2018

[5]http://baochinhphu.vn/Thot-su/Chinh-phu-kiem-diem-cong-tac-chi-dao-dieu-hanh-nam-2018/355619.vgp (truy cập 30/9/2019)

[6]Xem Báo cáo số 300/BC-CP ngày 23/7/2019 của Chính phủ về công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm 2019, phương hướng, giải pháp chỉ đạo điều hành 6 tháng cuối năm 2019.

[7]Xem Báo cáo số 05/BC-CP ngày 18/01/2018 của Chính phủ về kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2017, phương hướng, giải pháp chỉ đạo điều hành năm 2018.

[8]Xem Báo cáo số 300/BC-CP ngày 23/7/2019 của Chính phủ về công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm 2019, phương hướng, giải pháp chỉ đạo điều hành 6 tháng cuối năm 2019.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành