Thứ năm, 27 Tháng 3 2014 00:00

Vai trò của chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu thủ trong nền kinh tế thị trường

1. Sự cần thiết khách quan phải cải cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Việt Nam.

-  Cải cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ nhằm khơi dậy các tiềm năng kinh tế của kinh tế cá thể, tiểu chủ.

Các cơ sở  sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp mà trước đây còn gọi là các hộ tiểu thương, tiểu thủ công nghiệp... vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Tuy môi trường pháp lý kinh doanh đối với khu vực kinh tế cá thể đó được thay đổi rất nhiều, khuyến khích phát khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đỡnh này càng mạnh mẽ. Nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn chưa thực sự coi trọng việc chính thức hoá bằng Luật đối với việc thành lập, hoạt động kinh doanh và giải thể của các cơ sở kinh doanh cá thể. Vì vậy, cách tiếp cận khỏi niệm cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể vẫn chưa thống nhất trong tên gọi và tiêu chí xác định như: Luật Thương mại, Cạnh Tranh, Doanh nghiệp và 1 số luật thuế ... mỗi luật lại có những điểm khác nhau trong thuật ngữ và các tiếp cận liên quan đến cơ sở sản xuất cá thể. Về chính sách thuế đối kinh tế cá thể thì rất bất cập, từ trước đến nay Nhà nước ta chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nên kinh tế trang trại do các tiểu chủ đầu tư vào lĩnh vực này đó được quan tâm đúng mực, sau khi bỏ thuế nụng nghiệp thì bộ phận kinh tế tiểu chủ đầu tư trang trại được hưởng chính sách miễn thuế, nhưng với kinh tế cá thể (hộ kinh doanh CTN dịch vụ) thì khụng được hưởng bất kỳ ưu đói nào. Trước năm 1998 khi còn áp dụng Luật thuế Doanh thu, Luật thuế lợi tức các hộ KD thực hiện nộp thuế theo các luật này như các doanh nghiệp. Từ năm 1998, chúng ta cải cách chính sách thuế: Ban hành Luật thuế GTGT thay thế Luật thuế doanh thu để khắc phục tỡnh trạng thuế đánh chồng lên thuế; Ban hành Luật thuế TNDN thay thế Luật thuế lợi tức có nhiều điểm ưu đói cho các cơ sở kinh doanh mới thành lập ở địa bàn khó khăn, ưu đói các ngành nghề kinh doanh Nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên 2 Luật thuế mới này chỉ mới tính đến yếu tố phự hợp và tạo điều kiện cho các DN phát triển, còn đối với hộ KD cá thể gần như không phự hợp, thậm chí họ còng gặp khó khăn hơn việc thực hiện 2 Luật thuế cũ. Ví dụ: Luật thuế doanh thu có ưu điểm là dễ hiểu, dễ tính thuế đối với họ hơn, còn Luật thuế GTGT phức tạp, đa phần họ không đáp ứng được các yêu cầu về kế toán, hoá đơn chứng từ  nên trên thực tế họ vẫn nộp theo tỷ lệ trên doanh thu nhưng cách tính rối rắm hơn, thiếu thống nhất giữa các địa phương. 

Mặt khác đến nay, khu vực này vẫn chưa có tổ chức độc lập đại diện quyền lợi riêng cho mỡnh. Điều này sẽ gây ra khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích thành phần này phát triển. Trong cộng đồng sản xuất kinh doanh Việt Nam, các cơ sở hộ kinh doanh cá thể không được coi là DN và bị tách khỏi cộng đồng DN Việt Nam. Trong khi đó, hầu hết các chính sách đều chủ yếu hướng tới chủ thể kinh doanh là DN. Do vậy, đến nay nước ta vẫn chưa có quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển và chính sách ưu đói đầu tư cho kinh tế cá thể như đó thực hiện với các DN.

Vì vậy, điều cần thiết lúc này là chính thức hoá hơn nữa về mặt pháp lý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, để từ đó xây dựng các chính sách phát triển thành phần kinh tế. Không thể một nguồn nội lực lớn của đất nước lại thiếu chính sách để phát triển. Bởi các cơ sở kinh doanh cá thể  là tiền đề, bước đệm cho khu vực DN hiện nay còng như trong tương lai, nếu mỗi cơ sở này được xem là 1 DN siêu nhỏ thì năm 2005 cả nước ra có trên 3 triệu DN đang hoạt động và đến cuối năm 2005, bình quân 26,2 nguời dõn có 1 DN. Trong khi đó nếu chỉ tính số DN hoạt động theo Luật DN thì 723 người dân mới có 1 DN. Hiện nay, nước ta đang đặt mục tiêu có 500 ngàn DN có chất lượng vào 2010. Và một trong những cách đi nhanh và hiệu quả nhất là tạo điều kiện để các cơ sở kinh doanh cá thể phát triển trở thành doanh nghiệp. 

-  Cải cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ để chống thu nhập ngầm và các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp trong kinh tế cá thể, tiểu chủ.

 Tính “ngầm” là đặc trưng khá phổ biến của nền kinh tế nước ta núi chung và của kinh tế tư nhân VN nói riêng. Kinh tế ngầm ở ta ước tính chiếm khoảng hơn 50% GDP chính thức; và kinh tế ngầm có xu hướng tăng lên từ khoảng 30% năm 1997 lên 51% năm 2001(+).

Diện mạo kinh tế ngầm khá đa dạng:

- Những hộ kinh doanh nhỏ, thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo qui định của Pháp luật

- Các hộ kinh doanh cá thể không đăng ký kinh doanh. Số này chiếm khá lớn, có ước tính đến hơn một nửa số hộ kinh doanh cá thể hiện nay không đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. Taxi “dù”, xe khách “dù” là trường hợp điển hình của loại này

- Có đăng ký kinh doanh, nhưng hoạt động kinh doanh không đúng theo qui định của pháp luật. Loại này còng có nhiều dạng như: (1) kinh doanh các ngành, nghề ngoài ngành, nghề đăng ký kinh doanh; (2) không ghi chép và báo cáo tất cả các hoạt động kinh doanh, giấu doanh thu, lợi tức; (3) có thuê lao động nhưng không hợp đồng lao động, không đăng ký lao động; (4) kinh doanh các ngành, nghề phải có giấy phộp mà khụng xin phộp...

- Kinh doanh các ngành, nghề tư nhân không được quyền kinh doanh

Kinh tế ngầm qui mô lớn chứa đựng hàng loạt bất lợi cho chính bản thân các doanh nghiệp và nền kinh tế:

- Hạn chế cơ hội và qui mô kinh doanh do mối quan hệ góp vốn chủ yếu dựa trên quan hệ gia đỡnh, họ hàng, thân quen, không thể phát triển đến qui mô lớn để tận dụng được lợi thế qui mô.

- Tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đũi hối lộ và lạm dụng quyền lực phục vụ ý đồ, lợi ích cá nhân.

Kinh tế ngầm tác động bất lợi đến môi trường kinh doanh:

- Tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi cho người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực chính qui.

- Tạo nên những yếu tố bất ổn, không lường hết rủi ro khi quyết định đầu tư.

- Không khuyến khích và tác đẩy tính sáng tạo, không khuyến khích đầu tư dài hạn, đầu tư qui mô lớn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực...

Kinh doanh ngầm với qui mô lớn và phổ biến làm cho các doanh nhân không dám lên tiếng phản đối, tố cáo công chức nhà nước vi phạm luật pháp; không dám phờ bình, phản đối chính sách bất hợp lý, lối làm việc thiếu trách nhiệm, thậm chí phi pháp của công chức nhà nước. Điều đó đến lượt nó tiếp tục dung túng, nuôi dưỡng ý thức “nhờn” luật pháp, coi thường luật pháp, coi thường kỷ cương phép nước từ cả hai phía cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Kinh tế ngầm sẽ không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để hoạch định các chính sách vĩ mô hợp lý; hiệu lực của các chính sách, hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực luật pháp còng hết sức hạn chế, thậm chí bị chệch hướng, vô hiệu hóa.

Kinh tế ngầm sẽ làm cho doanh nghiệp và sản phẩm giảm năng lực cạnh tranh cả ở tầm quốc gia, khó có thể hội nhập được với các hoạt động thương mại quốc tế để tận dụng hết được các cơ hội có được nhờ hội nhập, và rất dễ bị ra khỏi dũng vận động của kinh tế quốc tế, trở thành “ngoại vi” của nó. Một nền kinh tế như vậy có nguy cơ đẩy nước ta càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác, kể cả các nước trong khu vực.

Lý giải

Ngoài trình độ phát triển thấp của nền kinh tế, tính tự cung tự cấp và di sản của kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu trước đây, còn có một số nguyờn nhõn đáng lưu ý:

- Tõm lý xã hội nhỡn chung vẫn chưa thiện cảm với người giàu. Vì vậy thúi quen che giấu sự giàu có, che giấu thu nhập còn khỏ phổ biến.

- Sự giàu lờn một cách nhanh chóng đều bị đánh giá chính thức hay không chính thức là phi pháp, hoặc là do chiếm đoạt của công, hoặc do buôn lậu, trốn thuế...

Vấn đề là tại sao kinh tế tư nhõn vẫn có xu hướng phi chính thức, ngay cả những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đăng ký mó số thuế và mó số hải quan. Núi cách khỏc, cả các doanh nghiệp “chính thức” còng cố giấu một phần khụng nhỏ doanh thu và lợi nhuận. Các điều tra nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy luật lệ quá nhiều, quá phức tạp, không rừ ràng, được lý giải khụng thống nhất và nhất quỏn của các cơ quan nhà nước đó là nguyờn nhõn trước hết của tỡnh trạng ngầm khỏ phổ biến và ở qui mụ lớn trong hoạt động kinh doanh.

Cái sự ngầm còn do thuế. Thật ra thuế suất các loại ở nước ta không cao hơn nhiều so với nhiều nước khác, nhưng mức thuế thực tế phải nộp thì thường rất cao, và người nộp thuế không dự tính được số thuế thực tế phải nộp. Trên thực tế, cán bộ thuế quyết định các khoản chi, mức chi hợp lý, hợp lệ và cả giỏ tính thuế để khấu trừ mức thu nhập chịu thuế. Trong không ít các trường hợp cán bộ thuế ấn định mức thuế các loại phải nộp ngay từ đầu kỳ và cuối kỳ chỉ làm các thủ tục giấy tờ “hợp thức hóa” số thuế đó nộp mà thụi.

- Cải cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ nhằm góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

Các cơ sở kinh doanh cá thể, tiểu chủ tham gia hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân như: ngành sản xuất – dịch vụ truyền thống và cả lĩnh vực kinh doanh mới trong nền kinh tế thị trường. Các cơ sở có mặt trên mọi vùng kinh tế, các khu vực nông thôn và thành thị... Nếu chính sách thuế có sự thay đổi phự hợp thì chắc chắn có ý nghĩa lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tác đẩy phát triển nhiều mặt xã hội khỏc. Khảo sỏt của Tổng cục Thống kê cho thấy, điểm yếu lớn nhất của các cơ sở kinh doanh cá thể là quy mô nhỏ bé và sản xuất manh mún. Mặc dù số lượng khá đông nhưng quy mô bình quân của mỗi cơ sở khá nhỏ, sử dụng khoảng 1,7 lao động/cơ sở, bình quân mỗi cơ sở chỉ có 43,7 triệu đồng vốn và 31,1 triệu đồng tài sản cố định. Bên cạnh đó, trình độ lao động thấp, với hơn 92% tổng số lao động chưa qua đào tạo. Điều này đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở. Tuy quy mô nhỏ và còn nhiều hạn chế nhưng với số lượng đông nên sự đóng góp của các cơ sở cho nền kinh tế là rất đáng kể. Hiện nay, các cơ sở đang sử dụng một lực lượng lao động lớn, tính đến tháng 10/2005 là 5,58 triệu lao động. Trung bình mỗi năm, khu vực này tạo thêm 250 ngàn chỗ là mới. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2005, các cơ sở đó đóng góp 1/5 trong thành tích tạo 5 triệu việc làm mới. Bên cạnh đó, các cơ sở là nơi tiếp nhận một phần lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại DNNN còng như chuyển đổi sản xuất nông nghiệp....

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 09:14

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành