Thứ ba, 25 Tháng 3 2014 00:00

Một số vấn đề về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1. Các quan điểm về nợ xấu của ngân hàng thương mại

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu. Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở các quốc gia  và trong một nền kinh tế dưới  góc nhìn của các chủ thể khác nhau thì quan điểm về nợ xấu cũng có sự  khác biệt. Nếu đứng dưới góc nhìn của các ngân hàng thương mại thì nợ xấu có thể hiểu là những khoản cho vay không có khả năng sinh lời hay những khoản cho vay không còn hoạt động ( NPLs: non – performing loans). Những khoản cho vay trở nên không sinh lời khi người vay dừng việc thanh toán và khoản cho vay này bắt đầu bị vỡ nợ.

Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) [1]

ü    Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như:

       - Những  khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ.

 - Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.

        - Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ.

       - Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.

ü      Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng

              Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp không đủ để trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể  thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi nhuận từ công việc kinh doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể thu hồi được. Những khoản nợ loại này gồm có:

      - Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ nợ.

      - Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thoả thuận.

      - Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở Ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ.

      - Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ.

  • Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Định nghĩa về nợ xấu đã được IMF đưa ra như sau:

“Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán  dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ" [2]

Như vậy, về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày hoặc (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa  hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.

  • Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

 Theo như quyết định số 493/2005 của thống đốc NHNN ngày 22/4/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì nợ xấu được định nghĩa như sau:

“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuân), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

            Như vậy, nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày hoặc (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại”


[1] http://www.ecb.int/home/html/index.en.html

[2]  IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators 2004 (Guide) pr 4.84-4.85

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 08:10

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành