Thứ sáu, 13 Tháng 10 2023 02:20

Khái quát phát triển thể chế kinh tế thị trường của Trung Quốc

1. Bối cảnh và giai đoạn phân tích

Trong những năm đầu của thập niên 1990, ở Trung Quốc diễn ra một cuộc Đại luận chiến về kinh tế. Đó là cuộc tranh luận lớn về: kinh tế thị trường là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa? Trung Quốc nên hay không nên làm kinh tế thị trường? Tiến hành cải cách Trung Quốc theo con đường nào: xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa? Trong khi ở trong nước Trung Quốc “luận chiến" căng thẳng, thì cùng lúc đó trên thế giới xảy ra những biến cố to lớn dẫn đến Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến cho không ít người bi quan (Tề Quế Trân, 2001)[1].

Chính vì điều này, trong những văn kiện chính thức của Trung Quốc vẫn chưa thể đề cập kinh tế thị trường. Có thể tiếp nhận kinh tế hàng hóa, nhưng lại tránh né khi đề cập kinh tế thị trường. Trước sự băn khoăn đó, Đặng Tiểu Bình đã có những cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo và nêu rõ quan điểm của mình. Đặng Tiểu Bình nói: “Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không có mâu thuẫn cơ bản. Vấn đề là sử dụng phương pháp nào để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Kế hoạch hay thị trường đều là biện pháp, cho nên biện pháp nào có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất đều có thể áp dụng, không nên bàn cãi nhiều về vấn đề này nữa”[2].

Nhưng phải tới chuyến đi miền Nam Trung Quốc đầu năm 1992, Đặng Tiểu Bình trực tiếp gặp gỡ quần chúng, trình bày quan điểm của mình về kế hoạch và thị trường, thì quan điểm đó mới thực sự có tác dụng. Ông nói dứt khoát rằng: “Kế hoạch nhiều hơn một chút hay thị trường nhiều hơn một chút không phải là sự khác biệt bản chất giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Kinh tế kế hoạch không đồng nghĩa với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản cũng có kế hoạch. Kinh tế thị trường không đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội cũng có thị trường. Kế hoạch và thị trường đều là các biện pháp kinh tế" (Nguyễn Kim Bảo, 2010). Đây được coi là đột phá trong công cuộc giải phóng tư tưởng. Nó chấm dứt cuộc tranh luận kéo dài về cải cách đi theo con đường nào? Nó nhấn mạnh một cách sâu sắc rằng, kế hoạch hay thị trường chỉ là biện pháp kinh tế, không phải là bản chất của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản.

Tiếp đó là giai đoạn 10 năm xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc (1993-2003). Dựa vào luận điểm trên của Đặng Tiểu Bình, trong Báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIV (tháng 10/1992) Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã chỉ rõ: “Mục tiêu cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” và “Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chính là làm cho thị trường phát huy được vai trò mang tính cơ sở trong việc bố trí các nguồn lực dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước...". Đây là bước ngoặt về tư duy của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã không giống với kinh tế kế hoạch truyền thống, cũng không giống với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nó là kinh tế thị trường lấy chế độ công hữu làm chủ thể.

Tiếp đó, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/1993) nêu ra nội dung của việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường: Lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển; chuyển đổi thêm một bước cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại xây dựng hệ thống thị trường mở cửa thống nhất trong cả nước. chuyển đổi chức năng quản lý kinh tế của Chính phủ, xây dựng hệ thống điều tiết vĩ mô hoàn thiện; xây dựng chế độ phân phối thu nhập lấy phân phối theo lao động là chính, ưu tiên hiệu suất, chú trọng công bằng, xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội nhiều tầng.

Những khâu chủ yếu này là một thể hữu cơ gắn bó với nhau, tạo nên khung cơ bản của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết này đã nêu bật yêu cầu vừa phải phát huy đầy đủ vai trò mang tính cơ bản của cơ chế thị trường trong phân bổ nguồn tài nguyên, vừa phải tăng cường và hoàn thiện điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, khiến thị trưởng phát triển lành mạnh, hình thành nên một thể chế và cơ chế vận hành mới, khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên có được sự phân bổ hợp lý và có hiệu quả.

Giai đoạn gần đây là 20 năm đi sâu vào cải cách toàn diện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc từ năm 2003 cho đến nay. Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/2002), dựa trên khung cơ bản của thể chế kinh tế thị trường đã được hình thành từ năm 1992 và mục tiêu phát triển đến năm 2020 đề ra: Trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc tập trung toàn lực xây dựng xã hội khá giả toàn diện với trình độ cao hơn, đem lại lợi ích cho số dân tỷ mấy người, làm cho kinh tế phát triển hơn, dân chủ kiện toàn hơn, khoa học giáo dục tiến bộ hơn, văn hóa phần vinh hơn, xã hội hòa hợp hơn, cuộc sống nhân dân sung túc hơn. Đó là một giai đoạn phát triển tiếp nối phải trải qua để tiến tới mục tiêu chiến lược bước ba của công cuộc xây dựng hiện đại hóa, cũng là giai đoạn then chốt để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và tăng cường mỏ cửa đối ngoại. Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc đã có những bước phát triển phù hợp với tình hình thời cuộc mới. Đó là từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo yêu cầu của WTO, cải cách thể chế chính phủ, đẩy mạnh cải cách thể chế chính trị và pháp luật, hoàn thiện hệ thống tín dụng phù hợp với kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa...

Trong “Nghị quyết về những vấn đề quan trọng trong việc cải cách sâu rộng và toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc" được Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/2013) thông qua đã chỉ rõ: Cải cách thể chế kinh tế là trọng tâm của cải cách sâu rộng và toàn diện trọng tâm cốt lõi là cần xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường giúp cho thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố nguồn lực và nhà nước có thể phát huy được tốt hơn nữa vai trò của mình. Thị trường quyết định phân bổ nguồn lực là quy luật chung của kinh tế thị trường, muốn kiện toàn thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa buộc phải tuân theo đúng quy tắc này, nỗ lực giải quyết những vấn đề như thể chế thị trường chưa hoàn thiện, chính phủ can thiệp quá nhiều mà giám sát quản lý lại chưa tốt. Văn kiện này đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước, nhấn mạnh cần khắc phục việc can dự quá nhiều của Nhà nước vào thị trường và nhấn mạnh Nhà nước nên giữ vai trò giám sát.

2. Sở hữu và các thành phần kinh tế

Trong báo cáo Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ: Nền kinh tế trong đó “chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều chế độ sở hữu cùng phát triển là chế độ kinh tế cơ bản của nước ta trong giai đoạn đầu chủ nghĩa xã hội". Điều đáng chú ý là: Đến Đại hội XV, Trung Quốc đã dùng khái niệm “nhiều hình thức sở hữu" thay thế cho khái niệm “Các thành phần kinh tế" vẫn sử dụng trước đó. Sự thay đổi này đã nâng cao hơn vai trò, địa vị của kinh tế phi công hữu, đồng thời tôn trọng sự bình đẳng của các hình thức sở hữu phi công hữu và công hữu. Đây là bước đột phá quan trọng về lý luận sở hữu.

Chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều chế độ sở hữu cùng phát triển phải là chế độ kinh tế cơ bản của Trung Quốc trong giai đoạn đầu chủ nghĩa xã hội. Đây là sự xác định phương châm chính sách mang tính ổn định, một sự điều chỉnh chính sách tương đối lớn.

Chế độ sở hữu ở Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa có những đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, kinh tế quốc hữu giảm tốc độ và tỷ trọng nhưng luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân;

Thứ hai, kinh tế tập thể được khôi phục và phát triển, ổn định;

Thứ ba, kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh phát triển nhanh chóng, gắn bó hữu cơ với các ngành sản xuất;

Thứ tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, phát huy tác dụng tích cực đối với kinh tế mở cửa của Trung Quốc.

Nhìn chung, trong quá trình cải cách mở cửa ở Trung Quốc, kết cấu chế độ sở hữu ở Trung Quốc thay đổi theo xu hưởng đa nguyên hóa, phi quốc hữu hóa. Xu thế này đã đáp ứng yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trưởng xã hội chủ nghĩa. Song đa nguyên hóa, phi quốc hữu vẫn cần tới địa vị chủ thể và vai trò chủ đạo của kinh tế quốc hữu trong nền kinh tế quốc dân. Cục diện nhiều loại sở hữu như: quốc hữu, tập thể, có thể, tư doanh, kinh tế vốn nước ngoài cùng phát triển là phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất trong giai đoạn đầu phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Trong các văn kiện Hội nghị Trung ương 3 từ khóa XII đến khóa XVIII của Trung Quốc chỉ ra rằng, kinh tế tư nhân của Trung Quốc phát triển rất nhanh và mạnh, còn kinh tế nhà nước vẫn đang loay hoay đi tìm con đường riêng của mình Những quan điểm lý luận trong các Văn kiện Hội nghị Trung ương 3 các khóa này đã thể hiện quá trình phát triển tư duy về các thành phần kinh tế của Trung Quốc.

Về kinh tế tư nhân (phi quốc hữu)

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Trung ương 3 Đại hội XIII Đảng Cộng sản Trung Quốc Tổng Bí thư Triệu Tử Dương (năm 1989) đã nhấn mạnh “Trung Quốc là chủ nghĩa xã hội nhưng ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội nên cần phát triển nhiều thành phần kinh tế chứ không chỉ có nhà nước. và tập thể. Kinh tế tư nhân (kinh tế phi quốc hữu) là bố sung của kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Và trong thời kỳ này, Trung Quốc tiến hành thí điểm kết nạp Đảng các chủ doanh nghiệp tư nhân. Đến Hội nghị Trung ương 3 Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1993), mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với kinh tế đa sở hữu (nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp). Tổng Bí thư Giang Trạch Dân nhấn mạnh kinh tế quốc hữu và phi quốc hữu. Trong đó “kinh tế phi quốc hữu là những bổ sung có ích, là bộ phận hợp thành của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Cần có pháp luật điều tiết nên đã xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng Trung Quốc đã giữ quan điểm về bộ phận hợp thành.

Vậy là sau một kỳ đại hội, tư duy về kinh tế phi quốc. hữu đã có sự thay đổi. Từ việc coi kinh tế tư nhân là “bổ sung” chuyển thành "bổ sung có ích" cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Đến Hội nghị Trung ương 3 khóa XVI (năm 2003) nhấn mạnh, thành phần kinh tế phi quốc hữu là bộ phận hợp thành quan trọng. Chủ thể là doanh nghiệp tư nhân. Đây là cả một sự chuyển đổi lớn lao. Nếu trước cải cách mở cửa, doanh nghiệp tư nhân là thành phần bóc lột thì đến nay, họ trở thành lực lượng xây dựng chủ nghĩa xã hội (Tề Quế Trân, 2001).

Vậy là từ Đại hội XIV sang Đại hội XVI, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bước tiến lớn trong tư duy nhận thức về thành phần kinh tế phi quốc hữu, đó là sự chuyển đổi từ “bộ phận hợp thành" sang “bộ phận hợp thành quan trọng”.

Tế Quế Trân và cộng sự (2002) bàn về các vấn để nóng bỏng của nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn cải cách sôi nổi bậc nhất (1978–2000). Các tác giả tập trung thảo luận - tranh luận công khai, cởi mở các vấn đề kinh tế chính trị của nền kinh tế chuyển đổi, trong đó, chủ đề về các thành phần - chủ thể kinh tế là một trọng điểm. Tại đây, các vấn đề về “chủ thể”, “kinh tế quốc hữu”, “kinh tế dân doanh”, v.v. được mang ra thảo luận.

Về kinh tế quốc hữu (kinh tế nhà nước)

Hội nghị Trung ương 3 Đại hội XIV (năm 1993) nhấn mạnh cổ phần hóa với việc thực hiện chế độ cổ phần là cải cách quan trọng trong cải cách doanh nghiệp nhà nước. Sau Hội nghị Trung ương 3 Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1998), tiếp tục điều chỉnh bố cục chiến lược doanh nghiệp nhà nước. Và đến Hội nghị Trung ương 3 Đại hội XVI

Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2003), “doanh nghiệp nhà nước vẫn loay hoay và cẩn tăng cường sức sống". Đến Hải nghị Trung ương 3 Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2008), Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp phi quốc hữu tham gia vào điều chỉnh doanh nghiệp nhà nước. Có rất nhiều người ví von, Trung Quốc đã sử dụng "con nuôi" (doanh nghiệp phi quốc hữu) để huấn luyện “con đẻ” (các doanh nghiệp nhà nước). Thế nhưng, kết quả là, các doanh nghiệp nhà nước vẫn thua lỗ và vẫn đang trong quá trình tìm tôi. Đến Hội nghị Trung ương 3 Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2013) chỉ ra: Chế độ kinh tế cơ bản với chế độ công hữu là chủ thể, các thành phần kinh tế khác cũng phát triển là cột trụ quan trọng trong chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, và nó cũng là nền tảng của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Kinh tế công hữu và kinh tế phi công hữu đều là bộ phận hợp thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghia, là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Cần kiên trì không thay đổi trong việc củng cố và phát triển kinh tế công hữu, duy trì vị trí chủ thể của chế độ công hữu, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc hữu, không ngừng tăng cường sức sống, sức khống chế và sức ảnh hưởng của kinh tế quốc hữu. Kiên trì trong việc khích lệ, hỗ trợ và hướng dẫn kinh tế phi công hữu phát triển, kích thích sức sống và sức sáng tạo của kinh tế phi công hữu.

Nghiên cứu của Nicholas Lardy (năm 2016) đã chỉ ra vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành nghề cụ thể như ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, bán buôn bán lễ, xuất khẩu. Laurent Belsie (năm 2016) đã đưa ra một nhận xét quan trọng. Các công ty lớn của nhà nước Trung Quốc đã được mở cửa cho các nhà đầu tư tư nhân, thế nhưng vẫn do nhà nước kiếm soát chặt chẽ.

Còn Chang-Tại Hình, Zheng (Michael) Song (năm 2015) chỉ ra sự chuyển đổi của lĩnh vực công nghiệp được bắt đầu từ cuối những năm 1990 nhưng không đơn giản chỉ là sự chuyển đổi nguồn lực từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân. Nó còn bao gồm cả chính sách chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc tạo ra các doanh nghiệp nhà nước mới. Cuối những năm 1990, ngành công nghiệp của Trung Quốc do các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế. 80% doanh nghiệp nhà nước tồn tại vào năm 1998 đã bị tư nhân hóa vào năm 2007. Trong số những doanh nghiệp mà nhà nước quản lý năm 2007, nhiều doanh nghiệp đã được cơ cấu lại và được coi như là các doanh nghiệp tư nhân nhưng có số cổ phiếu do các tổng công ty lớn của nhà nước nắm giữ và các công ty thành lập sau năm 1998. Năm 2007, khoảng 1/2 số doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát được đăng ký như là các công ty tư nhân; 40% là các công ty mới được thành lập sau năm 1998. Quá trình tư nhân hóa và nâng cao năng suất lao động được đẩy mạnh sau năm 2007.

Nicolas R. Lardy (năm 2016) nhận xét rằng: Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chiếm ưu thế trong một số ngành cơ bản mặc dù có cuộc cải cách rộng lớn vào những năm 1990. Khu vực kinh doanh tư nhân nói chung đã phát triển nhanh cho dù chính sách của Chính phủ có phần hạn chế sự phát triển đó. Đến nay, khu vực tư nhân đã là động lực chính của sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, khu vực tư nhân cũng bắt đầu đóng góp vào việc đưa đầu tư của Trung Quốc đi ra ngoài. Có bằng chứng cho rằng, những gói kích thích kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc thực hiện nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã phân bổ không có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước mà lại thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân.

Yukon Huang (2016) cũng đồng ý với quan điểm của Nicolas R. Lardy và chỉ ra động cơ chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là các công ty nhà nước lớn và chính quyền các địa phương. Trong khi các công ty nhà nước đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp then chốt thì chính quyền địa phương lại rất quan tâm đến việc thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Vì vậy, khu vực tư nhân cũng tăng trưởng với tốc độ nhanh.

Tim Wright (2016) đã phân tích quá trình cải cách kinh tế và sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tim Wright đã đi sâu vào hai ngành công nghiệp then chốt của nước này là khai thác dầu và khai thác than để đưa ra nhận xét: trong 2 ngành này, các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm vị trí chủ chốt. Các công ty tư nhân mặc dù có khả năng tham gia nhưng bị rất nhiều chính sách cản trở.

3. Cải cách tỷ giá và chế độ quản lý ngoại hối[3]

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và ổn định, tỷ lệ lao động sản xuất không ngừng được nâng cao, chênh lệch thu chi quốc tế không ngừng được mở rộng. Đến cuối tháng 6/2005, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 711 tỷ USD.

Để giải quyết sự bất cân đối trong thương mại quốc tế, mở rộng nội hàm và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp, và cũng để tăng cường hoàn thiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá ngoại hối Trung Quốc, ngày 21/7/2005, Trung Quốc tiến hành cải cách cơ chế tỷ giá đông NDT và đưa ra mục tiêu tổng thể trong cái cách cơ chế tỷ giá đồng NDT: xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái thủ nội có quản lý trên cơ sở điều tiết cung cầu của thị trường[4]. Đồng thời cũng chỉ rõ, cải cách tỷ giá đồng NDT buộc phải trên nguyên tắc chủ động, có kiểm soát và cải cách dẫn từng bước. Chủ động có nghĩa là chủ động dựa vào nhu cầu cải cách và phát triển của chính Trung Quốc, quyết định phương thức, nội dung và thời cơ cải cách tỷ giá đồng NDT. Cải cách tỷ giá cần nghiên cứu kỹ những ảnh hưởng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Có kiểm soát có nghĩa là kiểm soát được những khả năng có thể xảy ra trong quản lý vĩ mô do việc thay đổi trong tỷ giá đồng NDT, tức là cần thúc đẩy cải cách nhưng cũng không thể không kiểm soát, tránh những biến động lớn trong kinh tế hay những thay đổi đột ngột trong thị trường tài chính. Cải cách dẫn từng buộc cổ nghĩa là cần phải căn cứ vào những thay đổi của thị trường, nghĩ đến mọi khả năng có thể xảy ra để dẫn từng bước tiến hình cải cách[5].

Từ đó đưa ra những nội dung chủ yếu trong cải cách tỷ giá đồng NDT: Đồng NDT không chỉ phải quy đổi ra đồng USD mà nó còn quy đổi ra rất nhiều loại tiền khác, tham gia vào một tiền tệ. Những thay đổi về chỉ số tỷ giá đồng NDT với các loại tiền tệ khác dựa vào tình hình tài chính trong và ngoài nước trong sự điều tiết cung cầu của thị trường. Tiến hành quản lý và điều tiết tỷ giá đồng NDT để bảo đảm tính ổn định hợp lý. Đồng thời, đồng NDT cao hơn USD gần 2% tức là 1 USD đổi được 8,11 NDT. Đồng NDT không ngừng được nâng cao, tính đến cuối tháng 10/2008, tỷ giá giữa đồng USD và NDT là 1: 6,84, đạt gần 21%.

Khi hoàn thiện cơ chế tỷ giá đồng NDT, Trung Quốc cũng có những thay đổi lớn trong việc xây dựng thị trường ngoại hối, quản lý ngoại hối. Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hồi Trung Quốc ban hành ngày 09/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vùng lại. Từ năm 2003 đến năm 2006, Cục Quản lý ngoại hối yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ theo Chỉ thị số 87 nói trên.

Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.530,26 tỷ USD. Ngày 13/8/2007, Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa lớn, dự trữ ngoại hồi cao.

Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ. Đến ngày 06/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số 125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại tệ các tổ chức kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngoại tệ tại các ngân hàng được ủy quyền. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay với cơ quan quản lý ngoại hối.

Đến năm 2008, khi nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh, dự trữ ngoại hối tới gần 2 nghìn tỷ USD, Trung Quốc thay đổi hẳn quan niệm về quản lý ngoại hối nhập cảnh mở rộng, xuất cảnh nghiêm ngặt”. Mục tiêu của quản lý ngoại hối là quy phạm quản lý, tạo sự cân bằng trong thu chi quốc tế, tạo sự cân bằng giữa hai luồng tiền ra và tiền vào. Đồng thời, tiến hành quản lý giám sát theo đúng tính chất thương mại quốc tế nhằm tạo môi trường cạnh tranh cân bằng, xóa bỏ những khác biệt trong đãi ngộ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa cá nhân và tổ chức. Tháng 8/2008, Quốc Vụ viện công bố “Điều lệ quản lý ngoại hối nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” đã sửa đổi cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn[6]. Điều lệ này được đúc rút từ những cách làm thành công trong cải cách chế độ quản lý ngoại hối những năm cuối giai đoạn nghiên cứu. Chủ yếu bao gồm những nội dung sau: (i) Đơn giản hóa nội dung và trình tự quản lý thu chi ngoại hỏi trong che danh mục ngành nghề; (ii) Đơn giản hóa thủ tục phê duyệt hành chính trong quản lý ngoại hỏi đầu tư trực tiếp nước. ngoài, tăng cường việc quản lý sử dụng vốn; (ii) Tăng cường giám sát luồng vốn ra nước ngoài, xây dựng chế độ bảo đảm ổn định thu chỉ quốc tế; (iv) Kiện toàn những biện pháp giám sát và quản lý ngoại hối.

Kết quả là, nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối. Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, bảo đảm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Từ năm 1994 đến năm 2010, gần 20 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định, dựa trên cơ sở cân đối được cung cầu ngoại tệ. Với chính sách Nhà nước quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngoại tệ sau khi điều chỉnh tỷ giá, đã góp phần tăng quyền sở hữu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, đó chính là chia khóa thành công giúp cho các ngân hàng có đủ ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế và cả nhân có nhu cầu.

Cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả, có những đóng góp quan trọng của việc điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng Trung Quốc.

Và khi đã trỗi dậy một cách mạnh mẽ, trở thành một cường quốc kinh tế. Trung Quốc mang tham vọng biến đồng NDT trở thành đồng tiền quốc tế. Kim ngạch thanh toán thương mại bằng NDT đã tăng lên nhanh chóng cùng với sự trỗi dậy kinh tế. Xét theo tỷ trọng, thanh toán bằng NDT trong tổng giá trị thương mại quốc tế của Trung Quốc đã tăng nhanh, từ 3% năm 2010 lên 8,2% năm 2011 và 18% năm 2013. Tuy nhiên, thanh toán ngoại thương bằng NDT của Trung Quốc chỉ chiếm 1,4% tổng giá trị giao dịch thương mại toàn cầu năm tính đến tháng 01/2014. Riêng tỷ trọng giao dịch thương mại bằng NDT của Trung Quốc với các quốc gia châu Á là khoảng 13%. Theo Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tính đến tháng 4/2013, trong số 160 nước thanh toán ngoại thương bằng NDT với Hồng Kông và đại lục, 47 nước có ít nhất 10% tổng kim ngạch thanh toán bằng NDT. Đáng lưu ý là từ tháng 12 năm 2013, NDT đã trở thành đồng tiền thứ 2 cho vay thương mại quốc tế (năm 2013 chiếm 8,7% tổng các hợp đồng tín dụng thương mại toàn cầu so với mức 81% của USD, 6,64% của Euro và 1.36% của Yên Nhật). Tuy vậy, tín dụng thương mại quốc tế vẫn chủ yếu được thực hiện tại Hồng Kông và Xingapo, nghĩa là vẫn còn mang tính khu vực. Tỷ trọng NDT trong danh mục dự trữ toàn cầu hiện rất nhỏ so với các đồng tiền chủ chốt khác (dưới 1%)[7].

Trung Quốc đề ra ý đồ quốc tế hóa NDT từ năm 2002. Kim ngạch thanh toán thương mại bằng NDT đã tăng lên nhanh chóng. Trung Quốc cho nhiều nước, chủ yếu các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi vay ODA bằng NDT. Lợi ích từ cho vay hay tài trợ ODA bằng NDT đối với Trung Quốc là rất lớn. Nó giúp Trung Quốc phổ quát hóa đồng NDT, đồng thời giúp giảm nhẹ áp lực tăng giá NDT do luồng vốn vào Trung Quốc (theo các kênh) là rất lớn và do áp lực từ Mỹ và EU.

4. Kinh tế đối ngoại của Trung Quốc

Xét từ khi cái cách mở cửa đến nay, có hai chiến lược đặc biệt chú ý. Trong báo cáo của Chính phủ tại Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1982), Trung Quốc lần đầu tiên. đưa ra chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập, tự chủ “Chúng ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, ta chủ... Trung Quốc quyết không dựa dẫm vào bất kỳ một nước lớn hay nhóm các quốc gia nào, quyết không khuất phục trước sức ép của bất kỳ nước lớn nào. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận khoa học tư tưởng Mao Trạch Đông làm cơ sở, xuất phát từ lợi ích căn bản của nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới, vì vậy nó có căn cứ chiến lược lâu dài, toàn cục, không một sự việc nhất thời nào có thể thay đổi được, không một kẻ nào có thể thao túng và kích động”.

Khái niệm “trỗi dậy hòa bình" đã được giới tham mưu của lãnh đạo Trung Quốc đưa ra từ những năm 1990. Tuy nhiên, việc sử dụng chính thức thuật ngữ này lần đầu tiên trong Diễn đàn Bác Ngao về châu Á (Boao Forum for Asia) năm 2003. Sau đó, trong Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Mao Trạch Đông (tháng 12/2003), Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là trung thành với "con đường phát triển trổi dậy hòa bình". Sau đó, thuật ngữ này được Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần nhắc lại trong các Hội nghị ASEAN và các chuyến thăm Mỹ, với biện luận nhằm trấn an thế giới rằng, “con đường phát triển của Trung Quốc đã trải qua khác với các cường quốc lớn khác đã trải qua, và con đường phát triển của Trung Quốc là con đường trỗi dậy hòa bình". Sau đó, thuật ngữ “trỗi dậy hỏa bình” được đổi thành “phát triển hòa bình” (Peaceful Development) trong Sách trắng Sự phát triển hòa bình củ Trung Quốc xuất bản năm 2006.

Trung Báo cáo của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào tại phiên bế mạc Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2007), tiêu đề của phần ngoại giao của các đại hội trước đổi thành “Trung Quốc trước sau như một đi theo con đường phát triển hòa bình”. Báo cáo nhấn mạnh: “Trung Quốc trước sau kiên trì con đường phát triển hòa bình. Đây là sự lựa chọn chiến lược của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc dựa trên trào lưu phát triển của thời đại và lợi ích căn bản của mình”. “Phát triển hòa bình" trở thành chiến lược trỗi dậy, là trục căn bản của chiến lược ngoại giao, định hình con đường phát triển cũng như lý tưởng và chủ trương thế giới của Trung Quốc.

Gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc tham gia hợp tác và cạnh tranh quốc tế ở mức độ cao hơn và nhiều lĩnh vực, từ đó hội nhập quốc tế toàn diện hơn, tạo tiền để trỗi dậy mạnh mẽ trong thế kỷ XXI. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có một quyết sách quan trọng, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại kết hợp “thu hút vào trong” và “chủ động đi ra ngoài”. Chiến lược “chủ động đi ra ngoài” là sự lựa chọn tất yếu của các doanh nghiệp Trung Quốc khi chủ động tham gia vào cạnh tranh toàn cầu sau hội nhập.

Mục tiêu của chiến lược “chủ động đi ra ngoài” là nâng cao trình độ quốc tế hóa của sản phẩm và doanh nghiệp Trung Quốc; từng bước xây dựng hệ thống kinh doanh và sản xuất quốc tế, hình thành một loạt công ty xuyên quốc gia có thực lực và sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc, hình thành cục diện phát triển mới trên cơ sở bố trí toàn cầu các yếu tố sản xuất, tham gia hợp tác và cạnh tranh kinh tế ở tầm cao tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp: thông qua đầu tư nước ngoài do khai thác các tài nguyên chiến lược mà Trung Quốc thiếu, duy trì an ninh, kinh tế và xã hội. của Trung Quốc.

Nói chung, nhìn vào chiến lược kinh tế đối ngoại của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay, ta có thể nhận thấy:

Thứ nhất, Trung Quốc là nước áp dụng mô hình tăng trường kết hợp thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu. Chiến lược hỗn hợp này xuất phát từ chính đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc: có thị trường khổng lồ tăng trưởng nhanh, đồng thời có năng lực sản xuất to lớn. Tận dụng lợi thế tuyệt đổi hiếm có đó, Trung Quốc nhanh chóng trở thành “đại công xưởng" của thế giới. Cách thức là “nhập khẩu tất cả các loại đầu vào từ khắp nơi trên thế giới - vốn, máy móc, công nghệ, nguyên liệu, thậm chí, "nhập khẩu" các doanh nghiệp hàng đầu thế giới để sản xuất phục vụ sự bùng nổ tiêu dùng nội địa và phục vụ thị trường thế giới. Sở dĩ ngoại thương Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng cao là do Trung Quốc đã nỗ lực cải cách nền ngoại thương theo hướng mở cửa, tích cực tham gia vào sự phân công hợp tác quốc tế. Chưa có nền kinh tế nào thu hút được khối lượng vốn FDI lớn, chủng loại phong phú và trình độ như Trung Quốc làm được trong mấy chục năm qua. Điểm đặc sắc trong chiến lược thu hút FDI của Trung Quốc là ở chỗ Trung Quốc đã vận dụng tài tình nguyên lý “đánh mượn sức” để thu hút các nguồn lực thế giới, vươn lên nhanh chóng, trở thành thế lực cạnh tranh quốc tế mạnh. Trong thập niên 1990, luồng vốn FDI đổ ào ạt vào Trung Quốc: tiêu là để giành phần thị trường Trung Quốc “béo bở”. Nhờ đó, nền kinh mục tế Trung Quốc “trỗi dậy" phi thưởng. Nhưng chỉ sau mấy năm, động cơ - mục tiêu của luồng vốn FDI đổ vào Trung Quốc còn “khốc liệt" hơn, vì lúc đó, vấn đế của các tập đoàn, công ty trên thế giới là: “muốn cạnh tranh bán được hàng trên thị trường thế giới phải sản xuất tại Trung Quốc”. Lợi thế thị trưởng cộng hưởng với lợi thế chi phí rẻ làm cho Trung Quốc trở thành một thế lực cạnh tranh “vô đối”.

Thứ hai, chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Trung Quốc luôn thích ứng với chiến lược tổng thu của nền kinh tế Trung Quốc trong các giai đoạn phát triển khác nhau và đều. phát huy được vai trò tích cực.

Thứ ba, sự hưng thịnh" hay "trỗi dậy” song hành với các hoạt động “hành trưởng” là một quy luật phát triển lịch sử của Trung Quốc. Về lôgíc, sự phát triển kinh tế trong nước, kinh tế đối ngoại và sự lớn mạnh về quốc phòng khiến Trung Quốc. thay đổi quan điểm ngoại giao. Tập Cận Bình khuếch trương “Giấc mơ Trung Hoa, nỗ lực hiện thực hóa nó thông qua Đại chiến lược "con đường tơ lụa mới thế kỷ XXT, phục vụ mục tiêu khống chế" châu Á, nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc toàn cầu.

Thứ tư, thuật ngữ "trỗi dậy hòa bình” phản ánh đúng tham vọng của Trung Quốc một cách kín đáo. Trước câu hỏi không cần câu trả lời: “Một khi con sư tử đã thức dậy thì liệu nó có thể sống “hòa bình” với các con vật khác được không?” Trung Quốc cố gắng thuyết phục và trấn an thế giới rằng, nước này không hành xử theo kiểu "nước mạnh tất sẽ bá quyền”, hay “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh". Nhưng có một điều rõ ràng: phương châm “giấu minh chờ thời” ngày càng ít được sử dụng trong ngôn ngữ của giới lãnh đạo Trung Quốc. Hiện nay, phương châm đó hầu như không còn được nhắc tới.

 


[1] Tề Quế Trân: Trung Quốc 20 năm cải cách mở cửa – Cải cách chế độ sở hữu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.38

[2] http://myy.cass.cn/zjxz/tpyjy/201611/t2016 1105_3265124.shtml

[3] Phán viết về Cải cách tỷ giá đồng NDT và chế độ quản lý ngoại hối trong Chương này dựa vào công trình nghiên cứu của TS. Phạm Bích Ngọc (2011): “Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý cho Việt Nam” (nếu không có trích dẫn gì khác). Để hiểu sâu hơn nữa và đầy đủ hơn xin đọc tham khảo tác phẩm. Trong phẩn này chỉ trình bày những nội dung chính yếu phù hợp với mục tiêu của cuốn sách.

[4] http://finance.workercn.cn/contentfile/2009/09/16/131813474992987.html

[5] http://news.xinhuanet.com/fortune/2005-07/21/content_3249580.htm.

[6] http://www.gov.cn/zwgk/2008-08/06/content_1066085.htm

[7] Hồ Trung Thanh: Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Quản lý nhà nước, 2011, số 1, tr.23-26, 37.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành