Thứ ba, 27 Tháng 6 2023 22:37

Một số vấn đề về quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam trước giải phóng

1. Quan hệ sở hữu thời kỳ thực dân Pháp thống trị đến năm 1954

Trên thực tế, từ trước khi thực dân Pháp xâm lược, các loại hình sở hữu ở nước ta đã đa dạng, phức tạp, bao gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã, sở hữu tư nhân và sở hữu nửa công - nửa tư xoay quanh ruộng đất nông nghiệp. Những loại hình sở hữu này xen kẽ, tác động, chi phối lẫn nhau trong quan hệ sở hữu ruộng đất, giữa các quan hệ công hữu - tư hữu, chung - riêng, tập thể - cá nhân... Thế cân bằng và sự ổn định tương đối của làng xã Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX được xác lập trên những quan hệ chằng chéo, đa phức đó.

Điểm nổi bật trước hết trong quan hệ sở hữu ruộng đất Việt Nam cuối thời kỳ trung đại là sự tồn tại dai dẳng, bảo lưu lâu dài loại hình sở hữu công cộng (làng xã). Quyền sở hữu tối cao của nhà nước phong kiến mặc dù đã suy yếu, mở nhạt, nhưng vẫn còn tồn tại đến cuối thế kỷ XIX. Triều đình nhà Nguyễn đã cố gắng thực hiện những biện pháp để kìm hãm sự phát triển của loại hình sở hữu tư nhân, khôi phục công điền, duy trì chế độ quân điền, coi đó là cơ sở quan trọng hàng đầu để củng cố quyền lực nhà nước phong kiến đang giảm sút[1].

Loại hình sở hữu làng xã, một phần đối với “công điền, công thổ” do nhà nước phong kiến phân cấp quản lý. Loại hình sở hữu tư nhân tuy đã được mở rộng (đến nửa đầu thế kỷ XIX, tỷ lệ ruộng tư đã chiếm xấp xỉ 80% tổng diện tích đất nông nghiệp), song do sự chèn ép, kìm hãm của nhà nước phong kiến và sự chi phối, ràng buộc của làng xã, loại hình sở hữu này vẫn chậm phát triển và có nhiều hạn chế. Trong điều kiện lịch sử Việt Nam cuối thời phong kiến, quyền tư hữu ruộng đất đã tồn tại một cách tương đối trong tương quan với quyền tối cao của nhà nước phong kiến và sở hữu công của làng xã; sự phát triển các nội dung của quyền tư hữu ruộng đất do sự tác động của nhiều yếu tố quyền tư hữu đầy đủ, đích thực, hoàn chỉnh - như quyền từ hữu ở Tây Âu - chưa được khẳng định. Đến nửa đầu thế kỷ XIX lại xuất hiện quá trình công hữu hóa một bộ phận ruộng đất tư. Do tác động của các yếu tố tâm lý truyền thống một số chủ sở hữu ruộng đất ở nông thôn đã hiến một phần ruộng từ của mình cho các cộng đồng nhỏ (họ hàng, phe giáp) bên trong làng xã làm ruộng hậu, tạo ra một loại hình ruộng đất nửa công - nửa tư.

Như vậy, cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược, ở nông thôn Việt Nam (với các mức độ khác nhau giữa các miền Bắc - Trung - Nam) đã tồn tại đồng thời nhiều quan hệ sở hữu công - tư, nhà nước - tập thể - cá nhân, đan bện, níu kéo nhau đã cản trở quá trình phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, kim hãm vai trò tác nhân kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp.

Từ năm 1858 đến năm 1945, Thực dân Pháp tiến hành xâm chiếm và áp đặt ách thống trị trên đất nước ta. Trong gần trọn một thế kỷ xâm lược và cai trị đó, thực dân Pháp đã áp dụng nhiều chính sách, thủ đoạn bóc lột kinh tế, nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất và bần cùng hóa nông dân.

Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã tích cực triển khai quá trình cướp đoạt ruộng đất ở Việt Nam theo ba bước:

Trước hết, bằng áp lực quân sự, chính trị và các văn bản pháp lý áp đặt, chính quyền thực dân đã giành quyền sở hữu, quyền quản lý tối cao về ruộng đất từ tay triều đình phong kiến.

Bên cạnh đó, thực hiện vũ lực và chính sách pháp lý, chính quyền thực dân đã trắng trợn cướp đoạt và tạo điều kiện cho điền chủ Pháp, địa chủ bản xứ phản động chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam, xác lập quyền sở hữu cho điền chủ đối với ruộng đất mà họ đã ăn cướp của nhân dân lao động.

Thực dân Pháp đã tích cực, triệt để thực hiện chính sách bần cùng hóa người nông dân Việt Nam bằng sưu cao thuế nặng… áp bức, bóc lột đã buộc người nông dân lao động hoặc phải bán đứt, bán đoạn rẻ mạt mảnh ruộng tư của mình (nếu có); hoặc cầm cố cho địa chủ phần công điền được chia, hoặc phải từ bỏ ruộng đồng làng xã đi tha phương cầu thực. Tình trạng bần cùng hóa này đã làm xuất hiện những mảnh ruộng “vô chủ” hay bị hoang hóa để địa chủ tại chỗ chiếm đoạt, hoặc bị biên tịch thành tài sản của chính quyền thực dân cấp xứ, sau đó lại được chính quyền cấp xứ bạn cấp hay bán đấu giá cho địa chủ.

Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, theo Henri Brenier, thực dân Pháp đã chiếm 1.245.425 ha ruộng đất nông nghiệp ở nước ta làm dồn diễn (trong đó ở Bắc Kỳ: 140.096 ha ở Trung Kỳ: 194.028 ha; ở Nam Kỳ: 811.300 ha)[2]. Đó là chưa kể đến những ruộng đất mà bọn điền chủ Pháp được chính quyền thực dân cấp không, hoặc cướp giật của nông dân lao động bằng nhiều thủ đoạn.

Mặt khác, thực dân Pháp đã can thiệp vào các quan hệ sở hữu ruộng đất ở làng xã. Thực dân Pháp đã nắm lấy quyền sở hữu tuyệt đối “công điền công thổ” trước đây ở trong tay nhà nước phong kiến chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ quyền sở hữu của làng xã đối với loại hình “bản xã công điền công thổ”. Theo Nguyễn Hồng Phong, do tác động của chính quyền thực dân, quyền sở hữu của làng xã đã bị xâm phạm nghiêm trọng và chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa (mặc dù loại hình ruộng công vẫn tồn tại theo tỷ lệ: miền Bắc: 20%; miền Trung: 25%; miền Nam: 3% ở thời điểm những năm 30 của thế kỷ XX)[3].

Như vậy, cùng với sự xâm lược, thống trị của thực dân Pháp quan hệ sở hữu ruộng đất trong nông nghiệp ở nước ta đã bị biến dạng. Tuy vẫn còn đầy đủ các loại hình sở hữu nhà nước, làng xã, tư nhân, song biểu hiện và tính chất các quan hệ sở hữu đã có những đổi thay rất cơ bản. Quyền sở hữu tối cao của nhà nước đã rơi vào tay chính quyền thực dân. Quyền sở hữu của tập thể làng xã mở nhạt, ngày càng thu hẹp và nhiều nơi chỉ còn tồn tại một cách hình thức. Quyền sở hữu tư nhân có sự biến động và phân cực lớn. Cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam giai cấp địa chủ chỉ chiếm khoảng 3% số hộ ở nông thôn, nhưng đã chiếm tới 41,4% ruộng đất canh tác của cả nước bọn diễn chủ Pháp nằm trong tay 9,5% diện tích canh tác; địa chủ nhà chung năm 1.2%. Nếu tính cả phần đất công và nửa công thực dân dã lũng đoạn 2/3 tổng số ruộng đất của cả nước còn 97% số hộ nông dân chỉ chiếm 1/3 ruộng đất, trong đó số hộ không có ruộng đất chiếm hơn 60%[4].

Nhìn một cách tổng quát ở tầm vĩ mô thì trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị, chiều hướng phát triển của quan hệ sở hữu là tập trung ruộng đất một cách cao độ vào tay một bộ phận nhỏ không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nếu nhìn một cách cụ thể ở tầm vi mô, tuy mức độ, quy mô sở hữu ruộng đất có khác nhau ở Bắc - Trung - Nam, song về cơ bản vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, phân tán. Tuyệt đại bộ phận ruộng đất sở hữu được chia thành các sở hữu vừa và nhỏ. Theo số liệu của chính quyền thực dân năm 1930 mà Yves Henry đã dẫn ra, thì ở Bắc Kỳ, số chủ sở hữu ruộng đất có từ 1,8 ha trở xuống chiếm tới 91,5% tổng số chủ ruộng, trong đó 2/3 là chủ ruộng sở hữu từ 0,75 hạ trở xuống. Ở Trung Kỳ, số chủ ruộng có từ 2,5 ha trở xuống chiếm 93,8% tổng số chủ ruộng. Trong đó số chủ ruộng có 0,5 ha trở xuống chiếm trên 70%. Ở Nam Kỳ quy mô sở hữu có khá hơn, song số chủ ruộng có từ 5 ha trở xuống cũng chiếm tới 71,7%[5].

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng thời với việc tiến hành cuộc kháng chiến trường kỷ chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta từng bước triển khai cuộc cách mạng ruộng đất. Tháng 7-1949, Chính phủ kháng chiến đã ban hành sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ Việt gian cho nông dân nghèo. Năm 1950, Chính phủ lại ban hành sắc lệnh tạm giao ruộng đất của địa chủ đã chạy vào vùng dịch cho nông dân; ra sắc lệnh trưng thu các ruộng đất bỏ hoang, tạm cấp cho dân nghèo cày cấy trong ba năm không phải nộp thuế. Sau đó Nhà nước đã ban hành diều lệ sử dụng các loại ruộng công để hạn chế sự thao túng của địa chủ, phục vụ lợi ích của nông dân. Đến năm 1953. Đảng và Nhà nước ta đã tạm cấp cho nông dân 58,8% tổng số ruộng đất của thực dân, địa chủ và ruộng đất công của làng xã. Đến tháng 12-1953, Đảng đã quyết định phát động cải cách ruộng đất.

Những chính sách ruộng đất đúng đắn và những cuộc cải cách từng phần do Đảng, Nhà nước tiến hành đã làm biến đổi một bước quan trọng quan hệ sở hữu ruộng đất trong nông thôn, nông nghiệp nước ta. Quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước thực dân đã dần dần bị tước bỏ. Quyền sở hữu tư nhân của địa chủ ngày càng bị thu hẹp lại. Sở hữu của làng xã ngày càng trở nên lỏng lẻo, mờ nhạt. Những cơ sở để mở rộng loại hình sở hữu ruộng đất tư nhân của người nông dân lao động được tăng cường hơn.

Những biến đổi cơ bản nói trên trong quan hệ sở hữu được phản ánh rất rõ qua cơ cấu ruộng đất ở miền Bắc trước khi tiến hành cải cách ruộng đất.

Loại hình ruộng đất Tỷ lệ % trên tổng diện tích canh tác

- Ruộng công làng xã

- Ruộng nhà chung

- Thuộc sở hữu địa chủ

- Của phú nông

- Của trung nông

- Của bần nông - Của cố nông

- Ruộng đất các loại khác

4.3

1,3

18,0

4,7

39,0

25,4

6,3

1,0

Nguồn: Số liệu của Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương tháng 3-1958

Thực tế cho thấy, từ năm 1945 đến năm 1954, do sự điều tiết của Nhà nước dân chủ nhân dân, quan hệ sở hữu ruộng đất trong nông thôn nước ta đã chuyển dần theo chiều hướng tích cực: một phần đáng kể ruộng đất được trao lại cho những người nông dân lao động trực tiếp sử dụng. Tuy nhiên, đó mới là quyền sử dụng tạm thời trên một diện tích đất nhỏ hẹp, manh mún.

Ảnh hưởng và tác động của quan hệ sở hữu ruộng đất truyền thống. Nhìn lại quá trình biến động của quan hệ sở hữu ruộng đất trong nông thôn nước ta từ thế kỷ XIX đến trước khi miền Bắc tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp có thể thấy, đa số nông dân lao động miền Bắc hầu như chưa được trải qua quá trình tư hữu hóa ruộng đất thực sự ở những mức độ khác nhau, họ chỉ có quyền sử dụng tạm thời một miếng đất nhỏ, hoặc do làng xã phân cấp hoặc do địa chủ phát canh thu tô, hoặc sau này do chính phủ kháng chiến tạm cấp trong một thời hạn ngắn ngủi. Quyền sử dụng ruộng đất này cũng hết sức mong manh và chứa đầy sự bất trắc, biến động do sự tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế.

Cuộc cải cách ruộng đất đầu những năm hòa bình đã đáp ứng được khát vọng ruộng đất của nông dân. Song, sự thỏa mãn đó đã sớm bị thay đổi khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, mà thực chất là tập thể hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất được phát động ngay sau khi cải cách ruộng đất kết thúc. Trong quá trình hợp tác hóa, chủ trương tập thể hóa triệt để ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản đã làm gay gắt thêm nỗi khát vọng ruộng đất chưa được thỏa mãn của người nông dân. Việc xóa bỏ kinh tế hộ nông dân, cùng với bản chất không phù hợp của mộ hình hợp tác xã tập thể hóa và những hạn chế, khuyết tật trong quản lý, phân phối của nó là nguyên nhân dẫn đến thái độ thờ lãnh đạm, thậm chí xa lánh, chối bỏ của người nông dân, xã viên đối với ruộng đất hợp tác, làm cho nền nông nghiệp bị suy thoái rồi rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Rõ ràng, việc khẳng định quyền sở hữu ruộng đất của hộ nông dân (dù là không triệt để, không hoàn chỉnh như đã từng tồn tại trong lịch sử nước ta), hoặc chí ít, quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, ổn định cho người nông dân lao động là một đòi hỏi khách quan, hợp quy luật.

Loại hình sở hữu làng xã và gắn với nó là “công điền, công thổ”, dù ngày càng bị thu hẹp lại (từ xấp xỉ 20% đầu thế kỷ XX xuống 4,7% trước cải cách ruộng đất) nhưng vẫn tồn tại dai dẳng cho đến trước phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Công điền và sở hữu làng xã là cơ sở vật chất của chủ nghĩa bình quân, của nền kinh tế hiện vật; sự tồn tại dai dẳng của nó là môi trường nuôi dưỡng tâm lý bình quân, cản trở sự phát triển của các nhân tố mới. Hợp tác xã tập thể hóa với loại hình sở hữu tập thể, xét từ một góc độ nào đó, chính là sự lặp lại ở một dạng thức mới (nhưng ở mức độ cao hơn) loại hình công điền và sở hữu làng xã trước đây. Do vậy, tư tưởng lao động bình quân, ăn chia bình quân... từng chi phối nặng nề mọi hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc trong một thời gian dài lại “được cộng sinh, chi phối” bởi các quy luật chiến tranh trong nhiều năm là một điều dễ hiểu.

Lịch sử quan hệ sở hữu trong nông nghiệp Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại là lịch sử tồn tại song hành của nhiều loại hình sở hữu, nổi lên là sự chi phối của sở hữu nhà nước và sở hữu công làng xã; có lúc sở hữu làng xã đã vi phạm, làm biến dạng sở hữu nhà nước theo kiểu “phép vua thua lệ làng” (tùy thuộc vào khả năng quản lý lỏng - chặt của chính quyền trung ương) và cả hai loại hình sở hữu này đều kìm hãm sự vươn lên của loại hình sở hữu tư nhân.

Sự áp chế của sở hữu nhà nước, của sở hữu làng xã đè nặng lên tâm lý của người nông dân, một mặt là bình quân chủ nghĩa, một khác tạo thành một mặc cảm của người lao động làm thuê, thiếu năng lực làm chủ. Mặc cảm này còn ám ảnh, chi phối khá sâu sắc chính những người nông dân xã viên trong thời kỳ hợp tác xã tập thể hóa sau này.

Đặc trưng chủ yếu của quan hệ sở hữu ruộng đất đã tồn tại ở nông thôn miền Bắc và miền Trung là một thực trạng phân chia đất đai hết sức manh mún. Toàn bộ ruộng đất miền Bắc, kể cả ruộng của địa chủ, phú nông lớn, đều được chia vụn thành những mảnh ruộng nhỏ. Ước tính, trước cải cách ruộng đất, ở Bắc Bộ có 1,18 triệu ha ruộng đã có tới 18 triệu thửa ruộng, bình quân 1 ha chia làm 14 thửa[6]. Sau cải cách ruộng đất, tình trạng phân tán, manh mún đó vẫn không thay đổi bình quân, 1 hộ trung nông miền Bắc, sau cải cách được chia 1.710 m. Những chỉ số trên cho thấy chiều hướng tập trung, tích tụ ruộng đất ở miền Bắc diễn ra rất chậm chạp, khả năng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp rất hạn chế nhu cầu đầu tư kỹ thuật đẩy nhanh năng suất lao động gặp nhiều khó khăn.

Chế độ ruộng đất trong lịch sử ở miền Bắc tạo nên khát vọng của nông dân đối với ruộng đất, mặt khác do không có ruộng, hay có ít ruộng và tư liệu sản xuất nên da số nông dân thiếu năng lực làm chủ sở hữu trong sản xuất kinh doanh, còn mang nặng lỗi sản xuất tự cung tự cấp, tư duy sản xuất hàng hóa thấp, nhất là ở vùng núi, trung du đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ. Điều này đã có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển sau này.

2. Quan hệ sở hữu trong nông thôn ở miền Nam thời kỳ trước giải phóng (1954 - 1975)

Diễn biến và thực trạng:

Do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những điều kiện tự nhiên cụ thể quan hệ sở hữu trong nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam, tuy vẫn mang những nét chung của quan hệ sở hữu tồn tại trong cả nước, nhưng cũng có những sắc thái riêng.

Nhìn về lịch sử, ngay từ thế kỷ XVII, XVIII, trong khi ở ngoài Bắc, triều đình Lê - Trịnh chủ trương ngăn cản sự phát triển của sở hữu ruộng đất tư nhân, thì ở trong Nam, chúa Nguyễn đã cho phép nông dân biến các ruộng đất khai phá được thành sở hữu riêng của mình. Sở hữu tư nhân có cơ hội phát triển nhanh chóng còn sở hữu làng xã hầu như rất hạn chế.

Đến thời kỳ thực dân Pháp thống trị, Nam Kỳ cũng là vùng đất xuất hiện các đồn điền lớn, các sở hữu lớn về ruộng đất (tính đến năm 1930, diện tích dồn điền ở Nam Bộ lớn gấp 3.3 lần diện tích đồn diễn ở Bắc Bộ và gấp 4,2 lần diện tích đồn điền ở Trung Bộ). Trong nửa đầu thế kỷ XX, tính bình quân, tỷ lệ ruộng công ở Nam Bộ chỉ có khoảng 3%.

Đất đai trù phú, mật độ dân cư chưa cao, cùng với sự ưu đãi nhiều mặt của điều kiện tự nhiên và khả năng dồi dào nuôi sống con người... đã trở thành những yếu tố thuận lợi đối với quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất ở Nam Bộ. Loại hình sở hữu lớn trong nông nghiệp Nam Bộ khá phát triển. Ngay từ thế kỷ XVII - XVIII đã xuất hiện nhiều chủ sở hữu có hàng trăm mẫu ruộng. Theo tính toán của nhà bác học Lê Quý Đôn, những điền chủ Nam Bộ ở thời điểm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII thường xuyên nuôi trong nhà từ 50 đến 60 điền nô và có tới 300 - 400 trâu bò để cày bừa[7]. Cho đến những thập niên đầu của thế kỷ XX, số diễn chủ có từ 5 hai ruộng trở lên chiếm gần 1/3 tổng số chủ ruộng ở Nam Bộ.

Một ví dụ cụ thể, rằng ở tỉnh Bến Tre, vào năm 1929, số diện chủ người Việt có từ 10 ha trở lên như sau:

- 41 điền chủ có từ 101 - 500 ha.

- 168 điền chủ có từ 51 - 100 ha

- 3.766 điền chủ có từ 11 - 50 ha

- 34.243 điền chủ có từ 1 – 10 ha

Những điền chủ ngoại kiểu còn chiếm nhiều hơn, chẳng hạn như Baudson chiếm 825 ha vùng rừng

Từ năm 1954 trở đi, dưới chế độ Mỹ - ngụy, đời sống kinh tế xã hội ở các tỉnh phía Nam giới tuyến 17 nói chung, quan hệ sở hữu trong nông nghiệp nói riêng đã có những diễn biến hết sức phức tạp. Trong giai đoạn 1954 - 1960 để củng cố tăng cường sức mạnh của giai cấp địa chủ, làm chỗ dựa xã hội cho bộ máy ngụy quyền, Ngô Đình Diệm đã thực hiện chương trình “cải cách điền địa”. Thực chất của chương trình “cải cách điền địa” là xóa bỏ thành quả của cách mạng cướp lại ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân trong những năm kháng chiến, trả lại cho giai cấp địa chủ, duy trì quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ và bảo đảm cho giai cấp này bóc lột tô của nông dân. Tính đến cuối năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tước đoạt 1.469.196 ha ruộng đất của nông dân (trong đó, Nam Bộ 1.413.007 ha, Trung Bộ: 56.119 ha); đã giành lại 273.844 ha ruộng đất trước đây vốn là của điền chủ Pháp... để giao lại cho giai cấp địa chủ. Như vậy, sau “cải cách điền địa”, địa chủ ở miền Nam tuy chỉ chiếm 15% số dân nhưng đã nằm trong tay 75% tổngdiện tích đất đai nông nghiệp[8].

Từ sau cao trào đồng khởi năm 1960, ở miền Nam đã hình thành một số vùng giải phóng. Ở vùng giải phóng, thực hiện khẩu hiệu: “Giải phóng đến đâu, chia ruộng đất cho nông dân đến đó”, đến cuối năm 1965, Đảng và chính quyền cách mạng đã chia 2.100.000 ha ruộng đất cho nông dân. Lần thứ hai, sau cải cách điền địa năm 1960, tình hình ruộng đất ở miền Nam lại có sự thay đổi lớn.

Các giai tầng xã hội ở nông thôn Nhân khẩu (%) Ruộng đất (%)
- Trung nông 54,3 76,0
- Bần nông 37.3 14,6
- Cố nông 2,1 0,1
- Phú nông 0,55 2,6
- Địa chủ 0,45 4,8
- Các tầng lớp khác 5.3 1.1

Nguồn: Cao Văn Lương "Chính sách ruộng đất của Mỹ - ngụy" tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 171, 1976, tr. 23.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai đã đẩy mạnh các chương trình bình định nông thôn, trung tâm là giành giật nông dân từ tay cách mạng. Trong những năm 1965 - 1968, Mỹ ngụy đã bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm trước đây, ưu tiên cấp các loại ruộng “truất hữu” của một số địa chủ cho các gia đình ngụy quân, ngụy quyền, công chức... để tranh giành ảnh hưởng với cách mạng. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên địa bàn nông thôn tiếp tục tạo ra những biến động trong quan hệ sở hữu ruộng đất ở phía Nam.

Tháng 3-1970, theo chủ trương của đế quốc Mỹ, Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Luật người cày có ruộng. Theo quy định của Luật này, các địa chủ chỉ được chiếm hữu tối đa 15 ha, số ruộng đất còn lại sẽ bị “truất hữu” và được chính quyền bồi thường, ruộng “truất hữu” được cấp phát cho các hộ nông dân theo một diện tích quy định: tối đa ở Nam Bộ là 3 ha, ở Trung Bộ là 1 ha. Luật người cày có ruộng một mặt đã khai mở con đường tư bản hóa của giai cấp địa chủ ở miền Nam vốn đã rất suy yếu; mặt khác, khách quan mà nói, đã tạo ra khả năng “hữu sản hóa” các tầng lớp nông dân, nhưng với mưu toan chinh phục người nông dân, lôi kéo họ về phía trận tuyến đối lập với cách mạng.

Luật người cày có ruộng của chính quyền ngụy đã tạo ra một biến động lớn trong quan hệ sở hữu ruộng đất ở phía Nam. Từ năm 1970 đến năm 1974, ngụy quyền miền Nam đã “truất hữu” 1.046.503 ha ruộng đất của địa chủ, phân cấp cho hơn 1 triệu hộ nông dân; đã mở đường cho hơn 80.000 địa chủ chuyển sang hoạt động kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ... ở nông thôn và đô thị. Cùng với sự xâm nhập máy móc, phương tiện kỹ thuật, ở nông thôn miền Nam đã xuất hiện một tầng lớp chủ tư sản nhỏ, chiếm tỷ lệ 10 - 15% cư dân nông thôn. Tầng lớp này có quyền sở hữu một số máy móc, công xưởng, phương tiện vận tải hoặc một số nông trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

Sau cải cách ruộng đất của chính quyền ngụy, cơ cấu nông dân lao động ở miền Nam có một bước thay đổi sâu sắc. Một bộ phận nông dân không có, có quá ít, hoặc không muốn canh tác ruộng đất (chiếm tỷ lệ khoảng 20%, có nơi đến 40%) buộc phải, hoặc chủ động lựa chọn phương thức làm thuê để kiếm sống. Đa số bộ phận hộ nông dân (chiếm 60%, có nơi 70%) đã trở thành trung nông hóa, trong đó trung nông khá giả chiếm khoảng 10 - 15%. Theo tính toán của Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển, thì năm 1973, ở nông thôn miền Nam có khoảng 1 triệu hộ nông dân, trong đó 82% là chủ ruộng có từ 3 ha trở xuống; 17% có từ 3 ha đến 15 ha[9]; 10% có trên 15 ha[10]. Về mặt khách quan, đó cũng chính là hình thành lực lượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở miền Nam.

Nhìn một cách khái quát, từ năm 1954 đến năm 1975, dù chi trong vòng 21 năm, quan hệ sở hữu trong nông nghiệp ở miền Nam đã có những biến động liên tục và có những nét rất đặc biệt. Những nét đặc biệt đó còn ảnh hưởng khá lớn đến quá trình hợp tác hóa nông nghiệp sau này.

- Ảnh hưởng của quan hệ sở hữu trong nông thôn ở miền Nam đến quá trình phát triển nông nghiệp:

1) Điểm nổi bật trong quan hệ sở hữu ở nông thôn miền Nam là sự xuất hiện sớm và mạnh mẽ loại hình sở hữu tư nhân. Ruộng tư đã có từ thời hậu kỳ phong kiến và tiếp tục được củng cố, mở rộng trong thời cận đại. Đến thời kỳ chủ nghĩa thực dân mới thống trị và trong thời kỳ chiến tranh cách mạng. dù bị thời cuộc và dập, phải trải qua nhiều biến động, nhưng về cơ bản sở hữu tư nhân về ruộng đất vẫn được bao lưu, khẳng định cho đến khi giải phỏng. Số liệu thống kê cho thấy, trước giải phóng, chỉ có khoảng 20% nông dân không có, hoặc có ít ruộng đất. Con số 20% này cũng phải được hiểu đúng thực chất, đúng lịch sử. Trong số 20% nông dân không có ruộng, có hai loại: một loại vì quá nghèo, vì những hoàn cảnh cụ thể chi phối cho nên muốn nhưng không có ruộng: còn một loại khác đông hơn, không có ruộng không phải vì nghèo, mà vì một sự lựa chọn hình thức lao động có lợi nhất so với khả năng, diều kiện chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc đi làm thuê (trên thực tế, ở miền Nam, nhiều người tự nguyện đi làm thuê, coi đó là nghề chính và thu nhập có khi còn cao hơn những chủ ruộng loại vừa hoặc nhỏ). Nhấn mạnh đặc điểm này là để khẳng định một hệ quả người nông dân miền Nam có ý thức rõ rệt về quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất và đã từng chiếm hữu hoặc có quyền sử dụng với tư cách là chủ những thửa ruộng cụ thể trong những thời gian dài. Khát vọng ruộng đất của họ về cơ bản đã được thỏa mãn và khẳng định trong lịch sử. Quá trình điều chỉnh ruộng đất và tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam sau giải phóng hoặc ít hoặc nhiều, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đã đụng chạm đến ý thức và quyền lợi sở hữu của người nông dân.

Do hoàn cảnh đặc biệt, lịch sử ruộng đất ở các tỉnh phía Nam hết sức phức tạp. Một chủ sở hữu có một phần đất từ rất nhiều nguồn khác nhau; một mảnh đất cụ thể đã trải qua rất nhiều loại hình sở hữu khác nhau, khó tách bạch. Theo kết quả điều tra diễn hình ở tám tỉnh Nam Bộ[11], thì nguồn gốc hình thành ruộng đất hết sức da dạng, phức tạp, theo đó:

Đất tự có: 17,7%

Đất cách mạng cấp: 43,5%

Đất truất hữu: 4,0%

Đất khai phá: 25,0%

Đất các loại khác: 9.8%.

Điều đó nói lên trong quá trình điều chỉnh ruộng đất, tiến hành hợp tác hóa sau này, hay phát triển kinh tế hộ nông dân, nếu không tính đến đầy đủ, xem xét một cách khoa học - thực tế khách quan lịch sử hình thành và sự biến động trong quan hệ sở hữu ruộng đất, nhất định sẽ dẫn đến những kết quả không tốt, gặp phải sự phản ứng gay gắt của nông dân.

Quan hệ sở hữu tư nhân trong nông thôn ở miền Nam đã mở rộng và phát triển làm cơ sở cho sự phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa và sự phân công lao động khá cao (so với các vùng khác trong nước). Nói đến quan hệ sở hữu trong nông nghiệp ở miền Nam, không thể chỉ nói đến quan hệ sở hữu ruộng đất đơn thuần, mà gắn với đó phải nói đến quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất khá đa dạng (bao gồm nhiều loại máy móc, thiết bị kỹ thuật nông nghiệp, vận tải, chế biến...) và cả quan hệ sở hữu vốn, sức lao động... Ở nông thôn miền Nam đã từng tồn tại đồng thời nhiều loại chủ sở hữu chủ ruộng, chủ vườn, chủ máy, chủ vốn, chủ thấu lao động, chủ bao thầu nông phẩm... Đó là sự đan xen các loại hình sở hữu trong một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

Hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình tập thể hóa triệt để ruộng đất, tư liệu sản xuất; tập thể hóa cao độ sức lao động lấy sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa gạo làm trọng tâm... trên thực tế rất xa lạ với các quan hệ sở hữu đã có trước đây trong nông nghiệp miền Nam, xa lạ với tâm lý, phong cách của người nông dân Nam Bộ và cũng không phù hợp với quy luật chung của sự phát triển nông nghiệp. Nó làm đơn điệu, nghèo nàn đi các quan hệ sở hữu trong nông nghiệp; chặn đứng quá trình phân công lao động và quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất ở nông thôn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa; làm tan rã cơ sở và động lực phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

Từ sự phân tích diễn biến, thực trạng quan hệ sở hữu trong nông nghiệp nước ta ở hai địa bàn: Bắc - Nam, ở hai thời điểm trước năm 1954 và trước năm 1975, có thể thấy rõ tính phổ biến và tính đặc thù của quan hệ sở hữu trong nông nghiệp Việt Nam. Chính vì có sự khác biệt và những nét đặc thù mà quan hệ sở hữu truyền thống trên các địa bàn khác nhau cũng có những ảnh hưởng và tác động khác nhau đến quá trình xây dựng các quan hệ sở hữu sau này.

Thực tế cho thấy, không thể xây dựng và áp đặt một hình mẫu quan hệ sở hữu đồng nhất trong nông nghiệp tất cả các vùng. Cần có những quan điểm, định hướng và những nguyên tắc chung chi đạo, còn nội dung, hình thức của các quan hệ sở hữu có thể rất linh động, đa dạng, phong phú tùy vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử và hiện tại của mỗi vùng.

 


[1] PGS. TS Trần Quốc Toản: Chuyên đề nghiên cứu “Một số cơ sở lý luận – thực tiễn về quan hệ ruộng đất”, 2012

[2] Henri Brenier: Essai d'Atlas Statistique de l'indochine Fascicule 9.

[3] Xem Nguyễn Hồng Phong Nông thôn Việt Nam trong lịch sử Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, 1978, tr.485.

[4] Nguyễn Huy: 35 năm kinh tế Việt Nam 1945-1980, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980 tr 114.

[5] Yves Henry: E'conomie Agricole l'indochine, Hanoi, 1932, p.108.

[6] Xem Nguyễn Huy: 35 năm kinh tế Việt Nam 1945 - 1980, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980

[7] Xem Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

[8] Xem Lê Như Nhất: "Bước đầu tìm hiểu chính sách ruộng đất và quả trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Mỹ vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975", Trường Đại học Tổng hợp Đà Lạt, 1983.

[9] Xem Lê Như Nhất: "Bước đầu tìm hiểu chính sách ruộng đất và quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Mỹ vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975", Trường Đại học Tổng hợp Đà Lạt, 1983.

[10] [10] Xem Lê Như Nhất: "Bước đầu tìm hiểu chính sách ruộng đất và quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Mỹ vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975", Trường Đại học Tổng hợp Đà Lạt, 1983.

[11] Nguyễn Sinh Cúc: "30 năm hợp tác hóa nông nghiệp nước ta" tập chỉ Thông tin lý luận, 12-1989.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành