Thứ năm, 01 Tháng 12 2022 21:43

Tổng quan các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

1. Về đối tượng người có chức vụ, quyền hạn chịu sự kiểm soát tài sản, thu nhập

Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được chia làm nhiều mức độ khác nhau, từ các biện pháp kiểm soát đơn giản, đến các biện pháp đặc biệt (chỉ áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn). Theo đó, việc áp dụng các biện pháp quản lý thuế thu nhập cá nhân, bất động sản, động sản phải đăng ký là những biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập đơn giản được áp dụng với tất cả công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không quốc tịch sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Đối với mọi người có chức vụ, quyền hạn nói chung thì pháp luật cũng quy định áp dụng các biện pháp kiểm soát đơn giản như kiểm soát thông qua thuế thu nhập cá nhân, theo dõi các giao dịch thông qua thanh toán không dùng tiền mặt, theo dõi biến động của tài sản có đăng ký… và được áp dụng như các chủ thể khác trong xã hội. Đối với công chức và viên chức giữ chức vụ từ phó trưởng phòng cấp huyện và tương đương trở lên, người làm việc tại những vị trí d phát sinh tham nhũng sẽ áp dụng thêm các biện pháp đặc biệt khác như kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập, xác minh tài sản, thu nhập…

Trong phần này, chỉ đề cập đến các đối tượng được áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt là một nhóm đối tượng nhất định là người có chức vụ, quyền hạn phải chịu sự kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng.

Theo quy định tại Điều 44 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012), Điều 7 Nghị định số 78/NĐ-CP thì các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức có phụ cấp chức vụ từ 0,2 trở lên; đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc người d kiến được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn và một số công chức khác trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong một số lĩnh vực nhất định. Với quy định này, theo báo cáo công tác Phòng chống tham nhũng hàng năm của Chính phủ, trung bình hàng năm có khoảng trên dưới 1 triệu bản kê khai đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền[1]. Quy định này của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 là chưa rõ ràng, thiếu cụ thể như: Đối với người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các cơ quan đảng, đoàn thể, các đối tượng là đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp tư nhân, cán bộ, công chức đi học, đi công tác dài hạn ở nước ngoài, những người đã chuyển đổi vị trí công tác sang nơi làm mới... không thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức, sỹ quan Công an nhân dân, sĩ quân Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Như vậy, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng được đề cập tại Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X, Chỉ thị số 33-CT/TW và đã khắc phục được một phần những hạn chế nêu trên của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005. Đồng thời, bên cạnh việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bao gồm tất cả cán bộ, công chức không phân biệt vị trí công tác, giữ chức vụ; nhưng Luật Phòng chống tham nhũng lại thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, những người là viên chức giữ vị trí công tác có nguy cơ tham nhũng cao, người không phải là cán bộ, công chức được giao một hoặc nhiều nhiệm vụ, công vụ nhất định không thuộc diện đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập.

Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng của Chính phủ (từ năm 2006 đến năm 2016) cho thấy, hàng năm, trung bình có khoảng từ 90% đến 99,5% người có chức vụ, quyền hạn tiến hành kê khai[2], trong năm 2017, đã có1.113.422 người tiến hành kê khai tài sản, thu nhập[3]; năm 2018 có 1.136.902 người tiến hành kê khai tài sản, thu nhập[4] và năm 2019 có 1.081.235 người tiến hành kê khai tài sản, thu nhập[5], nhưng hầu hết các bản kê khai này được lưu trữ cùng với hồ sơ cán bộ, rất ít bản kê khai được tiến hành xác minh tính trung thực và nguồn gốc tài sản, thu nhập đã được kê khai.

Những năm đầu thi hành Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, việc kê khai tài sản, thu nhập còn chưa đồng đều, có nơi chậm triển khai thực hiện, một số quy định do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên còn gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện; nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương còn thiếu nhất quán, chưa thấy rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kê khai tài sản, thu nhập… Nhưng từ năm 2014 trở lại đây thì việc kê khai tài sản, thu nhập có nhiều chuyển biến và dần đi vào nề nếp, góp phần từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về kê khai tài sản, thu nhập để tiến tới thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Hiện nay, do quy định của Luật Phòng chống tham nhũngnăm 2018 liên quan đến kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn yêu cầu việc kê khai lần đầu được thực hiện trước này 31/12/2019, nhưng do Chính phủ mới ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng được giao nên đến nay các cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn đang tiếp tục triển khai, chưa có số liệu của các cơ quan có thẩm quyền về số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định mới này.

2. Về thẩm quyền kiểm soát

Xét về bản chất, quy định về minh bạch tài sản, thu nhập trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 là những quy định hết sức quan trọng để kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Tuy Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 chưa quy định trực tiếp về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, nhưng qua các quy định về cơ quan có chức năng trong việc quản lý bản kê khai, xác minh tài sản, thu nhập, yêu cầu người kê khai tài sản, thu nhập giải trình và xử lý, kiến nghị xử lý người kê khai không trung thực có thể coi là cơ quan thực hiện chức năng kiểm soát tài sản, thu nhập, các cơ quan này bao gồm:

Cơ quan, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai: Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng và Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì đây là các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thu, quản lý, theo dõi bản kê khai.

Về thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập: Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập bao gồm: Cơ quan kiểm tra đảng cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của Đảng ở cấp trung ương, cấp tỉnh và Ban Tổ chức huyện ủy và tương đương; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị phụ trách tổ chức, cán bộ của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện... xác minh đối tài sản, thu nhập của các đối tượng theo thẩm quyền được phân cấp.

Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai có thẩm quyền xác minh theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thanh tra Chính phủ có quyền xác minh lại nếu phát hiện có vi phạm.

Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng thì từ năm 2006 đến năm 2016, có 4.859 trường hợp được xác minh và chỉ có 17 trường hợp phát hiện có vi phạm, năm 2017 xác minh 78 trường hợp, năm 2018 xác minh 44 trường hợp và năm 2019 xác minh 46 trường hợp. Số lượng người có nghĩa vụ được xác minh qua các năm như trên và tại Phụ lục số 1 đã cho thấy, sựthiếu hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan có chức năng xác minh bản kê khai tài sản, thu nhập cũng như thiếu cơ chế ràng buộc khi các chủ thể có thẩm quyền không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Để khắc phục một phần sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền quản lý bản kê khai, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nêu trên, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã thu hẹp một bước đầu mối các cơ quan có chức năng kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Theo đó, giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhà nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người kê khai còn lại công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhà nước do Bộ, Cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương quản lý; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức mình. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, ngoài các đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập tại các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị xã hội thì Việt Nam có khoảng 107 đầu mối cơ quan có chức năng kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Xuất phát từ việc thiếu ý tưởng thống nhất về mục đích của việc kiểm soát tài sản, thu nhập, cùng với đó là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý cán bộ phức tạp ở Việt Nam nên Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 đã quy định một số lượng rất lớn các cơ quan có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập. Cách quy định này vừa dẫn đến tản mạn, vừa mang tính khép kín nội bộ, mang tính thủ tục nhiều hơn nên khó thực hiện một cách thống nhất, không bảo đảm khách quan... Đồng thời, hoạt động của các cơ quan này cũng khó bảo đảm độc lập do họ phải chịu sự quản lý, kiểm soát của nhiều tầng, nấc trong công tác tổ chức, cán bộ khác nhau; nhiệm vụ, quyền hạn chưa được quy định rõ ràng; không có kinh phí hoạt động riêng; người làm công tác xác minh tài sản, thu nhập hoạt động kiêm nghiệm nên họ vừa thiếu nghiệp vụ, vừa chịu s can thiệp của chính những người quản lý mình đồng thời cũng là đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản… Đây là những yếu tố dẫn đến thiếu độc lập và hoạt động thiếu hiệu quả của các cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập thời gian qua.

Bên cạnh đó, việc quy định một số lượng lớn cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh, kiểm soát tài sản, thu nhập còn dẫn đến hạn chế trong việc giao những thẩm quyền đặc biệt cho cơ quan này thực hiện như thẩm quyền truy xuất, yêu cầu các cơ quan liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về thuế thu nhập cá nhân; thông tin khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt; thông tin đăng ký tài sản... Hạn chế trong việc giao thẩm quyền tạm giữ tài sản, phong tỏa tài khoản hoặc yêu cầu cơ quan tư pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản… Bởi vì nếu giao các thẩm quyền trên cho quá nhiều đầu mối cơ quan thực hiện có thể dẫn đến ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin của các cơ quan liên quan, nhất là cơ quan Thuế, Tổ chức tín dụng, Hải quan. Ảnh hưởng đến quyền con người do các cơ quan này thiếu nghiệp vụ, thiếu tính chuyên nghiệp và không loại trừ trường hợp lợi dụng việc xác minh tài sản, thu nhập để nhũng nhiễu, đòi hối lộ hoặc trù dập người có nghĩa vụ kê khai.

Mặt khác, với những quy định về thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập như Nghị định số 78/2013/NĐ-CP sẽ dẫn đến hệ quả là những trường hợp do Ủy ban kiểm tra các cấp hoặc Ban Tổ chức huyện ủy xác minh sẽ chỉ bị xử lý theo quy định tại Quyết định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm (trong đó đối với đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập và giải trình biến động, nguồn gốc tài sản không trung thực sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ; trường hợp tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng) mà không thể xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức cũng đồng thời là đảng viên theo quy định của pháp luật do kết luận xác minh của tổ chức Đảng không có giá trị pháp lý trong xử lý kỷ luật. Để xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đòi hỏi phải có kết luận vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong khi đó, trường hợp cán bộ, công chức là đảng viên thuộc diện cấp ủy quản lý, Nghị định số 78 chỉ giao cho Cơ quan của đảng xác minh, không giao cho cơ quan nhà nước xác minh nên các cơ quan nhà nước không thể xác minh, kết luận để xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã thu hẹp một bước Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập là phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ta và bảo đảm khả thi trong tình hình hiện nay; hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong bối cảnh họ vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ chính khác như công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức, cán bộ; phù hợp với tinh thần của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, cấp phó… Đồng thời, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định 130/2020/NĐ-CP cũng đã có những bổ sung rất quan trọng về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và Tổ xác minh tài sản, thu nhập (Điều 31 và Điều 46), trong đó bao gồm các quyền như: yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp thông tin có liên quan và giải trình khi có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên; có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại hoặc chuyển dịch tài sản… Các quy định này góp phần bảo đảm tính minh bạch, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền kiểm soát TSTN thực hiện nhiệm vụ khách quan, độc lập và hạn chế tối đa s can thiệp trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập.

Thẩm quyền của các cơ quan khác trong kiểm soát tài sản, thu nhập: Bên cạnh quy định thẩm quyền quản lý bản kê khai và xác minh tài sản, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP còn quy định quyền và nghĩa vụ của một số cơ quan khác trong xác minh TSTN như:

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị như Ngân hàng, Kho bạc, cơ quan quản lý thuế, Hải quan, n quản lý bất động sản và các cơ quan khác có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán, Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nếu trong quá trình tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát có kết luận về trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải cung cấp thông tin khi có yêu cầu của cơ quan, đơn vị xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

3. Về nội dung kiểm soát

Về tài sản, thu nhập phải kê khai

Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn quy định người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai các loại tài sản như nhà, công trình xâydựng; các quyền sử dụng đất; tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi mà giá trị mỗi loại từ 50.000.000 đồng trở lên; tài sản ở nước ngoài; ô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà nhà nước quản lý có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; tổng thu nhập trong năm; thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật. Người có nghĩa vụ kê khai còn phải kê khai tài sản, thu nhập của vợ (chồng) và con chưa thành niên. Những quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai được Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 tiếp tục kế thừa.

4500

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

1,605
1,387
1999          2002          2004                   2006

2008                   2010

Thành thị

2012
2014
Cả nước
356
295
995

1,058

636

815

484

622
517
2,000
2,130
2,640
2,989
3,968


Đơn vị: nghìn đồng.

Hình 1. Thống kê thu nhập bình quân đầu người một tháng của Việt Nam trên phạm vi cả nước và ở tại thành thị

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015)

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016, thu nhập bình quân ở Việt Nam là 3.049.000 đồng/người/tháng. Trong đó thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương trong khu vực nhà nước là 5.989,9/ người/tháng.

Qua các số liệu trên cho thấy, thu nhập bình quân ở Việt Nam tương đối thấp; đồng thời, theo đánh giá của các chuyên gia thì thu nhập trên chỉ đủ chi dùng cho 46,1% nhu cầu tối thiểu của người dân. Như vậy, quy định của pháp luật về giá trị tài sản từ 50 triệu đồng trở lên mới phải kê khai là chưa thật s phù hợp với thu nhập của đại đa số cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam.

Đồng thời, phạm vi và loại tài sản phải kê khai cũng chưa phản ánh hết được tài sản, thu nhập của đối tượng phải kê khai như các khoản chi phí sinh hoạt, học tập, đào tạo ở nước ngoài, các khoản hiến, tặng, cho các đối tượng ngoài phạm vi kê khai; tài sản là hàng hóa được sử dụng vào mục đích kinh doanh; thiếu các quy định cụ thể trong việc kê khai đối với nhà, công trình thuộc sở hữu chung của nhiều thế hệ trong gia đình hoặc tài sản là di vật, kỷ vật, đồ thờ cúng. Mặt khác, việc quy định giá trị của mỗi khoản tiền gửi, cổ phiếu, giấy tờ có giá… cũng dẫn đến “lách luật” như người có chức vụ, quyền hạn chia nhỏ các khoản tiền gửi dưới 50 triệu đồng để không phải kê khai hoặc cách hiểu khác nhau như mỗi loại cổ phiếu dưới 50 triệu đồng có phải kê khai hay không?...

Phạm vi kê khai chỉ là tài sản của vợ, chồng, con chưa thành niên cũng tạo kẽ hở cho việc dịch chuyển tài sản từ người có chức vụ, quyền hạn sang con đã thành niên hoặc cha, mẹ ruột và những người thân khác trong gia đình nhằm tránh sự kiểm soát. Bên cạnh đó, việc không kiểm soát tài sản, thu nhập của toàn xã hội cũng vừa tạo ra sự thiếu công bằng giữa người có chức vụ, quyền hạn với chủ thể khác trong xã hội, vừa dẫn đến việc dịch chuyển tài sản và khó có thể kiểm soát thực chất tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Về quà tặng

Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Quy định này tiếp tục được kế thừa trong Luật Phòng chống tham nhũngnăm 2018; đồng thời bổ sung các trường hợp được phép tặng quà và nhận quà như vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi. Quy chế về tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cụ thể về việc báo cáo, nộp lại và xử lý quà tặng (vẫn đang có hiệu lực pháp luật). Theo đó, cơ quan, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải giao nộp lại quà tặng; cán bộ, công chức, viên chức khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp và nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị mình; quy định về trình tựxử lý đối với từng loại quà tặng như quà tặng bằng tiền, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, séc, giấy tờ có giá khác và quà tặng bằng hiện vật. Đối với quà tặng bằng hiện vật thì người nhận quà phải định giá, bán và nộp tiền vào ngân sách nhà nước; đối với quà tặng có giá trị lớn, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định cá nhân, tổ chức, đơn vị khi nhận quà phải tiến hành định giá tài sản tài sản, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền và nội dung này tiếp tục được đề cập tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

Mặc dù quy định của pháp luật rất chặt chẽ, nhưng trong 10 năm (từ năm 2006 đến 2016) có 879 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng với tổng giá trị 3,3 tỷ đồng. Riêng năm 2017 có một số địa phương đã trả lại, không tiếp nhận xe do doanh nghiệp biếu tặng (Cà Mau trả lại 02 xe, TP. Đà Nẵng trả lại 01 xe), 03 cán bộ, công chức trả lại quà tặng với số tiền 32 triệu đồng.

Qua thực hiện pháp luật cho thấy, quy định về tặng quà và nhận quà tặng trong Luật PCTN còn khá chung chung, chưa phân định được cụ thể các trường hợp nào thì được phép tặng quà hoặc nhận quà tặng; trường hợp nào phải cấm   tuyệt đối việc tặng quà và nhận quà tặng. Bên cạnh đó, quy định về trình tự báo cáo, nộp lại quà tặng, nhất là quà tặng bằng hiện vật còn rườm rà, phức tạp, khóthực hiện nên chưa khuyến khích được cá nhân, tổ chức nộp lại quà tặng (chẳng hạn đối với quà tặng là hiện vật thì cơ quan, đơn vị quản lý người nhận quà phải xác định giá trị, bán đấu giá và nộp vào ngân sách nhà nước). Việc tặng quà và nộp lại quà tặng phụ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan của người được tặng quà, trong khi cơ chế khuyến khích việc nộp lại quà tặng chưa có; trong một số trường hợp, người nộp lại quà tặng phải tiến hành giải trình, thậm chí có trường hợp báo chí đưa tin về nộp lại quà tặng chưa hợp lý, gây phản cảm dẫn đến tâm lý e ngại của cán bộ, công chức khi nộp lại quà tặng.

4. Về phương thức kiểm soát tài sản, thu nhập

Về tần suấtự kê khai, công khai bản kê khai

Về tần suất tự kê khai: Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 thì việc kê khai tài sản phải được thực hiện hàng năm và bản kê khai được nộp cho đơn vị tổ chức, cán bộ nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên làm việc, công tác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12 hàng năm.

Luật Phòng chống tham nhũng và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập quy định rõ, hàng năm công chức phải kê khai lại tài sản của mình, kể cả trong trường hợp không có phát sinh tài sản mới thuộc diện phải kê khai; có trách nhiệm giải trình trong trường hợp có tài sản tăng thêm mà mức giá trị của tài sản tăng thêm tương đương với mức giá trị tài sản phải kê khai. Cách quy định này đã dẫn đến hệ lụy là vừa gây phiền hà cho người có nghĩa vụ kê khai trong trường hợp có những người rất nhiều năm kê khai nhưng nội dung không có gì mới; trong khi đó, cơ quan quản lý bản kê khai lại phải xử lý một khối lượng lớn dữ liệu không mới của các bản kê khai này trong khi nó không mang lại hiệu quả nhiều trong kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã có những sửa đổi quan trọng nhằm khắc phục những bất cập này. Theo đó, phương thức và thời điểm kê khai được sửa đổi theo hướng các đối tượng có nghĩa vụ kê khai chỉ phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu; kê khai bổ sung được thực hiện khi được bổ nhiệm vào chức vụ nhất định hoặc khi có biến động về tài sản, thu nhập trong một năm từ 300.000.000 đồng trở lên; kê khai hàng năm được áp dụng đối với người có chức vụ từ Giám đốc sở trở lên và một số đối tượng làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác. Việc phân chia các đối tượng khác nhau để yêu cầu kê khai theo các thời điểm khác nhau là phù hợp trong bối cảnh Luật đã mở rộng đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, bảo đảm tập trung kiểm soát chặt chẽ những người giữ chức vụ cao hoặc làm việc ở vị trí có nguy cơ tham nhũng cao.

Về quản lý, công khai và cung cấp thông tin bản kê khai tài sản, thu nhập: Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 thì trước năm 2012, bản kê khai tài sản, thu nhập được quản lý và lưu giữ cùng hồ sơ cán bộ, với quy định này, bản kê khai tài sản, thu nhập được quản lý như một tài liệu mật cùng với hồ sơ cán bộ nên không ai ngoài chủ thể quản lý cán bộ có thẩm quyền tiếp xúc với bản kê khai tài sản, thu nhập đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc kê khai tài sản, thu nhập, không nâng cao được ý thức tuân thủ trong minh bạch tài sản, thu nhập của đối tượng phải kê khai. Nhận thấy bất cập này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2012 đã bổ sung quy định bản kê khai phải được công khai tại nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên làm việc, công tác và nội dung này tiếp tục được kế thừa trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Đối với những người có nghĩa vụ kê khai thuộc cơ quan của Đảng thì còn phải công khai tại cuộc họp chi bộ, người trong cấp ủy phải kê khai ở cả cấp ủy đảng. Việc công khai có thể được thực hiện bằng hình thức niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tại cuộc họp theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn công khai bản kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua cho thấy, trung bình hàng năm có khoảng từ 70% đến 99,8% số bản kê khai được công khai; năm 2017 có 1.111.818 bản kê khai được công khai, năm 2018 có 1.123.685 bản kê khai đã được công khai và năm 2019 có 1.075.310 bản kê khai đã được công khai. Việc công khai bản kê khai đã dần đi vào nề nếp, qua đó phát huy quyền giám sát lẫn nhau của cán bộ, công chức, viên chức, của cấp dưới đối với cấp trên trong kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, quy định về công khai bản kê khai còn khá chung chung, tùy nghi nên người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức còn lúng túng khi lựa chọn hình thức công khai. Đồng thời, pháp luật cũng không quy định chế tài cụ thể xử lý các trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không thực hiện việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nên không tăng cường được trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc công khai bản kê khai. Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về trình tự, thủ tục để cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập tiếp cận, khai thác thông tin của các bản kê khai để phục vụ cho công tác xác minh tài sản, thu nhập. Qua công khai bản kê khai hầu như không phát hiện được trường hợp nào vi phạm; chưa có trường hợp nào cán bộ, công chức, viên chức tố cáo hành vi kê khai không trung thực của cấp trên. Những hạn chế của pháp luật cùng ý thức trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức nơi công khai bản kê khai đã dẫn đến việc công khai còn rất hình thức, thiếu tác dụng là một biện pháp giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập của công chức.

Về xác minh bản kê khai

Căn cứ và quy trình tiến hành xác minh tài sản, thu nhập: Theo quy định của Luật PCTN năm 2005, việc xác minh tài sản, thu nhập được tiến hành khi có quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai hoặc   khi có một trong các căn cứ như: để phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật; khi có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý hoặc khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có những sửa đổi quan trọng về căn cứ xác minh và luật hóa quy trình xác minh. Theo đó, ngoài những căn cứ xác minh được quy định trong Luật PCTN năm 2005 được kế thừa thì còn bổ sung các căn cứ xác minh khác như: Khi có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc; Xác minh theo kế hoạch hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên; quy định này được cụ thể hóa trong Nghị định số 130/2020/NĐ-CP theo hướng cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ lựa chọn tối thiểu 20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát và lựa chọn ngẫu nhiên 10% số đối tượng thuộc diện kê khai của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được lựa chọn. Đồng thời, Luật quy định cụ thể hơn về quy trình xác minh tài sản, thu nhập, theo đó, trình tự xác minh tài sản, thu nhập gồm các bước như: (1) Ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập và thành lập Tổ xác minh tài sản, thu nhập; (2) Yêu cầu người xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình; (3) Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập; (4) Báo cáo kết quả xác minh; (5) Kết luận xác minh tài sản, thu nhập và (6) Gửi và công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

Thực tiễn cho thấy, việc xác minh tài sản, thu nhập những năm đầu thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng được thực hiện tương đối nghiêm chỉnh, nhiều người thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập đã được xác minh và qua đó phát hiện, xử lý đối với một số trường hợp vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2018, mặc dù số người thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập tăng hàng năm, nhưng việc xác minh bản kê khai lại giảm dần và rất ít trường hợp kê khai tài sản, thu nhập thiếu trung thực được phát hiện hoặc yêu cầu giải trình về nguồn gốc tài sản. Bên cạnh đó là việc thiếu chế tài xử lý các trường hợp giải trình không hợp lý trong giai đoạn xác minh, thậm chí có trường hợp giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập rất phản cảm như biệt phủ xây dựng từ thu nhập do buôn chổi đót, từ nuôi gà… đã dẫn tới công chức coi việc kê khai tài sản, thu nhập chỉ là hình thức và họ có xu hướng không tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập. Mặt khác, căn cứ xác minh có tính tùy nghi cao hoặc quy định khá cứng nhắc nên chưa tạo cơ hội cho việc giám sát thường xuyên các bản kê khai, dự bị lạm dụng để không xác minh hoặc xác minh vì động cơ cá nhân khác…

Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2018) cho rằng, thời gian qua, dư luận khá bức xúc khi có một số cán bộ, công chức giàu lên một cách bất thường nhưng tài sản lại không được khai báo theo quy định của pháp luật. Chỉ khi dư luận lên tiếng, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kê khai lại thì mới kê khai bổ sung tài sản là rất nhiều đất đai, biệt phủ và đây là những quan chức ở tỉnh nghèo, còn đang phải xin trợ cấp từ trung ương. Nhưng khi yêu cầu giải trình thì người ta nói đi buôn chổi đót, nuôi heo, nuôi gà mà có. Việc giải thích này rất coi thường công luận, coi thường pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật lại quy định chế tài xử lý còn rất chung chung, tùy nghi và chưa đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng trên tái di n nhiều lần trong những năm gần đây.

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, thu nhập trong quá trình xác minh: Mặc dù Luật Phòng chống tham nhũng không quy định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn để tránh người có chức vụ, quyền hạn tẩu tán tài sản, thu nhập trong quá trình xác minh và đây cũng không phải thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập. Nhưng căn cứ vào các quy định của pháp luật thì Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước…, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền đề nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, thu nhập. Theo đó, Bộ luật Tố tụng hình sựquy định, các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản để phục vụ cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do đó, trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập, nếu Tổ xác minh nhận thấy tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn có dấu hiệu do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có thì có thể yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản để tránh việc người có chức vụ, quyền hạn chuyển dịch hoặc tẩu tán.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước cũng có thể áp dụng các biện pháp kiểm kê tài sản nếu trong quá trình thanhtra, kiểm toán nếu phát hiện tài sản, thu nhập có dấu hiệu bất thường hoặc nếu không kiểm kê sẽ dẫn đến người có chức vụ, quyền hạn có thể tẩu tán, chuyển dịch tài sản, thu nhập. Như vậy, Tổ xác minh cũng có thể yêu cầu các cơ quan này áp dụng biện pháp kiểm kê tài sản để ngăn chặn việc tẩu tán hay chuyển dịch tài sản.

Tuy nhiên, thực tế thi hành thời gian qua cho thấy, hầu hết việc kiểm kê tài sản, kê biên tài sản hay phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng khi chính cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thanh tra, kiểm toán nhận thấy cần áp dụng để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thanh tra, kiểm toán mà chưa có bất kỳ trường hợp nào cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp này để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập.

Về kiểm soát tài sản, thu nhập thông qua thuế thu nhập cá nhân

Ở Việt Nam, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định cụ thể về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, thu nhập mi n thuế, kỳ tính thuế… Thu nhập chịu thuế chính là cơ sở xác định thu nhập hàng năm của người nộp thuế. Thông thường, khi một cá nhân thực hiện các giao dịch dân sự có giá trị lớn (theo ngưỡng nhà nước đặt ra) thì phải chứng minh thu nhập và thu nhập đó phải đã được nộp thuế. Đồng thời, thông qua thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước sẽ biết được thu nhập hợp pháp của người nộp thuế và là cơ sở để so sánh với tài sản, thu nhập được kê khai; qua đó cho phép các cơ quan nhà nước xác định được thu nhập hợp pháp và bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn. Nếu một người chi tiêu vượt quá nhiều lần mức thu nhập được kê khai nộp thuế hoặc tài sản có giá trị gấp nhiều lần thu nhập được kê khai nộp thuế thì sẽ bị đặt vào diện nghi vấn, trước hết là hành vi trốn thuế và sau đó có thể là hành vi tham nhũng hoặc các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật khác.

Báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân cho thấy, tính đến hết năm 2011, ngành thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân (trong đó có 12.647.286 cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác). Tuy nhiên, số người/hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân không nhiều, có khoảng gần 4 triệu người và gần 200.000 hộ gia đình, cá nhân có kinh doanh đã nộp thuế. Thông qua việc thực hiện khấutrừ, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế, cơ quan thuế có thể quản lý, kiểm soát thu nhập của đối tượng nộp thuế, nắm được tương đối đầy đủ thông tin về thu nhập từ tiền lương, tiền công của những người làm trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp trả cho người lao động trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn; thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại…. Riêng đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, việc kiểm soát giá chuyển nhượng thực tế là rất khó khăn do pháp luật quy định người chuyển nhượng quyền nộp thuế trên cơ sở khung giá do nhà nước ban hành.

Theo kết quả điều tra năm 2005 của Trường đại học Kinh tế Quốc dân đối với 11.532 người được khảo sát cũng cho thấy thu nhập từ công việc chính của một số người lao động hưởng lương chỉ chiếm 42,7%, còn khoảng 53% là thu nhập từ hoạt động khác.

Tại cuộc khảo sát của Thanh tra Chính phủ năm 2012 đối với gần 2.000 cán bộ, công chức ở 10 địa phương và 05 bộ, ngànhvà số liệu thống kê về thu nhập từ tiền lương của Tổng cục Thống kê cũng như đánh giá của một số chuyên gia cho thấy: Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam đều có thu nhập khác ngoài tiền lương. Mức thu nhập ngoài lương so với lương và nguồn thu nhập cũng khá đa dạng, có cả những khoản thu nhập nhạy cảm, d liên quan đến tham nhũng như tiền được chia từ các khoản hoa hồng, quỹ riêng của đơn vị, tiền được biếu, tặng, bồi dưỡng cuộc họp… .

Tại tại hội thảo khoa học “Về bối cảnh và khả năng cải cách tiền lương” do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 12/10/2016 ở Hà Nội, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng “Tiền lương công chức hiện nay không phản ánh đúng giá trị sức lao động của họ, một loại lao động đặc biệt - lao động quyền lực. Việc này làm cho các giá trị xã hội của công chức bị giảm sút, dẫn đến hiệu lực thực thi công vụ thấp, dễ bị tổn thương và là mảnh đất mầu mỡ cho tình trạng quan liêu, tham nhũng có cơ hội phát triển.

Qua các khảo sát về thu nhập của cán bộ, công chức ở Việt Nam như trên cho thấy, tiền lương, tiền công của công chức không đủ chi dùng cho cuộc sống tối thiểucủa họ và gia đình; đồng thời họ còn có nhiều khoản thu nhập khác ngoài tiền lương, tiền công nhưng không được kê khai. Đây cũng là khó khăn của cơ quan nhà nước khi theo dõi biến động và xác định nguồn gốc tài sản, thu nhập của công chức; bản thân công chức cũng sẽ gặp khó khăn trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập của mình.

Ngoài ra, quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân và việc triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân còn gặp một số vướng mắc, bất cập, cụ thể như:

Thứ nhất, việc xác định thu nhập phải chịu thuế chưa bao quát hết toàn bộ thu nhập, đồng thời cũng chưa phù hợp với thực tiễn như: thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, tiền lãi tiết kiệm… không phải là đối tượng chịu thuế, việc nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (đất đai) được căn cứ vào bảng giá do nhà nước ban hành có giá trị thấp hơn giá trị giao dịch thực tế rất nhiều. Ngoài ra, còn rất nhiều loại thu nhập nữa không thuộc diện chịu thuế hoặc được mi n thuế như thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản duy nhất, tài sản được tặng cho, thừa kế không phải là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản, động sản phải đăng ký sử dụng…

Thứ hai, Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định khấu trừ tại nguồn, nên việc quản lý thuế thu nhập cá nhân chủ yếu dựa vào đơn vị chi trả thu nhập. Cách quy định này dẫn đến bất cập trong xác định khác khoản về khấu trừ gia cảnh do việc nắm bắt gia cảnh của đơn vị chi trả thu nhập đối với người nộp thuế là khó đầy đủ. Đồng thời, Luật cũng quy định cá nhân làm công ăn lương có thu nhập bình quân dưới 9 triệu đồng/tháng (từ ngày 01/01/2020 là 11 triệu đồng) thì không phải kê khai thuế nhưng hết năm phải quyết toán thuế và nộp quyết toán thuế với cơ quan thuế tại nơi cư trú mà không phải tại nơi chi trả thu nhập…, những quy định này có vẻ mâu thuẫn nhau và cũng rất khó thực hiện cho những người cư trú nhưng không có giấy tạm trú và không sống ở nơi đăng ký thường trú.

Việc kiểm soát tài sản, thu nhập thông qua thanh toán không dùng tiền mặt

Trong phòng chống tham nhũng và phòng, chống tội phạm, nếu thanh toán bằng tiền mặt di n ra phổ biến sẽ là môi trường thuận lợi cho hoạt động rửa tiền, các cơ quan nhà nước sẽ rất khó kiểm soát được nguồn gốc tiền, tài sản trong giao dịch. Thông qua việc theo dõi các giao dịch được thực hiện qua tài khoản và so sách với thu nhập thực tế mà một cán bộ, công chức có thể nhận được, cơ quan nhà nước có thể xác định họ có khả năng thực hiện các giao dịch đó bằng nguồn tiền hợp pháp hay không, từ đó tìm ra những điểm bất hợp lý trong thu nhập của họ và đánh giá khả năng có hay không có hành vi tham nhũng.

Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng (Điều 58) thì nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc nhà nước. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện quy định về thanh toán bằng chuyển khoản. Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ tiến tới thực hiện mọi khoản chi cho đối tượng người có chức vụ, quyền hạn và các giao dịch khác có sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.

Mục tiêu mà Việt Nam hướng đến là giảm dần tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong toàn hệ thống thanh toán nhằm kiểm soát được các giao dịch có giá trị lớn mà theo quy định là những giao dịch đặt vào diện có nghi vấn. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt một số Đề án thanh toán không dùng tiền mặt qua các giai đoạn khác nhau, theo đó đưa ra mục tiêu cụ thể như: Đến năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%; phát triển thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hàng; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ, đến năm 2020 toàn thị trường có 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng đạt 200 triệu giao dịch/năm. Tăng nhanh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020...

Trong thời gian qua, việc thanh toán không dùng tiền mặt nhìn chung đã có nhiều bước tiến bộ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử như trả lương qua tài khoản đến năm 2017 đã được thực hiện ở trên 75% số cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo, định hướng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất trên toàn quốc với tổng số là 17.400 máy rút tiền tự động (ATM) và hơn 263.400 máy thanh toán thẻ (POS) được lắp đặt; các đơn vị liên quan hoànthành kết nối liên thông hệ thống ATM/POS trên phạm vi toàn quốc. Có 70 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 36 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. POS hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn và đang được mở rộng dần ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học. Thương mại điện tử và thanh toán qua smartphone đang trở thành xu hướng mới trong mua sắm của người dân với mức tăng trưởng trung bình từ 25% đến 27%/năm (năm 2018 đạt 8 tỷ USD). Theo số liệu từ Vụ Thanh toán thuộc ngân hàng Nhà nước, lượng thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, số lượng thẻ phát hành và số lượng, giá trị giao dịch thẻ tăng khá nhanh. Tính đến cuối năm 2015, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 99,5 triệu thẻ, tăng 224% so với cuối năm 2010. Tổng tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong thời gian qua có xu hướng giảm, cuối năm 2013 ở mức 12,6% và đến nay đang ở mức 11-12%.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt thời gian qua cho thấy vẫn còn tồn tại, hạn chế như:

- Tiền mặt vẫn được sử dụng nhiều, số lượng tiền mặt trong lưu thông tiếp tục tăng lên. So với các nước thì Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước sử dụng nhiều tiền mặt.

- Hạ tầng cơ sở về trang thiết bị giữa các ngân hàng vẫn còn nhiều khoảng cách, môi trường không tương thích, việc kết nối giữa các ngân hàng gặp trở ngại; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng còn ở mức thấp.

- Cơ sở hạ tầng viễn thông còn hạn chế, còn tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, bảo mật, chưa theo kịp tốc độ phát triển của người dùng. Sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ với các ngân hàng gặp trở ngại do khác biệt về hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu giữa các ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.

- Cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chưa đồng bộ, chưa khuyến khích các tổ chức cung ứng dịnh vụ thanh toán đầu tư mạnh và đồng bộ cho cơ sở hạ tầng; sự phối kết hợp giữa những biện pháp hành chính và biện pháp kích thích kinh tế chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để đưa chủ trương thật sự đi vào cuộc sống.

-                  Hiệu quả của việc trả lương qua tài khoản đối với việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chưa cao vì tiền chuyển vào tài khoản hôm trước thì hôm sau khách hàng đã rút ra phần lớn. Máy ATM chủ yếu được sử dụng như một công cụ để rút tiền mặt, vì vậy lượng tiền mặt giao dịch trong thực tế không giảm mà chỉ chuyển từ Kho bạc Nhà nước sang các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt đi kèm với dịch vụ thẻ cho người sử dụng của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo được thói quen cho người sử dụng.

Về xử lý vi phạm

Về xử lý trách nhiệm đối với người vi phạm nghĩa vụ về kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực: Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với cán bộ, công chức không kê khai tài sản, thu nhập hoặc kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì áp dụng các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm (đối với cán bộ); đối với công chức khác thì ngoài các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, còn có thể áp dụng các biện pháp hạ bậc lương, giáng chức, buộc thôi việc; việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (Điều 78 và Điều 79 của Luật Cán bộ, công chức); đối với viên chức thì áp dụng các biện pháp như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc (Điều 52 Luật Viên chức). Người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được d kiến bổ nhiệm, phê chuẩn mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến. Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 bên cạnh việc kế thừa các quy định trên thì còn bổ sung trường hợp cán bộ, công chức được quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý nếu vi phạm thì bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch. Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

Qua tổng kết thi hành Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 và thực tiễn cho thấy, trong 10 năm (từ năm 2006 đến năm 2016) có 17 trường hợp được phát hiện có hành vi kê khai không trung thực bị xử lý. Riêng năm 2016 không có trường hợp nào bị xử lý, năm 2017 có 05 trường hợp bị xử lý, năm 2018 có 06 bịxử lý và năm 2019 có 08 trường hợp bị xử lý. Trong đó hầu hết các trường hợp bị xử lý ở hình thức khiển trách, cảnh cáo; chỉ ghi nhận có 02 trường hợp bị áp dụng hình thức kỷ luật là giáng chức. Ở góc độ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, trong thời gian qua Ủy ban Kiểm tra trung ương đã tiến hành nắm tình hình đối với 30 trường hợp, giám sát chuyên đề 10 trường hợp, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo 05 trường hợp.

Có thể thấy rằng, quy định của pháp luật về các hình thức xử lý và thực tiễn áp dụng chế tài xử lý đối với người không kê khai hoặc kê khai gian dối hoặc giải trình không hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập còn chưa đáp ứng yêu cầu, việc xử lý còn tỏ ra thiếu minh bạch và thiếu tác dụng răn đe. Không có quy định rõ ràng nào về việc kết quả xác minh tài sản, thu nhập được dùng để phục vụ cho quá trình điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tham nhũng. Pháp luật cũng quy định một cách thiếu rõ ràng việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và thực tế cho thấy, với cách quản lý thu nhập của Việt Nam hiện tại thì việc giải trình tài sản tăng thêm một cách “hợp lý” là quá rõ ràng và nhà nước không có căn cứ để kiểm tra độ chính xác nguồn gốc tài sản, thu nhập mà người có chức vụ, quyền hạn giải trình. Chẳng hạn như trường hợp ông PSQ, qua kiểm tra cho thấy, trong năm 2014 ông này không kê khai 1.200 m2 đất ở, gần 60.000m2 đất nông nghiệp do vợ ông đứng tên; không kê khai gần 4 tỷ đồng tiền vay ngân hàng; năm 2015 ông này tiếp tục không kê khai13.111 m2 đất ở, gần 42.000 m2 đất nông nghiệp do vợ ông đứng tên và trên 8 tỷ đồng được cho và đi vay mà có... đồng thời, theo phản ánh của báo chí thì khi giải trình đối với các nguồn thu nhập để xây biệt phủ, ông Q giải trình nguồn gốc có được từ buôn chổi đót. Với những sai phạm nghiêm trọng trong kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhậpnhư trên, nhưng ông PSQ chỉ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức giám đốc Sở, điều động giữ chức vụ Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (các trường hợp khác xin xem Phụ lục số 5). Việc áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật đối với ông Q như trên vừa gây bức xúc trong dư luận, vừa không bảo đảm tác dụng răn đe, phòng ngừa chung. Nguyên nhân là hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là “giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập” nên không có cơ chế để xác định rằng, ông Q giải trình việc buôn chổi đót, vay mượn tiền để xây biệt phủ là giải trình không hợp lý; đồng thời, do pháp luật không quy định cụ thể hình thức xử lý nên cơ quan có thẩm quyền vừa lúng túng, vừa áp dụng hình thức kỷ luật chưa tương xứng với tính chất của hành vi vi phạm của ông Q.

Về xử lý tài sản, thu nhập bất minh (tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc): Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định về xử lý tài sản do tham nhũng mà có; chưa có quy định về xử lý tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không chứng minh được tài sản này do phạm tội hoặc vi phạm pháp luật mà có. Việc pháp luật không có quy định xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc dẫn đến trường hợp người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập; cơ quan có thẩm quyền xác định tài sản, thu nhập đó không có nguồn gốc rõ ràng nhưng cũng có cơ chế thu hồi và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các trường hợp giải trình nuôi gà, buôn chổi đót để xây biệt phủ như trên đã đề cập. Đồng thời, việc thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân xuất phát từ việc không theo dõi được biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nên khi phát hiện hành vi tham nhũng thì hầu hết số tài sản do tham nhũng mà có đã bị chuyển dịch hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Theo thống kê cho thấy, đến năm 2017, tổng số tiền phải thi hành án trong các vụ án tham nhũng chiếm 5.110,9 tỷ đồng, trong đó đã xử lý được số tiền tương ứng 1.154,5 tỷ. Một số vụ án tham nhũng lớn, việc thu hồi tài sản tham nhũng cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ như vụ Dương Chí Dũng mới thu được hơn 41 tỷ 665 triệu đồng/358 tỷ 930 triệu đồng phải thi hành; vụ án Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về cho vay mới thu được 84 tỷ đồng/2.574 tỷ đồng phải thi hành; vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm mới thu được 17 tỷ 163 triệu đồng/117 tỷ 804 triệu đồng phải thi hành…

5. Về hợp tác quốc tế trong kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Việt Nam tham gia rất nhiều các điều ước quốc tế đa phương và song phương liên quan đến vấn đề Phòng chống tham nhũng, dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tịch thu hoặc thu hồi tài sản tham nhũng... và theo quy định của Luật Ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế thì mỗi một nội dung khác nhau lại giao thẩm quyền cho các cơ quan, tổ chức khác nhau. Chẳng hạn liên quan đến hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sựvề tội phạm tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng... thì giao cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm đầu mối; liên quan đến giao người bị kết án, thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam thì giao cho Tòa án nhân dân tối cao làm đầu mối; liên quan đến hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách... thì giao cho Thanh tra Chính phủ làm đầu mối...

Luật Phòng chống tham nhũng không quy định riêng về vấn đề hợp tác quốc tế trong kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn mà quy định chung về vấn đề hợp tác quốc tế trong Phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, từ các quy định chung cho thấy, liên quan đến kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thì nguyên tắc chung trong hợp tác quốc tế là thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên trên cơ sở bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy việc hợp tác quốc tế trong Phòng chống tham nhũng nói chung, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, một số vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài đã được đưa ra xét xử, tài sản tham nhũng đã được các quốc gia liên quan, có ký kết điều ước quốc tế phối hợp thu hồi để trả cho chủ sở hữu , người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu xung công quỹ nhà nước như vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đã được Việt Nam hợp tác với Sigapore trong dẫn độ người phạm tội..

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở nước ngoài, việc thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ngoài hiện nay chưa thực hiện được do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng là các đối tượng lựa chọn quốc gia mà Việt Nam chưa có tương trợ tư pháp về hình sự và thu hồi tài sản để tẩu tán tài sản của mình. Bên cạnh đó, một số trường hợp người có chức vụ, quyền hạn có tài khoản ở nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng của Việt Nam không thể tiếp cận hoặc theo dõi do liên quan đến vấn đề bí mật khách hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài...

6. Về khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo trong kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai là một trong những căn cứ xác minh tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, Luật lại không quy định cụ thể về khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập trong trường hợp những người này vi phạm quy định của pháp luật về xác minh tài sản, thu nhập. Nghiên cứu sinh cho rằng, việc Luật Phòng chống tham nhũng không quy định về khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo trong xác minh tài sản, thu nhập không phải là một thiếu sót mà trong trường hợp này, sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để giải quyết. Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã có những quy định cụ thể hơn để bảo đảm tính minh bạch và làm căn cứ cho người có chức vụ, quyền hạn có thể khiếu nại, tố cáo và cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo thì trường hợp có đơn khiếu nại về Kết luận xác minh tài sản, thu nhập hoặc khi có tố cáo của người có nghĩa vụ kê khai đối với hành vi vi phạm của người có thẩm quyền thì người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo lần đầu. Trường hợp người bị khiếu nại, tố cáo là người đứng đầu đơn vị thì việc giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên trực tiếp là người giải quyết khiếu nại, tố cáo và đây là quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo cuối cùng.

Tài liệu tham khảo:

  1. 1.Chính phủ (2015), Báo cáo số 516/BC-CP ngày 16/10/2015 về công tác PCTN năm2015.
  2. Chính phủ (2016a), Báo cáo số 419/BC-CP ngày 17/10/2016 về công tác PCTN năm2016.
  3. 3.Chính phủ (2016b), Báo cáo số 330/BC-CP ngày 22/9/2016 về tổng kết 10 năm thực hiện LuậtPCTN.
  4. 4.Chính phủ (2017a), Tờ trình số 429/TTr-CP ngày 13/10/2017 về dự án Luật PCTN (sửađổi).
  5. Chính phủ (2017b), Báo cáo số 460/BC-CP ngày 16/10/2017 về công tác PCTN năm2017.
  6. Chính phủ (2018), Báo cáo số 481/BC-CP ngày 12/10/2018 về công tác PCTN năm2018.
  7. 7.Chính phủ (2019a), Báo cáo số 307/BC-CP ngày 30/8/2019 về công tác thi hành án năm2019.
  8. 8.Chính phủ (2019b), Báo cáo số 488/BC-CP ngày 15/10/2019 về công tác PCTN năm2019.
    1. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo tổng kết 03 năm thi hành Luật thuếTNCN.
  9. Nguyễn Thị Mai Phương (2008), Thuế TNCN, kinh nghiệm quốc tế và việc thực thi ở Việt Nam, Luận văn thạc s Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 09- 11.
  10. Phan Thị Lan Phương (2019), “Hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 08, tr32-37.
  11. 3.Đỗ Ngọc Quang (1997), “Bàn về khái niệm tham nhũng”, Tạp chí Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội (4), tr64-67.
  12. Hoàng Thị Kim Quế (2015), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr 295, tr356.
  13. Đặng Đức Thành (2010), Khó khăn giải quyết bài toán phòng và chống tham nhũng, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội.
  14. Thanh tra Chính phủ, Công văn số 1857/TTNN-VP ngày 17/12/2003, Báo cáo kết quả hội nghị chính trị cấp cao ký Công ước của LHQ về chống thamnhũng.
    1. Thanh tra Chính phủ (2013), Những nhiệm vụ chủ yếu và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam sau khi phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng, Đề tài khoa học cấpbộ.
  15. Viện Thông tin khoa học Xã hội (1997), Tham nhũng, tệ nạn của mọi tệnạn.
  16. ADB/OECD (2011), Anti-Corruption Initiative for Asia and the Pacific. Địa chỉ: http://www.oecd.org/investment/anti-bribery/35395447.pdf [ Truy cập: 12/7/2019].
  17. Criminal Justice, Ratinoal Choice Theory. Địa chỉ: http://criminal-
  18. Chêne, Marie (2008), African experience of asset declarations. Địa chỉ:http://ww.u4.no/helpdesk/helpdesk/query.cfm?id=160[Truy cập:12/7/2019].

 


[1]Chính phủ (2017b), Báo cáo số 460/BC-CP ngày 16/10/2017 về công tác PCTN năm2017

[2]Chính phủ (2016b), Báo cáo số 330/BC-CP ngày 22/9/2016 về tổng kết 10 năm thực hiện LuậtPCTN

[3]Chính phủ (2017b), Báo cáo số 460/BC-CP ngày 16/10/2017 về công tác PCTN năm2017

[4]Chính phủ (2018), Báo cáo số 481/BC-CP ngày 12/10/2018 về công tác PCTN năm2018

[5]Chính phủ (2019b), Báo cáo số 488/BC-CP ngày 15/10/2019 về công tác PCTN năm2019

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành