Thứ tư, 26 Tháng 3 2014 00:00

Thực trạng áp dụng chính sách thuế vào kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Việt Nam

1. Cơ sở Pháp lý: Luật Quản lý thuế

- Sự cần thiết phải ban hành Luật Quản lý Thuế.

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu đề cao vai trò của tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế và thống nhất các quy định về quản lý thuế. Quản lý thuế là công việc liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, từ năm 2004, khi thực hiện cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, vai trò của người nộp thuế đó được đề cao hơn. Theo đó, người nộp thuế tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, cơ quan quản lý thuế tập trung vào thực hiện các chức năng tuyên truyền, hỗ trợ kiểm tra, giám sát người nộp thuế. Trong khi đó, nội dung quản lý thuế lại được quy định rải rác ở nhiều luật thuế nên đó gây khó khăn cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế trong việc tuân thủ các quy định về quản lý thuế. Việc ban hành Luật quản lý thuế áp dụng chung cho các loại thuế sẽ khắc phục được tình trạng trên và không phải sửa đổi nhiều luật thuế. Từ đó sẽ tách bạch được nội dung quy định về quản lý thuế ra khỏi các luật thuế hiện hành. Các luật thuế sau này tập trung vào các nội dung quy định về chính sách thuế.

Thứ hai, nâng cao tính pháp lý của các quy định quản lý thuế bảo đảm thực thi hiệu quả các luật thuế, pháp lệnh thuế.

Qua tổng kết đánh giá công tác quản lý thuế trong 15 năm qua, hầu hết các quy định về quản lý thuế trong các luật thuế hiện hành chỉ quy định chung, mang tính nguyên tắc. Các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế; các thủ tục hành chính về thuế; thời gian giải quyết các công việc về thuế đều được quy định tại các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, nên tính pháp lý không cao. Do đó, cần thiết phải luật hoá các quy định nêu trên nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế.

Thứ ba, khắc phục các hạn chế của công tác quản lý thuế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế cũng diễn ra ở nhiều sắc thuế, nhiều địa phương. Ngoài các nguyên nhân về nhận thức của người nộp thuế, cũng có nguyờn nhõn là chưa có quy định cụ thể về các công cụ giám sát, các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; phương pháp quản lý thuế cũng lạc hậu so với các nước trong khu vực. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng Luật quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế. Đó là người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; cơ quan thuế thực hiện các chức năng quản lý thuế mà trong đó chủ yếu là cung cấp các dịch vụ công (tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế), giám sát tuân thủ pháp luật thuế thông qua việc kiểm tra, thanh tra, điều tra thuế và cưỡng chế thi hành pháp luật thuế.

- Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Quản lý thuế.

Luật Quản lý thuế được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nộp đúng, đủ kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và cơ quan quản lý thuế thu đúng, thu đủ tiền thuế; quy định có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế. Đồng thời, Luật được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế.

Luật được xây dựng dựa trên các nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo như sau:

+ Kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý thuế để quy định thống nhất trong luật quản lý thuế chung, phù hợp với mục tiờu, yờu cầu cải cách quản lý thuế trong những năm tới.

+ Tiếp cận với những kinh nghiệm quản lý thuế của các nước tiên tiến, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

+ Tạo hành lang pháp lý cho đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thụ động trong thực hiện nghĩa vụ thuế sang cơ chế người nộp thuế chủ động trong việc xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện nộp thuế đúng thời hạn cũngg như xác định các ưu đói thuế, quyền lợi về thuế của mình. Cơ quan quản lý thuế tập trung vào thực hiện tuyền truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật thuế, kiểm tra, thanh tra bảo đảm tuõn thủ pháp luật thuế.

+ Ngoài ra, Luật Quản lý thuế cũng phải đảm bảo tính thống nhất với các Luật khác có liên quan như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dõn sự, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Hải quan, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ...

- Nội dung cơ bản của Luật Quản lý thuế.

+ Về phạm vi điều chỉnh:

Luật quản lý thuế quy định phạm vi điều chỉnh “quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật”. Như vậy, Luật quản lý thuế có phạm vi điều chỉnh rất toàn diện, áp dụng đối với tất cả các khâu trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ quy định đối với các sắc thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế, cơ quan hải quan quản lý.

+ Về đối tượng điều chỉnh:

Luật quản lý thuế điều chỉnh tất cả các chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác quản lý thuế: bao gồm (i) người nộp thuế là: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân khấu trõ thuế và làm các thủ tục về thuế thay người nộp thuế; (ii) cơ quan quản lý thuế gồm cơ quan thuế, cơ quan hải quan; (iii) công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan; (vi) Cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế.

+ Về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế:

Luật quản lý thuế quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế để giúp người nộp thuế hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế của mình.

+ Về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, công chức quản lý thuế:

Luật quản lý thuế quy định cơ quan thuế có các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh việc trao cho cơ quan thuế một số quyền hạn để thực thi nhiệm vụ quản lý thuế, Luật quản lý thuế cũngg quy định các trách nhiệm ràng buộc để cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế làm tốt nhiệm vụ của mình.

Để thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự nộp của người nộp thuế, thì trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong công tác truyền truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật phải được nâng cao và đặt trong bối cảnh mới nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế hiểu và thực hiện đúng các quy định nghĩa vụ thuế cũngg như các quyền lợi về thuế.

Song song với việc quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, Luật quy định rõ việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế để ngăn chặn và xử lý nghiờm minh đối với các hành vi vi phạm:

+ Về tổ chức kinh doanh làm thủ tục về thuế

Thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi người nộp thuế phải nắm vững các quy định pháp luật về quản lý thuế. Bên cạnh việc cơ quan quản lý thuế phải tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cần phải đẩy mạnh xã hội hoỏ trong việc trợ giúp người nộp thuế, nhất là đối với người nộp thuế là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để có cơ sở pháp lý cho hoạt động này, Điều 20 Luật quản lý thuế quy định về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Theo đó, tổ chức kinh doanh làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế.

+ Về trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế

Luật Quản lý thuế đề cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đều có trách nhiệm tham gia vào công tác quản lý thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 

+ Về thủ tục hành chính thuế

Luật Quản lý thuế quy định thống nhất trình tự thủ tục hành chính thuế theo hướng minh bạch, tạo môi trường thông thoáng tiện lợi cho người nộp thuế. Tại mỗi giai đoạn của quy trình thủ tục đều quy định rõ đối tượng, thời hạn, hồ sơ đăng ký, địa điểm thực hiện cũngg như quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan.

+ Về thực hiện quản lý thuế hiện đại dựa trên hệ thống thông tin tổng hợp về người nộp thuế.

Hệ thống thông tin về người nộp thuế là cơ sở cho việc quản lý thuế hiện đại, dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro; đồng thời là cơ sở để ngành thuế phân tích, dự báo số thu phục vụ công tác điều hành thu của ngân sách nhà nước. Tại Chương IX Luật quy định về thông tin về người nộp thuế, theo đó thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế tập trung vào quản lý các đối tượng có nhiều khả năng vi phạm pháp luật thuế, đồng thời giảm phiền hà cho đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế.

Ngoài ra Luật Quản lý thuế cũng đưa ra những quy định về kiểm tra, thanh tra thuế nhằm giám sát quá trình chấp hành pháp luật về thuế; những quy định các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật về thuế cũngg như những quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 08:47

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành