Sau khi đưa ra khái niệm, lộ trình phát triển, mục tiêu và ý tưởng phát triển đô thị hóa kiểu mới, các phương thức để thúc đẩy quá trình đô thị hóa kiểu mới tiếp tục được tìm tòi, nghiên cứu. Với diện tích lãnh thổ rộng lớn, đô thị dày đặc, khoảng cách phát triển đô thị giữa các khu vực có sự khác biệt rõ rệt, để thực hiện các ý tưởng phát triển đô thị hóa kiểu mới, đối với các đô thị ở các khu vực khác nhau, các cấp độ khác nhau Trung Quốc cần có các bước và lựa chọn trọng điểm thúc đẩy chiến lược.
1. Lộ trình thực hiện của quá trình đô thị hóa kiểu mới
1.1 Xây dựng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế dựa vào thành phố trung tâm cả nước
Trên thế giới, tựu chug lại các đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế đứng đầu trong bảng xếp hạng hệ thống đô thị quốc tế là không giantuần hoàn lớn để nền kinh tế thế giới dựa vào, là điểm tựa của các tập đoàn kinh tế khu vực, là trung tâm của các vành đai kinh tế cũng như trung tâm của các hoạt động tài chính và tổ chức kinh tế mang tính toàn cầu, là cơ sở sản xuất và đổi mới của các ngành nghề mới nổi cũng là cầu nối và là sợi dây gắn bó liên hệ kinh tế của một quốc gia với thế giới. Đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế chủ yếu có tám tiêu chuẩn đánh giá. Thứ nhất, là trung tâm khu vực, có chức năng kiểm soát về các khía cạnh như kỹ thuật, tài chính, dòng chảy nguồn nhân lực toàn cầu vượt khỏi phạm vi quốc gia, là điểm kiểm soát hệ thống thị trường kinh tế toàn cầu. Thứ hai, là thành phố di dân, theo đó số lượng và tỷ lệ người nước ngoài là chỉ số quan trọng để đánh giá quốc tế hóa đô thị. Thứ ba, là thành phố hội nghị và triển lãm. Đô thị lớn quốc tế phần lớn là nơi chủ trì và tổ chức các hội nghị mang tính chất quốc tế. Thứ tư, là thành phố tổ chức. Thông thường có nhiều tổ chức mang tính khu vực và quốc tế. Thứ năm, là thành phố dịch vụ. Các ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Thứ sáu, là thành phố khởi nghiệp và cư trú. Đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế có sức hút đối với nguồn nhân lực lao động và vốn đầu tư trên toàn thế giới. Thứ bảy, là thành phố truyền thông. Đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế đều có thị trường văn hóa tương ứng cùng với các loại hình truyền thông có sức ảnh hưởng lớn đối với trong và ngoài nước. Thứ tám, là thành phố văn minh. Thành phố có trình độ văn minh và chất lượng cuộc sống cao. Chung quy lại, đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế không chỉ có trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cao mà còn là đô thị có sức hấp dẫn, có tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị trên phạm vi quốc tế[1].
Hiện tại, xét từ khía cạnh trình độ phát triển đô thị ở đại lục Trung Quốc, ba thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu có khoảng cách vượt trước khá lớn so với các thành phố trung tâm mang tính khu vực khác ở Trung Quốc, có sức lôi kéo khu vực lớn, về các phương diện như trình độ phát triển kinh tế, trình độ văn minh xã hội và mở cửa giao lưu đã hội tụ đầy đủ điều kiện cơ bản để xây dựng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế. Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu lần lượt là cực phát triển của kinh tế khu vực đồng bằng sông Trường Giang, vành đai kinh tế thủ đô và vùng đồng bằng sông Châu Giang, có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển của kinh tế khu vực. Sự phát triển trong tương lai của ba thành phố này nên dựa vào thế mạnh hiện có để xây dựng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế.
1.2. Xây dựng đô thị lớn hiện đại dựa trên thành phố mang tầm khu vực
Các nghiên cứu đã chỉ ra, nguồn vốn phát triển đô thị lớn thấp hơn nhiều so với phát triển đô thị vừa vànhỏ. Với hai tầng ràng buộc trong việc sử dụng bền vững tài nguyên đất đai và quy mô kinh tế, vì vậy nên ưu tiên phát triển đô thị lớn và đô thị vừa.
Đô thị lớn sẽ tạo ra sự tập trung dân cư và các ngành công nghiệp ở mức độ cao, cung cấp không gian, môi trường thuận lợi cho kinh tế tập trung với những đặc điểm quan trọng và hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, đem lại những lợi ích, hiệu quả từ quy mô kinh tế đô thị. Đồng thời, thị trường tài chính trong đô thị lớn phát triển tốc độ cao sẽ tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ về vốn đầu tư đối với doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp tập trung sẽ tạo nên hiệu ứng lan tỏa trong việc chia sẻ sử dụng tài nguyên truyền thông, kỹ thuật và nhân lực, điều này giúp giảm phí giao dịch của doanh nghiệp, từ đó thu được hiệu quả kinh tế trong phạm vi đô thị. Tỷ lệ lao động, sản xuất cũng được nâng lên theo mức độ mở rộng quy mô thành thị. Với các đô thị, đi kèm với sự gia tăng về mức độ tập trung sự mở rộng về quy mô dân số, thì hiệu quả và lợi ích kinh tế trong xây dựng, kinh doanh, quản lý tổng đầu tư sản xuất ở các công trình công cộng và hiệu quả cũng như lợi ích xã hội cũng tăng lên tương ứng.
Phát triển đô thị có lợi đối với quy mô môi trường. Điều này được thể hiện chủ yếu ở việc tập trung xử lý “ba thải”: nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp phát sinh trong sinh hoạt và sản xuất, có lợi cho việcnăm thiếu mức độ tàn phá của “ba thái đối với môi trường. Đô thị lớn cũng có ưu thế đáng kể về nhân lực, nguồn lực vật chất và tài chính, có lợi cho việc gia tăng đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời, với lợi thế về khoa học kỹ thuật với nhiều kết quả ứng dụng tiên tiến đô thị lớn sẽ bảo đảm việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đô thị lớn có ưu thế lợi ích quy mô về các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, việc tiếp tục phát triển loại hình này nên trở thành lựa chọn chiến lược của quốc gia. Đẩy nhanh việc xây dựng đô thị lớn ở các cấp độ khác nhau, phát huy vai trò chủ đạo của đô thị lớn là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc.
1.3. Xây dựng đô thị vừa dựa vào các thành phố nhỏ trọng điểm
Trên thế giới có ba con đường phát triển thành phố trung tâm của khu vực. Một là, thành phố trung tâm của khu vực bao quanh đô thị lớn. Xung quanh khu vực đô thị lớn chủ yếu xuất hiện và hình thành một lượng lớn các thành phố vệ tinh tương đối độc lập, những thành phố vệ tinh này chủ yếu là thành phố vừa. Vì thế, trên thực tế khu đô thị lớn chính là thành phố lớn hoặc vài thành phố lớn và khu phân bố tập trung kết hợp một cách hữu cơ các thành phố vừa của khu vực bao quanh thành phố lớn đó. Tại Mỹ, châu Âuvà Nhật Bản không chỉ thành phố hoặc các khu đô thị lớn mới phát triển mà các thành phố vừa trong khu vực cũng vô cùng phát triển. Hai là, thành phố vừa trong cụm thành phố nhỏ, trên thực tế là coi thành phố trung tâm của khu vực là thành phố vừa trong cụm thành phố. Ví dụ, cụm thành phố phía Nam nước Đức chủ yếu do các thành phố trung tâm của khu vực hợp thành, được xây dựng theo lý thuyết địa lý trung tâm. Ba là, tổ hợp thành phố vừa trong cụm thành phố, tổ hợp cụm thành phố là chỉ mối quan hệ gắn bó giữa phân công lao động và hỗ trợ hợp tác với một số thành phố vừa, trong đó thành phố vừa trong quy mô các cấp giữ vai trò chủ đạo. Ví dụ, khu đô thị hình móng ngựa Randstad nổi tiếng của Hà Lan có đặc điểm chủ yếu là: chia một thành phố đa chức năng mang tính toàn quốc hoặc quốc tế thành các thành phố trung tâm của khu vực, hình thành tổng thể gắn liền về phân công và hợp tác trong một phạm vi không gian tương đối lớn.
Thích ứng với xu thế phát triển các thành thị trung tâm trên thế giới, cần nỗ lực phát huy tốt vai trò quan trọng của thành phố vừa trong hệ thống đô thị hoàn thiện, bảo đảm đô thị hóa phát triển lành mạnh. Trung gian hóa đô thị hóa vừa có thể tránh những hạn chế vốn có của đô thị có quy mô quá lớn hoặc quá nhỏ, vừa có thể chú ý đến lợi ích quy mô và lợi ích sinh thái củathành thị, đồng thời phát huy vai trò quan trọng trong sự duy trì tính ổn định và cân bằng của hệ thống đô thị. Vì thế, đô thị hóa Trung Quốc cần phát huy hơn nữa vai trò “kế thừa truyền thống, nối tiếp tương lai” của thành phố vừa trong toàn bộ hệ thống đô thị, cố gắng dựa vào thực lực vốn có của các thành phố này để thúc đẩy xây dựng bố cục mới phát triển hài hòa giữa đô thị lớn, vừa và nhỏ.
Tăng cường bố cục, quy hoạch và lập pháp của thành phố vừa. Về bố cục thành phố vừa, lấy việc xây dựng thành phố vệ tinh xung quanh thành phố lớn Có quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên làm trọng điểm. Về quy hoạch, thành phố vừa cần cố gắng tiếp thu và ứng dụng các quan điểm và phương pháp quy hoạch tiên tiến, trên cơ sở phân vùng chức năng rõ ràng và chức năng chính, chú ý phát triển tích hợp các khu chức năng. Về quy hoạch cụ thể của khu chức năng, cần tiếp nhận toàn diện tư tưởng quy hoạch xã hội, thực hiện phân cấp các dịch vụ công trong thành phố như thương mại, giao thông, văn hóa, y tế và tích hợp một cách có thứ bậc, có trật tự không gian với khu trung tâm thành phố, giữa khu trung tâm thứ cấp, khu chức năng và phân khu xã hội, hình thành kết cấu bố cục không gian hợp lý. Hoàn thiện lập pháp quy hoạch thành phố, từ tài chính, hành chính đến pháp luật, hỗ trợ phát triển thành phố vừa.
1.4. Xây dựng thành phố nhỏ dựa vào chính quyền cấp huyện
Vai trò của thành phố cấp huyện ở Trung Quốc vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của khu vực này, thu hút nông dân trực tiếp nhất với giá thành lao động thấp. Do đó, thời gian qua, Trung Quốc đã dựa vào các thành phố cấp huyện để phát triển thành phố nhỏ. Thành phố nhỏ cần đặt ra mục tiêu nâng cao giá trị của thành phố, từ chuyển hóa chức năng theo hướng nâng cao từ chỗ đơn thuần coi việc xây dựng chức năng kinh tế là trung tâm, sang chức năng chủ đạo đặc sắc, chức năng hợp tác bổ sung lẫn nhau và coi khoa học kỹ thuật là động lực. Đây là sự lựa chọn tất nhiên của chiến lược phát triển thành phố loại nhỏ.
Mô hình chức năng đặc trưng chủ đạo. Thành phố nhỏ cần tập trung nguồn lực vào xây dựng chức năng đặc trưng, hình thành lợi thế so sánh và ưu thế cạnh tranh, dựa vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, thuế, kiểm soát tài nguyên, cơ sở hạ tầng, giáo dục văn hóa và xây dựng cơ chế, chế độ,... để quyết định trọng điểm và phương hướng, chức năng của thành phố, có thể coi việc xây dựng thành phố tại các vị trí đặc thù trong hệ thống thành thị và khu vực nhất định, ví dụ như “thành phố sinh thái”, “thành phố giao thông”... là mục tiêu xây dựng chức năng của các thành phố nhỏ.
Đồng thời, có thể thông qua việc tham gia vào quá trình phân công quốc tế để thay đổi mô hình chức năng và hình thành những nét riêng của thành phố.
Mô hình phân công bổ sung lẫn nhau về chức năng. Thành phố nhỏ thuộc mắt xích quan trọng trong kết cấu thứ bậc thành phố, có thể nhờ vào sự hỗ trợ của công cụ giao thông hiện đại, mạng lưới vận chuyển tổng hợp và mạng thông tin phát triển cao để thực hiện giao lưu song phương giữa các thành phố nhỏ có loại hình và tính chất khác nhau và giữa các thành phố lớn trong cùng cụm thành phố và vành đai đô thị, tương tác hỗ trợ nhau, bổ sung chức năng cho nhau và phân công lao động. Hình thành thể tổng hợp chức năng có quan hệ gần gũi giữa các thành phố, chức năng của các thành phố được xây dựng thống nhất với phương hướng phát triển tổng thể toàn diện của khu vực trong lựa chọn mục tiêu và phương hướng, sự lựa chọn ngành nghề chủ đạo và cơ chế hợp tác giữa các thành phố thể hiện đầy đủ đặc trưng của khu vực thống nhất.
Mô hình nâng cao chức năng tổng hợp. Tận dụng sự trao đổi giữa thông tin và tri thức do toàn cầu hóa mang lại, thúc đẩy việc tái tạo mô hình chức năng thành phố nhỏ thành mô hình mới là thành phố công nghệ và thành phố văn hóa, được hỗ trợ xây dựng bởitri thức và chức năng công nghệ. Có hai phương pháp nâng cao chức năng: loại hình “siêu tiền”, tức là xây dựng khu công nghệ trong một bộ phận các thành phố vừa và nhỏ, phát triển một loạt doanh nghiệp công nghệ cao mới, tận dụng tối đa hiệu ứng lan tỏa và tăng cường của khu công nghệ để nhanh chóng thay đổi mô hình xây dựng chức năng thành phố; loại hình “cải tạo”, tức là sử dụng công nghệ cao mới làm phương tiện để chuyển đổi các doanh nghiệp công nghiệp cũ và cơ sở hạ tầng đô thị, triệt để thay đổi chức năng chủ đạo đã có bằng chức năng chủ đạo mới, thay đổi về chất đối với toàn bộ kết cấu chức năng của thành phố.
Con đường chuyển đổi mô hình chức năng thành phố nhỏ. Trung Quốc đã thực hiện chuyển đổi theo hướng chức năng đặc sắc, bản thân thành phố phải có ưu thế rõ ràng về tài nguyên, hoặc có di sản lịch sử tốt, hoặc vị trí địa lý vô cùng đặc biệt mà các thành phố khác khó có thể rập khuôn hay mô phỏng được. Các chức năng đặc sắc chủ đạo xuất phát từ sự chuyên nghiệp hóa, phù hợp với xu thế tập trung các yếu tố sản xuất do toàn cầu hóa mang lại. Xây dựng chức năng thông qua tập trung tài nguyên vào lợi thế so sánh của mình, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên, nâng cao năng lực cạnh tranh hạt nhân của thành phố, đồng thời cũng thoát khỏi ảnh hưởng bị đồng nhất do toàn cầu hóa.
Đặc trưng chủ yếu nhất của thành phố nhỏ lựa chọn chuyển sang loại hình phân công lao động và hỗ trợ chức năng thể hiện ở vị trí địa lý. Những thành phố như thế này thường nằm trong vành đai liên hoàn của thành phố, xung quanh có nhiều thành phố nhỏ hoặc thành phố lớn hạt nhân, giao thông giữa các thành phố tương đối thuận lợi, tài nguyên có tính hỗ trợ bổ sung và có lịch sử tương tác hợp tác. Phương thức xây dựng án hợp tác thương mại chủ yếu là lựa chọn hình thành khu thành thị hoặc khu vành đai đô thị, song song với việc phát huy ưu thế thành phố ở vị trí đầu tiên, theo đuổi hiệu ứng cùng cộng tác.
Các thành phố nhỏ áp dụng phương thức chuyển sang loại hình nâng cao chức năng tổng hợp thường là thành phố tài nguyên, ngành công nghiệp chủ đạo của thành phố dựa trên khai thác và gia công, chế biến tài nguyên thiên nhiên, có ảnh hưởng lớn đến sự vận hành kinh tế tổng thể của thành phố. Nhưng do tài nguyên ngày càng cạn kiệt nên phát triển thành phố cần thêm những điểm tăng trưởng mới. Còn một loại thành phố là trong bối cảnh điều chỉnh công nghiệp khó tiếp nhận sự chuyển đổi của ngành công nghiệp truyền thống. Những thành phố này thiếu ưu thế về vị trí khu vực, công nghiệp hóa không thể hoàn toàn dựa vào nguồn chuyển đến từ công nghiệp bên ngoài,chỉ có thông qua công nghệ và thông tin do toàn cầu hóa đem lại để du nhập các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, hoặc tiến hành xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở vườn công nghệ cao mới để nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật cho công nghiệp thành phố đặt nền móng cho sự phát triển của thành phố công nghệ mới nổi.
1.5. Phát triển thị trấn trung tâm dựa trên thị trấn trọng yếu
Các thị trấn nhỏ rải rác khắp nơi sẽ không thể đạt được lợi ích tập trung dân số và lợi ích quy mô cần thiết cho phát triển công nghiệp, không thể tích hợp thị trường với các chức năng dịch vụ. Vì thế, xây dựng thị trấn nhỏ cần tập trung hướng vào thị trấn trung tâm. Căn cứ vào điều kiện vị trí khu vực, nhân tố nguồn lực tự nhiên và xã hội, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở xây dựng thị trấn trung tâm, xây dựng và bố cục hợp lý các thị trấn nhỏ. Thông qua thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn và sự phát triển của doanh nghiệp hương trấn; để hình thành cơ cấu công nghiệp đa ngành nghề, kết cấu kỹ thuật công nghiệp với hình thái trung gian, kết cấu dân số loại hình hỗn hợp, văn hóa xã hội giao thoa giữa thành thị và nông thôn,bố cục không gian nhỏ gọn và cơ sở hạ tầng với quy mô ban đầu đem đến sự giàu có và tiến bộ cho nông thôn và thị trấn nhỏ.
Lựa chọn thị trấn trung tâm trọng điểm phải đảm bảo những tiêu chuẩn khoa học. Trong suốt quá trình đô thị hóa, Trung Quốc đã thực hiện theo hướng đô thị hóa song song với việc đảm bảo tiêu chuẩn khoa học. Theo đó, trước tiên là tiêu chuẩn cơ số dân số, bao gồm dân số đăng ký hộ tịch, dân số thường trú và dân số lưu động. Hai là, tiêu chuẩn bình quân khu vực, lựa chọn xây dựng và bồi đắp thị trấn trung tâm trở thành một cực tăng trưởng của kinh tế khu vực để thúc đẩy tính hợp lý, cân bằng trong bố cục khu vực. Ba là, tiêu chuẩn thực lực kinh tế, cần xác định một cách khoa học tiêu chuẩn thấp nhất của các chỉ tiêu: tổng giá trị sản xuất, tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp và quy mô tài chính của thị trấn trung tâm. Bốn là, tiêu chuẩn điều kiện sống, gồm thu nhập bình quân đầu người của cư dân, diện tích sống bình quân đầu người, diện tích xây dựng bình quân đầu người, diện tích đường giao thông bình quân đầu người, diện tích không gian xanh bình quân đầu người, lượng nước cung cấp bình quân đầu người, lượng điện cung cấp bình quân đầu người... đều cần phải có yêu cầu tiêu chuẩn; đối với đội ngũ những người làm nghiên cứu khoa học, điều kiện giáo dục, cơ sở văn hóa cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng cụ thể. Năm là, phát triển tiêu chuẩn tiềm lực, như tài nguyên tự nhiên, diện tíchđất phục hồi, ưu thế vị trí khu vực, điều kiện giao thông vận tải...
Phát triển thị trấn trung tâm cần dựa vào doanh nghiệp, công nghiệp và chợ, tránh tình trạng có thành phố nhưng không có chợ, nơi mua sắm, có thành phố nhưng không có doanh nghiệp, cần để cho dân số, các yếu tố sản xuất và doanh nghiệp tự do lưu động và tập trung. Tiếp đến cần chú trọng phát triển thị trấn trung tâm tương đối lớn, nâng cao trình độ hợp tác và phân công lao động khu vực, giảm thiểu chi phí giao dịch. Hơn nữa cần xây dựng và bồi dưỡng thị trấn trung tâm thành điểm tiếp nối giữa thành phố lớn, vừa và nhỏ với nông thôn. Bên cạnh đó, cần phát triển thị trấn trung tâm theo hướng chuyên nghiệp hóa và đặc sắc hóa. Cuối cùng, cần tận dụng lợi thế có được để tích cực phát triển thị trấn trung tâm thành thành phố nhỏ, hoặc thậm chí là thành phố vừa.
1.6. Xây dựng thị trấn mới dựa trên phát triển công nghiệp
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, công nghiệp hóa nông thôn đã trở thành một nguồn sức mạnh quan trọng để đô thị hóa tiến lên vượt bậc. Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1990, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế doanh nghiệp tư nhân ởChiết Giang, các doanh nghiệp hương trấn ở Giang Tô, thì năng lực công nghiệp hóa của Chiết Giang và Giang Tô đã được nâng lên rất cao. Đồng thời, số lượng thị trấn được thành lập cũng không ngừng gia tăng. Căn cứ vào thống kê, năm 1987, số lượng thị trấn được thành lập ở tỉnh Giang Tô là 443 thị trấn, năm 2000 tăng lên là 1.191 thị trấn, trung bình mỗi năm tăng 57,5 thị trấn (trong đó vùng Tô Nam, Tô Trung, Tô Bắc lần lượt là 21,6 thị trấn, 12,5 thị trấn và 23,4 thị trấn), sự phát triển của xí nghiệp hương trấn có mối liên quan rất lớn đến sự phát triển đô thị hóa ở Giang Tô[2]. Từ kinh nghiệm của Giang Tô, Chiết Giang cho thấy, cùng với sự thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa Trung Quốc, sự hình thành một số cơ sở công nghiệp mới đã dẫn đến sự ra đời và phát triển một cách tự nhiên của một loạt độ thị mới.
2. Sách lược phát triển khu vực đô thị hóa kiểu mới
2.1. Đô thị hóa kiểu mới ở miền Đông – xây dựng quần thể thành phố
Miền Đông Trung Quốc, đặc biệt là khu vực duyên hải có kinh tế tương đối phát triển, điều kiện môi trường cũng tương đối tốt, trong hơn 30 năm cải cách mở cửa, thành phố lớn, vừa và nhỏ đều phát triển nhảy vọt, hình thành hệ thống mạng lưới đô thị tương đối hợp lý, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển hài hòa của kinh tế khu vực. Ở miền Đông, từ trung tâm là những thành phố đặc biệt lớn hình thành hệ thống mạng lưới đô thị tương đối hợp lý, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển hài hòa của kinh tế khu vực. Xét về vị trí địa lý, cụm thành phố quan trọng nhất của Trung Quốc đại đa số đều nằm ở miền Đông. Ở miền Đông, từ trung tâm là những thành phố đặc biệt lớn đã hình thành năm cụm thành phố lớn, đó là cụm thành phố đồng bằng châu thổ sông Trường Giang, cụm thành phố đông bằng châu thổ sông Châu Giang, cụm thành phố bao quanh Bột Hải, cụm thành phố Mãn Nam và cụm thành phố Liên Thẩm. Tương lai 20 năm tới, Hồng Công. Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Ma Cao, Quảng Châu, Thâm Quyến sẽ trở thành những thành phố, đặc khu phát triển nhất.
Ví dụ mô hình: Cụm thành phố đồng bằng châu thổ sông Trường Giang
Trên bình diện toàn cầu, cụm thành phố đồng bằng châu thổ sông Trường Giang phải trở thành vành đai liên hoàn của các đô thị lớn có tầm vóc quy mô và ưu thế cạnh tranh quốc tế. Cùng trên bình diện toàn cầu, đồng bằng châu thổ sông Trường Giang phải trở thành cụm đô thị lớn của Trung Quốc mang tầm cỡ thế giới, có thể tham gia phân công lao động và cạnh tranh quốc tế, trở thành động cơ quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới và sự phát triển hài hòa giữa xã hội với môi trường. Trên bình diện quốc gia, cụm đô thị lớn đồng bằngchâu thổ sông Trường Giang phải có vai trò dẫn đầu, hoàn chỉnh trên cả nước. Trên bình diện khu vực, cụm đô thị lớn này cần hình thành bố cục không gian “một trục hai cánh, hai trục chính, hai trục phụ”, kéo theo sự phát triển nhất thể hóa của khu vực. “Một trục” là chỉ khu đô thị lớn lấy Thượng Hải làm trung tâm, “hai cánh" là chỉ khu đô thị cánh bắc lấy Nam Kinh làm trung tâm và khu đô thị cánh nam lấy Hàng Châu làm trung tâm. “Hai trục chính” là chỉ vành đai liên hoàn thành phố Thượng Hải - Nam Kinh từ Thượng Hải đến Nam Kinh và vành đai liên hoàn thành phố Thượng Hải - Hàng Châu từ Thượng Hải đến Hàng Châu. “Hai trục phụ” là chỉ vành đai liên hoàn thành phố Thượng Hải - Nam Thông - Liên Vân từ Thượng Hải đến Nam Thông rồi đến cảng Liên Vân và vành đai liên hoàn thành phố Thượng Hải - Ninh Ba - Ôn Châu từ Thượng Hải đến Ninh Ba rồi đến Ôn Châu.
Trong tương lai 10 đến 20 năm tới, định hướng phát triển của cụm đô thị đồng bằng châu thổ sông Trường Giang là: (1) Cơ bản hình thành quy mô dân số vành đại liên hoàn đô thị lớn bậc nhất Trung Quốc, thu hút dân cư từ 70 triệu đến khoảng 150 triệu người (chiếm 10% trên cả nước), nâng cao tỷ lệ đô thị hóa từ 45% đến khoảng 70%. (2) Cơ bản hình thành hệ thống thành thị có quan hệ phân cấp trong vành đai liên hoàn đô thị lớn,tỷ lệ chênh lệnh giữa các thành phố khác nhau khoản từ 2 đến 5 lần (thành phố top đầu 20 triệu, thành p cấp 2 là 10 triệu, thành phố cấp ba là từ 5 đến 8 triệu). (3) Cơ bản hình thành mạng lưới cơ sở hạ tầng vành đến liên hoàn đô thị lớn, thông qua việc xây dựng đường cao tốc và đường sắt cao tốc để rút ngắn khoảng cách thơ gian lưu thông từ thành phố trung tâm trong vành đa liên hoàn của đô thị lớn đến thành phố vệ tinh trong vòng từ 2 đến 3 giờ. (4) Cơ bản hình thành cơ chế phát triển hài hòa vành đai liên hoàn đô thị lớn, khiến thành phố trong vành đai liên hoàn của đô thị lớn thay đổi căn bản từ kinh tế khu vực hành chính sang kinh tế khu vành đai đô thị. (5) Cơ bản hình thành hệ thống quản trị môi trường và xây dựng hệ sinh thái thống nhất trong vành đai liên hoàn đô thị lớn, loại bỏ vấn đề chính trị tương ứng nảy sinh bắt nguồn từ các vấn đề môi trường[3].
2.2. Chiến lược đô thị hóa khu vực miền Trung - xây dựng chuỗi thành phố
Xét từ góc độ kinh tế kết cấu, khu vực miền Trung đặc biệt là các tỉnh nội địa miền Trung như: Hà Nam, Sơn Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy vẫn phát triển tương đối chậm. Các nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng cách phát triển giữa miền Trung và miền Đông cố xu thế nới rộng, đã xuất hiện hiện tượng “khu vực đứt gãymiền Trung”, tức là kinh tế thị trường, môi trường không bằng miền Đông; phân bổ tài nguyên quốc gia lạc hậu hơn cả miền Tây. Vì thế, đô thị hóa kiểu mới khu vực miền Trung nên áp dụng chiến lược tổ chức kinh tế khu vực theo mô hình mạng lưới đa cực hóa, tận dụng tối đa hệ thống đô thị, giao thông, thông tin, tổ chức doanh nghiệp và tổ chức xã hội, thúc đẩy mở rộng khu vực triển khai mô hình mạng lưới đa cực hóa, tập trung phát triển một số khu vực có khả năng cạnh tranh hạt nhân trên toàn quốc, tham gia phân công lao động và hợp tác cạnh tranh liên khu vực trên toàn quốc, từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực miền Trung[4].
Xét một cách cụ thể, chuỗi thành phố khu vực miền Trung chủ yếu bao gồm: Một là, chuỗi thành phố khu vực Đại Vũ Hán với trung tâm là ba thị trấn thuộc Vũ Hán. Hai là, lấy Nam Xương làm trung tâm, chuỗi thành phố dọc tuyến đường sắt Bắc Kinh - Cửu Long, Chiết Giang - Giang Tây là trục phát triển chính. Ba là, lấy Trịnh Châu làm trung tâm, từ các thành phố Lạc Dương, Khai Phong tạo nên chuỗi thành phố Trung Nguyên. Bốn là, chuỗi thành phố lấy Hợp Phì - Vu Hồ là trung tâm. Năm là, chuỗi các thành phố trọng điểm tạo nên hình chữ Đại như Đại Đồng, Lâm Phân, Tấn Thành, với Thái Nguyên làm trung tâm. Sáu là, chuỗi thành phố Trường Sa, Chu Châu và Tương Đàm.
Ví dụ mô hình: Vành đai thành phố Vũ Hán
Khu vực miền Trung thuộc lưu vực sông Trường Giang, nên nếu mở rộng hơn nữa vận tải đường thủy và khai thác tốt tài nguyên ven bờ, đường cao tốc và đường sắt cao tốc ven sông thông xe sẽ trở thành vùng đất và cùng quan trọng cho phát triển kinh tế và thành thị của Trung Quốc. Vũ Hán sẽ trở thành khu vực nền tảng về ngành chế tạo trọng yếu của cả nước, là trung tâm tài chính mang tính khu vực, xây dựng một hệ thống ngành nghề chủ đạo bao gồm ngành công nghệ mới kỹ thuật cao, ngành chế tạo và dịch vụ hiện đại, nỗ lực xây dựng thành phố trung tâm đa chức năng, hiện đại hóa và có sức lan tỏa mạnh. Đẩy mạnh hợp tác và phân công lao động thành thị khu vực Đại Vũ Hán thông qua vai trò thúc đẩy của trung tâm thành phố Vũ Hán.
Vành đai đô thị Vũ Hán, còn gọi là vành đai đô thị “1+8”, với Vũ Hán là tâm, bao quanh là vành đai đô thị được hình thành từ tám thành phố, gồm: Hoàng Thạch, Ngạc Châu, Hoàng Cương, Hiếu Cảm, Hàm Ninh, Tiên Đào, Thiên Môn, Tiềm Giang. Vành đai thành phố Vũ Hán có diện tích chưa đến 1/3 diện tích toàn tỉnh, tập trung một nửa dân số tỉnh Hồ Bắc, tổng thu nhập GDP trên đầu người chiếm từ 60% trở lên, không chỉ là khu vực hạt nhân phát triển kinh tế của tỉnh Hồ Bắc, mà còn là điểm tựa chiến lược quan trọng cho sự phát triểncủa miền Trung. Xây dựng vành đai đô thị sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, như: công nghiệp, giao thông, giáo dục, tài chính, du lịch... Vũ Hán trở thành thành phố trung tâm của vành đai đô thị, Hoàng Thạch là thành phố trung tâm phụ của vành đai đô thị. Năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã chính thức phê duyệt vành đai đô thị Vũ Hán là “Khu thực nghiệm cải cách đồng bộ tổng hợp xây dựng xã hội theo mô hình tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường của toàn quốc”.
Thành phố Vũ Hán là đầu tàu trong vành đai đô thị, phát huy các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, giáo dục, khoa học kỹ thuật, nhân tài và cơ sở công nghiệp, thành phố được xây dựng thành vùng của ngành chế tạo tiên tiến nổi lên ở miền Trung, cái nôi nghiên cứu ngành công nghiệp kỹ thuật cao và công nghiệp hóa, lấy tài chính, lưu thông hàng hóa, thương mại hiện đại, thông tin, giáo dục khoa học kỹ thuật, du lịch làm cơ sở ngành dịch vụ hiện đại chính. Hai thành phố Hoàng Thạch, Ngạc Châu dựa vào vị trí khu vực gần kề Vũ Hán, gần tuyến đường thủy ven sông Trường Giang, đường cao tốc, đường sắt và thế mạnh giao thông, cần xây dựng trọng điểm các cơ sở sản xuất luyện kim (thép, kim loại màu), năng lượng, vật liệu xây dựng, kết nối với ngành công nghiệp công nghệ caotại khu kinh tế mở mới Đông Hồ - Vũ Hán, tích cực phát triển y sinh học, gia công chi tiết kim loại, ph tùng ô tô, máy móc chuyên dụng và hậu cần cảng.
Đối với các địa phương như Hiếu Cảm, Tiên Đào, Tiềm Giang, Thiên Môn, phát huy thế mạnh giao thông và vị trí khu vực tiếp giáp “tam giác vàng" Vũ Hán, Nghi Xương, Tương Dương cần tập trung xây dựng cơ sở sản xuất và chế biến mạnh về lương thực, bông vải, đầu, gia mác, thủy hải sản, cơ sở sản xuất ngành công nghiệp may mặc, công nghiệp hóa chất với công nghiệp muối hóa và dấu hóa làm chủ đạo, công nghiệp sản xuất linh kiện ô tô, thiết bị cơ giới chuyên dụng và giấy dùng trong sinh hoạt. Hai thành phố Hàm Ninh, Hoàng Cương phát huy thế mạnh khu vực để xây dựng cơ sở sản xuất và gia công nông nghiệp sạch, lâm nghiệp, thủy hải sản và sản phẩm phụ nông nghiệp đặc sắc, dệt may, cơ điện, y học cổ truyền Trunng Quốc,..và các cơ sở du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hướng đến thành phố Vũ Hán và vành đai đô thị.
2.3 Chiến lược đô thị hóa khu vực miền Tây - thúc đẩy thành phố trung tâm phát triển
Trung Quốc thực hiện chiến lược mở rộng và phát triển mạnh mẽ miền Tây, xác định tư tưởng phát triển là ưu tiên thành phố trung tâm. Chú trọng phát triểnthành phố trung tâm là con đường ngắn nhất để thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa miền Tây. Miền Tây đã hình thành một số thành phố lớn mang tính chất khu vực như: Trùng Khánh, Thành Đô, Tây An, Lan Châu, Côn Minh, Quý Dương... Những thành phố này có hiệu quả, quy mô tương đối cao, vốn giao dịch tương đối thấp, phân công lao động phát triển, thông tin nhanh nhạy kịp thời, môi trường bên ngoài tốt, cơ sở hạ tầng và dịch vụ tương đối hoàn thiện, sức cạnh tranh và sức phát triển của doanh nghiệp tương đối cao, tính lưu động của các yếu tố sản xuất cao và người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn. Nên để các thành phố này đi tiên phong trong quá trình đô thị hóa ở miền Tây. Đồng thời, tích cực phát triển các thành phố lớn tiềm năng, khiến chức năng thành phố lớn miền Tây có thể bao trùm toàn khu vực. Từ đó tiến hành đô thị hóa vùng đất này một cách có trọng điểm, thích hợp với điều kiện địa phương và chỉ đạo phân vùng.
Một là, khu có mật độ cao - đô thị Thành Du. Do giữa khu vực Thành Đô và Trùng Khánh có rất nhiều tuyến đường giao thông như: đường sắt Thành Đô - Trùng Khánh, đường sắt cao tốc Thành Đô - Trùng Khánh, đường cao tốc Thành Du và Thành Toại Du. Dọc theo tuyến và khu vực lân cận có các thành phố lớn và vừa như: Nội Giang, Tự Cống, Hỗ Châu, Vĩnh Xuyên, Toại Ninh, Phù Lăng, Vạn Châu,thêm nhiều thành phố nhỏ và gần 1.000 thị trấn đã có những nét của một khu đô thị đông đúc, cùng với tốc độ thống nhất nhanh chóng kinh tế vùng Thành Du, sẽ hình thành khu vực tập trung đông đúc đô thị lớn nhất miền Tây. Cần cố gắng nâng cao chức năng toàn diện của hai thành phố siêu lớn là Trùng Khánh và Thành Đô;
Hai là, khu vực cao nguyên Thanh Tạng, bao gồm Thanh Hải và Tây Tạng, là khu vực “mái nhà” và “nguồn Tam giang” trên thế giới, cần dựa vào vùng hạ lưu giữa “nhất giang lưỡng hà”[5] và “sông Niết Thủy” cùng khu vực xung quanh Cách Nhĩ Mộc, thu hút tập trung dân cư, gia tăng số lượng đô thị, nâng cao chức năng và quy mô thành thị.
Ba là, cao nguyên Vân Quý, bao gồm Vân Nam và Quý Châu, cần thúc đẩy chiến lược “phân tân lớn, tập trung nhỏ”, dựa vào tuyến đường giao thông chủ yếu, phát triển trọng điểm các thành phố lớn và vừa, như: Côn Minh, Quý Dương, Lục Bàn Thủy, Đô Quân, An Thuận, Tuân Nghĩa, Đông Xuyên, Cá Cựu, Đại Lý.
Bốn là, cao nguyên Hoàng Thổ, bao gồmThiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, kết hợp xây dựng môi trường sinh thái, tăng tốc tập trung dân số vào các địa điểm như: đồng bằng Quan Trung, đồng bằng Hán Trung, hành lang Hà Tây, đồng bằng Ninh Hạ; tăng cường nâng cao thực lực kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tập trung dân số cho các thành phố lớn như Tây An, Lan Châu, Ngân Xuyên; tích cực xây dựng Tây An và Lan Châu trở thành trung tâm cho cụm thành phố tuyến mới ven Long Hải Lan. Đồng bằng Thiểm Tây và Quan Trung là khu vực tập trung dân cư tương đối cao của đô thị vùng Tây Bắc, sáp nhập các huyện thị của thành phố Hàm Dương, Hưng Bình với Tây An để tạo nên khu vực Đại Tây An. Bảo Kê ở miền Tây nằm trên điểm giao của tuyến Lũng Hải, Bảo Thành và Bảo Trung, là thành phố lớn thứ tư trên tuyến mới Tây Lũng - Hải Lan, có thể dẫn đầu từ thành phố hạng trung phát triển lên thành thành phố lớn, Dương Lăng là thành phố khoa học nông nghiệp củaTrung Quốc, có thể phát triển lên thành thành phố trung tâm mô hình khoa học nông nghiệp, thêm các thành phố vừa và nhỏ xung quanh, cùng tạo nên khu tập trung dân cư đông đúc đô thị Quan Trung.
Năm là, khu Tân Cương. Tiếp tục lấy ốc đảo làm cơ sở, gia tăng số lượng đô thị, nâng cao quy mô đô thị; tăng cường chức năng thành phố trung tâm các khu vực Ca Thập, Y Ninh, Thạch Hà Tử, Ha Mật, Khuê Đồn, Khố Nhĩ Lặc, thúc đẩy phát triển thành phố lớn; tích cực phát triển hai vành đai thành phố Bắc Cương và Nam Cương, thúc đẩy nhất thể hóa về kinh tế giữa thành thị và nông thôn.
[1]Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc Vụ Viện, Ngân hàng thế giới: Trung Quốc: Tiến lên đô thị hóa hiệu quả cao, bao dung và bền vững, Nxb. Phát triển Trung Quốc, Bắc Kinh, 2014
[2]Nghê Bằng Phi: “Mô hình cơ bản của đô thị hóa kiểu mới, con đường cụ thể và đối sách thúc đẩy”, Học báo Giang Hải, 2019
[3]Ngụy Hậu Khải và cộng sự: “Báo cáo đánh giá tổng hợp chất lượng đô thị hóa ở Trung Quốc”, Tham khảo nghiên cứu kinh tế, 2019, kỳ 15
[4]Mã Hiểu Hà, Hồ Ủng Quân: “Bố cục tổng thể, các vấn đề phải đối mặt và quá trình đô thị hóa Trung Quốc”, Cải cách 2019, kỳ 9
[5]Khu vực “Nhất giang lưỡng hà là chỉ một vùng đất rộng lớn nối giữa trung du sông Nhã Lỗ Tạng Bố với các nhánh của nó ở miền Trung là sông Niên Sở và Lạp Tát, phía Đông tiếp giáp với Lâm Chi, phía Tây giáp Tây Chỉ A Lý, phía Nam giáp với đường biên giới, phía Bắc giáp với Na Khúc (ND).