Thứ năm, 12 Tháng 10 2023 02:50

Phân tích các quy định liên quan đến sự độc lập của tòa án của Vương Quốc Anh

1. Sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp ở Vương quốc Anh

Vương quốc Anh gồm bốn phần lãnh thổ: Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland, theo thể chế quân chủ lập hiến. Nước Anh không có một văn bản Hiến pháp độc lập và duy nhất trong đó bao gồm các quy định tương tự các bản hiến pháp khác trên thế giới, thay vào đó, Hiến pháp Anh bao gồm các nội dung trong các đạo luật được Nghị viện thông qua và trong Luật chung, luật được phát triển qua nhiều thế kỷ và trong các quyết định của Tòa án.

Trong lịch sử, Tòa án ở Vương quốc Anh được các học giả nhận xét là không có được sự độc lập với cơ quan lập pháp (Nghị viện) và cơ quan hành pháp vì những lý do sau:

Thứ nhất, nước Anh là nước có chế độ đại nghị điển hình với việc Nghị viện là bộ phận nắm quyền lực lớn nhất của quốc gia và trong lịch sử, đã có tới vài thế kỷ Tòa án tối cao được tích hợp trong Thượng viện (hay Quý tộc viện - House of Lords) với người đứng đầu là Lord Chancellor (Đại chường Ân) và các thành viên được gọi là Law Lords (các Nghị sĩ Pháp luật). Khi đó, Vương quốc Anh không có Tòa án tối cao mà chỉ có Ủy ban phúc thẩm (Appellate committee) thuộc Thượng viện nắm quyền xét xử.

Thứ hai, về mặt tổ chức, Đại chướng ấn vừa là một Thượng nghị sĩ, vừa là một Bộ trưởng trong Nội các, lại vừa là một Thẩm phản đứng đầu các Thẩm phán trong Ủy ban Phúc thẩm. Như thế, Thẩm phán không thể có sự độc lập với Thượng viện và Chính phủ.

Thứ ba, việc bổ nhiệm Thẩm phán trên nguyên tắc là thuộc thẩm quyền của Hoàng đế theo đề xuất của Thủ tướng (đối với Thẩm phán tỏa tối cao) và Đại chưởng ấn (đối với Thẩm phán tòa cao cấp) nhưng trong quy trình này Ủy ban Nội vụ (và sau này là Ủy ban các vấn đề hiến định) của Hạ viện có quyền thẩm tra việc này thông qua điều trần hoặc các cơ chế báo cáo. Đồng thời, cả Thượng viện và Hạ viện đều có quyền yêu cầu Hoàng đế loại bỏ một Thẩm phán của Tòa cấp cao hoặc Tòa phúc thẩm theo Khoản 3, Điều 11 Đạo luật về Tòa án tối cao 1981 với nền tảng có từ Đạo luật về sự chuyển giao 1701[1].

Thứ tư, ngân sách của Tòa án tối cao phải xin trực tiếp từ Thượng viện bởi nó là một bộ phận của Thượng viện. Và theo Chris Ballinger (2014), ngân sách dành cho Ủy ban Phúc thẩm khi nó còn thuộc Thượng viện là rất nhỏ và người đứng đầu cơ quan này dường như khó có thể thương lượng một cách rõ ràng về các khoản chỉ hàng năm[2].

Vì vậy, theo yêu cầu phân chia quyền lực, hạn chế sự ảnh hưởng của Nghị viện lên nhánh quyền tư pháp và nhấn mạnh tính độc lập của Tòa án, Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005 đã được ban hành[3]. Tính độc lập tư pháp được nhắc đi nhắc lại trong Đạo luật này như là một yêu cầu và nhiệm vụ gắn với pháp quyền. Hầu hết các cải cách từ sau Đạo luật này đều hướng tới việc bảo vệ tính độc lập tư pháp[4]. Theo những nội dung trong Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005, mối quan hệ giữa tư pháp và lập pháp đã được mô tả như là một quan hệ đối tác lập hiến và Quốc hội có thể đưa ra sự chấp thuận ngầm cho việc luật hóa các phán quyết của Thẩm phán bằng cách không can thiệp vào nó và mối quan hệ giữa Nghị viện với các Tòa án không phụ thuộc vào sự ép buộc, mà dựa trên một trạng thái tin tưởng[5]. Đạo luật Cải cách Hiến pháp (Constitutional Reform Act) năm 2005 đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong hệ thống tư pháp vương quốc Anh và về cơ bản xóa bỏ vị trí của Đại chưởng ấn tư cách vừa là một Thượng nghị sĩ, vừa là một Bộ trưởng trong Nội các, lại vừa là một Thẩm phán đứng đầu các Thẩm phán trong Ủy ban Phúc thẩm. Nó đã thúc đẩy hai trong số các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp là nhà nước pháp quyền và sự độc lập của tư pháp. Những thay đổi chính của Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005 (tiếp đó là Luật về Dịch vụ pháp lý năm 2007) liên quan đến nguyên tắc cơ bản về độc lập xét xử của Tòa án gồm[6]:

Thứ nhất, Tòa án tối cao Vương quốc Anh được thành lập tách biệt và độc lập với Hạ viện. Tòa án mới có hệ thống bổ nhiệm, nhân viên, ngân sách và tòa nhà độc lập của riêng mình tại Middlesex Guildhall cũ, đối diện Tòa nhà Quốc hội.

Thứ hai là cải cách quy trình và cơ quan thực hiện bổ nhiệm Thẩm phán. Ủy ban bổ nhiệm tư pháp được thành lập, là một cơ quan độc lập không trực thuộc Tòa án hoặc Nghị viện, hoạt động dưới nguồn tài trợ của Bộ Tư pháp. Ủy ban này có trách nhiệm trong việc lựa chọn các Thẩm phán, đưa ra các khuyến nghị cho Thủ tướng. Ủy ban bổ nhiệm tư pháp tổ chức một kỳ thi công khai, minh bạch và công bằng để lựa chọn được ứng cử viên xuất sắc nhất. Điều này giúp đảm bảo rằng năng lực vẫn là tiêu chỉ duy nhất để bổ nhiệm và hệ thống bổ nhiệm thẩm pháp sẽ vận hành công khai và minh bạch hơn. Việc bổ nhiệm thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm thông qua cạnh tranh công bằng và mở rộng, khuyến khích sự đa dạng trong phạm vi lựa chọn bổ nhiệm. Những ứng cử viên đảm bảo được các yếu tố về đóng góp uy tín, sự tín nhiệm, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp sẽ được ủy ban Tư pháp đề xuất lên Đại chưởng ấn. Đại chưởng ấn nhận đề cử nhưng quyền phủ quyết là rất hạn chế. Khi Đại chưởng ấn hài lòng với lời giới thiệu của Ủy ban tuyển chọn, tên của ứng cử viên sẽ được chuyển đến Thủ tướng, người sẽ gửi lời giới thiệu tới Nữ hoàng, người sẽ bổ nhiệm chính thức[7].

Một số ý kiến cho rằng, quy trình lựa chọn chặt chẽ với sự tham gia của nhiều chủ thể nêu trên là nhằm bảo đảm Thẩm phán không bị ảnh hưởng bởi áp lực từ Chính phủ vì trước cải cách năm 2005, các Thẩm phán do Thủ tướng đề cử, do đó rất khó để loại trừ ảnh hưởng chính trị liên quan. Đồng thời, các Thẩm phán là độc mong lập vì ủy ban lựa chọn hoàn toàn không phụ thuộc vào các quan điểm chính trị và rằng Đại chưởng ẩn không thể đi ngược lai muốn của Ủy ban bổ nhiệm tư pháp vì họ không thể từ chối ứng cử viên thứ hai mà ủy ban đề xuất. Việc cải cách triệt để quy trình như đã phân tích đã giúp Thẩm phán độc lập hơn trong các phán quyết của họ[8].

Tuy nhiên, có ý kiến tranh luận rằng, sau những thay đổi đáng kể của thủ tục bổ nhiệm tư pháp, Chính phủ vẫn có ảnh hưởng nhưng ở mức độ thấp hơn. Ủy ban bổ nhiệm tư pháp vốn do Chính phủ chỉ định, và do đó quyết định bổ nhiệm một số Thẩm phán nhất định của họ có thể bị ảnh hưởng về mặt chính trị bởi đảng cầm quyền. Hơn nữa, Đại chưởng ấn (mặc dù ảnh hưởng của nó đối với bổ nhiệm Thẩm phán đã giảm đi nhiều) vẫn có thể từ chối các ứng cử viên do Ủy ban bổ nhiệm tư pháp đề xuất và bổ nhiệm các Thẩm phản trên cơ sở thành tích. Mặc dù Thủ tướng đã tuyên thệ bảo vệ sự độc lập của tư pháp theo Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005, nhưng điều này là chủ quan và do đó có thể lập luận rằng Chính phủ vẫn duy trì ảnh hưởng đối với Tòa án Anh dưới một góc độ nào đó.

Cũng có ý kiến lập luận rằng, các Thẩm phán trung lập ở một mức độ nào đó bởi vì họ bị ràng buộc bởi các hạn chế chính trị, họ bị cấm tham gia vào chính trị, do đó không khuyến khích các Thêm phản đưa ra ý kiến chính trị ở nơi công cộng và phải bảo đảm trung lập. Chẳng hạn, vụ việc Thẩm phán Lady Hale lên tiếng chống lại việc cắt giảm trợ giúp pháp lý trong năm 2011 có thể cho thấy xu hướng các chỉ trích công khai đối với chính sách của Chính phủ sẽ ngày càng nhiều và Thẩm phán không chi bình luận về các vấn đề tiền quan tới tư pháp mà còn là các chính sách của Chính phủ đương nhiệm[9].

Theo đánh giá của Lord Phillips of Worth Matravers (2007), cải cách về quy trình và cơ quan bổ nhiệm Thẩm phán của Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005 là một điểm thành công của cải cách dù sự quan liêu là vẫn còn[10].

Thứ ba, Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005 quy định về chuyển giao chức năng từ pháp của Đại chưởng ấn cho Chánh án Tòa án Tối cao. Chánh án Tòa án tối cao nhận trách nhiệm về việc đào tạo, hướng dẫn và bổ nhiệm Thẩm phán; đại diện cho quan điểm của bộ máy tư pháp trước Quốc hội và các Bộ trưởng[11]-[12].

Thứ tư, kinh phí của Tòa án tối cao không phải trực tiếp xin từ Nghị viện mà được hình thành từ các nguồn: Nguồn cung từ Bộ Tư pháp; Tiền án phí và các khoản tài trợ từ Chính quyền Scotland, Bắc Ireland; Tiền cho thuê nhà, bản đồ lưu niệm, tiệm cafe của Tòa ăn tối cao[13]. Trong đó, nguồn thu quan trọng và chủ yếu nhất của Tòa án tối cao vương quốc Anh đến từ Chính phủ mà đại diện là Bộ Tư pháp. Theo một Bản ghi nhớ giữa Bộ Tư pháp và Tòa án tối cao năm 2013, về vấn đề tài chính, Tòa án tối cao sẽ ước tính một khoản kinh phí cần thiết và thảo luận về định mức này với Bộ Ngân khố cũng như Bộ Tư pháp sau khi đã đệ trình cho Đại chưởng ấn[14]. Sau khi cả hai cơ quan này kiểm tra kỹ lưỡng về tính đúng đắn của định mức kinh phi trên, Bộ Ngân khổ sẽ đưa nó vào tổng dự tính chỉ hàng năm của Chính phủ để trình Hạ viện theo khoản 4, điều 6 Đạo luật về Kinh phi và nguồn lực của Chính phủ năm 2000[15].

Thứ năm, các Bộ trưởng của Chính phủ có nghĩa vụ pháp lý phải duy trì sự độc lập của tư pháp. Đặc biệt, các Bộ trưởng bị cấm không được cố gắng gây ảnh hưởng đến các quyết định của cơ quan tư pháp thông qua bất kỳ sự tiếp cận đặc biệt nào với các Thẩm phán. Văn phòng Đại chưởng ấn cũng có một nhiệm vụ theo luật định cụ thể để bảo vệ sự độc lập của tư pháp. Nhiệm vụ này đòi hỏi người đứng đầu Văn phòng phải bảo vệ các thành viên của ngành tư pháp thực hiện các chức năng tư pháp của họ khỏi những bình luận bất lợi của các thành viên khác trong Chính phủ[16]. Cải cách này bắt nguồn từ vụ án Sweeney vào tháng 6 năm 2006, Thẩm phán phụ trách tuyên án vụ án nhận được yêu cầu từ Bộ trưởng Bộ Nội vụ để đưa vụ án lên cấp xét xử cao hơn quy định theo luật định và tuyên án mà Thẩm phán đưa ra với mức án tối thiểu là năm năm và 108 ngày đã bị phản đối và cho là quá nhẹ. Cả Bộ trưởng Nội vụ và một bộ trưởng cơ quan trọng Bộ Các vấn đề Hiến pháp, đều chỉ trích điều này. Văn phòng Đại chưởng ấn đã lên tiếng phản đối lại những binh luận của các thành viên chính phủ và công khai bảo vệ Thẩm phán tuyên án[17].

Những thay đổi nếu trên được nhiều học giả Anh nhận xét là đã làm rõ tính độc lập của Tòa án và được thiết kế để nâng cao trách nhiệm, sự tự tin của công chúng và hiệu quả của công việc của Tòa ăn. Rõ ràng, với những cải cách từ Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005, sự phụ thuộc giữa Tòa án tối cao vào Nghị viện và Chính phủ đã giảm bớt, song, vẫn có ý kiến cho rằng ảnh hưởng của Nghị viện và Chính phủ đối với Tòa án cũng không mất đi hoàn toàn. Nhận xét này được lập luận như sau:

Để giám sát hoạt động của quyền lực tư pháp, chế độ báo cáo định kỳ vẫn được áp dụng. Điều 54 Đạo luật Cải cách Hiến pháp quy định, sớm nhất sau mỗi năm tài chính, Tòa án tối cao phải chuẩn bị một bản báo cáo về các vấn đề của mình trong năm đó và chuyển tới Đại chưởng ấn (Lord Chancellor) kiêm Bộ trưởng Tư pháp; Thủ tướng Scotland; Thủ tướng Bắc Ireland; Thủ tướng xứ Wales. Đại chưởng ấn sau đó phải chuyển báo cáo này tới cả Thượng viện và Hạ viện'. Chế độ báo cáo định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong mối liên hệ giữa Tòa án và Nghị viện[18]. Để đảm bảo sự độc lập của Tòa án, đặc biệt sau khi Tòa tối cao tách ra khỏi Thượng viện một cách chính thức từ năm 2009, cơ chế báo cáo đối với Nghị viện có phần giảm bớt sức ép. Mặc dù vậy, xu hướng ngày nay cho thấy các báo cáo định kỳ hàng năm của Tòa án chủ yếu hướng tới công chúng nhằm nâng cao tính minh bạch tư pháp. Dù sao, đây cũng là một cơ sở quan trọng để Nghị viện có thể thi hành vai trò giám sát tư pháp của mình, đặc biệt là trong vấn đề về ngân sách thường niên[19].

Ngoài ra, với tư cách là cơ quan lập pháp, Nghị viện Anh thường xuyên thực hiện các hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật, hay còn gọi là Giám sát hậu lập pháp (Post-legislative Scrutiny). Phía lớn các hoạt động giám sát thực thi pháp luật chú trọng vào hoạt động của cơ quan hành pháp, song, trong một số trường hợp, Nghị viện có thể tham khảo tới các cách tiếp cận của Tòa án trong những vụ việc cụ thể. Nghị viện có thể xem xét tới những sự giải thích tư pháp và đối chiếu nó với quan điểm lập pháp của mình để hướng tới việc dung hòa và làm rõ hơn những vấn đề pháp lý liên quan. Đây cũng được đánh giá như một cơ chế đối thoại mang tính chất xây dựng giữa Nghị viện và Tòa án. Mặc dù Nghị viện không thể can thiệp trực tiếp vào bản án nhưng thông qua giám sát thực thì pháp luật việc áp dụng pháp luật có thể thống nhất hơn[20]. Theo Franklin De Vieze (2018), xét trên một phương diện nhất định, sự giám sát thực thi pháp luật của Nghị viện cũng là cách thức để phần nào nâng cao tính minh bạch của Tòa án thông qua việc giảm thiểu những mâu thuẫn trong cách giải thích pháp luật với dụng ý của nhà làm luật. Các kết luận giám sát thực thi pháp luật của Nghị viện chỉ có tính tham khảo mà không làm thay đổi kết quả bản án.

Đây là điểm mà cơ chế này dừng lại ở việc cân bằng giữa tính độc lập tư pháp và phát huy sự minh bạch của Tòa án[21].

Hơn nữa, trong cơ chế Nghị viện, các Ủy ban của Nghị viện cũng giám sát hoạt động tư pháp thông qua yêu cầu Thẩm phán phải điều trần trước các Ủy ban. Về cơ bản, các Ủy ban có thể đặt Mấn đề với các Thẩm phán về hệ thống quản trị hay cách thức vận hành của Tòa án. Tuy nhiên, việc thảo luận về các vấn đề bên ngoài cùng được chấp nhận. Theo một nghiên cứu, kể từ khi Đạo luật Cải cách hiến pháp có hiệu lực cho đến năm 2014, đã có 120 lần Thẩm phản đương nhiệm xuất hiện trước các Ủy ban của Nghị viện[22]. Chẳng hạn, trong cuộc điều trần ngày 21, tháng 3, năm 2018 tại Ủy ban Hiến pháp Thượng viện, các vấn đề chính được thảo luận gồm: Những thách thức nào mà Brexit đặt ra cho hệ thống Tòa án, để đối phó thì cần những bước nào? Tòa tối cao đang tuyển thêm Thẩm phán, những điều gì cần làm để thu hút thêm một diện đa dạng hơn những ứng cử viên? Trách nhiệm của Tòa án tối cao trước Nghị viện là thế nào? Liệu mối liên hệ giữa Tòa án tối cao và Nghị viện có nên tăng cường không[23].

Nhìn chung, các vấn đề đặt ra trong các phiên điều trần là những vấn đề lớn, có thể mang tính thời sự của Tòa án và các Ủy ban của Nghị viện không can thiệp sâu vào hoạt động xét xử các vụ án của Tòa án hay đòi hỏi Thẩm phán thay đổi quan điểm của mình mà chỉ nhằm thúc đẩy thêm sự minh bạch của Tòa án. Chính những trao đổi công khai và liên tục với Nghị viện sẽ giúp Tòa án tránh rơi vào tình trạng khép kín và cô lập bởi một trong những ý nghĩa quan trọng của điều trần chính là nâng cao tính minh bạch của các cơ quan nhà nước đồng thời hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng giám sát của cơ quan dân cư. Đây cũng chính là điểm giúp cân bằng giữa tính minh bạch và tính độc lập của Tòa án[24].

Sự độc lập giữa các Tòa án với nhau ở Vương quốc Anh Hệ thống Tòa án ở Vương quốc Anh khá phức tạp, gồm bốn cấp tòa[25]:

- Tòa án Tối cao (UK Supreme Court);

- Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) gồm hai tòa chuyên trách: Tòa Hình sự và Tòa Dân sự;

- Tòa án cấp cao (High Court) gồm: Tòa Nữ hoàng (Queen’s Bench Division), Tòa công bằng (Equity Chancery Division), Tòa gia đình chuyên trách (Family Division), Tòa án Hoàng gia (Crown Court);

- Tòa án cơ sở gồm: Tòa pháp quan (Magistrates' Courts), Tòa địa hạt (County Courts), Tòa gia đình (Family Court).

Các tòa cấp cơ sở là nơi xét xử phần lớn các vụ việc dân sự và hình sự không nghiêm trọng với thủ tục tố tụng đơn giản, không có Bồi thẩm đoàn. Phán quyết của các tòa án cấp cơ sở có thể kháng cáo trực tiếp lên Tòa phúc thẩm.

Các Tòa án cấp cao là nơi xét xử phúc thẩm các vụ việc của các tòa án cơ sở cũng như các vụ án chưa có án lệ. Để thuận tiện trong công tác xét xử, mỗi tòa thường được phân công đảm nhiệm vài lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Tòa nữ hoàng giải quyết những vụ về bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, vụ vi phạm hợp đồng, đòi lại đất, các vụ thương mại và hàng hải (không có giới hạn về giá trị thiệt hại); Tòa gia đình giải quyết những vụ việc ly hôn, ly thân, giám hộ, nhận con nuôi và di chúc không có chứng thực; Tòa đại pháp thưởng giải quyết những vụ về quản lý di sản của người chết; cảm cố, ủy thác; giải tán hoặc phá sản công ty; thuế; bán bất động sản... Tòa hoàng gia xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng.

Tòa phúc thẩm xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định về dân sự và hình sự của Tòa án cấp cao, Tòa án Hoàng gia, tòa án địa hạt.

Trước năm 2005, cấp xét xử cao nhất của Anh bao gồm hai cơ quan tồn tại song song: Hội đồng cơ mật và Ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện. Sau Luật cải tổ Hiến pháp năm 2005, cấp xét xử cao nhất của Anh chỉ là một cơ quan duy nhất: Tòa án Tối cao Vương quốc Anh (kết hợp về thẩm quyền của Ủy ban Tư pháp của Hội đồng cơ mật và Ủy ban phúc thẩm của Thượng Nghị Viện). Tòa án tối cao là cấp xét xử cao nhất, là tòa án phúc thẩm cuối cùng ở Vương quốc Anh đối với các vụ án dân sự và cho các vụ án hình sự từ Anh, Wales và Bắc Ireland.

Hệ thống Tòa án Anh không có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền xét xử của các cấp Tòa án. Một tòa có thể vừa xét xử sở thẩm vừa xét xử phúc thẩm. Ví dụ: Tòa nữ hoàng vừa thực hiện chức năng sơ thẩm các vụ việc dân sự và phúc thẩm các vụ việc hinh sự chuyển từ các cấp tòa khác nhau. Giữa các Tòa án chỉ có quan hệ về cấp xét xử mà không có sự chỉ đạo về việc xét xử đối với mỗi vụ việc cụ thể.

2. Sự độc lập của Hội đồng xét xử ở Vương quốc Anh

Trước năm 1985, việc quyết định truy tố và thực hành quyền công tố do cảnh sát đảm nhiệm và nhân danh cơ quan cảnh sát. Nhằm tách riêng hai hoạt động điều tra và truy tố, Đạo luật về việc truy tố tội phạm đã thiết lập cơ quan công tố với chức năng thực hiện tất cả các hoạt động công tố thay thế cảnh sát tại Anh và xứ Wales. Viện trưởng Viện công tố là người đứng đầu hệ thống cơ quan công tố và các công tố viên dưới quyền. Cơ quan công tố Hoàng gia là một cơ quan thuộc nhánh hành pháp chịu trách nhiệm cho hầu hết các quyết định truy tố trên cơ sở sử dụng tải liệu cung cấp bởi cảnh sát CPS do Viện trưởng Viện công tố trung ương lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước Quốc hội thông qua Bộ trưởng Bộ tư pháp[26]. Theo truyền thống luật của Anh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là cố vấn về các vấn đề pháp luật cho chính phủ và là người đại diện cho Hoàng gia (the Crown). Người nắm chức vụ này phải là một luật sư cao cấp (senior barrister) và phái do Nghị viện bầu ra. Cơ quan này có trị sở tại 13 khu vực địa lý trên toàn nước Anh và xứ Wales và mỗi khu vực có một Viện trưởng. Ngoài ra, còn có các văn phòng trực thuộc ở các khu vực với một số lượng công tố viên nhất định. Các công tố viên do Viện trưởng Viện công tố Trung ương bổ nhiệm từ những người đã là luật sư cao cấp hay cấp thấp. Một số cơ quan khác cũng có thẩm quyền truy tố như Cơ quan Hai quan, Thué Văn phòng bảo hiểm và an sinh xã hội (đối với những vi phạm khai man để lấy tiền trợ cấp xã hội) và các chính quyền địa phương (đối với các vi phạm nhỏ). Công tố viên có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu gồm: Hướng dẫn cảnh sát điều tra các vụ án; Xem xét lại các vụ án của cảnh sát để thực hiện việc truy tố; Quyết định các tội cáo buộc ra tòa, trừ các vụ án không quan trọng: Chuẩn bị hồ sơ truy tó ra Tòa; Trình bày, bảo vệ cáo trạng tại Tòa[27].

Ở Vương quốc Anh, cảnh sát chịu trách nhiệm chung về điều ra tội phạm và khởi tố, kết luận điều tra về một tội phạm. Bên cạnh đó, việc điều tra có thể do các quan khác tiến hành, chẳng hạn lực hưởng chuyên điều tra những tội gian lận nghiêm trọng và cơ quan minh (M15). Hoạt động điều tra của cảnh sát chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Chứng cứ hình sự và cảnh sát năm 1984 (gọi tắt là PACE) sửa đổi và các luật hướng dẫn thực thi. Hầu hết các hoạt động điều tra do cảnh sát thực hiện, gồm: Thu thập chứng cứ, xác minh căn cước, bắt giữ, thẩm vấn và buộc tội người bị tình nghi[28].

Với việc quy định cơ quan công tổ chỉ có quyền truy tố, không có quyền kiểm soát hoạt động xét xử nên mối quan hệ giữa cơ quan công tố, điều tra với Tòa án không có sự lệ thuộc, ảnh hưởng đến sự độc lập trong hoạt động. Trong quá trình xét xử, Vương quốc Anh theo truyền thống tổ tụng mang đặc điểm tranh tụng, đối kháng giữa các bên buộc tội và gỡ tội. Hội đồng xét xử gồm Thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) và Bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn được hiểu là một nhóm công dân đã tuyên thệ sẽ phán xét trung thực về những sự kiện của vụ án trên cơ sở các chứng cứ đưa ra trước Bồi thẩm đoàn. Đây là những người được tuyển chọn một cách ngẫu nhiên trong danh sách cử tri, nếu những người này không có thành kiến với vụ án đó thì có thể được chọn vào Bồi thẩm đoàn. Thành viên Bồi thẩm đoàn được giải tán sau khi kết thúc việc giải quyết vụ án cụ thể. Bồi thẩm đoàn ở Anh chỉ tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự và dân sự. Bồi thẩm đoàn tham dự, xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định trên cơ sở việc tranh tụng của các bên và các chứng cứ được xuất trình tại phiên tòa trên cơ sở lương tâm của mình. Bồi thẩm đoàn chỉ đượcquyền quyết định là bị cáo có tội hay không có tội mà không được quyết định những vấn đề về áp dụng pháp luật.

Thẩm phán có quyền quyết định việc tạm giam hay gia hạn điều tra, truy tố ngay ở giai đoạn ban đầu. Tại phiên tòa, Thẩm phản điều khiển cuộc tranh tụng, bảo đảm cho các bên có đầy đủ các điều kiện và quyền hạn tranh tụng như nhau, buộc bên bị phản đối phải chấm dứt việc đưa ra các quan điểm suy diễn, áp đặt nếu sự phản đối của bên kia là có căn cứ (phản đối hữu hiệu), đồng thời, ngăn chặn những phản đối không có căn cứ (phản đối vô hiệu). Thẩm phán phải thể hiện được tính không thiên vị để đảm bảo cuộc tranh luận giữa các bên được diễn ra công bằng và đúng đắn tại phiên tòa, nhất là khi có các thủ tục hỏi và đối chất nhận chứng. Thẩm phán sẽ chỉ quyết định một cách thụ động, dựa trên lời trình bày bởi các bên hơn là theo ý chủ quan của mình. Thẩm phản cũng được phép loại trừ, không chấp thuận chứng cứ nào đó nếu thấy rằng việc chấp thuận sẽ vi phạm nguyên tắc công bằng trong tố tụng. Thẩm phán hướng dẫn Bồi thẩm đoàn về việc có chấp thuận hay không chấp thuận chứng cứ các bên trình ra, tóm tắt vụ án cho Bồi thẩm đoàn trước khi Bồi thẩm lui vào họp riêng để đưa ra phán quyết, và nếu phán quyết có tội được tuyên thì quyết định mức hình phạt[29].

Với những đặc điểm điển hình của hệ thống tổ tụng tranh tụng, Hội đồng xét xử của Vương quốc Anh hoàn toàn độc lập với các bên tham gia tố tụng và độc lập trong quá trình ra phán quyết.

Thứ nhất, với các bên tham gia tố tụng. Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn hoàn toàn bị động và đứng ngoài mọi tranh luận nên không bị ảnh hưởng bởi các bên tham gia tổ tụng. Với sự giám sát chung của Tòa án, trong toàn bộ quá trình tranh tụng, bên buộc tội và gỡ tội có vai trò khởi xướng và kiểm soát với các vấn đề sẽ đưa ra tòa và lựa chọn. gọi nhân chứng. Công tổ chịu trách nhiệm chứng minh các luận điểm còn có sự nghi ngờ. Tại phiên tòa, Thẩm phán giữ vai trò trung lập, là người “trọng tài lạnh lùng”, quan sát các bên tranh tụng và chịu trách nhiệm về thủ tục tố tụng và sử dụng pháp luật. Tất cả chứng cứ phải trình bày công khai tại tòa qua thủ tục kiểm tra và kiểm tra chéo chứng cứ. Các bên (buộc tội và gỡ tội) đều có quyền thẩm vấn các nhân chứng để kiểm tra tính trung thực trong lời khai của họ, kiểm tra tính xác thực, lô gic và có căn cứ về những chứng cứ mà họ đã khai, nhằm bảo đảm rằng lời khai của nhân chứng là cái họ đã nhìn thấy, chứng kiến cụ thể chứ không phải do họ suy diễn hoặc họ nghĩ rằng sẽ diễn ra như vậy[30]. Như vậy, cho quá trình tranh tụng được diễn ra bình đẳng, dân chủ, khách quan và Hội đồng xét xử không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ bên tham gia tố tụng nào.

Thứ hai, trong quá trình ra phán quyết, nguyên tắc trình bày chứng cứ trực tiếp tại Tòa án giúp Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn không bị ảnh hưởng hoặc có định kiến chủ quan từ trước nếu tham gia vào quá trình thu thập chứng cứ. Nguyên tắc này cũng khuyến khích các bên phải tận dụng mọi cơ hội hay khả năng để tìm tòi, đưa ra những chứng cứ thuyết phục nhất và qua đó, Hội đồng xét xử có điều kiện để suy xét, đưa ra phán quyết thích hợp nhất.

Ngoài ra, vì các Bồi thẩm viên được lựa chọn theo từng vụ việc nên không chịu ảnh hưởng bởi quan điểm của Thẩm phán.

Tóm lại, sự độc lập của Tòa án ở Vương quốc Anh mang tính đặc thù của nền chính trị Anh với quyền lực rất lớn của nhánh lập pháp. Dù từ năm 2005, những cải cách bắt nguồn từ Đạo luật Cái cách Hiến pháp đã nhấn mạnh sự độc lập của quyền tư pháp đối và quyền lập pháp và hành pháp song, trên thực tế, trong quan hệ với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, cơ quan Tòa án chưa hoàn toàn độc lập. Đối với cơ quan lập pháp, Tòa án vẫn chịu sự giám sát của Nghị viện dù cơ chế giám sát của Nghị viện đối với Tòa án theo hướng cân bằng giữa hai yếu tố cần thiết cho hệ thống Tòa án đó là tính minh bạch và tính độc lập. Đối với cơ quan hành pháp. do ngân sách của hệ thống Tòa án chủ yếu là từ nguồn tài trợ từ Bộ Tư pháp và nằm trong gói ngân sách chung hàng năm của Chính phủ nên Tòa án vẫn chịu sự ảnh hưởng của cơ quan hành pháp. Trong quan hệ với các cơ quan điều tra, công tố cũng như các bên tham gia tố tụng, với hệ thống tố tụng tranh tụng điển hình và thực tế ghi nhận từ việc tham gia các phiên tòa tại Anh cho thấy, Hội đồng xét xử hoàn toàn độc lập, các phiên tòa ở đất nước tranh tụng này được tiến hành trong một môi trường chuyên nghiệp, mang tính hợp tác, minh bạch và hiện đại. Đồng thời, với những cải cách mạnh mẽ về quy trình và cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán có nhiều chủ thể tham gia, trong đó, Ủy ban bổ nhiệm tư pháp là cơ quan có vai trò quan trọng nhất và được thành lập độc lập nên các Thẩm phán của Anh được đánh giá là độc lập về quan điểm và độc lập khi ra phán quyết.

 


[1]Trưởng Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 227.

[2]Chris Ballinger (2014), The House of Lords 1911-2011: A Century of Non-Reform, Bloomsbury Publishing

[3]Vernon Bogdanor (2009), Human Rights and the New British Constitution, JUSTICE Tom Sargant memorial annual lecture

[4]Constitutional Affairs Select Committee Constitutional Reform Bill: the Government's proposals HC 275 200405

[5]House of Lords, In re M., on appeal from M. v. HOME OFFICE [1994] 1 A.C. 377

[6]The justice system and the constitution, https://www.judiciary.uk/about- the-judiciary/the-judiciary-the-government-and-the-constitution/jud-ace- ind/justice-sys-and-constitution/

[7]The Supreme Court of the United Kingdom (2016), Procedure for Appointing a Justice of The Supreme Court of the United Kingdom, https:/www.supremecour.uk/about/appointments-of-justices.html, truy cập ngày 30/9/2020

[8]Appointment and Tenure of Judges of the Supreme Court http://www. supremecourt.ie/supremecourt/sclibrary3.nsf/pagecurrent/225D8212CD9 DEDE880257315005A41A5?opendocument&l=en, truy cập ngày 30/9/2020

[9]Erika Rackley (2013), Women, Judging and the Judiciary: From Difference to Diversity, New York, Routledge Publishing

[10]Lord Phillips of Worth Matravers (2007), Judicial Independence,Commonwealth Law Conference 2007 Nairobi, Kenya, p. 3

[11]Section 7 - Constitution Reform Act 2005

[12]Section 15 và Schedule 4 - Constitution Reform Act 2005

[13]http://ukscblog.com/supreme-court-funding-a-clarification/.

[14]https://www.supremecourt.uk/docs/concordat-with-ministry-of-justice-15 0113.pdf.

[15]https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2000/20/section/6

[16]Section 3-Constitution Reform Act 2005

[17]Legal crisis erupts over paedophile sentencing, https://www.theguar dian.com/uk 2006 jul/09 law ukcrime, truy cập ngày 30/9/2020

[18]https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2005/4/part/3/crossheading/Annualreport

[19]Đậu Công Hiệp (2019), Giám sát của nghị viện đối với nhánh quyền lực tư pháp ở Vương quốc Anh: một số giá trị tham khảo cho Việt Nam, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid-210355#_ftn14, truy cập ngày 30/9/2020

[20]Select Committee on the Constitution 6th Report of Session 2006-2007. Relations between the executive, the judiciary and Parliament Report with Evidence, Ordered to be printed 11 July 2007 and published 26 July 2007, Published by the Authority of the House of Lord

[21]Franklin De Vrieze (2018), Principles of Post-Legislative Scrutiny by Parliaments, Westminster Foundation for Democracy, http://www.wfd. org/wp-content/uploads/2018/01/Principles-of-Post-Legislative-Scrutiny by-Parliaments.pdf, truy cập ngày 30/9/2020.

[22]https://publications.parliament.uk/pa/cm201314/cmselect/cmpolcon/802/ 80205.htm

[23]https://www.parliament.uk/business/committees/committees-a-z/lords- select/constitution-committee/news-parliament-2017/president-and-deputy- president-supreme-court

[24]Đậu Công Hiệp (2019), Giám sát của nghị viện đối với nhánh quyền lực tư pháp ở Vương quốc Anh: một số giá trị tham khảo cho Việt Nam, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid-210355#_ftn14, truy cập ngày 30/9/2020.

[25]The Structure of the Courts, https://www.judiciary.uk/wp-content/uploads/ 2020/08/courts-structure-0715.pdf.

[26]Hồ Ngọc Điệp (2017), Mô hình tố tụng hình sự của Anh và xứ Wales, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/151

[27]Mô hình tổ tụng hình sự của Anh và xứ Wale, https://tks.edu.vn/thong-tinkhoa-hoc/chi-tiet/79/151, truy cập ngày 30/9/2020.

[28]Mô hình tổ tụng hình sự của Anh và xứ Wale, https://tks.edu.vn/thong-tin- khoa-hoc/chi-tiet/79/151, truy cập ngày 30/9/2020

[29]Mô hình tổ tụng hình sự của Anh và xứ Wale, http://tks.edu.vn/thong-tin- khoa-hoc/chi-tiet/79/151.

[30]Franklin De Vrieze (2018), Principles of Post-Legislative Scrutiny by Parliaments, Westminster Foundation for Democracy, http://www.wfd. org/wp-content/uploads/2018/01/Principles-of-Post-Legislative-Scrutiny- by-Parliaments.pdf, truy cập ngày 30/9/2020

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành