Thứ năm, 12 Tháng 10 2023 09:03

Phân tích chính sách về thay đổi phân phối thu nhập thị trường

Các công cụ chính sách cổ điển về thuế và lợi ích, cùng với các đề xuất mới hơn như UBI, nhằm mục đích nâng cao thu nhập thấp và có lẽ cũng là phân phối lại thu nhập để phân phối trước các khoản thu nhập trước thuế và phúc lợi ích (phân phối thị trường). Một tập hợp các lựa chọn chính sách mang tính cải tiến nhằm mục đích thay đổi chính việc phân phối thị trường. Một là đặt ra mức lương tối thiểu hợp pháp mà người sử dụng lao động có thể trả, để nâng cao thu nhập thấp. Những lựa chọn chính sách khác bao gồm cố gắng giảm thu nhập cao bằng cách giảm các rào cản gia nhập vào các ngành nghề được trả lương cao hoặc các biện pháp khác để ngăn cản việc tìm kiếm đặc lợi và trả lương cao quá mức; và nâng cao trình độ học vấn của những người có kỹ năng thấp để cố gắng thúc đẩy thị trường lao động cung cấp các kỹ năng tiên tiến hơn và do đó giảm thu nhập cao, do nhu cầu về nhân viên có kỹ năng cao do đặc điểm của sự thay đổi công nghệ.

1. Mức lương tối thiểu

Người sử dụng lao động, và đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, không bao giờ thích tăng lương tối thiểu, vì lý do rõ ràng là nó làm tăng chi phí của họ và hạn chế lợi nhuận nếu họ không thể chuyển nó cho khách hàng. Tùy thuộc vào tác động đối với người sử dụng lao động, mặt trái tiềm ẩn rõ ràng của chính sách là mức lương tối thiểu có thể làm giảm mức độ việc làm. Bằng chứng về tác động việc làm của mức lương tối thiểu dung được tranh luận sôi nổi, nhưng xét trên khía cạnh cân bằng có thể thấy rằng tiếu mức tăng lương tối thiểu dù nhỏ hoặc thực hiện đủ chậm, thì những tác động bất lợi lớn về việc làm sẽ không xảy ra. Bối cảnh là quan trọng hơn; việc tăng lương tối thiểu có những tác động khác nhau tùy thuộc vào tình trạng chung của nền kinh tế tại thời điểm đó, quy mô của mức tăng và đặc điểm của lực lượng lao động. Mức “an toàn” để đặt hoặc tăng mức lương tối thiểu phụ thuộc vào mức độ chặt chẽ (hay không) của thị trường lao động địa phương và mức độ hài lòng của người sử dụng lao động về tỷ suất lợi nhuận của họ. Một số nhà kinh tế cho rằng tăng đáng kể mức lương trả cho những người có thu nhập thấp có lợi cho người sử dụng lao động của họ vì nó khuyến khích nhiều nỗ lực hơn và năng suất cao hơn, đồng thời có nghĩa là người lao động có nhiều thu nhập hơn để chi tiêu và do đó thúc đẩy kỹ thuật, nhu cầu và sau cùng là lợi nhuận của người sử dụng lao động. Có rất ít cơ sở cho sự tồn tại của vòng tròn đạo đức này là tác động của việc tăng lương tối thiểu là khác nhau giữa mức tăng nhỏ và mức tăng lớn, trong đó mức tăng lớn có nhiều khả năng tác động tiêu cực đến việc làm và mức tăng nhỏ có tác động tích cực hơn đến việc làm. Mức lương lớn trong năm 2018 tăng lên 15 USD/giờ (so với mức tối thiểu hợp pháp của Hoa Kỳ là 725 USD) ở một số thành phố của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Seattle hoặc bởi các nhà tuyển dụng nhất định, chẳng hạn như Amazon (cho nhân viên ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) mang lại cơ hội mới để xem xét bằng chứng về tác động tới việc làm của việc tăng lương lớn[1].

Một tác động rõ ràng là tiền lương tối thiểu dẫn đến sự tập hợp các tỷ lệ tiền lương ở mức tối thiểu, như trường hợp của Vương quốc Anh. Tất cả những người lẽ ra được trả ít hơn, và có lẽ một số người có thể được trả nhiều hơn, đều được trả mức tối thiểu hợp pháp, vì vậy việc phân phối thu nhập tăng đột biến vào thời điểm đó.

2. Giải quyết sự tìm kiếm đặc lợi

Kể từ những năm 1990, thu nhập của 10% hàng đầu (hoặc 1% hoặc 0,1%) trong phân phối thu nhập đã tăng lên đáng kể (ví dụ của Hoa Kỳ - nước tiêu cực nhất trong số các quốc gia thành viên của OECD). Mức lương trung bình của một CEO Hoa Kỳ đã tăng từ khoảng 40 lần mức trung bình của lực lượng lao động lên hơn 340 lần. Tuy nhiên, không dễ dàng để tìm ra mức độ mà sự tìm kiếm đặc lợi (rent seeking) đã góp phần vào sự bất bình đẳng trong thu nhập[2]. Đây là một thuật ngữ chung để sử dụng các quy định hoặc các chính sách khác mùa chính phủ làm giảm sự cạnh tranh vì lợi ích của một số nhóm dương nhiệm. Điều này có thể bao gồm, ví dụ, các yêu cầu cấp phép chuyên nghiệp đối với luật sư hoặc nhà tài chính, hạn chế việc gia nhập thị trường việc làm; các quy định khiến các đối thủ cạnh tranh mới khó có thể tham gia vào thị trường liên quan để lợi nhuận cao quá mức và được trả cho những người có thu nhập cao; luật doanh nghiệp tạo điều kiện cho các ủy ban thù lao của các công ty trở thành một câu lạc bộ ấm cúng, giúp tăng thu nhập và quyền chọn cổ phiếu của nhau. Mặc dù giảm bớt những rào cản này sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế, cũng như có thể làm giảm thu nhập ở phần cuối của phân phối thu nhập các nhóm chuyên nghiệp và các công ty lớn, có lợi nhuận thường rất giỏi trong việc vận động chính trị và vận động hành lang cần thiết để ngăn chặn điều này xảy ra. Một số tiền lớn được chi cho các cuộc vận động hành lang chính phủ để bảo vệ sức mạnh thị trường.

3. Giáo dục và đào tạo

Một cách tiếp cận rất dài hạn, nhưng có lẽ là lựa chọn quan trọng nhất do các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng về công nghệ là tăng nguồn cung lao động có kỹ năng theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cho thấy sự lan rộng của cơ hội giáo dục và sự bình đẳng hơn về kỹ năng đã góp phần tạo nên sự hội tụ về thu nhập, mặc dù chậm, sau một thời kỳ bất bình đẳng lớn khác. Thật không may, mặc dù mối liên hệ giữa giáo dục và tăng trưởng trong dài hạn là rõ ràng, nhưng lợi ích kinh tế của việc tăng chi tiêu của chính phủ cho giáo dục hoặc cải cách giáo dục phải mất ít nhất một thập kỷ để thể hiện, vì vậy nó thường không phải là một lựa chọn thuyết phục về mặt chính trị. Hơn nữa, có rất ít sự đồng thuận về chính xác những phương pháp tiếp cận giáo dục nào là hiệu quả nhất, hoặc cung cấp cho thế hệ tương lai những kỹ năng bổ sung cho công nghệ mới hơn là tự động hóa. Tuy nhiên, rõ ràng ở nhiều quốc gia, hệ thống giáo dục đang không phù hợp với trẻ em và thanh thiếu niên, vì vậy một sự cải thiện chỉ có thể là thử làm một điều gì đó khác.

4. Chi tiêu cho các dịch vụ công

Một công cụ phân phối lại quan trọng đôi khi bị bỏ qua trong các cuộc thảo luận về cách chính phủ có thể giải quyết tình trạng nghèo và bất bình đẳng là việc cung cấp các dịch vụ công. Các dịch vụ như giáo dục miễn phí, chăm sóc sức khỏe, các thư viện địa phương, giao thông công cộng, cơ sở thể thao... quan trọng hơn trong việc phân phối lại tiền so với mức thường được đánh giá cao. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, giá trị của chúng vượt quá trợ cấp tiền mặt và bởi vì tất cả mọi người đều có thể tiếp cận các dịch vụ và được những người có thu nhập thấp hơn sử dụng nhiều hơn, nên việc cung cấp của chúng có tiến bộ về mặt phân phối. OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) ước tính chi tiêu trung bình cho các dịch vụ công của các thành viên tương đương với mức tăng 29% thu nhập khả dung của hộ gia đình. Điều này có nghĩa là tỷ lệ gia tăng lớn hơn đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp: mức tăng 76% đối với 1/5 dân số có thu nhập thấp nhất so với 14% ở nhóm thứ 5 có thu nhập cao nhất.

Lý do tại sao cung cấp dịch vụ tập thể lại là một công cụ chính sách quan trọng đến như vậy là vì các dịch vụ công cung cấp cho những người có thu nhập thấp khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giao thông, và trên cơ sở có thể so sánh hợp lý với những người khá giả hơn (mặc dù tất nhiên chất lượng của cung cấp công là hay thay đôi - chủ đề của chương tiếp theo). Ngay cả khi thị trường có thể cung cấp những dịch vụ này những người nghèo hơn chắc chắn sẽ chỉ có khả năng chi trả cho những dịch vụ kém hơn - hoặc những dịch vụ có chất lượng tệ hơn. Một số nhà kinh tế học lập luận rằng thu nhập chỉ là một trong những thứ mọi người cần để đạt được mức sống và kiểu sống mà họ muốn; các khả năng khác ít nhất cũng quan trọng. Ví dụ, sức khỏe thể chất và tinh thần, giáo dục, tự do, và tham gia vào đời sống công dân cũng rất quan trọng. Chi tiêu của chính phủ cho các dịch vụ công, chẳng ban như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông công cộng hoặc kết cấu hạ tầng, là một phương tiện quan trọng để cung cấp cho mọi người những khả năng đó.

Trong khi chi tiêu công cho các dịch vụ được phân phối lại về mặt tài chính, thì việc sử dụng các dịch vụ tương tự như những người ở các tầng lớp khác - gửi trẻ đến học cùng trưởng hoặc ngồi trên cùng chuyến tàu cũng có điều gì đó bình đẳng. Tiếp xúc hằng ngày làm tăng sự hiểu biết về người khác và giảm nỗi sợ hãi về những điều chưa biết. Một trong những khía cạnh đáng tiếc của tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng trong thời gian gần đây là mức độ mà các nhóm xã hội khác nhau trở nên cô lập với nhau, con đường của họ không bao giờ giao nhau.

5. Chăm sóc sức khỏe

Xem xét chi tiết tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ công nằm ngoài phạm vi của chương này (và có một tài liệu học thuật rất lớn về lĩnh vực này), nhưng một loại dịch vụ đặc biệt đáng được thảo luận, vì nó đặc biệt có tiếng vang về mặt chính trị và bởi vì nó được biểu thị bởi những thất bại thị trường đáng kể được nêu ở đầu chương này. Dịch vụ này là chăm sóc sức khỏe. Có mọi lý do để tin rằng chỉ riêng thị trường bảo hiểm tư nhân không thể hoạt động hiệu quả vi sự lựa chọn bất lợi vốn có và rủi ro đạo đức khi nó xảy đến với sức khỏe của mọi người. Các quốc gia khác nhau đưa ra các lựa chọn chính sách khác nhau đáng kể, mặc dù ở mọi nơi, cả sự phân chia chính trị và chi phí chăm sóc sức khỏe tăng do dân số già và kỳ vọng gia tăng có nghĩa là chính sách y tế là một câu hỏi gây tranh cãi vì cần nhiều chi tiêu từ chính phủ hơn. Hai thái cực là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, một bên được tài trợ phần lớn bởi thi trường bảo hiểm tư nhân và bên kia phần lớn là hệ thống được tài trợ công với hầu hết các dịch vụ có sẵn miễn phí. Các nước thành viên OECD khác cung cấp bảo hiểm y tế công toàn dân thông qua nhiều hình thức thanh toán, bao gồm bảo hiểm bắt buộc và các mô hình cung cấp, cả tư nhân và công cộng.

Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh

Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (NHS) là một trong những yếu tố sáng lập trong tầm nhìn của Beveridge về hợp đồng giữa nhà nước và người dân. Mặc dù việc ra mắt NHS đã từng bị ngành y tế phản đối mạnh mẽ vào thời điểm đó, song hiện nay không có thể chế nào ở Vương quốc Anh được các cử tri ủng hộ nhiệt tình hơn. Chỉ hơn 10% dân số mua bảo hiểm tư nhân bổ sung cho một số thủ tục nhất định hoặc cho các phòng riêng. Theo thời gian, thị phần của các dịch vụ NHS do các công ty tư nhân cung cấp cũng tăng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ở Vương quốc Anh đều nhận được hầu hết các dịch vụ điều trị sức khỏe miễn phí, được thanh toán thông qua thuế chung và một số phí sử dụng tương đối thấp (so với chi phí) cho các đơn thuốc, nha khoa và chăm sóc mắt (Những khoản phí này được miễn cho những người yêu cầu trợ cấp, và cho trẻ em và những người đang hưởng chế độ hưu trí). Luôn có khả năng dư thừa nhu cầu về thứ gì đó miễn phí, vì vậy các bác sĩ đa khoa đóng vai trò như những người gác cổng, danh sách chờ đợi để được điều trị có thể dài ra và có một số phân bố một số phương pháp điều trị và (cụ thể là) các loại thuốc đắt tiền thông qua một cơ quan độc lập, cơ quan này đánh giá hiệu quả chi phí có thể có.

Hệ thống của Vương quốc Anh có tính phân phối lại cao. Đây là quốc gia thành viên duy nhất của OECD có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe không phụ thuộc nhiều vào số tiền bạn kiếm được. Phương thức tài trợ thông qua phân loại chung (và áp lực liên tục để tìm khoản tiết kiệm) có nghĩa là NHS cũng có hiệu quả cao trên một số biện pháp, chẳng hạn như thời gian nằm viện nội trú hoặc giá thuốc phải trả (như NHS thương lượng mua số lượng lớn từ các công ty thuốc). Người dân ở Anh chi ít tiền túi hơn cho việc chăm sóc y tế của họ so với các nước khác. Hệ quả là chất lượng chăm sóc ở một số khía cạnh không phù hợp với các quốc gia khác. Ví dụ, Vương quốc Anh có ít giường bệnh hơn. cho mỗi người, ít bác sĩ đa khoa và bác sĩ bệnh viện hơn, và ít thiết bị hơn (như máy quét CT hoặc MRI) so với các nước như Pháp hoặc Đức. Mỗi mùa đông lại mang đến những câu chuyện thời sự về tình trạng thiếu giường bệnh hoặc những người được xuất viện quá sớm. Tuy nhiên, người Anh vẫn gắn bỏ và say mê với những phòng chờ đôi khi tối tàn, đông đúc của các bệnh viện NHS và các ca phẫu thuật của các học viên địa phương. Và so sánh với 11 quốc gia (theo một tổ chức của Hoa Kỳ, Quỹ Thịnh vượng chung (Common wealth Fund), đã kết luận rằng NHS là hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới dựa trên nhiều tiêu chí (mặc dù đứng sau về kết quả chăm sóc sức khỏe).

Tuy nhiên, tình huống này không phải là một sự ổn định. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng đều đặn vì một số lý do: dân số già; kỳ vọng chung về điều trị khi công nghệ y tế và thuốc ngày càng phát triển; sự gia tăng giá cả - trên lạm phát chung - của phương tiện và thiết bị; và thực tế là sức khỏe là một thứ xa xỉ phẩm (một thuật ngữ chuyên môn có nghĩa là chi tiêu cho nó tăng nhiều hơn so với tỷ lệ thu nhập). Ngân sách dành cho NHS đã tăng lên nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, các chính phủ bảo thủ từ lâu đã quan tâm đến việc tăng cường các yếu tố thị trường cung cấp dịch vụ y tế, vừa để cải thiện chất lượng dịch vụ công thông qua cạnh tranh về nguồn cung, vừa vì các lý do triết học. Bất kỳ Chính phủ nào của Vương quốc Anh trước đó sẽ phải quyết định xem liệu có đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng:

Thông qua việc mở rộng cung cấp dịch vụ y tế công (được chỉ trả thông qua các loại thuế chung);

Thông qua sự xuống cấp của dịch vụ hiện tại về tính sẵn có và chất lượng của nó, dựa vào các cá nhân để mua bảo hiểm tư nhân bổ sung của riêng họ hoặc mua các dịch vụ như vật lý trị liệu được phân bổ nhiều trong NHS; hoặc

Thông qua một cuộc tranh luận công khai về những phần nào của dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên được bảo. hộ trong một NHS miễn phí khi cần thiết và những phần nào có thể và nên để lại cho các công ty tư nhân mua trên thị trường.

Tình trạng bệnh tật khác nhau ở mỗi người, nhưng điều không chắc chắn là về thời gian (và khả năng tử vong sớm là rất nhỏ); vì vậy đây không phải là một thị trường bảo hiểm đầy rẫy các vấn đề lựa chọn bất lợi, mà là một thị trường tiết kiệm. Một số phương pháp điều trị này có thể được chuyển ra ngoài ranh giới NHS, miễn là mọi người biết rằng họ cần phải tiết kiệm đủ để trả cho các thủ tục như vậy. Tuy nhiên, trước sự tôn sùng của cử tri đối với ý tưởng về NHS, và sự chán ghét của các chính trị gia đối với việc đưa ra hoặc thậm chí tranh luận về những lựa chọn khó khăn trước công chúng, nhiều chuyên gia y tế ở Vương quốc Anh lấy làm tiếc tin rằng sự suy giảm chất lượng dần dần là kết quả có thể xảy ra nhất.

Đối với tất cả những câu hỏi khó về tương lai của NHS, hầu hết người Anh và thực sự là những người châu Âu khác (nơi nói chung có một hệ thống hỗn hợp cung cấp công và tư, và một số bảo hiểm tư nhân hoặc thanh toán) cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ là không công bằng và không hiệu quả.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ

Cùng một báo cáo xếp hạng hệ thống chăm sóc sức khỏe của Vương quốc Anh đứng đầu trong số mười một quốc gia có thể so sánh đã xếp hạng hệ thống của Hoa Kỳ ở vị trí thứ mười một, đứng cuối về cả kết quả chăm sóc sức khỏe và tính công bằng của hệ thống. Tuy nhiên, tổng chi tiêu của Hoa Kỳ cho chăm sóc sức khỏe gần như gấp đôi ở Anh so với tỷ trọng GDP (16,5% so với chỉ dưới 10%).

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ chủ yếu do tư nhân cung cấp, bằng sự kết hợp giữa cung cấp vì lợi nhuận và phi lợi nhuận. Về mặt tài trợ của nhà nước, Medicare cung cấp bảo hiểm cho thời gian nằm viện ngắn ngày, thăm khám bác sĩ, và mua thuốc đặt trước cho hầu hết mọi người trên 65 tuổi. Do đó, nó gần như phổ biến, mặc dù mọi người vẫn cần phải tự kiếm tiền cho các chi phí khác, chẳng hạn như ở nhà dưỡng lão. Medicaid cung cấp các điều khoản hạn chế cho các gia đình có thu nhập thấp và người khuyết tật. Nhưng hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người dưới 65 tuổi được tài trợ bởi bảo hiểm tư nhân, và hầu hết người Mỹ được bảo hiểm thông qua các khoản đóng góp hoặc tiền bảo hiểm cho nhân viên và người sử dụng lao động được miễn thuế. Điều này khiến nhiều người không có bảo hiểm y tế (Các quốc gia khác như Thụy Sĩ, Pháp và Đức có tài trợ bảo hiểm tư nhân trong đó bảo hiểm là bắt buộc hoặc một chương trình bảo hiểm xã hội). Năm 2014, 15% người Mỹ - tức là cứ 7 người thì có 1 người không có bảo hiểm và không được tiếp cận với Medicare. Đạo luật Chăm sóc sức khoẻ với với giá cả hợp lý năm 2010 (gọi là “Obamacare") được thông qua nhằm giải quyết vấn đề này, và đến năm 2015, tỷ lệ những người không có bảo hiểm đã giảm xuống còn 10%.

Do đó, Hoa Kỳ có một hệ thống đắt đỏ so với các quốc gia khác, như đã mô tả ở trên, chi tiêu cao hơn trong GDP cho chăm sóc sức khỏe nhưng với kết quả sức khỏe kém theo các tiêu chuẩn quốc tế và ít khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc cho những người ở dưới cùng của thang thu nhập. Một phần của lời giải thích là sự phức tạp về mặt quản trị của hệ thống. Cũng có thể có việc cung cấp quá mức các thử nghiệm và quy trình, một vấn đề rủi ro đạo đức đã được ghi nhận trước đó như một trong những thất bại của thị trường. Hệ thống này cũng đang thoái trào, trái ngược với châu Âu những người có thu nhập thấp phải trả cùng một mức giá nhưng thường có nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhiều hơn (thực tế, sức khỏe yếu là một lý do quan trọng khiến người dân có thu nhập thấp). Hệ thống của Hoa Kỳ có thể khiến mọi người bị mắc kẹt trong những công việc mà lẽ ra họ có thể từ bỏ, bởi vì họ không thể có khả năng chi trả nếu không có bảo hiểm y tế, vì vậy nó có thể khiến thị trường lao động hoạt động kém hiệu quả hơn. Cuối cùng, giống như các nước thành viên OECD khác (mặc dù ở mức độ thấp hơn), Hoa Kỳ có dân số già và do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao. Tỷ trọng GDP chi cho y tế sẽ tiếp tục tăng vì lý do nhân khẩu học cũng như tiến bộ kỹ thuật và chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng.

Tuy nhiên, nhiều người Mỹ phản đối mạnh mẽ cách tiếp cận khác và Đạo luật Chăm sóc sức khoẻ với giá cả hợp lý đã gây tranh cãi. Lựa chọn trên thị trường được coi là nguyên tắc quan trọng nhất và ở Hoa Kỳ, truyền thống chủ nghĩa cá nhân mạnh hơn nhiều so với ở châu Âu. Quốc hội Hoa Kỳ đã giảm mức tăng ban đầu về phạm vi bảo hiểm thông qua Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả hợp lý và kết quả chính sách còn lâu mới giải quyết được (tính đến năm 2019). Tuy nhiên, điểm mấu chốt là hệ thống phần lớn do tư nhân tài trợ của Hoa Kỳ đang suy thoái trong khi ở các nước thành viên OECD khác, chi tiêu công cho chăm sóc sức khỏe có sự tiến bộ: giống như các hình thức dịch vụ công khác, chẳng hạn như giáo dục và giao thông, nó liên quan đến sự chuyển giao đáng kể các nguồn lực thông qua hệ thống thuế cho những người có thu nhập thấp.

Đối với tất cả sự phức tạp và khó xử của mạng lưới an sinh xã hội của các quốc gia khác nhau, phân phối thu nhập sau thuế và phúc lợi ít bất bình đẳng hơn so với phân phối thị trưởng ban đầu. Nếu không có thuế lũy tiến và các khoản thanh toán như trợ cấp thất nghiệp và lương hưu của nhà nước, sẽ vẫn có sự bất bình đẳng về thu nhập lớn hơn và mức độ nghèo đói lớn hơn trong các xã hội của chúng ta. Mức độ rộng rãi của các hệ thống khác nhau là khác nhau, bao gồm tỷ lệ chi tiêu lợi ích dành cho các nhóm khác nhau. Các tác động phân phối rất khác nhau. Ví dụ: Vương quốc Anh dành tỷ trọng GDP cho các khoản thanh toán cho gia đình cao hơn so với nhiều nước thành viên OECD (thông qua các tín dụng thuế), nhưng tổng chi tiêu xã hội của chính phủ nghiêng nhiều về những người đã nghỉ hưu do các chính phủ kế tiếp đã thực hiện các khoản chi trả lương hưu của nhà nước ngày càng hào phóng. Điều này có nghĩa là trẻ em ở Vương quốc Anh có rủi ro cao hơn nhiều so với những người hưởng lương hưu sống dưới mức nghèo khổ.

Mặc dù cấu trúc nhà nước phúc lợi hiện tại đã đạt được một số mục tiêu giảm nghèo và phân phối lại, nhưng có lẽ rất ít người hài lòng với chúng, có lẽ ít nhất là trong số tất cả những người được hưởng lợi. Các hệ thống thuế và an sinh xã hội đang bị tranh chấp về mặt chính trị ở khắp mọi nơi. Quy mô chỉ tiêu đã tăng lên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng tình trạng nghèo vẫn chưa được đánh bại và bất bình đẳng gia tăng. Việc đánh thuế (ngoại trừ trường hợp hiếm hoi phải áp dụng điều chỉnh đối với ngoại tác) tạo ra sự kém hiệu quả và những thứ khác ngang bằng nhau, do đó có xu hướng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hệ thống này cũng không được các cử tri ưa chuộng. Cơ cấu phúc lợi và phạm vi của chúng có thể đã có tác dụng ngược; mặc dù khó xác định chính xác mối quan hệ nhân quả và các bằng chứng được tranh luận sôi nổi, hầu hết các nền kinh tế phương Tây đều xoáy sâu vào các cụm vấn đề liên quan đến nghèo, trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém và lệ thuộc vào ma túy - mặc dù chúng đắt đỏ và (ngày nay) an sinh xã hội ngày càng mở rộng các hệ thống. Các hệ thống mà chúng ta có dường như không đạt yêu cầu. Chúng không giúp mọi người thoát nghèo hoặc không giúp họ làm việc, và thường bị hạ thấp giá trị. Các quan chức chính phủ tìm hiểu cuộc sống và hoàn cảnh của các cá nhân để kiểm tra tính đủ điều kiện của họ và áp dụng các bài trắc nghiệm khả năng. Ở hầu hết các quốc gia, sự phức tạp, trục trặc và tranh chấp chính trị ngày càng gia tăng khi liên quan đến việc chi trả phúc lợi, hệ thống thuế và dịch vụ công. Tuy nhiên, các thập kỷ tiếp theo có thể sẽ thấy sự thay đổi đáng kể, vì một số lý do. Trong số đó có sự thay đổi về nhân khẩu học và sự già hóa dân số nhanh chóng ở hầu hết các nền kinh tế phương Tây; sự gián đoạn công nghệ tính dễ bị tổn thương tuyệt đối của các hệ thống phức tạp và trục trặc; và bối cảnh chính trị đầy biến động hiện nay. Trong khi đó, nhu cầu giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng thu nhập ở mức có thể chấp nhận được, và tạo điều kiện tiếp cận công bằng với các dịch vụ công gây áp lực rất lớn, trong các nền kinh tế phức tạp của thế giới phát triển với di sản của các vấn đề xã hội gây chia rẽ, đối với khả năng phân phối của các chính phủ.

 


[1] J. Clemens and Mr. Strain (2020), “The Short-Run Employment Effects of Recent Minimum Wage Changes: Evidence from the American Community Survey”, Comptemporary Economic Policy36:711-722, doi:10.111/coep.12273

[2] Marianne Bertrand and Sendhil Mullainanthan (2001), “Are CEOS Rewarded for Luck? The Ones without Principle Are,” Quarterly Journal of Economics 116, no. 3: 901-932

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành