Thứ sáu, 25 Tháng 3 2022 21:45

Thực trạng việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra và xét xử, thi hành án

  1. 1.Những kết quả đạt được

Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, trong 10 năm (2005 - 2015), thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng đã gây ra được phát hiện là 59.750 tỷ đồng và trên 400ha đất. Số tiền đã thu hồi cho Nhà nước là 4.676,6 tỷ đồng và trên 219ha đất.

Năm 2015, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại trên 950 tỷ đồng và 9.887m3 đất; đã thu hồi được trên 505 tỷ đồng, đạt 55,8% (tỷ lệ này năm 2013 là 10%, năm 2014 là 22,3%) và thu hồi được 2.887m đất (đạt 29,2%).

Năm 2016, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại trên 240 tỷ đồng và 838m đất, đã thu hồi 92,460 tỷ đồng và kê biên 7 bất động sản, đạt 38,3%. Tổng cục Thi hành án dân sự đã thụ lý mới 65 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương ứng với số tiền 646,616 tỷ đồng, đã giải quyết xong 41 vụ việc, tương ứng với số tiền 45,605 tỷ đồng.

Năm 2017, qua thanh tra đã phát hiện 50 vụ có hành vi liên quan đến tham nhũng; kiến ghi thu hồi43,321 tỷ đồng. Qua kiểm toán, đã kiến nghị thu về nhân sách nhà nước 15.22 tỷ đồng[1].

Năm 2018, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108.000 tỷ đồng, hơn 1.00ha đất. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. đã kiến nghị, thu hồi, xử lý tài chính gần 319.000 tỷ đồng, hơn 7.200ha đất[2].

Công tác theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra đã phản ánh khá rõ nét về thu hồi và xử lý tiền, tài sản có liên quan đến việc đôn đốc để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện các kết luận thanh tra, cụ thể như sau:

Trước thời điểm Luật thanh tra năm 2010 có hiệu lực, việc thực hiện kết luận thanh tra là một khâu yếu, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Nhiều kết luận, kiến nghị thanh tra chưa được đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm túc nên hiệu lực công tác thanh tra không cao, thiếu tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật. Cụ thể, việc thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích thanh tra phát hiện đạt tỷ lệ thấp. Báo cáo tổng kết công tác ngành thanh tra các năm gần đây cho thấy, tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản và đất đai sau thanh tra, rất thấp so với kiến nghị thu hồi, xử lý[3]. Cụ thể:

Năm 2009, qua thanh tra, phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 7.027,53 tỷ đồng, 1.708ha đất, nhưng chỉ thu hồi được 3.355,44 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 47,7%), 175,8ha đất (đạt tỷ lệ 10,2%). Năm 2010, qua thanh tra, phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế, đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 3.567,1 tỷ đồng, 21.693ha đất nhưng chỉ thu hồi được 493,25 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 13,8%), 2.307ha đất (đạt tỷ lệ 10,6%)[4].

Năm 2011, qua thanh tra, phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế, đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 5.123 tỷ đồng, 11.845ha đất nhưng chỉ thu hồi được776 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 15,1%), 981ha đất (đạt tỷ lệ 8,2%); năm 2012, qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 29.860 tỷ đồng, 1.533ha đất nhưng mới thu hồi được 15.346 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 51,4%), 1.275ha đất (đạt tỷ lệ 83,2%).

Trong 4 năm (số liệu từ năm 2013 đến năm 2016[5]), toàn ngành thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 11.377 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, các cơ quan, đơn vị đã thu hồi và xử lý khác về kinh tế 50.744/72.287 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 70,2%; thu hồi về đất đai là 72.634/22.024ha[6]; kiểm điểm và xử lý hành chính 2.056 tập thể và 4.813 cá nhân; đã chuyển cơ quan chức năng khởi tố 63 vụ việc và 78 đối tượng. Cụ thể như sau:

Năm 2013: Toàn ngành thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.990 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, các cơ quan, đơn vị đã thu hồi về kinh tế 2.375/5.424 tỷ đồng đạt tỷ lệ 44% (tăng 38,9% so với năm 2011)thu hồi về đất đai 1713/11.267ha đạt tỷ lệ 15%; kiểm điểm và xử lý. hành chính 36 tập thể và 193 cá nhân; đã chuyển cơ quan chức năng khởi tố 15 vụ việc.

Trong đó, riêng Thanh tra Chính phủ đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 20 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, các cơ quan, đơn vị đã thu hồi về kinh tế 2.105/4.997 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 42%; thu hồi về đất đai 1.450/10.941ha, đạt tỷ lệ 13%; căn cứ vào các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, các đơn vị đã thực hiện việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với 36 tập thể và 133 cá nhân; trong năm 2013, Vụ Giám sát theo dõi thuộc Thanh tra Chính phủ đã ra 1 kết luận thanh tra và kiến nghị chuyển cơ quan chức năng khởi tố 14 vụ việc.

Năm 2014: Toàn ngành thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.138 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, các cơ quan, đơn vị đã thu hồi về kinh tế 1.148/1.658 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 69% (tăng 25% so với năm 2013); thu hồi về đất đai 1479/1.505ha, đạt tỷ lệ 98%; kiểm điểm và xử lý hành chính 570 tập thể và 1.143 cá nhân; đã chuyển cơ quan chức năng khởi tố 17 vụ việc và 9 đối tượng.

Trong đó, riêng Thanh tra Chính phủ đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 16 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, các cơ quan, đơn vị đã thu hồi về kinh tế 649/1.009 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 64%; thu hồi về đất đai 623/623ha, đạt tỷ lệ 100%; căn cứvào các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, các đơn vị đã thực hiện việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với 30 tập thể và 65 cá nhân; trong năm 2014, Vụ Giám sát theo dõi thuộc Thanh tra Chính phủ đã ra 1 kết luận thanh tra và kiến nghị chuyển cơ quan chức năng khởi tố 4 vụ việc.

Năm 2015: Toàn ngành thanh tra đã tiến hành việc đôn đốc, kiểm tra 3.249 kết luận thanh tra, đã xử lý về kinh tế 16.002,4/23.652,4 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 68% (giảm 1% so với năm 2014) (trong đó đã thu hồi về kinh tế là 2.824/4.838 tỷ đồng) và 124.807/124.807 USD; thu hồi 7.141,3/10.038ha đất, đạt tỷ lệ 71%; xử lý hành chính 688 tập thể, 1.619 cá nhân; đã khởi tố 17 vụ việc và 37 đối tượng. Cụ thể là:

Thanh tra Chính phủ đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 30 kết luận thanh tra, kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã xử lý về kinh tế được 15.444/22.225 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 69,5%[7] (trong đó đã thu hồi về kinh tế là 2.266/3.411 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 66,4%) và 124.807/124.807 USD; thu hồi 6.404/8.856ha đất, đạt tỷ lệ 72,3%; căn cứ vào các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ,các đơn vị đã thực hiện việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với 71 tập thể, 115 cá nhân có liên quan trong năm 2015. Vụ Giám sát theo dõi thuộc Thanh tra Chính phủ đã ra 3 kết luận thanh tra và kiến nghị chuyên cơ quan chức năng khởi tố 11 vụ việc với 7 đối tượng.

Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tiến hình đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.219 kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra, đã xử lý về kinh tế 558,4/1.427.4 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 39,1%; 737/1.182ha đất, đạt tỷ lệ 62,4%; đôn đốc xử lý hành chính 617 tổ chức, 1.204 cá nhân; đã khởi tố 6 vụ và 30 đối tượng (theo số liệu báo cáo tính đến ngày 23/12/2015 trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia của 57 địa phương và 9 bộ, ngành; còn lại 6 địa phương và 19 bộ, ngành chưa nhập số liệu[8]).

Năm 2016: Toàn ngành thanh tra đã thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra 2.968 kết luận thanh tra, đã xử lý về kinh tế 9.936,76/13.778,84 tỷ đồng đạt tỷ lệ 72,9% (tăng 4,9% so với năm 2015) và 25.646.778/47.250.994USD; thu hồi 460/468ha đất, đạt tỷ lệ 98%; xử lý hành chính 762 tập thể, 1.915 cá nhân; đã khởi tố 15 vụ việc và 32 đối tượng. Cụ thể là:

Thanh tra Chính phủ đã đôn đốc, kiểm tra việc xử lý sau thanh tra đối với 26 kết luận thanh tra, kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã xử lý về kinh tế được 9.697/13.336 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 72,7% (trong đó đã thu hồi về kinh tế là 1.387/1.978 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 70,1%; xử khác về kinh tế là 8.310/11.358 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 73,2%) và 25.714.278/47.557.757USD, đạt tỷ lệ 54%. Căn cứ vào các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, các đơn vị đã thực hiện việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với 79 tập thể, 47 cá nhân có liên quan; trong năm 2016, Vụ Giám sát theo dõi thuộc Thanh tra Chính phủ đã ra 4 kết luận thanh tra có kiến nghị chuyển cơ quan chức năng khởi tố 5 vụ việc và 18 đối tượng.

Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 2.942 kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra, đã xử lývề kinh tế 238,92/442,08 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 54,1%; 460.6/482,2ha đất, đạt tỷ lệ 95,5%; xử lý hành chính 683 tổ chức, 1.871 cá nhân; đã khởi tố 10 vụ và 14 đối tượng.

Qua Báo cáo tổng kết năm 2015 của Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, trong 7 vụ việc (vụ Vinashin, vụ Vinalines, vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Ngân hàng phát triển Đắc Lắc, vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Công ty Đầu tư tài chính II, vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, tổng số tài sản phải thu hồi cho ngân sách nhà nước, trong tổng số tiền phải thị hành theo bản án là trên 11.215 tỷ đồng, đã thi hành được 201,766 tỷ đồng tiền án phí truy nộp, phạt sung quỹ nhà nước; đang tiếp tục thi hành trên 11.018 tỷ đồng (riêng vụ Huỳnh Thị Huyền Như là hơn 10.921 tỷ đồng)[9].

Tổng số tiền phải thu hồi trong vụ án của “bầu” Kiến là trên 100,146 tỷ đồng. Cụ thể, án phí 100 triệu đồng, truy nộp 100,46 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Đến nay đã thi hành được trên 21,111 tỷ đồng truy nộp và 100 triệu đồng án phí. Số tiền còn phải thi hành để truy nộp ngân sách nhà nước là trên 78,934 tỷ đồng.

Bản án của tòa án buộc Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Vinalines - phải nộp án phí 218 triệu đồng và liên đới bồi thường 110 tỷ đồng nhưng tới nay mới chỉ tự nguyện nộp lại 5,2 tỷ đồng và kê biên 4 căn nhà trị giá khoảng 30 tỷ đồng.

Vụ Huỳnh Thị Huyền Như thi hành được trên 162,672 tỷ đồng trong tổng số trên 11.080 tỷ đồng.

Vụ Công ty Đầu tư tài chính II (đứng đầu là Vũ Quốc Hảo), tổng số tiền phải thi hành là hơn 621,815 tỷ đồng. Trong đó, thu hồi cho ngân sách nhà nước tổng số tiền phải thi hành là trên 983 triệu đồng. Kết quả, đã thi hành trên 44 triệu đồng, số tiền còn phải thi hành là hơn 939 triệu đồng; thu hồi cho tổ chức tổng số tiền phải thi hành là 620,831 tỷ đồng. Kết quả, đã thi hành được trên 69,231 tỷ đồng[10].

Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về giá trị tiền, tài sản tham nhũng được thu hồi qua hoạt động của các cơ quan có chức năng trên phạm vi cả nước, song theo báo cáo chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, năm 2013, tỷ lệ số tiền, tài sản tham nhũng được thu hồi chỉ đạt chưa đến 10%[11], năm 2014 có khá hơnnhưng cũng chỉ đạt trên 22%. Riêng năm 2015, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại trên 950 tỷ đồng và 9.887 m2 đất. Cơ quan chức năng đã thu hồi được trên 505 tỷ đồng, đạt 55,8% và thu hồi được 2887 m2 đất (đạt 29,2%)[12]. Mặc dù tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong những năm qua có chiều hướng tăng lên nhưng kết quả trên cũng cho thấy công tác thu hồi tiền, tài sản tham nhũng thời gian qua còn chưa hiệu quả.

Kết quả trên cũng phù hợp với báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tiền, tài sản tham nhũng theo yêu cầu của UNCAC do Viện Khoa học thanh tra và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện năm 2015. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 12,9% công chức, viên chức được hỏi cho rằng hiệu quả, trong khi đó 17,1% cho rằng không hiệu quả và có đến 60,8% nhận định chỉ hiệu quả trong một vài trường hợp nhất định. Từ phía người dân, có 28,4% số người cho rằng, công tác thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quả, trong khi đó 24,5% cho rằng không hiệu quả và 43,6% cho rằng chỉ hiệu quả trong một vài trường hợp nhất định[13].

Có thể nói, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản tham nhũng trong một số vụ án đã bị tẩu tán, không thể kiểm soát và thu hồi lại được.

2. Hạn chế, yếu kém và những khó khăn, vướng mắc

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng thời gian qua còn có một số hạn chế, vướng mắc nhất định, cụ thể như:

Một là, hạn chế, khó khăn về mặt thể chế.

Những quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản tham nhũng chưa được phản ánh đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định tài sản bị tịch thu phải là tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm. Trong bối cảnh thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, tài sản tham nhũng thường được đối tượng phạm tội tẩu tán ra nước ngoài, chuyển đổi hình thức sở hữu để được “tẩy rửa” nguồn gốc bất hợp pháp do đó, quy định này của Bộ luật hình sự tỏ ra không còn phù hợp. Đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, hiểu biết pháp luật và có nhiều quan hệ xã hội nên việc chứng minh hành vi phạm tội, đặc biệt là yếu tố “vụ lợi” không phải là việc dễ dàng. Trong khi đó, thời hạn điều tra đối với các tội phạm tham nhũng cũng không khác thời hạn đối với điều tra các tội phạm khác; điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát hiện và thu hồi tài sản tham nhũng.

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; việc kê khai chưa đúng, chưa công khai kết quả kê khai, chỉ dựa vào ý thức tự giác kê khai. Nhà nước chưa có cơ chế kiểm soát được tài sản trong xã hội, việc kiểm tra, xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít dẫn đến khó khăn trong việc xác định tài sản tham nhũng và tài sản được hình thành từ tài sản tham nhũng, do đó khó thu hồi tài sản tham nhũng. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, chưa chặt chẽ, thống nhất như trong Luật phòng, chống tham nhũng mới chỉ quy định việc xử lý đối với người kê khai không trungthực hoặc kê khai chưa đầy đủ, chưa có quy định đối với người không kê khai tài sản, thu nhập. Đối với việc kê khai tài sản ở nước ngoài, pháp luật còn thiểu quy định về việc xác định số dư tài sản ở nước ngoài. Pháp luật hiện hành cũng không quy định rõ về thẩm quyền cần thiết để có được lệnh thu hồi tài sản từ phía toà án đối với bất động sản đang nằm ở nước khác, các quy định về hỗ trợ tư pháp cũng không quy định rõ về vấn đề này.

Ví dụ trong lĩnh vực thanh tra, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số những hạn chế như: tính chất công việc phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực; một số kết luận thanh tra đã được Thanh tra Chính phủ đôn đốc bằng văn bản nhiều lần nhưng các đơn vị, địa phương đến nay vẫn chưa thực hiện dứt điểm[14];công tác phối hợp của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có lúc còn chưa chặt chẽ, nhịp nhàng, tỷ lệ thu hồi nhìn chung còn thấp, nhất là của các bộ, ngành Trung ương, kiến nghị sửa đổi về cơ chế, chính sách thực hiện còn chậm, chưa đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước trong công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra, kiến nghị về xử lý cán bộ còn thực hiện mang tính hình thức, thậm trí không thực hiện. Mặt khác, do đặc thù của công tác thanh tra là thời gian thanh tra thường là từ 3 đến 5 năm trở về trước so với thời điểm ban hành quyết định thanh tra, do đó khi phát hiện được sai phạm thì thời hiệu, thời hạn xử lý hành chính cán bộ, công chức, viên chức đã hết theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

Hai là, khó khăn, hạn chế trong thu giữ, quản lý tài sản tham nhũng.

Đây là một hạn chế lớn hiện nay xuất phát từ văn hóa, thói quen sử dụng tiền mặt, vai trò của hệ thống ngân hàng trong kiểm tra dòng tiền chưa thực sự tốt, mức độ minh bạch tài sản chưa cao và tình trạng chưa phát triển của hệ thống đăng ký tài sản. Chính sách pháp luật trong những năm qua cũng chưa thực sự bảo đảm sự ổn định cần thiết gây khó khăn cho việc xác minh nguồn gốc của tài sản.

Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản trong tố tụng hình sự chưa được cơ quan điều tra thực hiện kịp thời, người phạm tội đã kịp tẩu tán tài sản, hoặc tiêu xài, sử dụng vào các mục đích khác nhau nên không có khả năng hoàn trả, thậm chí tài sản được sang tên cho người khác hoặc được chuyển ra nước ngoài.

Hiện nay chưa có cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản tham nhũng thu giữ được, trong khi tài sản kê biên thường được giao cho chủ tài sản hoặc người thân thích bảo quản. Việc kê biên tài sản để bảo đảm cho công tác thi hành án, thu hồi tài sản tham nhũng cũng như khắc phục hậu quả thiệt hại gặp nhiều khó khăn do những biến động trong việc sử dụng, mua bán, sở hữu tài sản.

Ba là, khó khăn, hạn chế trong xử lý tội phạm tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản tham nhũng.

Do những hạn chế trong hoạt động điều tra, xác định tài sản tham nhũng nên việc truy tố, xét xử, thi hành án và thu hồi tài sản tham nhũng trong thực tế cũng chưa hiệu quả, các bản án, quyết định của tòa án tuyên phạt tịch thu tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn khi thi hành án, kết quả thu hồi tài sản trên thực tế đạt tỷ lệ thấp.

Việc xác định tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng trong nhiều vụ án rất phức tạp. Nhiều vụ ánlớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng những vụ án có yếu tố nước ngoài bắt buộc phải trưng cầu giám định, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp. Tuy nhiên, cơ chế, quy trình, quy chuẩn giám định ở một số lĩnh vực hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, rất khó khăn trong việc bóc tách, xác định thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.

Một số cơ quan được trưng cầu giám định từ chối, né tránh, thời gian giám định dài; có những kết luận giám định không chính xác buộc phải quyết định trưng cầu giám định nhiều lần; trình độ chuyên môn của một số giám định viên chưa đáp ứng yêu cầu về giám định tài sản thiệt hại; quan điểm đánh giá, kết luận kết quả giám định về thiệt hại do tội phạm tham nhũng gây ra giữa các cơ quan chức năng còn khác nhau. Các quy định của Luật giám định tư pháp liên quan đến việc giám định tài chính, ngân hàng, xây dựng, đất đai... chưa cụ thể, chưa rõ tính bắt buộc và chế tài xử lý khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám định từ chối, né tránh trách nhiệm dẫn đến việc thực hiện giám định trong lĩnh vực này bị chậm trễ.

Mặt khác, do đội ngũ giám định viên, người giám định, tổ chức giám định theo vụ việc tại các bộ, ngành Trung ương, địa phương còn thiếu nên việc trưng c câu giám định còn gặp nhiều khó khăn; việc thực hiệnchủ trương xã hội hoá công tác giám định còn vướng nên chưa tháo gỡ được khó khăn hiện nay. Những khó khăn, vướng mắc trên dẫn đến thời gian giám định thiệt hại phục vụ điều tra, xử lý vụ án kéo dài, nhiều trường hợp không xác định được thiệt hại, tạo điều kiện cho các đối tượng tẩu tán tài sản, gây cản trở việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Thực tế cho thấy một số vụ việc không thể xử lý là tội phạm tham nhũng mà chỉ có thể xử lý tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tội phạm khác. Do đó, việc thu hồi tài sản tham nhũng không thể thực hiện được. Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng chủ yếu quan tâm xử lý tội phạm gốc là tội phạm tham nhũng mà chưa quan tâm nhiều đến tội phạm phái sinh như rửa tiền; hay tập trung trừng phạt trực tiếp người bị kết án mà chưa lưu ý nhiều vào việc đánh vào lợi ích kinh tế của người phạm tội tham nhũng.

Bốn là, khó khăn trong hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi tiền, tài sản tham nhũng.

Khác với Bộ Tư pháp nhiều nước thực hiện quản lý nhà nước về cơ cấu tổ chức và hậu cần giao cho tòa án, quản lý trại giam, nhà tù, công tố và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống cảnh sát, Bộ Tư pháp Việt Nam chỉ chủ yếu thực hiện nhiệm vụ xây dựng thể chế, bổ trợ tư pháp và đầu mối trongtương trợ tư pháp về dân sự. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trọng thu hồi tài sản tham nhũng chưa được phát huy tốt. Do đó, để thực hiện nhiệm vụ đầu mối về thu hồi tài sản tham nhũng, đòi hỏi cần phải có một cơ chế đột phá và tinh thần chủ động phối hợp từ các cơ quan liên quan.

Thành công trong thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài đòi hỏi cơ chế hợp tác quốc tế hiệu quả giữa quốc gia yêu cầu thu hồi tài sản và quốc gia được yêu cầu. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết đều không có quy định về thu hồi tài sản phạm tội[15]. Luật tương trợ tư pháp năm 2007 thiếu chế định về thu hồi tài sản và chưa xác định rõ vấn đề thu hồi tài sản phạm tội có thuộc phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự hay không.

Hiện nay, trong trường hợp điều tra tham nhũng đối với cán bộ trung, cao cấp, cần có điều tra bí mật, trong đó, công tác điều tra tài chính là quan trọng nhất; theo đó, cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật có được quyền nắm bắt sự điều chuyển của dòng tiền hay không, những giao dịch liên quan đến chuyểndịch dòng tiền thể hiện qua hệ thống thanh toán và trao đổi điện tử, cán bộ tham gia phải là người có kiến thức về lĩnh vực này; họ có đội đặc nhiệm có khả năng nắm bắt sự dịch chuyển dòng tiền và người được trao quyền đều phải có kiến thức để đọc bảng cân đối tài chính; có thể điều tra về công nghệ giao dịch điện tử..., nếu không điều tra tài chính một cách chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc đóng băng tài khoản bất chính. Hiện nay, một số nước phát triển được các nước đang phát triển yêu cầu trả lại tiền từ nguồn thu bất chính do tham nhũng khi họ chứng minh được điều này. Tuy nhiên, khi được yêu cầu hoàn trả nguồn thu bất chính được chuyển ra bên ngoài thì họ phải chứng minh nguồn tiền đó là có nguồn gốc từ thu bất chính, việc có hoàn trả hay không theo yêu cầu đều phải được đưa ra tòa án để phán quyết; ở một số nước, hai quyền này là độc lập; yêu cầu cần có đủ chứng cứ thuyết phục; do đó, để hoàn trả nguồn thu bất chính thì phải có năng lực phát hiện và chứng minh được với nước sở tại về nguồn thu bất chính, có thể thông qua thủ tục tương trợ tư pháp, đó là năng lực, yêu cầu đối với cơ quan điều tra; có hai nguyên tắc gọi là nguyên tắc tội phạm kép là khi hợp tác với nước ngoài thì xem xét họ thuộc diện là tội phạm của nước mình không. Ví dụ. Có tội phạm ở Việt Nam, tòa kết án là có tội,nhưng trốn sang Nhật và ở đó thì tội danh này lại không bị coi là phạm tội thì đương nhiên hai bên không thể hợp tác được vì chưa bảo đảm nguyên tắc tội phạm kép. Do đó, khi soạn thảo luật tội phạm cũng như áp dụng pháp luật quốc tế, cần tham chiếu với luật quốc tế để nghiên cứu sự tương đồng, sau đó có thể áp dụng tương trợ tư pháp và xử lý tội phạm quốc tế sau này. Nguyên tắc tiếp theo là có đi có lại, đó là khi có yêu cầu giữa hai bên thì cần đáp lại để có sự tương trợ lẫn nhau. Ví dụ: Có thể yêu cầu ngân hàng nước ngoài cho phép điều tra tham nhũng thì ngược lại, cũng phải cho nước ngoài đến điều tra ở ngân hàng của nước mình khi có tội phạm liên quan đến tham nhũng.

Đây là những khó khăn, trở ngại trong việc thu hồi tiền và tài sản nếu đối tượng tham nhũng đã chuyển được tiền và tài sản ra nước ngoài.

3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém và những khó khăn, vướng mắc

Việc điều tra án tham nhũng rất phức tạp và khó khăn, phải có thời gian để tổ chức xác minh, thu thập chứng cứ, giám định, chứng minh tội phạm. Nhiều trường hợp hành vi tham nhũng xảy ra trong thời gian khá lâu mới bị phát hiện, đối tượng đã cất giấu, tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản, thậm chí đã sử dụngphần lớn tài sản chiếm đoạt được tiêu xài hoang phí nên khi bị phát hiện không còn khả năng khắc phục hậu quả. Trong thực tế, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội thường sử dụng tài sản tham nhũng vào các hoạt động như: kinh doanh, đầu tư mua bán cổ phiếu, thậm chí tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân hoặc đánh bạc, cá độ bóng đá... dẫn đến nhiều vụ án có số tài sản tham nhũng bị chiếm đoạt, thất thoát rất lớn nhưng số tài sản thu hồi được không đáng kể.

Theo quy định của Bộ luật hình sự thì tài sản hoặc tiền bị tịch thu từ tội phạm phải là tài sản hoặc tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm. Nghĩa là khi số tiền và tài sản đó đã được thay đổi, tách xa ra khỏi tội phạm ban đầu, thì việc xử lý, thu hồi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế trong nhiều trường hợp rất khó xác định, chứng minh tài sản tham nhũng, thất thoát, có những khoản tiền, tài sản không tách bạch được.

Thực tế xử lý các vụ án tham nhũng những năm qua cho thấy có một số trường hợp người phạm tội phần lớn tài sản chiếm đoạt được tiêu xài hoang phí nên khi bị phát hiện không còn khả năng khắc phục hậu quả. Trong thực tế, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội thường sử dụng tài sản tham nhũng vào các hoạt động như: kinh doanh, đầu tư mua bán cổ phiếu, thậm chí tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân hoặc đánh bạc, cá độ bóng đá... dẫn đến nhiều vụ án có số tài sản tham nhũng bị chiếm đoạt, thất thoát rất lớn nhưng số tài sản thu hồi được không đáng kể.

Thực tế xử lý các vụ án tham nhũng những năm qua cho thấy có một số trường hợp người phạm cho dù là có khai nhận, nộp lại tài sản tham nhũng thì vận phải chịu mức án cao nên họ chấp nhận hình phạt, không chịu khai báo, che giấu tài sản tham nhũng để hưởng lợi.

Việc xác định tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng trong nhiều vụ án phải trưng cầu giám định, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp... Tuy vậy, cơ chế, quy định và việc giám định ở một số lĩnh vực hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Kết quả thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp còn hạn chế, thời gian bị kéo dài.

Mặt khác, do các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, triệt để trong việc kê biên, xử lý tài sản do phạm tội tham nhũng mà có trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; một số vụ án gặp khó khăn khi phải thu hồi tài sản ở nước ngoài.

Ngoài ra, theo thống kê của Tổng cục Thi hành án, Bộ Tư pháp thì còn nhiều bản án về tội phạm tham nhũng thời gian qua được tuyển không rõ ràng, không nêu rõ nguồn gốc tài sản để thi hành án, địa chỉ tài sản đang ở đâu và đang trong hiện trạng như thế nào... Điều này đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến thu hồi chậm và hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng thấp.

Kê biên tài sản là biện pháp tố tụng quan trọng để bảo đảm thu hồi tài sản liên quan đến hành vitham nhũng. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành còn thiếu các quy định cụ thể làm cơ sở để thực hiện tốt các công tác này. Nhiều biện pháp tố tụng quan trọng, có tác dụng hữu hiệu đối với việc xác định, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự nói chung và vụ án tham nhũng nói riêng chưa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, gây khó khăn cho cơ quan tố tụng xử lý vụ án thời gian qua, còn thiếu nhiều thủ tục liên quan đến thu hồi tài sản.

 


[1]Xem Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr.321, tr.362-363

[2]Xem Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr.321, tr.362-363

[3]Theo Báo cáo kết quả công tác ngành thanh tra các năm 2009, 2010, 2011, 2012, Thanh tra Chính phủ đã tổng hợp báo cáo Chính phủ tại Văn bản số 2899/TTr-TTCP ngày 28/11/2014, trong đó số tiền, tài sản và đất đai đã thu hồi là số thực tế thu hồi trong năm báo cáo, không có số đôn đốc sau thanh tra và số xử lý khác về kinh tế.

[4]Trong các năm năm 2011, 2012, sau khi có Luật thanh tra năm 2010, nhưng chưa ban hành Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra thì kết quả thực hiện việc xử lý sau thanh tra đã có chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ thu hồi nhìn chung còn thấp

[5]Số liệu từ năm 2013 đến năm 2015, từ khi có Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Những năm trước không có quy định việc báo cáo, tổng hợp số liệu về xử lý sau thanh tra trong toàn ngành (chỉ báo cáo số thu thực tế trong năm)

[6]Số đã thu hồi lớn hơn số kiến nghị phải thu do có 63.057ha địa phương tự rà soát thu hồi.

[7]Chưa kể số tiền 2.353,7 tỷ đồng phải thu hồi theo Kết luận thanh tra tại thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thời điểm đó đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét khoản tiền này

[8]Các đơn vị chưa nhập số liệu báo cáo tính đến ngày 23/12/2015 trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia gồm 6 địa phương (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Đà Nẵng, Hòa Bình, Quảng Bình), 19 bộ, ngành (Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng. Bộ Giao thông - Vận tải, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước. Bộ Quốc phòng. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài n thánh, Học viện Hành chính quốc gia. Ban Quản lý hàng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Văn phòng Chính phủ).

[9]Báo cáo tổng kết năm 2015, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp.

[10]Xem “Vì sao thu hồi tài sản tham nhũng khó khăn, www.baogiaothong.vn, ngày 04/8/2018,.

[11] Xem Báo cáo số 2082/BC - TTCP ngày 17/9/2013 của Thanh tra Chính phủ.

[12]Báo cáo số 515-BC/CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 trình Quốc hội

[13]Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng theo yêu cầu của UNCAC do Viện Khoa học thanh tra và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện năm 2015

[14]Kết luận thanh tra số 2351/KL-TTCP ngày 17/9/2012 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý trong công tác quy hoạch đất đai tại thành phố Hà Nội; Kết luận thanh tra số 2351/KL-TTCP ngày 17/9/2012 của Tổng Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có ý kiến dư luận trái chiều...

[15]Ngoài Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với các nước ASEAN và các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ với Hàn Quốc

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành