Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 21:31

Kinh tế hộ nông dân và sự vận động của quan hệ ruộng đất trong cơ chế thị trường

1. Sự vận động và phát triển của nền nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân gắn liền với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trong nông nghiệp - nông thôn, khi công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, hộ nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ đơn vị kinh tế cơ sở chiếm số lượng lớn nhất và phổ biến nhất. Do đó, sự vận động và phát triển của nền nông nghiệp - nông thôn một phần rất cơ bản phụ thuộc vào sự vận động và phát triển của kinh tế hộ nông dân (đương nhiên còn những yếu tố quan trọng khác). Kinh tế hộ nông dân tồn tại, vận động và phát triển trên ba yếu tố chủ yếu, đó là: vốn - lao động - đất đai, quy định trạng thái và trình độ của kinh tế hộ nông dân (ở trình độ cao hơn còn có vai trò của khoa học - công nghệ). Sự vận động của kinh tế hộ nông dân cũng bị quy định bởi sự vận động của các yếu tố cơ bản đó.

Lịch sử thế giới đã khẳng định một quy luật chung là sự vận động của kinh tế hộ nông dân với việc nó tham gia vào quan hệ thị trường gắn liền với hai cuộc đại phân công lao động diễn ra trong nông nghiệp, đó là: Tách tiểu thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt.

Không có hai bước tiến này, nền nông nghiệp vẫn ở trạng thái tự cung tự cấp (dù có thể có đầy đủ lương thực) và gắn với nó là trạng thái kinh tế hộ và quan hệ ruộng đất trì trệ. Ở nước ta, do chủ thể sản xuất chủ yếu ở nông thôn - nông nghiệp là hộ nông dân nên sự vận động đó được xem xét gắn liền với sự vận động của kinh tế hộ nông dân (trong sự tương quan với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế). Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, cả vốn và lao động của hộ nông dân được tập trung ở đây. Do đó có thể nói rằng, sự vận động của quan hệ ruộng đất là yếu tố chủ đạo quy định sự vận động của kinh tế hộ nông dân. Sử dụng ruộng đất theo phương thức nào, gắn bó với ruộng đất tới mức độ nào, hay quyết định chuyển nhượng ruộng đất sang làm ngành nghề khác... phụ thuộc vào ruộng đất có vai trò như thế nào trong việc tạo lập và phát triển kinh tế hộ nông dân.

Ở các nước trên thế giới, khi mà chủ nghĩa tư bản phát triển có tính điển hình cổ điển, quá trình vận động của kinh tế hộ nông dân, của quan hệ ruộng đất, quá trình tách nông dân ra khỏi ruộng đất, tích tụ, tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp diễn ra theo ba con đường chủ yếu:

Thứ nhất, đó là việc tước đoạt ruộng đất phi kinh tế (như nước Anh ở thế kỷ XVI - XIX), đuổi nông dân ra khỏi đồng ruộng.

Thứ hai, đó là sự phá sản của hộ nông dân trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa, do cạnh tranh và chèn ép của tư bản và chủ đất lớn. Hộ nông dân tự chuyển sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ vì thấy thu được hiệu quả và cơ hội phát triển cao hơn.

Thứ ba, đó là sự tàn bạo của tích lũy nguyên thủy của tư bản, tính triệt để của cuộc cách mạng công nghiệp cổ điển đã nhanh chóng làm tan rã tính tự cung tự cấp của nền nông nghiệp vốn đã bị hai cuộc phân công lao động (tách tiểu thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp, tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt) làm suy yếu đi. Đây là một động lực rất quan trọng đưa nền nông nghiệp lên nhanh ở trình độ sản xuất hàng hóa, trong đó quan hệ ruộng đất thoát ra khỏi trạng thái là điều kiện sinh tồn của kinh tế hộ gia đình để trở thành một yếu tố của sản xuất hàng hóa. Điều này có khác với xã hội phương Đông (C. Mác đã nói tới phương thức sản xuất đặc thù châu Á). Tính khép kín của chế độ xã hội công xã với ruộng đất là cơ sở, sự tồn tại các làng nghề trong nông nghiệp vẫn gắn với ruộng đất ngay trong mỗi hộ nông dân (ở xã hội phương Tây hầu như không có), cộng với sự chuyên chế khắc nghiệt của chế độ phong kiến phương Đông, một mặt tạo nên sự ổn định của xã hội nông thôn (sự tước đoạt ruộng đất, sự phá sản của nông dân không diễn ra khốc liệt như phương Tây thời cách mạng công nghiệp cổ điển); mặt khác, tạo nên sự trì trệ trói buộc nông dân với ruộng đất, kìm hãm quá trình phân công lao động xã hội. Chính vì vậy mà giờ đây sự vận động của kinh tế hộ nông dân và quan hệ ruộng đất ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, có những đặc điểm khác với phương Tây. Đặc biệt, dưới tác động của các xu thế khách quan của thế giới hiện đại, tốc độ vận động của các quá trình kinh tế - xã hội diễn ra nhanh chóng khi chuyển sang sản xuất hàng hóa, sự va chạm của phương pháp sản xuất truyền thống (nhất là đối với nước ta khi mới thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp) với phương pháp sản xuất hiện đại... sẽ làm cho sự vận động của kinh tế hộ nông dân đa dạng, nhiều cấp độ, nhiều hình thức, có sự không đồng đều giữa các vùng, các loại đất. Điều này gắn liền với sự vận động, phát triển, phân hóa, phân công của kinh tế hộ gia đình dưới tác động của công nghiệp, dịch vụ và sản xuất hàng hóa.

2. Sự khác biệt về trình độ kinh tế hộ nông dân

Sự khác biệt về trình độ kinh tế hộ nông dân về thực chất là sự khác biệt về trình độ canh tác. Ở nước ta, do điều kiện lịch sử - kinh tế - xã hội - tự nhiên, trình độ kinh tế hộ khác nhau rất xa từ du canh du cư với chiếc gậy tra lỗ - tra hạt, đến sản xuất hàng hóa khá cao như vùng đồng bằng Nam Bộ, ven đô... khi chuyển sang kinh tế thị trường, sự giải phóng tiềm năng kinh tế hộ nông dân gắn liền với giải phóng tiềm năng đất đai. Tuy nhiên, đây là quá trình không đồng đều giữa các hộ nông dân, sự vận động diễn ra theo các nấc thang khác nhau.

Nhưng xét theo trình độ sản xuất hàng hóa, về phương diện tổng quát, có thể chia làm hai kiểu vận động gắn với hai loại hộ: Vận động của kinh tế hộ trong khuôn khổ của kinh tế tự cung tự cấp; Vận động của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hóa (quan niệm sản xuất hàng hóa được hiểu là sản xuất nhằm mục đích để bán và thu lợi nhuận).

Gắn với hai quá trình này là hai hình thức và quy mô sử dụng vốn, lao động và ruộng đất khác nhau. Sẽ tồn tại những quy mô đất đai canh tác tối thiểu đối với một hộ, mà dưới mức đó thu nhập từ đất chỉ bảo đảm tự cung tự cấp - ruộng đất được sử dụng như là điều kiện sinh tồn. Trong trường hợp này, khuynh hướng canh tác nhằm mục đích có thu nhập tối đa từ mảnh đất nhỏ bé đó, chứ không phải hiệu quả sản xuất được đặt lên hàng đầu. Khi quy mô canh tác lớn lên (hoặc thay đổi cơ cấu canh tác) tạo ra thu nhập từ đất vượt quá cái ngưỡng cửa tự cung tự cấp, lúc đó đất đai, vốn, lao động bắt đầu được sử dụng như một đầu vào của sản xuất hàng hóa, gắn liền với việc hạch toán kinh tế, lợi nhuận. Đương nhiên, quy mô đất đai cần thiết để chuyển sang sản xuất hàng hóa còn tùy thuộc vào loại đất, loại hình sản xuất kinh doanh, loại cây con, và phụ thuộc vào trình độ canh tác. Chính vì vậy, trong sản xuất hàng hóa, đất đai có thể vận động từ lĩnh vực cây trồng, vật nuôi này sang cây trồng, vật nuôi khác theo tiếng gọi của lợi nhuận (khác với ruộng đất trong kinh tế tự cung tự cấp được sử dụng nhằm mang lại các loại sản phẩm bảo đảm sự an toàn lương thực cao nhất cho hộ).

Như vậy, có thể thấy rằng sự vận động của quan hệ ruộng đất gắn liền với trạng thái và khuynh hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân.

Trong sản xuất nông nghiệp, do đặc thù sinh học của nó, sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nuôi sống con người, nuôi sống trực tiếp người sản xuất ra nó; tức là sản phẩm của lao động có thể trực tiếp là sản phẩm tiêu dùng cho chính người sản xuất không thông qua thị trường. Điều này khác biệt hoàn toàn với trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ, dù sản xuất ở quy mô nào thì đơn vị sản xuất cũng phải đối thoại với thị trường, vì đó là kênh duy nhất cho sự tồn tại và phát triển của nó. Đó cũng là kết quả của lao động nhưng có thể có sự khác biệt về mức độ sản phẩm nông nghiệp từ đất đai đi vào thị trường trong các trình độ phát triển khác nhau. Càng đi vào sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng hóa càng ở trình độ cao, thì sự khác biệt càng lớn.

Do đặc thù của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lương thực, thực phẩm nên các đơn vị sản xuất sản phẩm này đều có thể thực hiện sản phẩm bằng cách phân phối, tiêu dùng trực tiếp, hoặc thông qua thị trường.

Cũng chính do đặc thù này, kinh tế hộ nông dân luôn biểu hiện ra với hai tư cách tồn tại song song, quan hệ hữu cơ với nhau, đó là: đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng (Hộ gia đình còn một tư cách thứ ba - đó là đơn vị xã hội đặc thù mà trong cuốn sách này chúng ta có thể tạm thời chưa đề cập tới).

Bên cạnh đó, đối với hộ nông dân, với tư cách là đơn vị sản xuất hay đơn vị tiêu dùng, mỗi hộ đều có đầu vào - đầu ra của nó. Tuy nhiên, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp mà đơn vị kinh tế hộ nông dân chứa dựng trong mình sự thống nhất - mâu thuẫn đặc thù giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng gắn bó với trạng thái sử dụng và vận động của quan hệ ruộng đất.

Trong kinh tế hộ nông dân, do đặc thù của sản phẩm nông nghiệp có thể được hộ tiêu dùng trực tiếp nên trong một hộ vừa có sự quan hệ trực tiếp giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng (tức là sản phẩm làm ra được tiêu dùng trực tiếp trong hộ), đồng thời trong kinh tế hộ nông dân lại có thể đồng thời có quan hệ gián tiếp giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng thông qua thị trường. Như vậy, trình độ của kinh tế hộ nông dân, một cách tổng quát có thể được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa sản phẩm thực hiện gián tiếp thông qua thị trường và sản phẩm thực hiện trực tiếp giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng trong kinh tế hộ nông dân.

Tỷ lệ sản phẩm thực hiện gián tiếp/sản phẩm thực hiện trực tiếp càng lớn thì trình độ sản xuất hàng hóa của hộ càng cao. Xét theo tượng quan giữa sản phẩm thực hiện gián tiếp và sản phẩm thực hiện trực tiếp thì trình độ kinh tế hộ nông dân có thể phân ra các loại như sau

Hộ tự cung tự cấp hoàn toàn

Đó là loại hộ (cả đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng) hầu như không có sự trao đổi, lưu thông hàng hóa với thị trường, nếu có sự trao đổi, lưu thông hàng hóa với thị trường thì cũng chỉ do nhu cầu bức thiết phải bán bớt sản phẩm tất yếu để đổi lấy các nhu yếu phẩm khác. Khi đó, trong kinh tế hộ nông dân hầu như chỉ có sự trao đổi trực tiếp giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng, lao động và đất đai cũng nằm trong hệ tĩnh tại đó.

Trong trường hợp này, đất đai là yếu tố cơ sở, yếu tố nền tảng sống còn theo nghĩa nó là nơi duy nhất, trực tiếp làm ra lương thực, thực phẩm để bảo tồn chính kinh tế hộ nông dân. Khi đó, tất cả các hộ nông dân tiểu nông tự cung tự cấp đều có cơ sở kinh tế giống nhau, có cấu trúc kinh tế giống nhau, phương thức sản xuất giống nhau, sản phẩm làm ra gần như nhau mỗi hộ mấy sào ruộng, con trâu, cái cày, cái bừa, 1 - 2 lao động... đều cần phải sản xuất một lượng lương thực, thực phẩm để nuôi chính gia đình mình, hầu như không có sản phẩm bán ra thị trưởng và cũng mua rất ít từ thị trường. Hàng triệu hộ nông dân như thế không tạo nên những mối quan hệ kinh tế với nhau và với xã hội, không tạo nên sự phân công lao động xã hội - Đó là sức trì trệ lớn nhất của nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp. Đất đai không tham gia vào kinh tế thị trường cả với tư cách sản phẩm làm ra từ đất trở thành hàng hóa, hoặc bản thân đất đai là hàng hóa.

Cần thấy rõ tính hai mặt của mối quan hệ giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng trong kinh tế hộ nông dân: một mặt, nó là cơ sở bảo đảm sự tồn tại của kinh tế hộ trước rủi ro của thiên nhiên và tác động không thuận của kinh tế thị trường (hạn chế tác động xấu); mặt khác, nó có thể lại là một lực cản khi chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Hộ sản xuất hàng hóa nhỏ

Đặc trưng kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa nhỏ trong nông nghiệp là sản phẩm làm ra chủ yếu để tiêu dùng trực tiếp trong gia đình, số lượng sản phẩm đưa ra lưu thông ở thị trường (hoặc từ thị trưởng vào hộ) nói chung là không đáng kể. Hơn nữa, điều đáng lưu ý là phần sản phẩm đưa ra lưu thông ở thị trường không phải hoàn toàn theo nguyên tắc lợi nhuận (tức là theo quan điểm kinh doanh), thậm chí có thể là một phần lương thực tất yếu phải bán đi để mua các thứ thiết yếu khác.

Trong kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ, mối quan hệ kinh tế trực tiếp giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng chiếm ưu thế, còn mối quan hệ giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng với thị trường là nhỏ yếu, không ổn định, ít có tác dụng làm thay đổi lớn quan hệ cung cầu trên thị trường. Vì tính tự cung tự cấp vẫn chiếm ưu thế trong loại kinh tế hộ nông dân này, cho nên sản xuất lương thực để tồn tại vẫn là nội dung kinh tế cơ bản, hàng đầu của hộ nông dân, trên bất cứ loại đất đai nào có thể được, dù năng suất thấp.

Trong điều kiện này, ruộng đất canh tác rất ít có cơ sở kinh tế để trở thành hàng hóa, sự tham gia của nó vào quan hệ thị trường bị hạn chế rất nhiều vì bị trói chặt vào “khẩu phần lương thực trực tiếp sống còn” của mỗi hộ. Ngay trong phần sản phẩm từ đất trở thành hàng hóa khi tham gia vào quan hệ thị trường thì phần giá trị của đất đai, lao động, vật từ... Sản phẩm làm ra không phải theo quan hệ cung - cầu của thị trường, có khi giá cả trên thị trường cao cũng không đưa sản phẩm ra bán, ngược lại có khi giá cả rất rẻ nhưng vẫn buộc phải bán.

Ruộng đất vốn chủ yếu được sử dụng theo quan điểm hiện vật, tức là bảo đảm độ an toàn của kinh tế hộ nông dân bằng hiện vật do chính mình làm ra. Do đó, đất không được sử dụng đúng với tính năng và tiềm năng sinh học của nó. Đây chính là tính phi hiệu quả của nền sản xuất nhỏ, manh mún, đồng thời nó cũng là nguyên nhân sâu xa kìm hãm quá trình phân công lao động xã hội, kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hình ảnh “cối xay tre ngàn đời nay xay nắm thóc” có từ chính cội nguồn kinh tế này. Để giải phóng tiềm năng lao động, đất đại theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. con đường tác động chủ yếu là phải làm cho mối quan hệ giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng của kinh tế hộ với thị trường mạnh lên và chiếm ưu thế hơn quan hệ trực tiếp giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng trong kinh tế hộ nông dân.

Hộ sản xuất hàng hóa là chủ yếu

Đây là loại hộ nông dân đã hướng mục tiêu sản xuất ra thị trường, đồng thời vẫn giữ phần nhỏ tiêu dùng trực tiếp trong hộ. Đặc trưng kinh tế cơ bản của loại hộ này là mối quan hệ giữa đơn vị sản xuất với thị trường đã khá lớn và chiếm ưu thế hơn so với mối quan hệ trực tiếp giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng của hộ. Vì sản xuất hướng theo thị trường nên các yếu tố đầu vào và đầu ra của đơn vị sản xuất (kể cả chi phí lao động sống và đất đai) đã được tính toán tới trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, do đất đai không thể là một yếu tố biệt lập, mà nó chỉ trở nên có giá khi nó có khả năng “hội tụ” các yếu tố khác như vốn, vật tư, kỹ thuật, phân bón, nước, lao động... để tạo nên sản phẩm cuối cùng. Khi đất đai tham gia vào kinh tế thị trường (với tư cách là sản phẩm của nó trở thành hàng hóa, sản xuất theo cung - cầu của thị trường) đều có chung một thước đo: đó là khả năng sinh lời, nó đã bắt đầu được nhân cách hóa là một nguồn vốn sản xuất, không còn đơn thuần chỉ là tư liệu sản xuất như trong kinh tế hộ nông dẫn tự cung tự cấp. Chính vì nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt (như đã tồn tại hàng vạn năm trong nền văn minh nông nghiệp), nay mang thêm chức năng mới “nguồn vốn sản xuất”, mà ruộng đất đã có điều kiện mở rộng công năng và quy mô kinh tế - xã hội của mình. Với chức năng là “nguồn vốn sản xuất”, đất đai có thể mở rộng công năng và quy mô kinh tế - xã hội của mình. Trong một giới hạn có thể, đất đai có thể thay thế lẫn nhau với các yếu tố đầu vào khác để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì nó là nguồn vốn nên nó cũng có cơ hội vận động, luân chuyển từ người sử dụng này sang người sử dụng khác theo quy luật hiệu quả, quy luật cạnh tranh, quy luật tích tụ (hoặc phân tán).

Đối với những hộ đã đi vào sản xuất hàng hóa, song vẫn còn lưu giữ ở một chừng mực nhất định yếu tố kinh tế tự cung tự cấp. có nghĩa là một phần ruộng đất, vốn, tư liệu sản xuất, lao động... vẫn bị chi phối bởi mục đích này, chưa được giải phóng hoàn toàn. Việc đa số các hộ nông dân giữ đất đai ở một chừng mực nhất định, cơ sở kinh tế tự cung tự cấp thể hiện một trình độ sản xuất chưa cao, mặt khác thể hiện sự lo lắng trước rủi ro có thể gặp phải từ cơ chế thị trường và từ tự nhiên (khi chưa có một cơ chế bảo hiểm có hiệu quả).

Vì lương thực là sản phẩm đáp ứng nhu cầu thường xuyên và thiết yếu nhất của mọi người, sản phẩm lương thực lại gắn liền với đất đai, do đó có thể nói rằng, mức độ vận động và tham gia của quan hệ đất đai vào cơ chế thị trường bị quy định chủ yếu ở mức độ lương thực được hàng hóa hóa. Tỷ suất lương thực hàng hóa càng lớn, lương thực trở thành hàng hóa đối với số lượng người tiêu dùng (tức là tỷ lệ dân cư ngày càng lớn hơn, có nghĩa là đất đai càng vận động có hiệu quả hơn trong cơ chế thị trường.

Hộ sản xuất hàng hóa hoàn toàn

Đặc trưng kinh tế của loại hộ này là sản xuất hoàn toàn hướng theo nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường. Quy mô sản xuất do thị trường điều tiết. Đối với những loại hộ này, giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng của kinh tế hộ nông dân hầu như không còn mối quan hệ trực tiếp, mà cả đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng tồn tại độc lập tương đối với nhau và quan hệ trực tiếp với thị trường.

Mục tiêu của sản xuất hoàn toàn hướng theo lợi nhuận, do đó mọi yếu tố đầu vào - đầu ra của quá trình sản xuất đều được xem xét trên cơ sở giá trị. Cả sức lao động và đất đai đều trở thành yếu tố đầu vào trực tiếp của sản xuất hàng hóa. Sản phẩm làm ra của đơn vị sản xuất đều phải được thực hiện trên thị trường, bị chi phối bởi các quy luật của kinh tế thị trường.

Như vậy, mọi tiêu dùng của hộ tất yếu cũng gián tiếp trở thành một yếu của đơn vị sản xuất. Trong kinh tế hộ nông dân ở trình độ cao này, đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng hầu như không còn quan hệ trực tiếp với nhau mà đều thông qua thị trường, các yếu tố đầu vào và đầu ra đều được tiền tệ hóa cao. Khác với kinh tế hộ nông dân tự cung tự cấp, ở kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa hoàn toàn cả quy mô sản xuất lẫn quy mô tiêu dùng đều chịu sự chi phối của thị trường. Song, điều đặc biệt quan trọng là do giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng trong kinh tế hộ nông dân không còn bị chi phối bởi quan hệ hiện vật.

Do đó càng thấy rõ hơn mối quan hệ nhân - quả giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế hộ nông dân không đi vào sản xuất hàng hóa thì cũng không có cơ sở kinh tế để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ngược lại, chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại là động lực cơ bản để thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp - nông thôn. Bởi vì trong sản xuất nông nghiệp, việc giảm mối quan hệ hiện vật trực tiếp giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng trong kinh tế hộ nông dân là một trong những điều kiện cơ bản để đưa đất đai tham gia vào sản xuất và phát huy cao hiệu quả sử dụng, bởi vì nó giải thoát quan hệ đất đai khỏi quan hệ kinh tế sinh tồn đối với kinh tế hộ nông dân.

Như vậy, khi quan hệ đất đai được giải thoát khỏi "quan hệ kinh tế sinh tồn" để bước sang "quan hệ sinh lời" trong kinh tế hộ nông dân, khi đó nó sẽ vận động theo hai hướng chủ yếu:

Trong sản xuất nông nghiệp, sự co giãn của quy mô sản xuất bị quy định bởi thị trường. Tính quy định này được biểu hiện quy tụ ở giá cả nông sản đầu ra, bởi vì mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào đều được xem xét trong tương quan với giá cả đầu ra.

3. Kinh tế hộ nông dân là một thể thống nhất biện chứng giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng

Có thể nói rằng, trình độ của kinh tế hộ nông dân được thể hiện bên trong thông qua sự đối thoại mang tính đặc thù giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Vốn; Lao động; Thị trường đấu vào, đầu ra (cho cả đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng); Quy mô đất đai; Năng lực làm chủ của chủ thể kinh tế hộ nông dân (trước hết là năng lực sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường).

Khi hộ đã sử dụng đất đai để sản xuất hàng hóa sẽ diễn ra khuynh hướng các hộ tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, đất đai đóng một vai trò đặc biệt trong việc hình thành mối quan hệ giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng trong kinh tế hộ nông dân với những trình độ khác nhau: vai trò bảo đảm khẩu phần lương thực sinh tồn; hay mức cao hơn là vai trò bảo đảm mức thu nhập tối đa (trong đó có lương thực), hay ở mức cao nhất là vai trò thực hiện lợi nhuận tối đa. Đất đai sẽ thực hiện vai trò (trình độ) nào là tùy thuộc sự tổng hợp của các yếu tố đã nêu trên.

Một trong những đặc điểm tác động đến sự phát triển của nghiệp nói chung, mà trực tiếp là kinh tế hộ nông dân là chịu tác động rủi ro mạnh của thị trường và thiên nhiên. Độ rủi ro của hộ đi vào sản xuất hàng hóa thường lớn hơn nhiều so với hộ tư cung tự cấp. Chính vì vậy, khi kinh tế hộ nông dân đi vào sản xuất hàng hóa (nhất là sản xuất hàng hóa chuyên canh) cần có cơ chế bảo hiểm rủi ro từ phía chính các hộ nông dân hiệp tác lại và từ phía Nhà nước, không để các hộ rơi vào tình cảnh phải bán, cầm cố ruộng đất hay tư liệu sản xuất... để trả nợ khi gặp rủi ro.

Một đặc điểm khác cũng rất quan trọng khi kinh tế hộ nông dân nói riêng, nền nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân nói chung tham gia vào cơ chế thị trường là bản thân đất đai với từ cách là tư liệu sản xuất - vốn đã thay đổi một cách căn bản hình thái vận động của nó. Cũng chính với tư cách là tư liệu sản xuất, vốn, đất đai vận động theo cơ chế thị trường sẽ làm thay đổi (theo hướng mở rộng và tăng lên) đáng kể giá trị tới hạn của hình thái sử dụng đất. Với tư cách là vốn, đất đai có thể tham gia một cách da dạng vào cả hình thức sản xuất và phí sản xuất, luân chuyển từ chủ thể này sang chủ thể sử dụng khác theo quy luật kinh tế. Chính vì vậy, càng đi vào cơ chế thị trường, việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nếu không nắm được quy luật khách quan của sự vận động quan hệ đất đai trong cơ chế thị trường gắn với sự nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, thì sẽ không có được một chính sách đất đai phù hợp, và như vậy không chỉ dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp - nông thôn, mà cả nền kinh tế nói chung

4. Sự vận động thực tiễn của kinh tế hộ

Kinh tế hộ nông dân được thể hiện trong mỗi tương quan giữa các yếu tố cơ bản sau thu nhập; đầu tư vốn, vật chất, dịch vụ, lao động; diện tích canh tác. Khi diện tích nhỏ, chi phí vật chất và dịch vụ cao (giống, nhiên liệu, thủy lợi, phân bón...) có thể nâng cao sản lượng nhưng hiệu quả sản xuất không phải bao giờ cũng tương xứng với đầu tư do giới hạn của năng suất sinh học. Đó là chưa tính tới những rủi ro sản xuất do thiên nhiên gây ra và những rủi ro từ cơ chế thị trường. khi đó, hiệu quả sản xuất còn thấp hơn, đòi hỏi quy mô đất đai canh tác tối thiểu phải lớn hơn.

Ruộng đất có ý nghĩa sống còn đối với việc bảo đảm lương thực cho mỗi hộ (theo nghĩa tự cung tự cấp) nhất là đối với những vùng ít đất canh tác, sự lưu thông hàng hóa nói chung và lương thực nói riêng với các vùng khác còn rất hạn chế. Đây là đặc trưng của nhiều vùng núi. Vai trò của ruộng đất giảm xuống một cách tương đối khi các hộ phát triển ngành nghề, thực hiện kinh doanh tổng hợp, tỷ trọng của phần thu từ nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu thu nhập của kinh tế hộ.

Ruộng đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất hàng hóa. nông nghiệp. Đối với những hộ này, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao thông qua sản xuất hàng hóa. Song để có hiệu quả, các hộ này sẽ từng bước tích lũy ruộng đất với quy mô thích hợp cho sản xuất hàng hóa.

Như vậy, nội tại bản thân kinh tế hộ với những mục tiêu, khả năng, trình độ khác nhau đã làm cho quan hệ ruộng đất vận động theo hướng sử dụng khác nhau. Khi vượt khỏi giới hạn tự cung tự cấp, sự vận động của đất đai vẫn gắn với kinh tế hộ, song nó đã mang một bản chất mới: sự vận động của nó gắn với lợi nhuận. Trong sản xuất hàng hóa, quy mô canh tác tối ưu một mặt phụ thuộc vào đối tượng canh tác như trên đã trình bày, mặt khác phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật canh tác, thị trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với mỗi quy mô sản xuất hàng hóa cần có một trình độ kỹ thuật canh tác thích hợp tương ứng (có hiệu quả nhất), và ngược lại.

Quá trình phân hóa kinh tế hộ, bán ruộng đất hay mua thêm ruộng đất ở đây diễn ra trên cơ sở hiệu quả sản xuất hàng hóa, không phải là hậu quả của quá trình tước đoạt hay bóc lột (ở đây không đề cập đến sự chèn ép, lừa lọc, tham ăn biếng làm... vẫn có thể xảy ra đối với một số rất ít hộ nông dân, song nó không phải là đặc trưng chủ đạo của quá trình vận động kinh tế). Quá trình này vận động liên tục làm cho quy mô canh tác trung bình của một hộ (sau thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa) sẽ tăng dần lên (nếu tốc độ tăng dân số giữ được ở mức hợp lý), đồng thời, số hộ nông dân làm nông nghiệp giảm xuống. Quá trình phân tích trên chưa nói tới tác động của sự biến động giá cả đầu vào - đầu ra. Khi đầu vào - đầu ra không ổn định, hộ nông dân sản xuất hàng hóa rất dễ bị tổn thương thua lỗ phá sản, có thể dẫn đến các khuynh hướng giảm sản xuất; phá bỏ cây này trồng cây khác; da canh nhằm bảo đảm độ an toàn cao (nhưng tỷ suất hàng hóa thấp...). Điều này không có lợi cho cả hộ nông dân và cho cả xã hội.

Quá trình vận động của kinh tế hộ nông dân gắn với sự vận động của ruộng đất theo những quy luật kinh tế không diễn ra trong một vài năm như một số người suy nghĩ. Nhịp độ vận động của nó phụ thuộc có tính quyết định vào tốc độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chúng ta có thể thông qua ví dụ Đài Loan phải mất 18 năm (1952 - 1970) mới chặn đứng được quá trình tăng số nông trại và giảm quy mô nông trại. Từ năm 1970 trở đi là quá trình giảm số lượng nông trại và tăng quy mô trung bình của một số nông trại. Hiện nay, ở Đài Loan (cũng như ở Nhật Bản) đã có hiện tượng các nông trại “già đi”, có các nông trại không có người thừa kế, khó thuê lao động làm nông nghiệp.

Ở nước ta trên bình diện chung, nông nghiệp đang ở giai đoạn thừa lao động thiếu đất canh tác (tuy rằng mức độ ở các vùng khác nhau, đối với các loại đất canh tác cũng khác nhau), tỷ suất hàng hóa nông phẩm còn thấp, sản xuất lương thực của đa số hộ nông dân còn là vấn đề bức thiết, do đó sự vận động này mang tính đặc thù đặc thù của thời kỳ quá độ từ nền nông nghiệp còn mang nặng tính tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điều này lại bắt đầu từ sự vận động của kinh tế hộ nông dân, trước hết nhằm đạt được tới ngưỡng đủ ăn, sau đó là phấn đấu vượt qua ngưỡng tái sản xuất mở rộng. Xét về quan hệ kinh tế hộ trong sử dụng vốn, lao động và ruộng đất, chúng ta thấy nổi lên bốn phương hướng sau:

Từ du canh du cư sang định cư du canh, và từ du canh sang định canh (một bước chuyển ban đầu sang thâm canh).

Sử dụng đất đai theo phương thức đa canh (mô hình vườn -ao - chuồng (VAC) cũng là một dạng da canh) để nâng cao thu nhập.

Đi vào thâm canh hoặc chuyển dịch đối tượng canh tác theo hưởng thu giá trị tối đa trên một đơn vị diện tích canh tác (như nuôi trồng các cây con đặc sản, xuất khẩu..).

Cho thuê ruộng đất hoặc chuyển nhượng hẳn ruộng đất để làm ngành nghề khác. Một số khác lại tích tụ ruộng đất để thực hiện sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn.

Hai phương hướng đầu thường gắn với mục tiêu của kinh tế hộ là an toàn lương thực và thực phẩm của hộ, hai hướng sau là đặc trưng của mục tiêu kinh tế hộ hướng vào lợi nhuận, sản xuất hàng hóa.

Phương hướng thứ nhất gắn liền với bộ phận cư dân sống du canh du cư trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Phương hướng thứ hai là đặc trưng của các vùng nông nghiệp mang nặng tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa còn kém phát triển, như các vùng miền núi, trung du, một số địa phương ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Trung Bộ. Phương hướng thứ ba gắn với các loại đối tượng canh tác: sản xuất lúa hàng hóa, kinh tế vườn hàng hóa như ở đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, trồng cây công nghiệp (cao su, chè, cà phê, hồ tiêu, cam...), nuôi trồng các cây con cho giá trị kinh tế cao, cần ít đất (hoa, cây cảnh nuôi ếch, ba ba, lươn, rắn...) thường phát triển ở các vùng ven đô, ven thị, giao thông thuận tiện cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nhất là ngoại thành Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác, nói nghề mà chia khung.

Trong thực tế đã và đang diễn ra quá trình chuyển dịch đổi tượng canh tác và mục đích sử dụng ruộng đất sau: Đất lúa sang đất vườn cây ăn quả; Đất lúa sang đất hoa; Đất lúa sang đất ao; Đất lúa sang đất nuôi con đặc sản; Đất lúa sang đất cây công nghiệp (như mía); Đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đất xây dựng.

Quá trình chuyển dịch này thường diễn ra theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mang lại thu nhập lớn hơn. Quá trình chuyển dịch này nhằm cải thiện và nâng cao trạng thái kinh tế hộ nông dân trên cơ sở phát triển sản xuất hàng hóa, trên cùng một diện tích canh tác (thậm chí nhỏ hơn nhiều) nhưng thu nhập của họ vẫn bảo dam vượt quá ngưỡng tái sản xuất để tiếp tục phát triển kinh tế hộ. Đây là hưởng vận động hợp lý, rất cần được khuyến khích.

Phương hướng thứ tư: cho thuê ruộng đất hoặc chuyển nhượng hẳn ruộng đất cũng đã và đang diễn ra. Nơi nào sự phát triển kinh tế hàng hóa càng cao thì quá trình chuyển nhượng ruộng đất càng diễn ra nhiều hơn, như ở đồng bằng sông Cửu Long hoặc các vùng có ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Như vậy, tổng quát lại, sự vận động của kinh tế hộ nông dân gắn với sự vận động của ruộng đất có thể quy về hai dạng sau:

Chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, tích tụ ruộng đất canh tác gắn với sự vận động đa dạng của kinh tế hộ, gắn với quá trình phát triển và cơ cấu lại nền sản suất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn với quá trình phân công lại lao động xã hội công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đây là sự vận động của ruộng đất theo quy luật kinh tế, cần có sự khuyến khích và quản lý phù hợp.

Chuyển nhượng, mua bán ruộng đất đưa đến sự phân cực, nghèo khó hơn vì những nguyên nhân và lý do phi kinh tế. Cần phải có các biện pháp (kinh tế, xã hội, pháp lý, giáo dục) ngăn chặn các hiện tượng này. Nếu có các giải pháp tốt, chẳng hạn cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi để sản xuất, chúng ta hoàn toàn có khả năng hạn chế các hiện tượng tiêu cực đó.

Khi xem xét, phân tích bản chất kinh tế, xã hội của quá trình vận động của kinh tế hộ nông dân và quan hệ ruộng đất trong cơ chế thị trưởng, có sự quản lý của Nhà nước, gắn với quá trình sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta sẽ có được những chính sách và chế định pháp lý đủ hiệu lực để cho sự vận động theo hướng ngày càng có hiệu quả hơn, đồng thời ngăn chặn tối đa các hiện tượng tiêu cực kinh tế - xã hội nảy sinh. Đó cũng chính là một trong những cơ sở quyết định bảo đảm định hướng phát triển lành mạnh trong nông nghiệp - nông thôn.

Việc thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo động lực phát triển mạnh mẽ, năng động trong nông thôn - nông nghiệp. Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách khuyến khích làm giàu chính đáng đi đối với xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế đi liền với thực hiện công bằng xã hội. Nhiều địa phương đã có những hiện pháp xóa đói, giảm nghèo, đem lại kết quả tốt, khuynh hướng chung là số hộ đủ ăn, số hộ khá - giàu đi vào sản xuất hàng hóa ngày càng tăng lên, số hộ nghèo càng giảm đi, tuy nhiên tương quan này ở các vùng có sự khác nhau đáng kể.

Sửa đổi lần cuối Thứ ba, 04 Tháng 7 2023 21:35

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành