Thứ hai, 10 Tháng 7 2023 07:20

Phân tích bản chất việc xây dựng năng lực và thức đẩy mô hình phát triển bắt kịp của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế đi sau thành công nhất khi đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đứng vào hàng ngũ các nền kinh tế có thu nhập cao. Mặc dù Hàn Quốc thường được xem như một hình mẫu cho các nước đang phát triển khác, tuy nhiên cũng có một số người hoài nghi. Sự hoài nghi đó xuất phát từ nhận thức rằng mô hình Hàn Quốc liên quan đến mức độ hoạt động tích cực của nhà nước, bao gồm việc bảo vệ có mục tiêu đối với một số ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp, theo khuyến cáo của WTO, đó là một sự can thiệp không thể chấp nhận được trong môi trường toàn cầu ngày nay. Nhận thức này dường như đã bị ảnh hưởng bởi các tài liệu ban đầu có xu hướng tập trung vào vai trò của Chính phủ so với thị trường trong mô hình phát triển bắt kịp[1]. Nhưng một vài tài liệu khác, cụ thể là quan điểm dựa trên công nghệ[2], cho rằng Hàn Quốc và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới nổi khác[3] đã cố gắng bắt kịp bằng cách “nội địa hóa" và thích nghi với công nghệ lạc hậu của các quốc gia phát triển[4].

Có ý kiến cho rằng, “quan điểm dựa trên năng lực” về kinh nghiệm của Hàn Quốc và châu Á trong quá trình phát triển được coi triển bắt kịp. Cách tiếp cận này được coi là một phần mở rộng của quan điểm dựa trên công nghệ”, thông qua việc giữ khoảng cách giữa Chính phủ và thị trường để phát triển nền tảng kinh tế vi mô. Đây là bài học rút ra từ thực tế, Hàn Quốc không phải là vai trò của Chính phủ trong phát triển kinh tế mà là việc quốc gia này tăng cường năng lực của các doanh nghiệp, do đó tạo ra tăng trưởng bền vững trong vài thập kỷ.

Duy trì sự tăng trưởng lâu dài không phải là điều dễ dàng. Có nhiều cải cách vĩ mô mang lại sự phục hồi ngay lập tức nhưng không được duy trì và cuối cùng nền kinh tế phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác (Lee, 2006). Rào cản cơ bản nhất để phát triển bền vững là năng lực trong nước. Nếu không xây dựng một mức độ năng lực nhất định, tăng trưởng dựa trên mức thu nhập thấp hơn hoặc đơn giản là cạnh tranh về giá, có xu hướng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Thành công của Hàn Quốc dựa trên năng lực và kể từ giữa những năm 1980, Hàn Quốc đã nhấn mạnh R&D trong các khu vực tư nhân, đẩy tỷ lệ R&D/GDP tổng hợp lên ngưỡng 1% và cuối cùng là 2,5% hoặc cao hơn.

Một trong những khác biệt rõ ràng nhất giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là GDP bình quân đầu người. Câu hỏi đặt ra là, điều gì giải thích cho sự khác biệt về mức thu nhập? Kết quả này là do năng lực khác nhau của mỗi quốc gia, bao gồm năng lực sản xuất và bán các sản phẩm cạnh tranh quốc tế trong thời gian dài. Yếu tố quan trọng của mô hình Hàn Quốc là tập trung vào việc xây dựng những khả năng này, giúp nền kinh tế đạt được sự phát triển liên tục trong các ngành tương tự cũng như thúc đẩy các mục nhập liên tiếp (một dạng phát triển khác) vào các ngành mới có triển vọng. Thực tế cho thấy, không dễ để nâng cao năng lực. Kinh tế học chính thống có xu hướng tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô và tự do hóa thương mại, nhưng chỉ gián tiếp tác động tới việc xây dựng năng lực, nếu có. Sự thiên lệch trong kinh tế học này bắt nguồn từ những hạn chế nội tại của kinh tế học chính thống khi từ “khả năng” (và hàm ý là “học tập”) không tồn tại. Kinh tế học chính thống ủng hộ việc tối ưu hóa các nguồn lực, nhưng bắt đầu từ giả định rằng tất cả các nguồn lực đầu vào hoặc khả năng đều đã tồn tại và nhiệm vụ duy nhất là tìm ra cách sử dụng chúng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các nước đang phát triển không phải lo lắng về việc sử dụng tối ưu các nguồn lực (khả năng) đơn giản vì chúng không có sẵn. Đối với các quốc gia này, vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để xây dựng và củng cố các năng lực đó.

Vì vậy, cần nghiên cứu về bản chất năng lực và phát triển liên tục mô hình Hàn Quốc theo các tiêu chí sau:

1. Phát triển dựa trên quá trình xây dựng năng lực

Mở cửa và thúc đẩy xuất khẩu thường được coi là thành phần chính sách quan trọng đối với các nước đang phát triển. Do đó, nhiều quốc gia chỉ đơn giản là phải sử dụng đến “phá giá” hoặc tự do hóa thương mại tiêu chuẩn, dẫn đến bùng nổ xuất khẩu do tác động của giá cả và những cải thiện nhất định đối với cán cân thương mại. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp cải cách theo định hướng vĩ mô mang lại sự phục hồi ngay lập tức, mặc dù không bền vững và cuối cùng là một đợt khủng hoảng khác. Ví dụ, ba chu kỳ cải cách ở Indonesia (1983-1991, 1994-1997 và sau năm 1998) cho thấy quốc gia này thành công nhanh chóng với cải cách vĩ mô, nếu không được hỗ trợ bởi những thay đổi kinh tế vi mô, có xu hướng mất dần đi khá sớm, gây ra một sự cân bằng khác, khủng hoảng thanh toán. Mô hình tương tự cũng đang diễn ra ở Nepal liên quan đến cải cách những năm 1990 (Lee 2006).

Hàn Quốc cũng ở trong tình trạng khó khăn như các nước đang phát triển khác, phải đối mặt với tình trạng mất cần bằng bên ngoài liên tục và thâm hụt thương mại lâu dài trong hai thập kỷ đầu tiên của quá trình công nghiệp hóa những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, kể từ những năm 1970, Chính phủ đã chú trọng phát triển công nghệ bằng cách công khai tài trợ và tiến hành các hoạt động R&D). Kết quả được chia sẻ với các doanh nghiệp tư nhân, R&D khu vực từ được khuyến khích với các ưu đãi về thuế, và vào những năm 1980, một hiệp hội R&D chung công - tư được thành lập để hỗ trợ các dự án lớn hơn, rủi ro hơn. Tăng cường chi phí cho hoạt động R&D và tập trung vào giáo dục đại học đã tạo cơ sở cho tăng trưởng dựa trên trí thức. Điều này thể hiện rõ trong sự gia tăng các bằng sáng chế của người Hàn Quốc được Hoa Kỳ bảo hộ. Đầu những năm 1980, người Hàn Quốc đã nộp khoảng 50 đơn xin cấp bằng sáng chế do Hoa Kỳ bảo hộ, tương tự như tình hình của các nước Mỹ Latinh. Tỷ lệ R&D/GDP của các nước Đông Á và Mỹ Latinh cũng tương tự. khoảng 0,5% . Nhưng đến năm 2000, Hàn Quốc đã nộp hơn 5.000 bằng sáng chế do Hoa Kỳ bảo hộ mỗi năm và tỷ lệ R&D/GDP của nước này vào khoảng 2,5%. Ngược lại, tỷ lệ này của hầu hết các nước Mỹ Latinh vẫn ở mức khoảng 0,5 đến 1,0% và không có nước Mỹ Latinh nào nộp nhiều hơn 1.000 đơn xin cấp bằng sáng chế hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc, sáng kiến chính sách này, vốn ít được chú ý, đã thành công trong việc củng cố khu vực sản xuất, một yếu tố quan trọng đằng sau thặng dư thương mại cuối những năm 1980. Kể từ đó, Hàn Quốc đã vượt qua cái bẫy mất cân bằng bên ngoài hoặc các chu kỳ dừng của khủng hoảng và cải cách. Các quốc gia tuân theo “chính sách đồng thuận Washington”, tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô và tự do hóa thương mại, đã có một số cải thiện nhưng điều này có xu hướng tồn tại trong thời gian ngắn.

Khi động lực của cải cách dựa trên vĩ mô ban đầu chậm lại và nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng hoặc suy thoái, các cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn đã được thử trong vòng tiếp theo. Chúng bao gồm tự do hóa tài chính hoặc tự do hóa thị trường vốn, khiến nền kinh tế tiếp xúc với nguồn vốn tài chính lớn, ngắn hạn. Khi tự do hóa tài chính thiếu thiết kế và quản lý phù hợp, điều này thường dẫn đến tình trạng chuyển giao nước ngoài, đầu cơ, bong bóng tài chính và cuối cùng là một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Mặc dù Rodrik (1996b) thừa nhận tầm quan trọng của việc áp dụng tuần tự 10 khuyến nghị chính sách của “chính sách đồng thuận Washington". Rodrik bỏ qua thực tế rằng Đông Á kể từ giữa những năm 1980 đã có nhiều năng lực tiên tiến hơn, trước khi thị trường hóa sâu hơn.

Tỷ lệ R&D/GDP ở một số nền kinh tế được lựa chọn (%)[5]

1965 1980 2000
Hàn Quốc 0.5 0.56 2.65
Đài Loan 0.71 2.05
Philippines 0.2 0.2
Thái Lan 0.3(1969) 0.3 (1985) 0.25
Malaysia 0.1 (1988) 0.49
Trung Quốc 0.68 (1985) 1
Ấn Độ 0.4 (1968) 0.7 (1982) 0.85
Brazil 0.3 (1974) 0.6 (1985) 1.04
Argentina 0.2 (1969) 0.5 0.44
Chile 0.4 0.53
Mexico 0.1 (1970) 0.6 (1984) 0.37
Ghana 0.2 (1966) 0.9 (1976)
Nigeria 0.5 (1969) 0.3 (1977)
Nam Phi 0.89 (1985) 0.62*

Ghi chú: *Trung bình năm 1988 và 2002.

Cần lưu ý rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Hàn Quốc là sự chú trọng vào năng lực và phát triển công nghệ, điều này có thể dẫn đến việc hợp nhất năng lực R&D và xuất khẩu. Nếu không tăng cường năng lực R&D thì không thể tăng trưởng xuất khẩu bến vùng. Sự khác biệt giữa các nền kinh tế châu Á ngày càng thành công hơn và các nền kinh tế kém thành công hơn là ưu tiên cho công nghệ và giáo dục đại học để nâng cao tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Những điều này không có trong “chính sách đồng thuận Washington”, mặc dù chúng là những yếu tố quan trọng đặc biệt trong cách tiếp cận được áp dụng ở Đông Á.

Một đánh giá gần đây của Ngân hàng Thế giới về thập kỷ cải cách trong những năm 1990 thừa nhận rằng tăng trưởng đòi hỏi nhiều hơn việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và hành động hướng tới tăng trưởng, như: bắt kịp công nghệ hoặc khuyến khích chấp nhận rủi ro để tích lũy nhanh hơn[6]. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe[7] về cải cách ở Mỹ Latinh cho thấy, ổn định kinh tế vĩ mô không phải là điều kiện đủ để đảm bảo tăng trưởng dài hạn, vốn gắn chặt hơn với động lực của cơ cấu sản xuất. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng và bối cảnh thể chế hoạt động tốt, rộng hơn là điều cần thiết, nhưng nhìn chung những điều này không đóng vai trò trực tiếp trong việc mang lại những thay đổi trong động lực tăng trưởng[8]. Sau đó, có quan điểm cho rằng, các can thiệp kinh tế vi mô nên được kết hợp với các yếu tố nâng cao năng lực (công nghệ và giáo dục), bởi vậy mà chi phí bị bóp méo (chi phí thuê) có thể được bù đắp bởi giá thuê bổ sung mới do tăng trưởng tạo ra.

Khi chúng tôi coi việc tăng trưởng bắt kịp là một quá trình xây dựng năng lực, chúng tôi đang xem xét năng lực của các tập đoàn tư nhân. Khả năng của các nền kinh tế đi sau trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân năng động là tiêu chí cơ bản quan trọng nhất quyết định thành bại của sự phát triển hoặc tăng trưởng kinh tế. Nếu rủi ro đối với vốn tư nhân quá cao, ban đầu đây có thể là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nhưng các doanh nghiệp này nên được hướng tới sở hữu tư nhân, tức là chuyển thành “công khai” thông qua phát hành ra công chúng lần đầu (IPO) càng sớm càng tốt. Điều này hiếm khi được tuyên bố rõ ràng, đó là lý do tại sao chúng tôi nhấn mạnh là yếu tố chính của mô hình Hàn Quốc.

Trong số các khía cạnh khác nhau của năng lực, công nghệ cần phải được chọn lọc bởi vì nếu không có công nghệ thì không thể có tăng trưởng bền vững. Trong thời đại thị trường cạnh tranh rộng mở như hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân không thể duy trì đà phát triển bằng các sản phẩm giá rẻ; họ phải chuyển sang hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc liên tục phát triển, cải tiến và đổi mới sáng tạo công nghệ. Hơn nữa, bất cứ khi nào có thể, các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả các liên doanh[9] được kiểm soát tại địa phương, nên là doanh nghiệp “địa phương", không phải là “doanh nghiệp con" do các tập đoàn đa quốc gia kiểm soát ở nước ngoài. Các doanh nghiệp đa quốc gia liên tục di chuyển trên khắp thế giới, tìm kiếm mức thu nhập rẻ hơn và thị trường lớn hơn, và không thể dựa vào đó để tạo ra tăng trưởng bền vững ở các địa phương hoặc quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, các tập đoàn đa quốc gia là những kênh hữu ích để chuyển giao và học hỏi kiến thức.

2. Phát triển thành công các năng lực và tham gia vào các ngành công nghiệp mới

Một số quan điểm[10], nhấn mạnh tiềm năng tăng trưởng hưởng ra bên ngoài dựa trên OEM, nhưng chúng tôi tập trung vào những hạn chế do các chiến lược tăng trưởng này đặt ra vì chúng phụ thuộc vào quyết định của các tập đoàn đa quốc gia có di dời tới các quốc gia có mức thu nhập thấp mới nổi hay không.

Việc kiểm tra chặt chẽ một nền kinh tế bắt kịp thành công, như Hàn Quốc, chỉ ra rằng sự tiến bộ trong cùng một ngành công nghiệp hoặc phát triển các mục tiếp theo (cấu thành một kiểu phát triển khác) thành các ngành công nghiệp mới có triển vọng phát triển trong quá trình phát triển công nghiệp. Lập luận của chúng tôi là nếu không có sự phát triển của hai chuỗi phát triển này, cơ hội bắt kịp thành công sẽ ít hơn. Có hai lý do giải thích cho điều này, một là tác động từ phía quốc gia đi sau và hai là tác động từ phía quốc gia đi trước[11].

Thứ nhất, tác động từ quan điểm của quốc gia đi sau: chiến lược OEM thành công có xu hướng tăng tỷ lệ lương của họ tương ứng, nhưng thực tế là các địa điểm lao động rẻ hơn mới tiếp tục xuất hiện ở các nước tiếp theo và những địa điểm này có thể vượt qua vị trí của quốc gia đi sau trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này buộc phải chuyển hướng đi lên đối với các hoạt đông có giá trị gia tăng cao hơn trong các ngành có thể chấp nhận mức thu nhập cao hơn và hướng tới các ngành mà các nước ở cấp độ tiếp theo không thể cạnh tranh.

Thứ hai, trong trường hợp quốc gia dẫn đầu, các nhà đổi mới sáng tạo ở những quốc gia này có xu hướng tạo ra các ngành công nghiệp mới tương ứng với giá trị gia tăng cao hơn, và quốc gia dẫn đầu sẽ chuyển sang quốc gia đi sau để thực hiện việc gia công. Khi các đổi mới sáng tạo phát triển (các sản phẩm mới và các ngành công nghiệp mới), các ngành công nghiệp cũ đã phát triển, trở nên lỗi thời và hạ cấp xuống các hoạt động có giá trị gia tăng thấp hơn, buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm cơ hội trong các ngành công nghiệp mới xuất hiện và có giá trị gia tăng cao. Các doanh nghiệp buộc phải đi theo con đường đổi mới sáng tạo này hoặc bị vượt mặt bởi những doanh nghiệp đi sau.

Sự cần thiết của hai hình thức phát triển này một phần xuất phát từ vòng đời công nghiệp quốc tế, trong đó các ngành công nghiệp mới có xu hướng được tạo ra ở các nước phát triển, và các quốc gia và doanh nghiệp đi sau kế thừa những điều này khi ngành công nghiệp đã phát triển và sản phẩm của ngành công nghiệp được tiêu chuẩn hóa. Với chu kỳ sống này, một đặc điểm quan trọng của quá trình bắt kịp thành công là khả năng tham gia vào các giai đoạn sớm hơn (giá trị gia tăng cao hơn) của chu kỳ và điều này chỉ có thể thực hiện được với khả năng hấp thụ được nâng cao. Nếu không, các lựa chọn thay thế là các hoạt động hoặc ngành công nghiệp có mức thu nhập thấp hơn, với hạn chế về cơ hội thành công lâu dài.

Quan điểm về thay đổi công nghiệp năng động như vậy rõ ràng là mâu thuẫn với quan điểm chủ đạo về lợi thế so sánh tĩnh; việc áp dụng thay đổi công nghiệp một cách thiếu nghiêm túc có thể khiến thế giới ở vào một giai đoạn mà theo đó các nước phát triển chuyên môn hóa nhiều hơn vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc tỷ suất lợi nhuận cao trong khi các nước đang phát triển bị gắn với các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp hoặc tỷ suất lợi nhuận thấp. Hơn nữa, không có hướng dẫn nào được đưa ra về cách quản lý quá trình chuyển đổi từ sản xuất có lợi nhuận nhỏ sang sản xuất có giá trị gia tăng cao, điều này làm cho triển vọng phát triển không rõ ràng.

Đã có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu của Hàn Quốc, bắt đầu từ hàng hóa thâm dụng lao động (may mặc) và tiến dần sang ôtô và hàng điện tử. Tỷ trọng xuất khẩu trong tổng GDP là dưới 2% vào đầu những năm 1960 hoặc khi bắt đầu phát triển công nghiệp, đạt 10% vào đầu những năm 1970 và 30% vào giữa những năm 1980. Sự tăng trưởng xuất khẩu này đầu tiên được thúc đẩy bởi những sản phẩm thâm dụng lao động như quần áo và giày dép. Tỷ trọng này đã tăng nhanh chóng trong những năm 1960 và 1970 lên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 1965 và gần 30%. vào đầu những năm 1970. Sau đó, thị phần của hàng quần áo và giày dép giảm xuống khoảng 10% vào năm 1990 và xuống dưới 3% vào năm 2000, do chúng bị thay thế bởi các hàng hóa khác có giá trị cao hơn, như: hàng điện, điện tử và ôtô. Tỷ trọng của các sản phẩm có giá trị cao đã tăng lên khoảng 10% vào giữa những năm 1970, chiếm 20% trong hai thập kỷ sau đó, và cuối cùng là gần 30% vào năm 2005.

Đằng sau sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu này là sự cải tiến liên tục của năng lực cấp doanh nghiệp, phát triển từ OEM lên nhà thiết kế sản phẩm gốc[12] và sau đó là OBM[13]. Điều này trở nên cần thiết vì các doanh nghiệp trước có xu hướng chuyển các đơn đặt hàng OEM của họ sang các địa điểm có mức thu nhập thấp hơn và những doanh nghiệp đi sau cần mở rộng sang các đơn hàng có giá trị gia tăng cao hơn. Có nhiều trường hợp phát triển trong cùng một ngành ở Đông Á. Ví dụ, các doanh nghiệp bán dẫn ở Hàn Quốc và Đài Loan bắt đầu từ đóng gói hoặc thử nghiệm vi mạch tích hợp (hoạt động có giá trị gia tăng thấp), sau đó chuyển sang chế tạo vi mạch và cuối cùng là thiết kế vi mạch (giá trị gia tăng cao nhất)[14].

Ở Hàn Quốc, cũng có nhiều trường hợp tham gia vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn. Tập đoàn Samsung nổi tiếng với sự hội tụ liên tiếp của các ngành công nghiệp mới trong suốt lịch sử 60 năm. Samsung bắt đầu trong ngành công nghiệp nhẹ (dệt may)[15] nhưng sau đó mở rộng sang lĩnh vực điện tử tiêu dùng, tiếp theo là chất bán dẫn và viễn thông, cuối cùng là màn hình phẳng... Trong quá trình này, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thể chế thông qua các thỏa thuận chung về hoạt động R&D và chuyển giao công nghệ, cũng như các ưu đãi về thuế và tín dụng cho các ngành công nghiệp mới hơn.

Minh họa về phát triển và tham gia thị trường cho thấy hai quá trình này có mối liên hệ với nhau: chỉ có thể tham gia sau khi các doanh nghiệp đi sau có được năng lực cần thiết để phát triển trong một ngành công nghiệp nhất định. Như vậy, để khắc phục các vấn đề liên quan đến tăng trưởng dựa trên OEM, trước tiên các doanh nghiệp đi sau phải có được năng lực cần thiết, và với những năng lực thiết kế này, họ có xu hướng chậm hơn, mặc dù đi sau, là những doanh nghiệp tham gia vào các ngành công nghiệp mới nổi. Những doanh nghiệp đi sau không thể bỏ qua bất kỳ ngành nào vì những ngành cũ tiếp tục thay đổi, thường trở thành những ngành đang suy giảm và/hoặc những ngành mới được thành lập thông qua các sáng kiến của những doanh nghiệp đi trước để tận dụng lợi nhuận cao hơn.

Một đặc điểm đáng chú ý ở đây là các ngành công nghiệp mới ở các quốc gia phát triển có xu hướng được tạo ra bởi các doanh nghiệp mới, khác biệt, trong khi ở các nước đi sau, các ngành công nghiệp mới nổi được phát triển bởi cùng các doanh nghiệp đa dạng hóa nhưng có thể sử dụng các phương thức tiếp cận khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp Hàn Quốc (Samsung hoặc LG) đã trở nên đa dạng hóa cao thông qua việc thâm nhập vào sản xuất nhiều mặt sản phẩm tiêu dùng.

Mặc dù sự thay đổi năng động như vậy trong các ngành tương đối có lợi thế có thể phát triển mà không cần sự can thiệp của nhà nước, nhưng thường thì sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thể đẩy nhanh quá trình và mang lại cơ hội thành công cao hơn.

3. Xác định vai trò của cơ quan phát triển (Developmental Agency) và mục tiêu ngành công nghiệp

Gerschenkron, nhà sử học kinh tế vĩ đại người Nga, đã phân tích quá trình công nghiệp hóa của Đức và Nga; đồng thời đưa ra khái niệm về “hiệu ứng người đi sau” trong những năm 1950 và 1960[16].

Gerschenkron (1962) lưu ý rằng sự lạc hậu về kinh tế đóng vai trò trong việc tạo ra sự thay thế có hệ thống cho các điều kiện tiên quyết giả định của tăng trưởng công nghiệp và coi sự can thiệp của nhà nước là cần thiết để bù đắp những thiếu sót. Bên cạnh đó, Vương Quốc Anh là trung tâm của cách mạng công nghiệp, có thể tiến lên với sự dẫn dắt của thị trường tư do theo đường lối của Adam Smith, nhưng Pháp, bắt đầu muộn hơn, sẽ cần sự can thiệp nhiều hơn để bù đắp cho những hạn chế của họ, và ở Đức, hoạt động đổi mới sáng tạo quan trọng sẽ là sự hình thành các ngân hàng lớn để cung cấp năng lực tiếp cận vốn cần thiết cho công nghiệp hóa, cũng như sự lạc hậu ngày càng tăng của Nga đòi hỏi nhà nước phải có vai trò bù đắp trực tiếp và lớn hơn.

Ngày nay tình hình các nước đang phát triển phải đối mặt còn tồi tệ hơn so với tình hình của Đức hay Nga, bởi vì nhiều nước trong số này tụt hậu xa hơn so với các quốc gia dẫn đầu. Vì vậy, có thể hiểu được nếu các nước đang phát triển tìm được những cách thức đặc biệt hoặc triệt để hơn để bù đắp cho những thiếu sót của họ.

Do đó, trong khi mục tiêu cuối cùng của phát triển là nâng cao năng lực của các doanh nghiệp tư nhân địa phương thì cần có các cơ quan thí điểm để hướng dẫn và điều phối toàn bộ quá trình công nghiệp hóa. Những nhu cầu như vậy tồn tại bởi vì các nguồn lực chính khan hiếm và cần được huy đồng cho các lĩnh vực hoặc dự án. Gerschenkron đã xác định các cơ quan mới thành lập, như các ngân hàng đầu tư lớn thuộc sở hữu nhà nước là động lực của quá trình công nghiệp hóa ở Đức và Nga. Chính các cơ quan này có thể bù đắp những khoảng trống ở một quốc gia đang tìm cách công nghiệp hóa.

Tất cả các nước Đông Á đều thành lập các cơ quan nhà nước cụ thể đóng vai trò định hướng cho quá trình công nghiệp hóa. Ở Hàn Quốc, các thể chế được thành lập vào những năm 1960 dưới chế độ Park bao gồm các ban kế hoạch kinh tế để thiết lập các kế hoạch kinh tế; Bộ Thương mại và Công nghiệp hỗ trợ chính sách công nghiệp và xuất khẩu; Bộ Tài chính tài trợ cho các kế hoạch kinh tế. Các cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và thúc đẩy các ngành công nghiệp và công nghệ chính ở Hàn Quốc.

Quá trình phát triển liên quan đến các ngành công nghiệp đang phát triển, với các doanh nghiệp có thể phát triển và nâng cao các năng lực. Nhưng các ngành công nghiệp không thể được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, hoặc để theo ý thích của các tập đoàn đa quốc gia. Việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi phải mang lại cho họ sự đảm bảo về lợi nhuận ban đầu và cơ hội học tập cho đến khi họ đã phát triển để cạnh tranh thành công trên các thị trường thế giới. Một cách hiệu quả để đảm bảo các cơ hội ở là tập trung mục tiêu vào các ngành công nghiệp hoặc công nghệ nhất định, như những ngành có biểu hiện bên ngoài hoặc thất bại thị trường về khoảng cách giữa lợi nhuận tư nhân và xã hội. Trong khi kinh tế học chính thống sẽ chỉ tập trung vào những ngành như vậy, chúng tôi có thể đi sau hơn điều này và cho rằng có nhiều mục tiêu hợp lý hơn trong bối cảnh bắt kịp.

Góc độ tiêu cực của việc đạt được mục tiêu xuất phát từ sự rủi ro" trong việc lựa chọn ngành công nghiệp hoặc công nghệ phù hơn. Ví dụ, không thể dự đoán những ngành hoặc công nghệ nào sẽ trở nên nổi bật ở một quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, mối quan tâm này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh các nước phát triển, nơi các doanh nghiệp công nghệ đang đối mặt với "rủi ro” lớn hơn. Nhưng các nền kinh tế đi sau có những mục tiêu hợp lý hơn: đó là những ngành công nghiệp hoặc công nghệ đang được nhập khẩu hoặc chuyển giao ở mức giá do các doanh nghiệp nước ngoài độc quyền. Trong tình huống này, mục tiêu thay thế nhập khẩu sẽ chuyển tiền thuê từ các doanh nghiệp nước ngoài sang các doanh nghiệp nội địa. Với chiến lược thay thế nhập khẩu có mục tiêu như vậy, các hoạt động trong nước ít gặp phải bất trắc hoặc rủi ro hơn vì công nghệ có mục tiêu này thường sở hữu những phát minh hoàn thiện, có thể được phát triển thông qua nỗ lực tập trung của các trung tâm R&D trong nước. Rất nhiều ví dụ thành công ở Đông Á, bao gồm cả sự phát triển của tập đoàn R&D TDX (thiết bị chuyển mạch điện thoại số) ở Hàn Quốc đầu những năm 1980[17].

Hàn Quốc trong những năm 1970 và 1980 phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn dịch vụ điện thoại. Nhưng tính đến cuối những năm 1970 đất nước này không có ngành công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông của riêng mình cũng như không có chương trình R&D. Do đó, hầu hết các thiết bị và công nghệ liên quan đều được nhập khẩu và các kỹ thuật viên Hàn Quốc chỉ lắp đặt hệ thống chuyển mạch nước ngoài vào mạng điện thoại của quốc gia. Với sự phát triển nhanh của các cơ sở công nghiệp và thương mại cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng (gần 36 triệu người), các dịch vụ viễn thông cuối những năm 1970 đã tụt lại phía sau so với nhu cầu. Sau khi cân nhắc thận trọng, Hàn Quốc đã quyết định xây dựng năng lực sản xuất của riêng mình và kết cấu hạ tầng R&D cần thiết cho việc tạo ra các hệ thống chuyển mạch điện thoại số hiện đại.

Với sự hợp tác của một mạng lưới quốc gia gồm các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hệ thống chuyển mạch, tập đoàn Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu điện tử và viễn thông Hàn Quốc[18] đã phát triển vào năm 1981-1983 một hệ thống chuyển mạch số độc quyền được gọi là TDX[19]. Do đó, sự phát triển của hệ thống Hàn Quốc được thực hiện theo từng giai đoạn thông qua công tắc thủ công, từng bước bỏ qua công tắc thủ công để nhảy vọt sang công tắc điện tử tương tự và công tắc điện tử số. Sản phẩm trong nước này đã chiếm lĩnh các thị trường trước đây do tập đoàn đa quốc gia nhập khẩu và thống trị. Kinh nghiệm của Hàn Quốc, được tích lũy và nâng cao trong những thập kỷ trước, đã dẫn đến sự phát triển của các năng lực trong nước trong lĩnh vực viễn thông không dây trong những năm 1990. Một sự tiếp quản thị trường điện thoại di động tương tự từ Motorola của các doanh nghiệp địa phương Samsung và LG đã xảy ra vào khoảng thiên niên kỷ[20].

Những trường hợp này là dấu hiệu cho thấy người Hàn Quốc, với sự hỗ trợ của Chính phủ, đã có thể vượt qua thành công các thị trường mà tập đoàn đa quốc gia hoặc liên doanh nắm giữ trước đây để trở thành nhà xuất khẩu. Việc chuẩn bị và phát triển các ngành công nghiệp mới đòi hỏi các nỗ lực do nhà nước lãnh đạo bởi nhiều cơ quan, cung cấp hỗ trợ từ việc mua lại đất cho các doanh nghiệp trong ngành được chỉ định, mua lại công nghệ và đảm bảo tài chính bao gồm phân bố tín dụng, thông qua việc thúc đẩy các chiến lược bao gồm ưu đãi về thuế và hỗ trợ R&D, kiểm soát đối với cạnh tranh quá mức để cho phép các doanh nghiệp có thời gian phát triển sản phẩm và thị trường của họ, đồng thời mở cửa theo từng giai đoạn để đón nhận toàn bộ lực lượng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, xu hướng nhà nước theo chủ nghĩa tích cực này nên được loại bỏ dần ở các giai đoạn sau vì chi phí sản xuất địa phương và rủi ro khi thâm nhập thị trường mới sẽ được giảm bớt do có sự học hỏi năng động từ sản lượng tích lũy được tạo ra.

 


[1] Amsden 1989; Chang 1994; Ngân hàng Thế giới 1993.

[2] OECD 1992; Hobday 1995b, L. Kim 1997a; Dahlman, Westphal và Kim 1985.

[3] Newly Industrialized Economy, NIEs.

[4] Vernon 1966; Utterback và Abernathy 1975.

[5] Nguồn: Cơ sở dữ liệu của các tác giả được giải thích trong p0.4hần phụ lục về các nguồn d0.53ữ liệu trong Lee và Kim (2009); Lee (2006).0.6 (1984)

[6] Ngân hàng Thế giới 2005a.

[7] Economic Commission for Latin America and the Caribbean, ECLAC.

[8] Ocampo 2005

[9] Joint Venture, JV.

[10] Tác giả, như: Hobday (2000) và Teece (2000).

[11] Lee và Mathews 2012.

[12] Original Design Manufacturing, ODM.

[13] Mathews và Cho 2000; Hobday 2000; Lee 2005a.

[14] Mathews 2005, 2006.

[15] Như đã thảo luận trong Lee và Mathews (2012).

[16] Lee và Mathews 2012.

[17] Lee, Mani và Mu 2012.

[18] Korean Electronics and Telecommunications Research Institute ETRI.

[19] Time-Division Exchange - Tổng đài phân thời.

[20] Lee và Lim 2001.

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 14 Tháng 8 2023 07:58

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành