Thứ năm, 18 Tháng 5 2023 21:56

Phân tích một số phương thức cơ bản trong xây dựng các khu thương mại trung tâm của Trung Quốc

Xây dựng các khu thương mại trung tâm (CBD) là một phương thức tương đối độc đáo để thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc. CBD ở Trung Quốc không chỉ được xây dựng cùng với việc cải tạo các thành phố cổ, mà còn được xây dựng ở trung tâm của các khu mới và khu kinh tế mở mới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng CBD có những đặc trưng riêng biệt, vì thế rất khó để đưa việc xây dựng CBD vào trong cải tạo thành phố cổ, xây dựng khu mới hay xây dựng khu vực phát triển. Là một chức năng cốt lõi của thành phố hiện đại, CBD nằm ở vị trí trung tâm của các dòng chảy trong nền kinh tế. Dòng lưu chuyển người, vật chất, thông tin và vốn được tập hợp và phân phối ở đây. Trung Quốc quy hoạch và xây dựng CBD sớm nhất là từ những năm 90 của thế kỷ trước. Quá trình phát triển kinh tế đô thị và xây dựng đô thị của Trung Quốc đều đã đạt đến một cấp độ mới và đã phát triển nhanh chóng. Việc xây dựng CBD cũng đã được đưa vào chương trình nghị sự của nhiều thành phố lớn có ảnh hưởng nhất định trong từng khu vực kinh tế.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2002, Trung Quốc có 36 thành phố có số dân trên 200.000 người đang lên kế hoạch xây dựng CBD của riêng mình. Trong số đó, có 8 thành phố quy mô như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đã bắt đầu triển khai xây dựng. Tính đến 2019, một số thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Nam Xương, Thạch Gia Trang, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương, Trịnh Châu, Hàng Châu, Tây An, Nam Kinh, Cáp Nhĩ Tân, Vũ Hán, Tô Châu, Thanh Đảo, Ninh Ba, Ngân Xuyên, Thiệu Hưng, Chu Hải… đều đã đề xuất rõ ràng kế hoạch xây dựng CBD và đang tăng tốc thực hiện.

Ví dụ mô hình: Khu thương mại quốc tế cấp Bắc Kinh (CBD Bắc Kinh), Khu thương mại trung tâm Bắc Kinh (Beijing Central Business District), được gọi tắt là CBD Bắc Kinh, nằm trong khu vực tập trung của đại lộ Trường An, Kiến Quốc Môn, tòa nhà trung tâm thương mại thế giới và khu sứ quán Yến Sa. CBD Bắc Kinh là một khu vực rộng 7 km, phía Tây bắt đầu từ đường Đông Đại Kiều, phía Đông đến đường Vành đai bốn, phía Nam từ sông Thông Huệ, phía Bắc giáp với đường Triều Dương Bắc. Đây là địa điểm đặt trụ sở tại Trung Quốc của rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trong top 500 của thế giới như Hewlett-Packard, Samsung và Ngân hàng Deutsche… Đây cũng là địa chỉ mới của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và Công ty Truyền thông truyền hình Bắc Kinh, là nơi tập trung của nhiều doanh nghiệp cao cấp trong ngành tài chính, bảo hiểm, bất động sản và internet, đồng thời có rất nhiều tổ chức dịch vụ tín dụng quy mô nhỏ cũng ở tại đây. Đây là nơi quy tụ các công cụ tài chính và đại diện cho các hãng thời trang nổi tiếng. Đồng thời, CBD Bắc Kinh cũng là cái nôi khởi nghiệp và phát triển của vô số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 1993, “Quy hoạch tổng thể thành phố Bắc Kinh” được Quốc vụ viện phê duyệt đã nêu rõ các yêu cầu đối với việc xây dựng khu thương mại trung tâm Bắc Kinh. Năm 1999, “Quy hoạch chi tiết kiểm soát các khu vực trung tâm Bắc Kinh” đã xác định phạm vi quy hoạch của CBD, bắt đầu xây dựng vào năm 2000 và thực hiện mở rộng về phía Đông vào năm 2009. CBD Bắc Kinh đã trải qua ba giai đoạn phát triển: Giai đoạn thứ nhất (1993-2000): tăng trưởng tự phát, các cơ sở văn phòng thương mại đã đạt đến một quy mô nhất định, bắt đầu có hình dáng của một khu thương mại trung tâm. Giai đoạn thứ hai (2000-2009): Chính phủ thúc đẩy xây dựng một cách toàn diện, lập kế hoạch và chỉ đạo phát triển, đồng thời coi trọng cả việc xây dựng khu vực và thúc đẩy ngành nghề, xây dựng thương hiệu. Hình tượng quốc tế và các chức năng khu vực của CBD Bắc Kinh ngày càng trở nên nổi bật, một khu trung tâm thương mại hiện đại quốc tế với các chức năng hoàn thiện được tăng tốc đã hình thành. Giai đoạn thứ ba (tháng 5 năm 2009 đến 2013): Kế hoạch mở rộng CBD đã được phê duyệt, chiến dịch phát triển CBD Bắc Kinh lần thứ hai cũng được phát động[1].

Hiện tại, các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng và việc phủ xanh khu CBD Bắc Kinh đã hoàn thành 80% so với kế hoạch. Tổng quy mô xây dựng là 10,5 triệu m2, tương đương khoảng 2,6 triệu m2/km2. Đây là nơi tập trung của hơn 50% các tòa nhà văn phòng hạng A và các khách sạn được xếp hạng sao ở thành phố Bắc Kinh Quy hoạch của CBD bao gồm 45 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài 41,5 km, diện tích mặt đường chiếm 39 tổng diện tích phát triển CBD; CBD sẽ liên tục xảy dựng bốn không gian xanh rộng lớn với tổng diện tích 100.000 m2 tại bốn địa điểm khác nhau ở các phía Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc, mở cửa miễn phí cho người dân thành phố[2]. Dự án này sẽ giúp CBD hình thành một hệ thống phủ xanh hình tròn tương đối hoàn chỉnh, mở rộng không gian xanh trong khu vực và nâng cao chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả.

Cùng với việc khu CBD Bắc Kinh được xây dựng và phát triển, hiệu ứng quy tụ của các ngành nghề cao cấp tại dây ngày càng trở nên rõ rệt. Hiện có 19.000 doanh nghiệp đặt trụ sở ở CBD Bắc Kinh, trong đó có 8.900 doanh nghiệp là doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn. trở lên với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 27%. Có 184 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 100 triệu NDT. Nơi đây đã hình thành nên một cấu trúc ngành nghề với tài chính quốc tế là đầu não, thương mại cao cấp là chủ đạo và là nơi truyền thông quốc tế tập trung phát triển.

CBD Bắc Kinh là nơi hội tụ của ngành dịch vụ sản xuất cao cấp. CBD Bắc Kình có hơn 200 doanh nghiệp định vụ cao cấp thế giới như PricewaterhouseCoopers (PwC), McKinsey, tập hợp gần 100 tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D) đa quốc gia như Hewlett-Packard (HP), Samsung, đồng thời đây chính là nơi tiếp nhận gia công phần mềm và cung cấp nhu cầu lớn nhất; gần 50 tập đoàn đa quốc gia như Shell, Toyota và GM có trụ sở chính tại khu vực này, chiếm hơn 80% tổng số của thành phố, mang đặc trưng nền kinh tế trụ sở khá rõ rệt. Có hơn 1.800 công ty truyền thông văn hóa trong khu vực, bao gồm Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài truyền hình Bắc Kinh (BTV), Truyền hình vệ tinh và các công ty truyền thông lớn khác đặt trụ sở tại đây. Các tập đoàn truyền thông nổi tiếng thế giới như Tập đoàn Publicis Groupe, Dentsu Advertising, WPP Group,... đều có trụ sở ở CBD Bắc Kinh. Ngoài ra nơi đây còn là nơi quy tụ của 169 tổ chức truyền thông quốc tế như Wall Street Journal, VOA, CNN, BBC,... chiếm hơn 90% tổng số tổ chức của thành phố Bắc Kinh[3].

Điểm nổi bật nhất của CBD Bắc Kinh là quốc tế hóa. Nơi đây quy tụ các nguồn lực quốc tế trong khu vực, tập trung khoảng 90% các tổ chức truyền thông quốc tế tại Bắc Kinh, khoảng 169 tổ chức; khoảng 80% các tổ chức quốc tế, 110 phòng thương mại quốc tế, khoảng 80% trụ sở chính khu vực của 50 tập đoàn đa quốc gia tại Bắc Kinh; khoảng 70% các công ty thuộc Tốp 500 thế giới tại Bắc Kinh, tương đương với 160 công ty; khoảng 70% các tổ chức tài chính quốc tế tại Bắc Kinh, tương đương với 252 tổ chức; khoảng 30% khách năm sao lại Bac Kinh, tương đương với 17 khách Ban CBD Bắc Kinh thường xuyên giao lưu quốc tế, hội nhập đa văn hóa, người nước ngoài đăng ký thường trú tại đây là 44.000 người, chiếm 50% tổng số của thành phố Bắc Kinh. Hơn 50% các hội nghị quốc tế và 90% còn triển lãm kinh doanh quốc tế tại Bắc Kinh đều được tổ chức tại đây[4].

Kể từ khi được xây dựng vào năm 2000, CBD Bắc Kinh đã là 1 trong 6 khu chức năng ngành nghề cao cấp của Thủ đô. Trải qua các giai đoạn xây dựng phát triển của “Kế hoạch 4 năm lần thứ 10” và "Kế hoạch 5 năm lần thứ 11”, hình thái ngành nghề và không gian của khu vực này đã bước đầu hình thành, các chức năng kinh doanh hiện đại ngày càng hoàn thiện, tầm ảnh hưởng với quốc tế đang tăng lên qua từng năm, kết hợp với khu khoa học công nghệ làng Trung Quan và phố tài chính Tây Thành tạo nên một cấu trúc hiệu ứng về không gian với chức năng bổ sung lẫn sau, cùng nhau phát triển.

1. Phương thức công nghiệp hóa các thị trấn

Việc thúc đẩy quá trình đô thị hóa không nhất thiết phải áp dụng phương thức tập trung, đô thị hóa nông chôn tại chỗ chính là một hình thức đô thị hóa phân tán. Đô thị hóa nông thôn tại chỗ chỉ sự xuất hiện của các hình thái đô thị ở khu vực nông thôn. Do có cơ hội việc làm trong ngành công thương nghiệp hoặc dịch vụ xã hội và môi trường sống tốt, một lượng lớn cư dân phi nông nghiệp đang dần tập trung tại một số khu vực ở nông thôn, từ đó dẫn đến việc các phương diện như mật độ dân số, sử dụng đất, kiểu dáng kiến trúc và nguyên tắc kết cấu dần xuất hiện đặc điểm hình thái đô thị. Động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn tại chỗ có thể do sự du nhập của công nghệ, vốn hoặc ngành nghề bên ngoài, cũng có thể do sự phát triển kinh tế tự phát trong khu vực nội bộ nông thôn. Đô thị hóa tại chỗ phần lớn là kết quả của công nghiệp hóa nông thôn. Nó có sự khác biệt về bản chất so với mô hình phát triển hướng ngoại do ngành công nghiệp hiện đại của đô thị trực tiếp thâm nhập nông thôn, phản ánh đặc trưng phát triển tự phát từ dưới lên trên của khu vực nông thôn.

Đô thị hóa nông thôn tại chỗ ở Trung Quốc có thể được chia thành hai loại: một là phương thức phát triển công nghiệp hóa thị trấn và hai là phương thức phát triển công nghiệp hóa thôn làng. Mô hình công nghiệp hóa thị trấn phát triển trong không gian thị trấn, đồng thời hoạch định các chiến lược phát triển đô thị hóa khác nhau dựa vào đặc tính của khu vực.

Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn bao gồm không gian công cộng, hệ thống dịch vụ cộng đồng, quản lý xã hội, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và một “khu sinh hoạt cộng đồng hoàn chỉnh” mang màu sắc văn hóa cộng đồng của khu vực. Đây là mô hình mới thông qua phương pháp “cùng lên kế hoạch, cùng xây dựng, cùng quản lý, cùng chia sẻ” được phát động thực hiện từ trên xuống dưới của chính phủ và có sự tham gia từ dưới lên trên của người dân để tìm ra cách phát triển đô thị hóa tại chỗ ở nông thôn.

Ví dụ mô hình: Thị xã Hạc Sơn, thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông - Con đường đô thị hóa mang đặc sắc thị xã[5].

Thị xã Hạc Sơn nằm ở phía Tây Bắc của huyện Ninh Dương, thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông với tổng diện tích 99 km2, 56.000 dân, 88.000 mẫu đất canh tác, quản lý 45 làng và 1 ủy ban khu phố. Từ năm 2010 đến nay, toàn bộ thị xã đã dồn lực tập trung vào mục tiêu chung là “xây dựng quê hương đặc sắc, xây dựng Hạc Sơn thanh lịch”, đồng thời thực hiện mạnh mẽ chiến lược phát triển “bồi dưỡng con người phát triển sự nghiệp, dân giàu quê hương mạnh”. Toàn thị xã coi xây dựng Thành phố cộng đồng văn hóa Cửu Cao là kim chỉ nam, giải phóng tư tưởng, tích cực định vị và phấn đấu hết mình để thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn. Các phương diện về kinh tế, xã hội của toàn thị xã đã cho thấy sự tăng tốc và phát triển vượt bậc đáng mừng. Các biện pháp triển khai cụ thể như sau:

Thứ nhất, thúc đẩy cộng đồng hóa. Trong quá trình xây dựng cộng đồng, thị xã Hạc Sơn tuân thủ xây dựng “năm trong một” bao gồm xây dựng cộng đồng, kinh tế cộng đồng, văn hóa cộng đồng, quản lý cộng đồng. Một là, thúc đẩy xây dựng cộng đồng. Kiên trì thực hiện quy hoạch tiêu chuẩn cao và xem xét toàn diện tình hình thực tế về phân chia hành chính, vị trí địa lý, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và dân số, diện tích. Quy hoạch cấu trúc xây dựng cộng đồng nông thôn kiểu mới “bảy khu, chín vùng và ba trung tâm” (bảy khu hành chính, chín vùng xây dựng, ba khu sinh hoạt cộng đồng trung tâm) một cách khoa học. Thực hiện xây dựng chất lượng cao, mỗi ngôi nhà, mỗi tòa nhà đều được xây dựng trên nguyên tắc tạo nên những công trình chất lượng và đáng tin cậy, để người dân có thể an tâm sinh sống; Cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ đa tính năng, đặc biệt là nước, điện, gas, hệ thống sưởi ấm đều được đảm bảo chất lượng cao nhất, hỗ trợ đầy đủ, thuận tiện cho cuộc sống. Hai là, phát triển kinh tế cộng đồng. Căn cứ theo yêu cầu một khu vực cộng đồng phải phát triển từ một đến hai ngành nghề chính, coi việc xây dựng các dự án là lựa chọn hàng đầu để phát triển mạnh mẽ khởi xướng kêu gọi đầu tư toàn dân, thúc đẩy kêu gọi đầu tư cộng đồng và các hình thức kêu gọi đầu từ sáng tạo, tạo ra một hướng đi mới là cộng đồng và nhà máy, theo đó, nhà máy được xây dựng tại các khu sinh hoạt cộng đồng, vì thế người dân có thể đi làm ở gần nhà. Tập trung phát huy các lợi thế công nghiệp trong gia công hàng may mặc, chế biến các loại hạt, gia công gỗ,... để hình thành các cụm dệt may và cụm nông nghiệp hiện đại. Tổ chức các cuộc họp báo để kêu gọi đầu tư cộng đồng, kiên trì thực hiện việc lấy văn hóa để đoàn kết, thu hút, giáo dục người dân và tăng cường xây dựng các thiết chế dịch vụ văn hóa công cộng. Ba là mỗi khu sinh hoạt cộng đồng xây dựng các cơ sở dịch vụ công bao gồm tám phòng ban, bốn trạm, hai bảng tin hai siêu thị, một quảng trường, trở thành cánh tay nổi dài để mở rộng các dịch vụ công của Đảng ủy thị trấn và chính quyền cấp cơ sở. Mỗi cộng đồng thành lập một trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm giáo dục người trưởng thành ở nông thôn có chức năng đào tạo kiến thức văn hóa và khoa học cho tất cả đảng viên trong cộng đồng, đẩy mạnh việc đào tạo chuyên gia đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao khả năng đóng góp cho xây dựng kinh tế của các dịch vụ giáo dục. Mỗi cộng đồng phát huy một yếu tố văn hóa nổi bật, phát triển mạnh mẽ văn hóa du lịch, văn hóa sinh thái, văn hóa giải trí, văn hóa truyền thống, lịch sử văn hóa và văn hóa dân gian để tạo ra một “Hạc Sơn văn hóa”. Bốn là, đổi mới việc quản lý cộng đồng. Thị xã Hạc Sơn đã đầu tư hơn 20 triệu NDT để hoàn thiện và cải thiện mạng lưới dịch vụ ba chiều gồm “phòng dịch vụ tiện lợi thị trấn, trung tâm dịch vụ tiện ích cộng đồng và trạm dịch vụ đại lý thôn”, thúc đẩy chuyển đổi từ quản lý là chính sang phục vụ là chính.

Thứ hai, tăng tốc độ chuyển nhượng. Để đảm bảo thực hiện một cách có trật tự việc “chuyển nhượng” đất đai, Đảng ủy thị xã đã tích cực huy động các lực lượng, triển khai nhiều biện pháp, dốc sức thực hiện. Một là, lập kế hoạch định hướng. Xây dựng bố cục quy hoạch ngành nông nghiệp “phía Đông thực phẩm, phía Tây hoa quả, phía Bắc sinh thái”, chia thị xã thành ba vùng lớn, hướng dẫn các thôn thực hiện tốt việc chuyển nhượng đất và điều chỉnh cơ cấu trồng trọt. Trên các con đường nhỏ và vừa về phía Tây chủ yếu trồng các cây ăn quả như: óc chó vỏ mỏng, táo chất lượng cao, cây giống và hoa; tại các con đường nhỏ và vừa về phía Đông trồng rau hữu cơ như mộc nhĩ, tỏi; vùng phía Bắc của thị xã chủ yếu khai thác và phát triển các danh lam thắng cảnh như núi Cao, rừng Nhan và miếu Nhan, cũng như các vùng nông nghiệp sinh thái hiện đại, hình thành nên khu thắng cảnh du lịch đảo Trung Cao, phát triển dịch vụ du lịch. Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng. Lấy sự ủng hộ tối đa của quần chúng làm xuất phát điểm và đích đến, kiên trì nguyên tắc định hướng tổ chức và quần chúng tự nguyện, thông qua các hình thức như tính toán kỹ, xem tận mắt, nghiên cứu nhiều lần để huy động sự tham gia rộng rãi và khơi gợi mong muốn phát triển mạnh mẽ của đảng viên và nông dân. Ba là, ban hành các chính sách hỗ trợ. Có chính sách khuyến khích và khen thưởng cho các thôn có hành động sớm và triển khai sớm, khen thưởng bằng tiền mặt cho khu điển hình nông nghiệp hiệu quả cao hiện đại liên khu, khu điển hình nông nghiệp thiết bị tiêu chuẩn cao liên khu mới được xây dựng và các thôn thực hiện “chuyển nhượng đất đai”.

Thứ ba, bồi dưỡng lớp nông dân mới. Bồi dưỡng toàn diện cho lớp nông dân mới có văn hóa, hiểu công nghệ, giỏi kinh doanh và biết cách sống. Một là, thành lập một lớp học nông thôn mới. Tiến hành bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho nông dân về chính sách, tư tưởng đạo đức, kỹ năng thực tế, văn minh tinh thần và an toàn sức khỏe, cải thiện đáng kể tố chất khoa học và văn hóa của nông dân trong thị xã. Thị xã đã mở một lớp khởi nghiệp học vào ban đêm và tổ chức hơn 200 buổi giảng dạy về nông thôn mới, đào tạo 2.400 lượt nông dân trẻ khởi nghiệp và hơn 20 kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi và gia công. Ngoài ra, Đảng ủy thị trấn thường xuyên phân phát định kỳ tờ báo địa phương “Cuộc hẹn với Cửu Cao” và 1000 tờ báo đại chúng về nông thôn do chính quyền sở tại đặt đến tay những người biết làm giàu, biết làm kinh tế, biết tự kinh doanh,... ở các thôn làng. Thông qua các phương thức như giám sát và kiểm tra, thực hiện các hoạt động đọc báo và học theo báo, học theo các gương điển hình, phát động phong trào đọc báo và học theo báo, giúp cho người dân làm quen với chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, không ngừng nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật văn hóa của quần chúng và tăng năng lực làm giàu. Hai là, xây dựng một sân vận động thể thao toàn dân. Thành lập một phòng thể thao, do Văn phòng du lịch văn hóa chủ trì và chỉ đạo, tổ chức các trò chơi thể thao, lễ hội cộng đồng, triển khai nhiều hoạt động thể thao như leo núi, thể thao dưới nước, thể dục quảng trường,... tổ chức các cuộc thi khác nhau, tổ chức cho các đội tham gia các sự kiện cấp cao hơn, thể hiện sức mạnh thể chất và tinh thần, cũng như hình ảnh của thị xã.

Thứ tư, phát triển một nền văn hóa lớn. Thực hiện mạnh mẽ chiến lược “xây dựng thị xã bằng văn hóa”, không ngừng cải thiện khả năng cạnh tranh của hoạt động du lịch ở Hạc Sơn, cố gắng tạo ra một điểm đến du lịch văn hóa sinh thái cạnh tranh trong khu vực. Một là, lên kế hoạch khoa học cho việc xây dựng các danh lam thắng cảnh du lịch. Toàn bộ thị xã được quy hoạch là một danh lam thắng cảnh du lịch, đặc biệt là miếu Nhan Tử và rừng Nhan, Cao Sơn Ngọa Long Sơn, những người biết làm giàu, biết làm kinh tế, biết tự kinh doanh,... ở các thôn làng. Thông qua các phương thức như giám sát và kiểm tra, thực hiện các hoạt động đọc báo và học theo báo, học theo các gương điển hình, phát động phong trào đọc báo và học theo báo, giúp cho người dân làm quen với chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, không ngừng nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật văn hóa của quần chúng và tăng năng lực làm giàu. Hai là, xây dựng một sân vận động thể thao toàn dân. Thành lập một phòng thể thao, do Văn phòng du lịch văn hóa chủ trì và chỉ đạo, tổ chức các trò chơi thể thao, lễ hội cộng đồng, triển khai nhiều hoạt động thể thao như leo núi, thể thao dưới nước, thể dục quảng trường,... tổ chức các cuộc thi khác nhau, tổ chức cho các đội tham gia các sự kiện cấp cao hơn, thể hiện sức mạnh thể chất và tinh thần, cũng như hình ảnh của thị xã.

Thứ tư, phát triển một nền văn hóa lớn. Thực hiện mạnh mẽ chiến lược “xây dựng thị xã bằng văn hóa”, không ngừng cải thiện khả năng cạnh tranh của hoạt động du lịch ở Hạc Sơn, cố gắng tạo ra một điểm đến du lịch văn hóa sinh thái cạnh tranh trong khu vực. Một là, lên kế hoạch khoa học cho việc xây dựng các danh lam thắng cảnh du lịch. Toàn bộ thị xã được quy hoạch là một danh lam thắng cảnh du lịch, đặc biệt là miếu Nhan Tử và rừng Nhan, Cao Sơn Ngọa Long Sơn, đảo Trung Cao và hồ Tỳ Bà, xác định trọng điểm, sớm quy hoạch một cách khoa học, phấn đấu xây dựng một khu du lịch rộng 30 km. Thị xã Hạc Sơn đã liên tiếp xây dựng một số địa điểm du lịch giải trí như Công viên giải trí và thể thao Hoàng Sơn, hồ Tỳ Bà, sông Cửu Cao Hương, Công viên Tam Giác Vàng, cầu cảng cầu Trung Cao Nam, hồ Tiền ở Hạc Sơn,...; hoàn thành tu sửa lại con đường trước núi Cao Sơn, và đang khẩn trương xây dựng con đường trước núi Hạc Sơn; công viên địa chất Hạc Sơn đã được công nhận là công viên địa chất cấp tỉnh trong đợt phê duyệt thứ bảy. Miếu Nhan Tử ở Ninh Dương và rừng Nhan chính thức được Quốc vụ viện phê chuẩn là di tích văn hóa trọng điểm cấp quốc gia trong đợt phê duyệt thứ bảy. Ngoài ra, khái niệm về “Du lịch cộng đồng” đã được đưa ra, đồng thời tổ chức thành công cuộc họp báo về du lịch cộng đồng ở thị xã Ninh Hạc Sơn, công bố rộng rãi về dự án trang viên cổ điển và dự án bảo tàng nông dân Trung Quốc. Hai là, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, triển khai toàn diện dự án truyền hình cáp và mạng băng thông rộng mang tên “phủ khắp thôn xã” đảm bảo nhu cầu đời sống tinh thần hằng ngày của quần chúng nhân dân; thực hiện sâu rộng dự án nhân dân trí tuệ, văn hóa, theo đó 46 thôn trong thị xã đã xây dựng các nhà sách văn hóa, một số lượng lớn sách đã được cung cấp để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức khoa học và công nghệ của người dân. Cùng với công tác xây dựng cộng đồng nông thôn mới được tiến hành thuận lợi, các cơ sở hỗ trợ như trung tâm dịch vụ cộng đồng và quảng trường văn hóa đã dần được cải thiện. Trước mắt, trung tâm dịch vụ cộng đồng Cao Sơn và Vương Biện đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, các trung tâm dịch vụ cộng đồng ở Hạc Sơn, La Sơn, Tử Cao và Sơn Tiền tích cực được xây dựng. Trong số đó, quảng trường văn hóa khu sinh hoạt cộng đồng Cao Sơn có diện tích khoảng 19.000 m, đồng thời xây dựng thêm các khu chức năng như quảng trường thể dục, sân khấu, sân quần vợt, sân bóng rổ, sân chơi trẻ em và công viên dân tộc.

2. Phương thức công nghiệp hóa thôn làng

Trong quá trình đô thị hóa ở nông thôn, phương thức công nghiệp hóa thôn làng dựa trên nền kinh tế tập thể làng cũng là một điển hình đáng chú ý. Mặc dù sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa làng xã không mang lại đặc trưng hình thái không gian đô thị, nhưng nó lại phản ánh ý nghĩa của đô thị hóa, thúc đẩy quá trình đô thị hóa đời sống nông thôn thông qua sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp. Trong khái niệm chung, công nghiệp hóa làng xã và công nghiệp hóa thị trấn có điểm giao nhau. Lý do tại nào cũng nghiệp hóa làng xã được tách riêng để phân tích là do các ngành công nghiệp làng xã đều phát triển tại nơi sở tại. So với thị xã thì thôn làng thiếu các yếu tố chuyên sâu. Có thể nói, đây là khu vực thiếu nhiều tài nguyên phát triển và cơ hội phát triển nhất ở khu vực thành thị và nông thôn. Do đó, sự phát triển của công nghiệp hóa làng xã thưởng đòi hỏi phải có động lực nhất định. Có hai nguồn động lực chính là động lực bên trong và động lực bên ngoài của làng.

Động lực bên trong có những điểm tương đồng với động lực xã hội nhân dân của quá trình đô thị hóa. Trong phương thức công nghiệp hóa thôn làng dưới ảnh hưởng của các động lực bên trong, một trong những mô hình thành công hơn cả là mô hình mà những người tài giỏi ở thôn làng thúc đẩy sự phát triển của chính địa phương mình. Những người tài giỏi ở làng xã thường có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ và rất có uy tín tại địa phương, cách quản lý của họ luôn đồng thuận với chính quyền cơ sở. Dưới sự dẫn dắt của họ có thể xây dựng nên một cơ chế đủ khả năng kích thích sức sống của dân làng. Động lực bên ngoài của phương thức công nghiệp hóa thôn làng rất đa dạng. Gần đây, phương thức công nghiệp hóa thôn làng và bố trí lại chỗ ở cho nông dân do chính quyền các cấp lãnh đạo ngày càng phổ biến hơn.

Ví dụ mô hình: Làng Hoa Tây - Con đường đô thị hóa của ngôi làng hàng đầu[6]

Làng Hoa Tây được xây dựng vào năm 1961 tại thị trấn Hoa Sĩ, thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô. Hiện nay, ngôi làng này có số dân là 30.340 người, diện tích 30 km. Năm 1996 Tập đoàn Hoa Tây được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đánh giá là một trong những doanh nghiệp hương trấn quy mô lớn của cả nước. Hoa Tây đã giành được các danh hiệu như “Làng văn minh toàn quốc”, “Làng văn hóa quốc gia điển hình”, “Đơn vị doanh nghiệp hương trấn có công tác tư tưởng chính trị tiên tiến quốc gia”, “Doanh nghiệp hương trấn tiên tiến quốc gia”, đạt danh hiệu “Ngôi làng hàng đầu”.

Làng Hoa Tây có lợi thế tự nhiên về vị trí địa lý với giao thông thuận tiện. Đường cao tốc Duyên Giang, quốc lộ Trừng Dương đi qua toàn bộ làng, chỉ cách các thành phố lớn và vừa xung quanh như Vô Tích, Tô Châu, Thượng Hải 1 giờ lái xe. Được sự chấp thuận của chính quyền thành phố Giang Âm, làng Hoa Tây được chính thức đổi tên thành “Làng đô thị mới Hoa Tây”. Tháng 6 năm 2001, ba thôn hành chính xung quanh Hoa Tây đã sáp nhập với Hoa Tây thành một ngôi làng chung. Hai mươi thôn có nền kinh tế yếu xung quanh làng Hoa Tây cũng đã lần lượt sáp nhập đại gia đình Hoa Tây.

Vào những năm 1970-1980, làng Hoa Tây đã trở thành một “ngôi làng kiểu mẫu” nổi tiếng ở Trung Quốc nhờ những thành tựu nổi bật trong công tác nông nghiệp, văn hóa nông thôn, khoa học - công nghệ và du lịch. Năm 2004, thu nhập bình quân đầu người của người dân nơi đây là 122.600 NDT, trong khi đó thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân Trung Quốc chỉ đạt 2.936 NDT, thu nhập bình quân đầu người của người dân thành thị là 9.422 NDT. Thu nhập của người làng Hoa Tây bằng 41,76 lần thu nhập của nông dân cả nước, bằng 13,01 lần thu nhập của cư dân đô thị. Các gia đình dân làng Hoa Tây sống trong các căn biệt thự có diện tích từ 400 m đến 600 m”, với tài sản từ 1 triệu đến 10 triệu NDT, có từ 1 đến 3 chiếc ô tô. Năm 2005, doanh thu tích lũy của làng Hoa Tây là 30,78 tỷ NDT. Năm 2016, doanh thu tích lũy của cả làng là hơn 30 tỷ NDT, năm 2010 con số này vượt qua 50 tỷ NDT. Tiền gửi tiết kiệm của mỗi hộ gia đình từ 6 triệu NDT đến 20 triệu NDT[7].

Làng Hoa Tây đã bắt tay vào con đường kinh doanh quản lý độc đáo. Nguyên tắc tích lũy và phân phối trong làng là phân phối ít, tích lũy nhiều, cầm ít tiền mặt, sở hữu nhiều cổ phần. Mỗi công nhân trong doanh nghiệp của thôn làng chỉ nhận được 30% tiền lương hàng tháng, 70% còn lại được doanh nghiệp giữ lại dưới dạng tiền thanh khoản, cuối năm rút một lần. Tiền thưởng thường gấp ba lần lương, nhưng không được trả cho người lao động mà chuyển thành cổ phần đầu tư vào doanh nghiệp, cổ tức sẽ được trả trong năm thứ hai theo cổ phần. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ “2 - 8” trên phần lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp nhận thầu, 20% được bàn giao cho làng và 80% được giao cho doanh nghiệp. Về phần giao cho doanh nghiệp, 10% được thưởng cho giám đốc nhà máy, 30% được thưởng cho nhân viên quản lý, 30% thưởng cho nhân viên và 30% được tích lũy cho doanh nghiệp. Tiền thưởng của nhà thầu được giữ lại trong công ty dưới dạng tiền thế chấp rủi ro.

Tập đoàn Hoa Tây Giang Tô là doanh nghiệp hương trấn tiên tiến cấp quốc gia, doanh nghiệp hương trấn văn minh cấp quốc gia, khu công nghiệp khoa học và công nghệ hương trấn cấp quốc gia và đơn vị tiên tiến trong công tác tư tưởng chính trị cấp quốc gia. Tập đoàn được thành lập năm 1994, sau một thời gian tài sản cố định đạt hơn 7 tỷ NDT. Năm 2004, tập đoàn đạt doanh thu bán hàng 26 tỷ NDT. Năm 2005, doanh thu bán hàng là 30,78 tỷ NDT, năm 2006, nỗ lực phấn đấu đạt được 40 tỷ NDT. Tập đoàn xếp thứ 94 trong số 500 công ty hàng đầu Trung Quốc được công bố năm 2005; Tập đoàn đứng thứ 41 trong số 500 công ty sản xuất hàng đầu Trung Quốc; đứng thứ 5 trong số các doanh nghiệp sản xuất tổng hợp của Trung Quốc.

Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã tặng cho làng Hoa Tây nhiều danh hiệu như: “Tổ chức Đảng cơ sở tiên tiến toàn quốc”, “Hội đồng nhân dân làng kiểu mẫu toàn quốc”, “Làng văn minh quốc gia”, “Làng văn hóa quốc gia điển hình”, “Đơn vị doanh nghiệp hương trấn có công tác tư tưởng chính trị tiên tiến quốc gia “Doanh nghiệp hương trấn tiên tiến quốc gia”, “Doanh nghiệp hương trấn quy mô lớn quốc gia”, “Khu công nghiệp công nghệ cao hương trấn cấp quốc gia”. Làng Hoa Tây là ngôi làng điển hình đi lên con đường cùng giàu có của quốc gia, năm 2009 làng được Hiệp hội kỷ lục thế giới bình chọn là Ngôi làng số 1 Trung Quốc, đồng thời cũng tạo ra nhiều kỷ lục nhất thế giới và nhất Trung Quốc. Năm 2010, Trung tâm nghiên cứu “Tam nông” của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc đã gọi Hoa Tây là cơ sở thực tiễn “Tam nông” toàn quốc.

 


[1] Dịch Bằng: “Con đường mới của Trung Quốc: Con đường đô thị hóa kiểu mới”, Nxb. Đại học Kinh tế - Tài chính Tây Nam, Thành đô, 2018

[2] Dịch Bằng: “Con đường mới của Trung Quốc: Con đường đô thị hóa kiểu mới”, Nxb. Đại học Kinh tế - Tài chính Tây Nam, Thành đô, 2018

[3] Hồ Tế Quyền: “Nghiên cứu phát triển mô hình đô thị hóa kiểu mới ở Trung Quốc”, Luận văn tiến sĩ Đại học Nông nghiệp Tây Nam, 2019

[4] Khương Vĩnh Tân: “Đô thị : Vừa phải tích cực vừa phải vững chắc”, Tạp chí Cầu thị, 2018

[5] Lý Thiết, Kiều Nhuận Lệnh: Thực tiễn địa phương cải cách đô thị hóa, Nxb Phát triển Trung Quốc, Bắc Kinh, 2019

[6] Lý Thiết, Kiều Nhuận Lệnh: Thực tiễn địa phương cải cách đô thị hóa, Nxb Phát triển Trung Quốc, Bắc Kinh, 2019

[7] Mã Hiểu Hà, Hồ Ủng Quân: “Bố cục tổng thể, các vấn đề phải đối mặt và quá trình đô thị hóa Trung Quốc”, Cải Cách, 2019

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành