Thứ ba, 22 Tháng 8 2023 02:19

Phát triển kinh tế thị trường song song với việc bảo vệ và gìn giữ tài nguyên chung

1. Tài nguyên chung

Garrett Hardin - một nhà sinh thái học người Mỹ đã có những quan điểm về sự hạn chế của tài nguyên chung và hậu quả khi sử dụng tài nguyên một cách lãng phí. Trong khi Adam Smith phác họa một bức tranh về những lựa chọn cá nhân tư lợi, cô lập kết hợp với việc đưa ra những kết quả xã hội mong đợi, thì Hardin lại đưa ra những lập luận đối lập: những lựa chọn cá nhân hợp lý kéo theo một chi phí xã hội lớn. Vấn đề mà Hardin dự báo là các tài nguyên chung sẽ bị sử dụng quá mức bởi vì các quyết định cá nhân hợp lý áp đặt một mức phí tổn ngoại hộ. Nếu một người nông dân chăn thả đàn bò của anh ta trên một đồng có chung. Đàn bò ăn cỏ thoải mái mà người nông dân không phải mất một khoản chi phí nào, nhưng như vậy thì đàn bò của những người nông dân khác sẽ không còn nhiều cỏ để ăn; tuy nhiên những người nông dân không bao giờ bỏ qua những lợi ích miễn phí khi mà những người nông dân khác vẫn đang chăn thả gia súc của mình trên cánh đồng chung. Hậu quả là dẫn tới tình trạng chăn thả quá mức. Chi phí cá nhân nhỏ hơn lợi ích cá nhân, thế nhưng chi phí xã hội lại vượt quá tổng lợi ích của tất cả các cá nhân này cộng lại. Hiện tượng không quan tâm tới tài nguyên chung tương tự cũng có thể gặp phải trong nhiều bối cảnh, từ những khu vườn chung tại các khu nhà ở nơi chẳng ai bận tâm tới việc nhặt rác, tình trạng đánh bắt cá quá mức ở đại dương, hoặc việc chăn thả quá mức.

Nghiên cứu của Hardin đã thêm một nội dung quan trọng vào cuộc tranh luận về môi trường, khiến cho những người từng trải phải kết luận rằng tài nguyên thiên nhiên không thể an toàn mà phó mặc cho thị trường được. Trên thực tế, nó đã xác định một hiện tượng có vẻ như phổ biến, trữ lượng cá ở đại dương đã bị khai thác đến cạn kiệt nghiêm trọng vào cuối những năm 1960; từ cuối những năm 1970, ngày càng có nhiều quốc gia đòi hỏi quyền được đánh bắt cá ở phạm vi 200 dặm tính từ bờ biển của họ (thay vì 3 dặm như trước đây), và các hệ thống hạn ngạch đã được áp dụng ở một số nơi trên thế giới - nhưng vẫn không đủ để ngăn chặn được sự cạn kiệt của trữ lượng cá do tình trung đánh bắt cá quá mức. Những vùng rừng rộng lớn đã biến mất ở những khu vực chẳng hạn như Amazon do sự khai thác quá mức các vùng đất chung và vùng đất thuộc sở hữu tư thông qua hành vi khai thác gỗ. Ví dụ ý nghĩa nhất chính là bầu khí quyển của trái đất nơi mà mọi người đã thải vào đó nào là khí nhà kính, rồi các chất gây ô nhiễm, phần lớn chẳng phải mất một xu nào. Tương tự như vậy, nhiều rác thải đổ ra đại dương, từ nước thải chưa qua xử lý đến rác thải nhựa, với những hậu quả ngày càng tàn phá đời sống của các sinh vật biển.

Hình: Trữ lượng cá toàn cầu, giai đoạn 1974-2013

Chính bản thân Hardin đã lập luận rằng, có hai giải pháp tương phản nhau đối với vấn đề bi kịch của tài nguyên chung. Một là nhượng lại cho phía tư nhân quyền tài sản đối với các tài nguyên chung. Do vậy, thị trường có thể vận hành để phân phối các kết quả hiệu quả. (Mặc dù vẫn phải nhắc lại rằng tư tưởng về việc thị trường - này - hay bất kỳ thị trường nào khác là “tự do là sai, vì nhà nước xác định và chuyển nhượng các quyền tài sản và thực thi các quyền đó thông qua hệ thống tư pháp). Ngay cả khi vẫn còn những phí tổn khác, chẳng hạn như đàn bò lang thang trên khu đất của những người khác, thì những giao dịch giữa các cá nhân hay thông qua hệ thống pháp lý, về nguyên tắc, đều giải quyết được những xung đột lợi ích.

Tuy nhiên, tạo quyền sở hữu tư nhân có thể gây tranh cãi, và hơn thế nữa, hiến pháp của một số quốc gia (như Iceland và Ecuador) đã bác bỏ quyền sở hữu tư nhân đối với tài nguyên thiên nhiên. Hardin đã nghĩ rằng, giải pháp thay thế duy nhất là giao cho một cơ quan công quyền xác định các quy tắc sử dụng hay điều chỉnh việc tiếp cận các tài nguyên chung. Có một số cách tiềm năng để làm điều này:

 Đấu giá các quyền tiếp cận thông qua giấy phép để tạo các quyền sở hữu tư nhân tạm thời (được sử dụng ở nhiều quốc gia đối với tài nguyên ví dụ như sóng vô tuyến chung, nơi việc sử dụng một phần của phổ có thể gây nhiễu cho các dải băng lân cận nếu không được kiểm soát);

 Cấp quyền tiếp cận dựa trên một số nguyên tắc khác, chẳng hạn như công lao hay truyền thống, hoặc là thành viên của một nhóm được hưởng ân huệ (chẳng hạn như nhiều quốc gia đã từng cấp quyền đánh bắt cá truyền thống);

 Cấp quyền tiếp cận bằng vé số; 

 Thiết lập hệ thống xếp hàng (các hợp đồng cho thuê những mảnh đất nhỏ thường được chính quyền địa phương phân bổ theo cách này, giống như khi tiếp cận Dịch vụ Y tế Quốc gia không định giá của Vương Quốc Anh).

Ví dụ về sức mạnh của thị trường trong việc bảo vệ các tài nguyên chung

Quan điểm sử dụng các quyền tài sản tư nhân và thị trường để cải thiện tính hiệu quả và sửa chữa các ngoại tác còn gây nhiều tranh cãi giữa những người tham gia các chiến dịch về môi nói riêng. Trong lịch sử, việc áp dụng các quyền tài sản đối với đất đai chung trước đây liên quan tới hành vi tước đoạt quyền lực thường bằng bạo lực, như trong Phong trào cắm rào ở Anh (English Enclosure Movement) hồi thế kỷ XVIII, hay ở các vùng đồng bằng của miền Tây nước Mỹ hồi thế kỷ XIX (được hỗ trợ rất nhiều bởi phát minh ra dây thép gai). Tuy nhiên, chuyển nhượng quyền tài sản có thể là một cách tiếp cận mạnh mẽ. Một ví dụ liên quan tới trợ cấp (Pigou) và giảm thuế được đưa vào áp dụng ở Costa Rica năm 1990 để trả cho các chủ sở hữu đất tư nhân nhằm mục đích quản lý đất đai của họ như quản lý các khu rừng nhiệt đới chứ không phải để sử dụng chúng vì các mục đích thương mại. Kể từ đó, tỷ lệ diện tích đất nước được che phủ bởi rừng nhiệt đới tăng lên đáng kể (từ 1/5 lên trên 1/2) và các khoản thu nhập tăng thêm từ ngành du lịch một phần sẽ được sử dụng để chi trả cho trợ cấp. Các cơ chế chi trả tương tự đối với các dịch vụ hệ sinh thái cũng được áp dụng ở nhiều quốc gia, gồm có Trung Quốc với cơ chế chuyển đổi đất nông nghiệp thành đồng có hoặc rừng, ở Việt Nam là sử dụng công nghiệp thủy điện để thúc đẩy nước sạch, ở Ôxtrâylia khôi phục các loại cây bụi tự nhiên, và ở Hoa Kỳ là giảm ô nhiễm ở Catskills để lưu vực sông tiếp tục cung cấp nước sạch.

Một trong những ví dụ được nêu trong bài báo của Hardin cho thấy, ông đã phát hiện ra tính logic của thị trường mới là hấp dẫn nhất - thực sự thì ông đã ám chỉ những nỗ lực để quản lý tài nguyên chung như là tài sản chung với một số hoài nghi. Ông chỉ ra rằng chính quyền địa phương đã biến bãi đậu xe ôtô trở thành “tài nguyên chung” miễn phí vào dịp lễ Giáng sinh thay vì phải thu phí như đối với tài nguyên khan hiếm. Ông lập luận rằng, hành động tỏ ra thiện chí này chính xác là sự đối lập với những gì đáng lẽ ra phải làm, vì nó sẽ khiến cho tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn - tắc nghẽn nhiều hơn và sử dụng quá mức các chỗ đậu xe chung ở trung tâm thị trấn. Thay vì đó, lẽ ra nên tăng cường thu phí các bãi đậu xe ôtô. Nếu không làm được điều này, nên sử dụng một số phương sách chia suất, chẳng hạn như những quy tắc mà nhiều thành phố đưa ra khi ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ, các thành phố từ Paris tới New Delhi sử dụng cơ chế cho phép mọi người chỉ được lái xe cách ngày, tùy thuộc vào số xe hay biển số xe của họ.

Nếu hàng hóa được xem xét theo hai khía cạnh – chúng là đối thủ trong tiêu dùng hay không và loại trừ tình trạng hưởng lợi miễn phí dễ hay khó (điều này phụ thuộc vào các đặc điểm vật lý và kỹ thuật) - hàng hóa cá thể được phân loại. Có sự cạnh tranh về tiêu dùng giữa những hàng hóa loại này, nhưng để loại trừ tình trạng hưởng lợi miễn phí là rất khó khăn. Cái khó có thể là do đặc điểm pháp lý chứ không phải là do đặc điểm kỹ thuật hay vật lý: các khu đất chung có diện tích nhỏ thường có những bức tường hay hàng rào được xây quanh chúng rất dễ dàng, thế nhưng các quyền pháp lý truyền thống giữ những khu đất đó cho mục đích sử dụng tập thể. Bên cạnh đó còn có những thứ thường được gọi là hàng hóa câu lạc bộ (club goods) hay hàng hóa thu phí (toll goods) - chúng là những hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh song có thể loại trừ tình trạng ăn không. Điều này cũng có thể phụ thuộc vào truyền thống hoặc công nghệ. Ví dụ như vấn đề liệu ngọn hải đăng có phải là hàng hóa công cộng thật sự hay không, vì việc tàu thuyền không được phép cập cảng nếu không nộp phí các chương trình truyền hình đã từng là hàng hóa công công vừa không có tính cạnh tranh, vừa không có tính loại trừ cho đến khi công nghệ mã hóa kỹ thuật số được phát minh.

2. Quản lý nguồn tài nguyên chung

Hardin dường như đã nhận ra và phân tích được vấn đề phổ biến của sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, dù cho trữ lượng cá đã bị đánh bắt cạn kiệt và đất đai đã bị chăn thả quá mức, cũng có nhiều ví dụ cho thấy mọi người đã hợp tác để ngăn chặn tình trạng sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên. Vừa tập hợp các ví dụ về quản lý tài nguyên chung, vừa phân tích các điều kiện cần để chúng thành công, đó chính là công trình của Elinor Ostrom, người phụ nữ duy nhất (cho đến nay) giành được giải Nobel về kinh tế. Hardin tập trung vào những hàng hóa không có tính đối thủ và sự tổn tại của các ngoại tác. Tuy nhiên, Hardin đã giả định rằng, mục đích của mọi người là tối đa hóa lợi ích cá nhân của mình. Do đó, ông kết luận rằng, “chính phủ” - được giả định là sẽ đưa ra sự lựa chọn đúng đắn với tư cách là một nhà quy hoạch xã hội ôn hòa - thường sẽ phải đưa ra những quy tắc mang lại kết quả tối ưu. Trên thực tế, mọi người giao tiếp và hợp tác, có thể tạo ra và thực thi một loạt các quy tắc mà chẳng cần phải viện dẫn tới sự điều tiết chính thức của chính phủ một chút nào. Ostrom đã dẫn chứng nhiều ví dụ về sự điều tiết cộng đồng kiểu này thông qua hợp tác

Những người đánh bắt tôm hùm ở Maine là một trong các ví dụ về loại hình tổ chức xã hội này mà Ostrom đã đưa ra. Đánh bắt quá mức có vẻ như là một trong những ví dụ rõ nhất về bị kích của tài nguyên chung, và thậm chí là năm 1990, nó còn dẫn tới sự cạn kiệt nghiêm trọng về số lượng tôm hùm ngoài khơi bờ biển Maine. Nhưng Ostrom đã phát hiện rằng, cộng đồng những người đánh bắt tôm hùm đã nghĩ ra một cách phân chia quyền tiếp cận những con tôm hùm sẵn có bằng cách phân bố các khu vực cá nhân mà tại đó họ có thể đặt những cái giỏ đánh bắt tôm hùm của mình. Họ thực hiện một loạt các biện pháp trừng phạt xã hội ngày càng tăng đối với những cá nhân mà họ theo dõi thấy là đã đánh bắt nhiều hơn định mức được phép. Bước đầu tiên là thắt nơ trên những cái giỏ đánh bắt tôm hùm của người nào đánh bắt ngoài phạm vi cho phép, các bước tiếp sau đó là đến tận nơi để cảnh cáo, gây áp lực xã hội và bước cuối cùng là những người đánh bắt tôm hùm còn lại sẽ phá hủy những chiếc giỏ đánh bắt tôm của những người vi phạm.

Các quyền tiếp cận nước (water rights) từ California tới Tây Ban Nha và Nepal là trọng tâm đặc biệt khác trong nghiên cứu của Ostrom (cùng với Vincent Ostrom). Bà nhận thấy ở California vào những năm 1960 đã áp dụng hệ thống quản lý nước kiểu “đa trung tâm”, với sự “chắp vá” của các cơ quan công, tư và các tổ chức tập thể tham gia quản lý tiếp cần nguồn nước; hệ thống tồn tại cho đến khi rơi vào trạng thái bất ổn do nhu cầu tăng nhanh cùng với đó là các đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra trong những năm 1987-1991. Các nơi ở Tây Ban Nha áp dụng một bộ các quy tắc phức tạp được xây dựng và thực thi trong xã hội. Bộ quy tắc này có sự thay đổi giữa những năm hạn hán với những năm bình thường. Bộ quy tắc tồn tại trong 500 năm. Ở Nepal, đối với việc quản lý các loại đất đai nhất định thì các hệ thống do nông dân quản lý hoạt động thành công hơn những hệ thống do Chính phủ quản lý. Các khảo sát của Ostrom về các loại hình quy hoạch khác nhau đối với lãnh thổ và khí hậu, vốn là nguyên nhân dẫn tới cân bằng cung cầu luôn thay đổi, đã đưa đến khái niệm về quy hoạch đa trung tâm, trong đó các kiểu tổ chức khác nhau - gia đình, mạng lưới, hiệp hội, các cơ quan hành chính, các hội đồng truyền thống - kết hợp với nhau theo những cách thức đôi khi phức tạp song thường được quy định rõ ràng để đưa ra và thực thi những quyết định về những gì sẽ xảy ra. Nhìn nhận sâu sắc mấu chốt trong công trình vừa quan trọng vừa sắc sảo của Ostrom chính là tồn tại nhiều loại thể chế, không chỉ có thị trường (“tự do” hoặc không tự do) và chính phủ. Oliver Williamson, người cùng nhận giải thưởng Nobel với Ostrom, đã quan sát những vấn đề tương tự đặt trong bối cảnh của các tổ chức kinh doanh khi họ là những cấu trúc thể chế thay thế sản xuất các hàng hóa tư nhân. Như đã lưu ý, lý thuyết kinh tế vi mô bắt đầu với một nhà sản xuất duy nhất, tuy nhiên một trong những bài viết nổi tiếng của Ronald Coase đã đặt câu hỏi tại sao các doanh nghiệp lại tồn tại nếu chúng ta nghĩ rằng thị trường hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng các nguồn lực theo kế hoạch và được quản lý. Hơn nữa, Ostrom nhận thấy rằng những chi tiết về vấn đề bối cảnh, lịch sử và địa lý, đã nói lên rằng không có cách tiếp cận chung cho tất cả. Theo một cách nào đó, không nên ngạc nhiên khi tìm thấy những ví dụ cho thấy các thể chế phi thị trường và phi chính phủ phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Các thành phố ở Anh thời Trung Cổ được các tập đoàn quản lý (và thủ đô London cũng vậy). Nhiều thành phố khác trên khắp thế giới - ở Canada và Hoa Kỳ chẳng hạn - đều có các tập đoàn thành phố với nhiều hình thức pháp lý khác nhau. tham gia quản lý các thành phố đó. Mãi cho tới thế kỷ XX, các tổ chức tôn giáo (chẳng hạn như các hội đồng giáo xưa Anh) mới có một vai trò kinh tế quan trọng, và ngày nay vẫn tiếp tục chứng tỏ được vai trò quan trọng của họ ở nhiều nơi trên thế giới. Một quốc gia có một chính phủ nhưng lại có nhiều loại hình thể chế, tất cả đều tham gia vào một số hoạt động quản trị. 

Theo lối tư duy này, Ostrom đã nêu lên quan điểm của mình trong tác phẩm của bà có tựa đề Governing of the Commons (Quản trị tài nguyên chung):

Cả những người theo chủ trương tập trung hóa và những người theo chủ trương tư nhân hóa thường xuyên ủng hộ các thể chế đã được lý tưởng hóa và được đơn giản hóa quá mức - nghịch lý thay, đó hầu như là các thể chế “phi thể chế”. Việc khẳng định rằng, sự điều tiết tập trung là cần thiết không nói lên điều gì về cách thức một cơ quan trung ương nên được thành lập, cơ quan đó nên có thẩm quyền gì, các giới hạn thẩm quyền của cơ quan đó nên được duy trì như thế nào, cách thức cơ quan đó thu thập thông tin, hay nên chọn lựa và thúc đẩy các cơ quan cấp dưới của cơ quan đó như thế nào để họ vận hành công việc của mình, và có nên nhờ một bên nào đó giám sát, khen thưởng và xử phạt sự thi hành công việc của các cơ quan cấp dưới đó không. Việc khẳng định rằng, áp đặt các quyền tài sản tư nhân là cần thiết không nói cho chúng ta biết điều gì về cách thức xác định nhóm các quyền đó, cách thức đo lường các thuộc tính khác nhau của hàng hóa có liên quan, ai là người sẽ trả các khoản phí tổn do đã loại trừ những người không phải là chủ sở hữu khỏi quyền được tiếp cận, xung đột giữa các quyền sẽ được xử như thế nào, hoặc làm thế nào để tổ chức phần lợi ích dôi dư của những người có quyền trong chính bản thân hệ thống tài nguyên.

Thay vì các quyền tài sản kiểu “Được ăn cả ngã về không” (được quyền sở hữu đất đai hoặc chẳng có quyền sở hữu nó), lập luận rằng có “những nhóm” quyền tài sản liên quan đến tài nguyên, bao gồm quyền tiếp cận chẳng hạn. Do đó, mặc dù có thể phải tốn một chút nỗ lực dấy, song có thể loại trừ được những cá nhân không chịu hợp tác khỏi việc sử dụng tài nguyên chung.

Phương pháp tiếp cận để quản lý tài nguyên này phức tạp hơn so với những phương pháp đối lập với nó là sở hữu tư nhân/điều tiết của chính phủ, nhưng nó có thể thành công Trên cơ sở của Lý thuyết trò chơi (về các trò chơi không hợp tác lặp đi lặp lại), Ostrom đã thiết lập các nguyên tắc thiết kế thành công một thể chế tập thể (phi nhà nước, phi thị trường). Những nguyên tắc này mang tính hợp pháp, một khía cạnh không lấy gì làm nổi bật trong phân tích kinh tế thuần túy về các động cơ. Các thể chế phải được định hình và những người vận dụng chúng thực thi. Có một lý do cho thấy chúng có thể thành công khi các biện pháp can thiệp của chính phủ thất bại, đó là các quan chức chính phủ thường là những người ngoài cuộc, các quyết định của họ thiếu tính hợp pháp trong cộng đồng địa phương. Còn một lý do khác, được xác thực bởi nhiều công trình thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, đó là mọi người có thể sẵn sàng chịu thiệt hại về mình để xử phạt những người vi phạm quy tắc. Điều thú vị là một số nguyên tắc đã loại trừ khả năng quản lý cộng đồng thành công trong bối cảnh có một số thất bại thị trường, đặc biệt là sự bất cân xứng thông tin, vì giám sát là một công việc quan trọng. Cũng có một loại quyền tài sản có liên quan - không phải là quyền sở hữu tài nguyên chung mà là quyền sử dụng hay quyền tiếp cận. Những quyền tiếp cận này thường được đưa vào luật, do đó tài nguyên chung được quản lý hoạt động trong bối cảnh quốc gia - dân tộc hay trong khung thẩm quyền và khuôn khổ chính trị rộng hơn khác. Điều này nhấn mạnh một điểm là những bối cảnh nhất định vốn khó hiểu: thị trường và chính phủ có xu hướng thất bại trong cùng một tình huống và một số loại thể chế tập thể khác có thể cũng vậy.

Trong khi thiết kế các thể chế tập thể là quan trọng, thì bối cảnh rộng hơn là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của một thỏa ước tập thể. Đó không chỉ là vấn đề của bối cảnh pháp lý và sự chấp nhận hoặc ít nhất là sự cho phép của các cơ quan nhà nước đối với quyền tự quan của cộng đồng. Bối cảnh vật chất bên ngoài và công nghệ sản xuất là hai yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và thất bại của quyền quản lý tự chủ. Ví dụ, các thỏa thuận quản lý nước thường chấm dứt trong thời gian xảy ra hạn hán và phải chuyển sang quản lý nơi những người sử dụng ở thượng nguồn có thể khai thác những lượng nước lớn. Có phải cây trồng bị thiếu nước hay không, hay có phải các loại hạt giống mới thay đổi nhu cầu nước tưới hay không? Có phải những con tôm hùm hay nhím biển di chuyển nhiều giữa các vùng đánh bắt đã được phân bổ không? Có phải ô nhiễm từ những nơi khác ảnh hưởng tới nghề cá không?

Một tập hợp các yếu tố bên ngoài khác liên quan tới những người có liên quan và cộng đồng của họ. Ở một số nơi, truyền thống xã hội quyết định hành vi ở một mức độ đáng kể, và ở những nơi khác mọi người đưa ra sự lựa chọn nhiều hơn với tư cách là những cá nhân có lợi ích và có lý trí. Mức độ cân bằng bắt buộc giữa chi phí và lợi ích, do đó, phải được định hình phần nào bởi cách hành xử của các cá nhân. Mặc dù vậy, trên tất cả, liệu có hay không vốn xã hội cao hay lòng tin (được bàn luận bên dưới) ảnh hưởng tới các cơ hội thành công. Tài nguyên chung được quản lý đòi hỏi phải có mức độ tin tưởng cao vào cộng đồng và các chuẩn mực xã hội mạnh mẽ về hành vi.

Thể chế tập thể đôi khi thành công, đôi khi lại không - Ostrom đã tìm thấy nhiều ví dụ cho thấy cả hai điều đó. Hiếm khi tìm thấy các ví dụ chứng tỏ chúng hoạt động hiệu quả trên quy mô lớn. Phần lớn các nghiên cứu của bà liên quan tới các cộng đồng nhỏ ở các quốc gia đang phát triển ở nơi đó không quá khó để những người đưa ra quyết định chính biết về nhau, hoặc để việc giám sát sự tuân thủ (hoặc tình trạng hưởng lợi miễn phí) được khả thi. Garrett Hardin tin rằng, bất kỳ cộng đồng nào có trên 150 người đều thấy khó quản lý tài nguyên chung. Ông đã lựa chọn con số này vì các cộng đồng Hutterite ở miền Tây Bắc của Hoa Kỳ phân chia thành các nhóm nhỏ hơn một khi họ vượt qua con số này về quy mô: “Khi quy mô của một cộng đồng Hutterite đạt đến con số 150, những người Hutterite bắt đầu đóng góp dưới mức khả năng của họ và đòi hỏi quá độ cho những nhu cầu của mình Kinh nghiệm của các cộng đồng Hutterite chỉ ra rằng, dưới 150 người, hệ thống phân phối có thể được quản lý bằng sự hổ thẹn, trên con số xấp xỉ đó, sự hổ thẹn mất đi tính hữu hiệu của nó”, ông viết.

Bắt đầu với Phong trào cấm vào trong cuộc cách mạng công nghiệp, và Phong trào xây tường rào ở miền Tây nước. Mỹ, quyền tài sản tư nhân hiện vẫn còn tồn tại trên nhiều vùng đất chung trước đây ở các quốc gia phát triển. Quản lý tập thể đối với tài nguyên nước ở các nền kinh tế giàu có là tương đối hiếm so với quản lý của tư nhân hoặc chính phủ. Các nền kinh tế chính thức, hiện đại dẫn xâm lấn các tài nguyên chung truyền thống, như đất đai và nước, mặc dù bị kịch của tài nguyên chung dường như tất nhiên đang xảy ra trên các đại dương và khí quyển của trái đất. Trong những bối cảnh này, các quyền tài sản thật khó hay không thể thiết lập được, và quy mô của cả tài nguyên và thách thức đều ở một mức mà thỏa ước tập thể để quản lý việc sử dụng chúng cực kỳ khó khăn. Các cuộc đàm phán liên chính phủ (ví dụ, về biến đổi khí hậu) phần lớn là thất bại. Tuy nhiên, trong một vài bối cảnh, chẳng hạn như nghề cá, thủy triều (xin pip được chơi chữ) có lẽ đang đổi hướng (Hộp 1). Có lẽ quay trở về với các biện pháp quản lý địa phương và tập thể, trong một số trường hợp, sẽ chứng tỏ là một phương cách quản lý tài nguyên khả thi hơn về mặt thể chế và bền vững hơn về mặt môi trường so với cách tiếp cận chính sách kinh tế tiêu chuẩn bằng sự can thiệp của chính phủ.

Ví dụ về: Tài nguyên chung được quản lý thành công

Tài nguyên thiên nhiên là trọng tâm của nghiên cứu về cộng đồng quản lý các tài nguyên chung. Ở các nền kinh tế phát triển, các cơ quan chính thức của chính phủ theo thời gian có xu hướng thay thế các chương trình do cộng đồng điều hành, khi quy mô của các cộng đồng lớn hơn, khiến cho việc giám sát và thực thi trở nên thách thức hơn. Tuy nhiên, có nhiều ví dụ ở các nước phát triển cho thấy tài nguyên chung đã được tự quản. Một trong những ví dụ đó là hệ thống quản lý tưới tiêu của Nhật Bản. Trong nhiều thế kỷ, các cộng đồng nông nghiệp của Nhật Bản chịu trách nhiệm sắp xếp việc sử dụng nước. Mặc dù quyền sở hữu ruộng lúa là của tư nhân, song việc lấy nước để tưới tiêu lại được làm chung. Sự sắp xếp đã được chính thức hóa trong thời kỳ hậu chiến; mặc dù chính phủ đầu tư vào các kết cấu hạ tầng trọng điểm, nhưng trách nhiệm cấp quyền tiếp cận nguồn nước được giao cho các quận cải tạo đất, các tổ chức cộng đồng hợp pháp, trong đó bao gồm cả những người sử dụng nước. Các tổ chức này lập quy định và thực thi các quy định trong chính cộng đồng của họ. Thực sự, vai trò của các hiệp hội những người sử dụng nước này, do những người nông dân đã được lựa chọn qua bầu cử quản lý, trong vấn đề quản lý tưới tiêu đã và đang tăng lên theo thời gian.

Một ví dụ khác cũng ở các nước phát triển, đó là nghề đánh bắt nhím biển ở San Diego. Giữa những năm 1970 và 1990, trữ nhím biển đã giảm khoảng 3/4 do vấn nạn khai thác quá mức. Chương trình cấp phép của Nhà nước đã không thể ngăn chặn được sự suy giảm. Hiện nay, các tay thợ lặn săn nhím biển đã đồng ý đánh bắt hạn chế với bang California, và chính bản thân họ tham gia giám sát việc đánh bắt và quản lý việc tuân thủ cam kết. Tổ chức, Hiệp hội những người làm nghề biển ở San Diego (San Diego Watermen's Association) cũng đã bắt đầu dựng chợ trên bến tàu của mình để cải thiện thu nhập cho những người thợ lặn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, số lượng nghề cá được cộng đồng quản lý trên khắp thế giới thực tế đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây, đáp lại bằng chứng về sự cạn kiệt của trữ lượng cá. Khi những ngư dân trở thành đối tác, mọi nỗ lực từ việc quản lý nghề cá của cộng đồng có khả năng đem lại nhiều lợi ích hơn cho trữ lượng cá cũng như ngư dân, ở đây lợi ích càng lớn thúc đẩy sự hợp tác càng nhiều. Trong một kịch bản khác, áp đặt các quy tắc và giới hạn có thể khiến cho con người ta trốn tránh các quy định để tìm cách tối đa hóa lợi ích cá nhân của mình.

3. Sở hữu trí tuệ và tài nguyên số chung

Có một vùng đất mới mà ở đó các quyền tài sản không rõ ràng và bị tranh chấp rất nghiêm trọng, với kiểu chiếm đoạt đất đai diễn ra cho đến khi nào các luật lệ và chuẩn mực được thiết lập. Vùng đất đó thường được gọi là tài nguyên số chung. Sản phẩm số là hàng hóa công cộng theo nghĩa nó không có tính cạnh tranh, cho nên nếu phân loại thì việc sử dụng thuật ngữ chung là không đúng. Tuy nhiên, nó lại cung cấp một ví dụ nổi bật cho thấy tầm quan trọng của cả quyền tài sản rõ ràng và các chuẩn mực xã hội trong nền kinh tế.

Sở hữu trí tuệ là vùng đất bị tranh chấp gay gắt. Khung khổ pháp lý để phân bổ quyền tài sản đối với những hàng hóa không có tính cạnh tranh này vẫn còn đang phải kiểm chứng. Luật - đặc biệt là Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số của Hoa Kỳ - bị nhiều viện sĩ và nhiều nhà hoạt động chiến dịch đánh giá là quá nặng nề đối với các tập đoàn lớn. Những lợi ích về mặt phúc lợi xã hội của việc được tiếp cận rộng rãi hơn với hàng hóa công công kỹ thuật số có thể lớn hơn những lợi ích của việc đem đến những động cơ mạnh mẽ (không cần thiết) cho những người sáng tạo ra nội dung số. Hàng hóa kỹ thuật số không có tính đối thủ, song việc sử dụng chúng lại có tính loại trừ thông qua việc kết hợp giữa công nghệ (mã hóa, công nghệ quản lý quyền kỳ thuật số) với luật pháp (luật bản quyền và thực thi luật bản quyền).

Trên thực tế, các tranh chấp quyền tài sản kỹ thuật số Khi Amazon giới thiệu thiết bị đọc sách điện tử Kindle của mình, những người mua cuốn tiểu thuyết có tựa đề 1984 của George Orwell đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, một ngày hàng 1 tháng 7 năm 2009, cuốn tiểu thuyết của họ đã biến mất. Amazon đã kết luận rằng, Nhà xuất bản tải cuốn tiểu thuyết lên của Kindle không giữ bản quyền, và do đó Amazone từ xa đã xóa mặt hàng mà người tiêu dùng cho rằng họ đã mua và đó là tài sản của họ. Các vụ kiện tụng - đã khiến Amazon phải tuyên bố họ sẽ không bao giờ lặp lại động thái này nữa, nhưng ví dụ này minh họa các vấn để mối liên quan tới tài sản kỹ thuật số. Một nhà bản lẻ không bao giờ có thể đột nhập vào nhà của bạn và lấy lại cuốn sách đi được, thậm chí kể cả khi bản quyền xuất bản cuốn sách đó bị vi phạm. Ở đây, điều liên quan hơn cả chính là có sự xung đột về quyền tài sản đối với sản phẩm vô hình này.

Nhiều người nông dân mua máy kéo của John Deere, và một mô hình hàng đầu tích hợp thêm phần mềm phức tạp với mức giá là 6 con số. Năm 2015, công ty đã áp dụng Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số - được xây dựng để bảo vệ bản quyền âm nhạc và phim - để ngăn chặn những người nông dân mua máy kéo truy cập vào phần mềm. Lần đầu tiên, theo luật, những người nông dân bị cấm tu sửa máy kéo của họ. John Deere đã đệ trình lên Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ (US Copyright Office) rằng họ vẫn tiếp tục sở hữu những chiếc máy kéo mà họ đã bán. Công ty cho rằng, những người nông dân đang mua “một giấy phép ngầm định” cho tuổi thọ của máy để vận hành máy”. Tại Tòa án bản quyền, công ty đã phải đối mặt với một số khó khăn, và một số quyền hạn chế được xem phần mềm máy kéo áp dụng đối với những người mua đã được phục hồi. Tuy nhiên, hiện nay một số người nông dân đã nhờ các tin tặc của Uknaina sửa lại những chiếc máy kéo của họ. General Motors cũng rơi vào tình cảnh tương tự: “người tiêu dùng đã nhầm | lẫn ghép quyền sở hữu một chiếc xe với quyền sở hữu phần mềm máy tính cơ bản trong xe vào làm một”, họ cho biết. Hành động pháp | lý cũng vẫn tiếp diễn trong trường hợp này. Một số bang, bao gồm Massachussetts và California, đã thông qua pháp chế “quyền sửa chữa”; thế nhưng cuộc đấu tranh về pháp lý vẫn đang tiếp diễn”. Pháp luật về bản quyền tương tự như vậy đã khiến cho hành động mở khóa điện thoại trở thành hành động bất hợp pháp ở nhiều nơi, mặc dù pháp luật thường bị vi phạm. Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã quyết định cho phép mở khóa điện thoại để sửa chữa theo quy định của DMCA (Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số) chỉ trong tháng 10 năm 2018 - và đồng thời, cho phép những người mang trên minh những thiết bị cấy ghép có quyền truy cập những dữ liệu đã được tạo ra để theo dõi sức khỏe của họ”.

Thế giới số cũng sinh ra những thứ được biết đến phổ biến là cạnh tranh bằng sáng chế không lành mạnh (patent troll), hay chính thức hơn được gọi là các thực thể phi hành nghề (non- practicing entities - NPEs). Các cá nhân và doanh nghiệp này lấy đi hoặc mua các bằng sáng chế có quyền hạn rộng và đe dọa kiện những doanh nghiệp công nghệ chân chính và những doanh nghiệp khác đã vi phạm bằng sáng chế. Các NPE phát triển mạnh trong bối cảnh luật pháp Mỹ. Số lượng các vụ kiện vô lý này đã tăng hơn 10 lần kể từ năm 2000, gây thiệt hại tới tăng trưởng kinh tế và việc làm ở các bang của Hoa Kỳ, vốn là những nơi không cấm | những hành vi quá đáng của các NPE.

Khung chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực số còn gây tranh cãi và vẫn đang được xây dựng. Vai trò của các gia đình về các chuẩn mực hay các mẫu hành vi thông thường để xác định quyền tài sản thường không được chú ý tới. Ví dụ, các khách sạn thường bỏ quên những chỉ dẫn cho khách biến trục có thể mua những chiếc áo choàng tắm, phòng trường hợp một số vị khách nghĩ rằng họ có thể mang chúng về nhà giống như dầu gội đầu dự phòng vậy. Nếu những quả táo trên cây táo của hàng xóm nhà tôi mà rụng xuống vườn của tôi, cả tôi và người hàng xóm sẽ cho rằng tôi có thể lấy những quả táo đỏ, và cô ấy sẽ không báo cảnh sát nếu tôi biến chủng thành một cái bánh. Trong thế giới số, chuẩn mực ban đầu nội dung số là miễn phí, nhưng theo thời gian các doanh nghiệp chiếm dụng nó - hơi giống với việc dựng tường rào bao quanh tài nguyên vật chất chung.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành