Thứ hai, 06 Tháng 11 2023 02:26

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

1. Về Hiệp định

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Duong (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific Partnership), gọi tắt là Hiệp định CPTPP - là một hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa Oxtrâylia, Brunây, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaixia, Mêhicô, Niu Dilân, Pêru, Singapo và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết ngày 08/3/2018 tại thành phố Santiago, Chilê.

Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. Đây là một trong những hiệp định thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Hơn nữa, so với các hiệp định thương mại song phương, khu vực mậu dịch tự do ASEAN và WTO, CPTPP mở rộng hơn bao gồm cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Hiệp định gồm 30 chương[1], trong đó, có một chương về Năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi trong kinh doanh (Chương 22) và một chương về Giải quyết tranh chấp (Chương 28). Như vậy, về cơ bản Hiệp định CPTPP đã đặt ra những yêu cầu đối với việc tạo môi trường thương mại, đầu tư thuận lợi và những yêu cầu đối với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đấu tư nói riêng.

Cụ thể, khoản 1, Điều 22.2 quy định:

“1. Các bên thừa nhận rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của các bên trong nước, trong khu vực và trên toàn cầu và để thúc đẩy hội nhập kinh tế và phát triển trong khu vực thương mại tự do, môi trường kinh doanh của các bên phải đáp ứng được những phát triển của thị trường".

Tại Mục B Chương 28 “Giải quyết tranh chấp" của Hiệp định với nội dung về Thủ tục tố tụng trong nước và Giải quyết tranh chấp thương mại tư nhân có quy định như sau:

Điều 28.22. Biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế

1. Mỗi Bên phải cố gắng hết sức khuyến khích và tạo thuận lợi để thực hiện thủ tục trọng tài và các phương tiện giải quyết tranh chấp thay thế cho việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các bên tư nhân trong lĩnh vực thương mại tự do.

2. Để đạt được điều đó, mỗi Bên quy định các thủ tục thích hợp để bảo đảm tuân thủ các hiệp định để phân xử và công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài trong vụ việc tranh chấp đó.

3. Một Bên sẽ được coi là tuân thủ khoản 2 nếu Bên đó tuân thủ Công ước năm 1958 của Liên hợp quốc về Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài”.

Tóm lại, Hiệp định CPTPP đã đặt ra những yêu cầu về việc giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư đối với các quốc gia thành viên, qua đó nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên. Bên cạnh đó, là một hiệp định với tính chất "tiến bộ". CPTPP cũng đặt ra yêu cầu cho các quốc gia phải thúc đẩy giải quyết tranh chấp tư nhân thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolutions) trong lĩnh vực thương mại.

2. Về các thành viên tham gia Hiệp định CPTPP

2.1. Brunây[2]

Brunây nằm ở phía Nam trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á, tiếp giáp biên giới với Biển Đông và Malaixia. Lãnh thổ Brunây có diện tích 5.765 km2 và nơi đây nổi tiếng có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào, gồm dầu thô, khí tự nhiên và gỗ. Dân số của Brunây năm 2020 là khoảng 471 nghìn người với hai nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống trên lãnh thổ quốc gia này là Malay (66,3%) và Hoa kiều (11,2%). Một điểm đặc trưng của quốc gia này đó là tôn giáo Đạo hồi là tôn giáo chính thức của Brunây, ngoài ra còn có một số tôn giáo khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ chính của Brunây là tiếng Malaixia, ngoài ra có hai thứ tiếng được dùng phổ biến khác là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

Về thể chế, Brunây là quốc gia quân chủ chuyên chế. Vai trò và quyền lực của Nhà vua là tối thượng. Quốc Vương vừa là Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Tài chính và quyết định hầu hết các vấn đề lớn của đất nước. Trong lịch sử, năm 1888, Brunây trở thành một quốc gia được Anh bảo vệ và được giao cho một cư dân Anh làm quản lý thuộc địa vào năm 1906. Brunây giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào ngày 01/01/1984. Tuy nhiên, việc từng là thuộc địa của thực dân Anh đã khiến cho pháp luật của quốc gia này chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống thông luật (Common Law), đặc biệt, các luật về trọng tài, hòa giải và cơ cấu tòa án cũng có nhiều nét tương đồng với Anh và Singapo.

Về kinh tế, mặc dù GDP của Brunây còn khiêm tốn, tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người tại quốc gia này khá cao, khoảng 26,09 nghìn USD/người vào năm 2020. Trước năm 1929, Brunây còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn cao su nhỏ bé với sản lượng thấp. Từ năm 1929, việc phát hiện ra dầu mỏ và khí đốt đã đem lại sự giàu có cho đất nước này. Brunây là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba khu vực Đông Nam Á và là nước sản xuất khi đốt hóa lỏng lớn thứ tư thế giới. Dầu hỏa và khí đốt chiếm khoảng 80% tổng thu nhập trong nước và 90% thu nhập xuất khẩu, đóng góp 39% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn ít và quy mô nhỏ, do vậy Brunây là quốc gia có nhập khẩu lớn. Việc thiếu lao động do dân số ít, thị trường nội địa quá nhỏ bé, khu vực tư nhân yếu kém, phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu khí đã gây áp lực lớn tới sự phát triển bền vững của Brunây. Do vậy, hiện nay, Chính phủ Brunây muốn đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp khác như công nghệ thông tin và truyền thông sản xuất lương thực Halal - được cho phép theo luật Hồi giáo đặc biệt, bắt đầu quan tâm, thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Trong quan hệ với Việt Nam, quan hệ thương mại và đầu tư giữa 2 nước đạt ở mức rất thấp. Kim ngạch buôn bán hai chiều tính đến năm 2019 đạt hơn 66,5 triệu USD. Việt Nam xuất sang Brunây chủ yếu là hàng sắt thép, thủy sản và gạo, nhập khẩu từ Brunây chủ yếu là dầu thô và hóa chất. Về đầu tư, tính đến hết năm 2020 Brunây có 161 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn 977 triệu USD, đứng thứ 4 trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) và thứ 23 trong tổng số hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Brunây vẫn sẽ là một trong các quốc gia đáng để Việt Nam thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, vì chỉ số thuận lợi kinh doanh của quốc gia này xếp vị trí 66 so với các quốc gia trên thế giới theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới, cao hơn Việt Nam 4 bậc.

2.2. Malaixia[3]

Malaixia là quốc gia vừa có địa hình đảo vừa có địa hình bán đảo với tổng diện tích 329.657 km2. Đất nước này chiếm 1/3 diện tính hòn đảo Borneo, nơi có cả lãnh thổ Inđônêxia và Brunây. Phần còn lại của Malaixia nằm trên bán đảo Malacca tiếp giáp với lãnh thổ Thái Lan.

Malaixia nổi tiếng là quốc gia đa sắc tộc ở châu Á, với tổng dân số vào khoảng trên 32 triệu người, Malaixia có ba nhóm sắc tộc lớn là người Malaixia, Hoa kiều và Ấn Độ. Các nhóm dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm khoảng 10% dân số. Tôn giáo của Malaixia cũng rất đa dạng, bên cạnh tôn giáo lớn nhất là Đạo hồi và Đạo phật, Malaixia còn có khá đông tín đồ theo Đạo giáo, Đạo Hindu, Thiên chúa giáo và Sikh. Với tôn giáo và sắc tộc đa dạng như vậy, trên lãnh thổ Malaixia có khá nhiều loại ngôn ngữ được sử dụng như tiếng Bahasa Melayu, tiếng Anh, Trung Quốc, Tamil, Telugu, Malaixialam, Panjabi và Thái Lan. Trong văn hóa kinh doanh ở Malaixia, các bên đối tác thường trao đổi với nhau bằng tiếng Anh.

Về thể chế, Malaixia theo mô hình quốc gia quân chủ lập hiến với Quốc vương là lãnh đạo tối cao. Hệ thống chính trị của Malaixia theo mô hình gần với hệ thống Quốc hội Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa Anh. Về kết cấu, Malaixia là một nước theo hệ thống liên bang với 13 bang hợp thành: Perlis, Kedah, Penang, Perak, Selangor, Negeri Sembilan, Malacca, Johore, Pahang. Terengganu, Kelantan, Sarawak và Sabah.

Trong lịch sử, bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, toàn bộ khu vực quanh eo biển Malacca bao gồm quần đảo Inđônêxia, Xingapo, và bán đảo Malay nằm trong khu vực tranh chấp thuộc địa giữa thực dân Anh và thực dân Hà Lan. Ngày 17/3/1824, Hiệp định Anh - Hà Lan được ký kết, phân định lãnh thổ thuộc địa của Anh bao gồm khu vực bán đảo Malay, Xingapo và lãnh thổ thuộc địa của Hà Lan bao gồm khu vực Sumatra. Kể từ đó, thực dân Anh hoàn toàn kiểm soát vùng lãnh thổ mà sau này là Malaixia và Xingapo.

Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã bắt đầu có ý định liên kết các bang thuộc Malaixia để thành lập một liên bang Malaixia nằm dưới một bộ máy cai trị chung do người Anh kiểm soát. Ý định này tạm thời bị hoãn lại trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai do toàn bộ khu vực bị đế quốc Nhật Bản chiếm đóng. Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, người Anh lại quay trở lại kiểm soát bán đảo Malay, thiết lập trật tự ở đây và tiếp tục thực hiện ý tưởng thành lập một nhà nước liên bang ở khu vực này. Đến năm 1957, Malaixia giành được độc lập. Tuy nhiên, cũng tương tự Brunây, do là thuộc địa của thực dân Anh trong một thời gian dài nên pháp luật của quốc gia này cũng chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh nói riêng là hệ thống thông luật Common Law.

Về kinh tế, Malaixia là nước có thu nhập trung bình, nền kinh tế đã được chuyển đổi từ những năm 70 của thế kỷ XX từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nền kinh tế đa ngành nghề. Là quốc gia xuất khẩu dầu khí, Malaixia được hưởng lợi từ việc gia năng lượng thế giới tăng cao. Vào năm 2020, GPD theo thực tế là 338 tỷ USD; GDP trên đầu người thực tế là 10,27 ngàn USD. Thị trường xuất khẩu chính của Malaixia bao gồm một số nước như Singapo, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam và Ôxtrâylia ... trong đó, Việt Nam xếp khoảng thứ 8 trong số thị trường xuất khẩu chính và xếp thứ 11 trong số thị trường nhập khẩu chính của quốc gia này.

Luật pháp và môi trường kinh doanh ở quốc gia này được đánh giá là thuận lợi, đặc biệt, Malaixia luôn mở cửa cho những người nước ngoài vào làm ăn và họ có thể mua bất động sản mang tên mình, điều không thể có được ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Cơ quan xúc tiến đầu tư Malaixia (MIDA) rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn cũng như muốn thành lập công ty hay mở cửa hàng tại Malaixia. Chỉ số thuận lợi kinh doanh của quốc gia này xếp thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, theo thống kê của tổ chức Ngân hàng Thế giới năm 2020.

Trong quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam, tỉnh lũy kế đến hết năm 2020, Malaixia có 644 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đạt 12,9 tỷ USD, đứng thứ 2 (sau Singapo) trong số các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam và thứ 8 trong tổng số 139 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Malaixia năm 2020 đạt 9,9 tỷ USD.

2.3. Singapo[4]

Cộng hòa Singapo là một quốc đảo với diện tích chi 692,7 km với khoảng hơn 5,8 triệu người[5]. Đất nước này nổi tiếng là nơi có nhiều cảng nước sâu với nguồn tài nguyên phong phú nhất là thủy sản. Các sắc tộc lớn sinh sống ở Singapo bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Malaixia. Tôn giáo phổ biến nhất là Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, ngoài ra còn có đạo Hindu, Sikh và Đạo lão.

Về thể chế, Singapo theo thể chế Cộng hòa Nghị viện. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống; đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng.

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như các quốc đảo khác trong cùng khu vực, Singapo là thuộc địa của thực dân Anh. Đến năm 1867, sau gần 100 năm thuộc địa, thực dân Anh ban hành cho Singapo một bản Hiến pháp thuộc địa giống như một số nước thuộc địa khác của Anh trong khu vực. Sau đó, tháng 02/1942, đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Singapo, bãi bỏ pháp luật của Anh quốc trong đó có Hiến pháp thuộc địa năm 1876 và áp đặt ở đây pháp luật của họ. Sau khi Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh tháng 9/1945, Singapo được đặt dưới quyền quản lý của quân đội Hoàng gia Anh ở khu vực Đông Nam Á và sau đó trở thành lãnh thổ thuộc địa độc lập (Crown Colony) của Hoàng gia Anh. Cũng bắt đầu từ đây, đời sống chính trị trên hòn đảo này trở nên sôi động hơn với sự xuất hiện của một số đảng phái chính trị địa phương có chủ trương đàm phán để giành một nền độc lập hoàn toàn cho Xingapo. Ngày 09/8/1965, Xingapo tách khỏi Malaixia và thành lập nước Cộng hòa độc lập. Dưới sự xâm lược lâu năm của thực dân Anh, pháp luật của Xingapo cũng chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nước Anh.

Là quốc gia nhỏ nhất trong ASEAN song Singapo lại là quốc gia giàu nhất trong khu vực. Về kinh tế, năm 2020, Singapo sở hữu quy mô GDP là hơn 339 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người khoảng 60 nghìn USD. Với kết quả này. thu nhập bình quân đầu người của Singapo cao thứ 3 trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Singapo được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và không tham nhũng, giá cả ổn định, thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hầu hết các nước phát triển khác. Ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện tử, hóa chất, dịch vụ cộng thêm có vị thế là trung tâm quản lý tài sản của khu vực đã đem lại cho Singapo nguồn thu đáng kể để phát triển kinh tế, cho phép quốc gia này nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô không có sẵn trên lãnh thổ.

Về quan hệ thương mại với Việt Nam, Singapo là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, kim ngạch thương mại hai nước Việt Nam - Singapo đạt mức cao và ổn định, năm 2020 đạt 6.7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Singapo là 3,05 tỷ USD, chiếm hơn 45% so với tổng kim ngạch Khoang cách nhập siêu của Việt Nam từ Singapo cũng giảm dần xuống khoảng 600 triệu USD.

Về quan hệ đầu tư, riêng năm 2020, Singapo có gần 9 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam. Tính lũy kế đến hết năm 2020, Singapo đã có 2.629 dự án đầu tư còn hiệu lực vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên tới 56,5 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số 139 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam (sau Hàn Quốc và Nhật Bản) và đứng thứ 1 trong khu vực ASEAN. Trong lĩnh vực đầu tư, Singapo có mặt trong hầu hết ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm hải sản và chủ yếu tập trung nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản.

Văn hóa kinh doanh của doanh nhân Singapo có tính cạnh tranh cao và đạo đức kinh doanh vô cùng mạnh mẽ. Các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của quốc gia này rất tiến bộ so với các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, chỉ số thuận lợi kinh doanh của quốc gia này xếp thứ 2 thế giới và thứ nhất trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, theo thống kê của tổ chức Ngân hàng Thế giới năm 2020.

2.4. Nhật Bản[6]

Nhật Bản là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, bao gồm một chuỗi các hòn đảo ở Thái Bình Dương nằm gần với bờ biển phía đông của châu Á. Dân số quốc gia này trên 126 triệu người (năm 2021)[7]. Ngôn ngữ chính cũng là tiếng Nhật.

Lịch sử Nhật Bản trải dài từ thời kỳ cổ đại tới hiện đại. Thủ đô đầu tiên được thành lập tại Nara năm 710, nó đã trở thành một trung tâm của nghệ thuật Phật giáo, tôn giáo và văn hóa. Trong những năm 1860, thời kỳ Minh Trị bắt đầu bằng việc quân đội hoàng gia của Thiên hoàng Minh Trị đánh bại quân đội Mạc phủ Tokugawa, nhà lãnh đạo mới kết thúc chế độ phong kiến và chuyển đổi một hòn đảo cô lập, một quốc gia kém phát triển nhanh chóng trở thành một cường quốc thế giới.

Về thể chế, Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến. Về pháp luật, các văn bản luật đầu tiên của Nhật Bản được xây dựng chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi pháp luật Trung Quốc[8]. Những cải cách lớn trong pháp luật Nhật Bản diễn ra vào cuối những năm 1800. Vào đầu thời kỳ Minh Trị (1868-1912), Nhật Bản nhanh chóng chấp nhận nhu cầu nhập khẩu hệ thống pháp luật phương Tây, đặc biệt là hệ thống pháp luật của Pháp và của Phổ Đức, như một phần của nỗ lực hiện đại hóa, dẫn đến sự chuyển đổi pháp luật khá mạnh mẽ. Việc hiện đại hóa ban đầu hệ thống pháp luật của Nhật Bản chủ yếu dựa trên nền tảng các hệ thống pháp luật dân sự ở châu Âu và trong một mức độ thấp hơn về sau này và các yếu tố của hệ thống pháp luật án lệ Anh - Mỹ. Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống pháp luật của Mỹ bắt đầu có ảnh hưởng, đôi khi thay thế và bao trùm lên các quy tắc và cấu trúc pháp luật truyền thống trước đó của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhìn chung, pháp luật dân sự của Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng của hệ thống Civil Law.

Về kinh tế, Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá hủy hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70 của thế kỷ XX. Kinh tế Nhật Bản được chia theo 3 ngành chính: Dịch vụ, Công nghiệp và Nông nghiệp. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế. GDP của Nhật Bản đạt hơn 5.048 tỷ USD vào năm 2020, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 USD/người. Về chỉ số thuận lợi kinh doanh, năm 2020, Nhật Bản xếp thứ 29 trên toàn thế giới.

Nhật Bản là quốc gia có quan hệ thương mại tốt đẹp với Việt Nam trong nhiều năm qua. Hiện nay. Nhật Bản không chỉ là đối tác quan trọng mà còn là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam. CPTPP là hiệp định thương mại tự do thứ 3 mà Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia ký kết. Trước đó, hai nước đã tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (có hiệu lực vào năm 2008) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (có hiệu lực vào năm 2009). Chỉ riêng trong năm 2020, tổng kim ngạch hai chiều đạt 39,6 tỷ USD. Về đầu tư. Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam với 4.690 dự án[9].

Trong những năm sắp tới, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa, bởi các thuận lợi về mặt địa lý, tương đồng về lịch sử, văn hóa và trên cơ sở quan hệ tốt đẹp hiện nay cũng như những thuận lợi từ các hiệp định thương mại hai bên đã ký kết.

2.5. Ôxtralia[10]

Úc (hay Ôxtrâylia) có tên gọi chính thức là Thịnh vượng chung Oxtrâylia (Commonwealth of Australia), thuộc Khối thịnh vương chung do Nữ hoàng Elizabeth II đứng đầu.

Quốc gia này có chủ quyền bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania và các đảo khác nhỏ hơn. Đây là quốc gia lớn thứ trên thế giới về diện tích. Dân số Ôxtrâylia khoảng hơn 25 triệu người (năm 2020)[11]. Ôxtrâylia có mức độ đô thị hóa cao, tập trung tại các bang giáp biển. Lãnh thổ Ôxtrâylia rộng lớn. giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng có mật độ dân số rất thấp.

Về thể chế, Ôxtrâylia là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia với tư cách Nữ vương Ôxtrâylia - một vai trò tách biệt so với địa vị là quân chủ của các quốc gia khác trong Vương quốc Khối thịnh vượng chung.

Ôxtrâylia là nơi sinh sống của người Ôxtrâylia bản địa trong khoảng 60.000 năm trước. Sau đó, những người Anh định cư đầu tiên đến đây vào cuối thế kỷ XVIII. Ngày 26/01/1788, thuyền trưởng Arthur Philip đưa 750 người từ Anh đi đày sang Oxtrâylia mở đầu thời đại di cư của người châu Âu đến Oxtrâylia, chính thức đưa người Anh đến định cư và lập thuộc địa. Sáu thuộc địa được hình thành vào cuối thế kỷ XVIII-XIX; họ liên kết thành liên bang và Liên bang Oxtrâylia ra đời ngày 01/01/1901.

Quốc gia mới này đã tận dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình để phát triển một cách nhanh chóng nền nông nghiệp và công nghiệp sản xuất và góp phần không nhỏ cho lực lượng quân đội Anh trong cả hai thế chiến. Trong những thập niên gần đây, Ôxtrâylia đã chuyển mình vào nền kinh tế thị trường cạnh tranh quốc tế tiên tiến. Ôxtrâylia đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD trong suốt những năm 90 của thế kỷ XX, một kết quả dựa trên phần lớn các cuộc cải cách kinh tế kế tục từ những năm 80 của thế kỷ XX.

Ngày nay, Ôtrâylia là một quốc gia công nghiệp phát triển, nền kinh tế Ôxtrâylia lớn thứ 13 trên thế giới theo GDP danh nghĩa năm 2020, còn GDP bình quân đầu người thì cao thứ 10 toàn cầu năm 2019. Cụ thể, GDP của Oxtrâylia vào năm 2020 là hơn 1.330 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người trên 52.000 USD/người. Ngoài ra, Oxtrâylia là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn trong đó nổi bật như: Liên hợp quốc, Câu lạc bộ Paris, G20, Khối đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ, Khối Thịnh vượng chung các quốc gia, Khối hiệp ước quân sự Ôxtrâylia - Niu Dilân - Mỹ (ANZUS), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương. Ngoài ra, Ôxtrâylia được xếp hạng cao trong hầu hết các chỉ số, trong đó, đối với chỉ số thuận lợi kinh doanh, Ôxtrâylia xếp thứ 14 trên toàn thế giới.

Về quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam: Việt Nam là bạn hàng lớn thứ 4 của Ôxtrâylia trong ASEAN. Ôxtrâylia là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam; kim ngạch thương mại hai nước tăng trưởng trung bình khoảng 3-4% mỗi năm trong 3 năm gần đây. Tính đến hết tháng 12/2020, Việt Nam nhập khẩu 4,67 tỷ USD từ Ôxtrâylia, chủ yếu là các mặt hàng sữa và các sản phẩm rau quả, lúa mì, các sản phẩm khoáng sản. Cùng kỳ, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ôxtrâylia là 3,6 tỷ USD, chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, hàng thủy sản, máy tính và linh kiện điện tử. Tính đến cuối năm 2020, Ôxtrâylia có tổng cộng 512 dự án có hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1,913 tỷ USD đứng thứ 20 (tính theo số vốn đăng ký) trong số gần 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

2.6. Niu Dilân[12]

Niu Dilân là một quốc đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương, cách Ôxtrâylia khoảng 2.000 km (1.300 dặm) với dân số khoảng 5 triệu người. Cũng như Canada và Ôxtrâylia, Niu Dilân thuộc Khối thịnh vượng chung do Nữ hoàng Elizabeth II đứng đầu. Về lịch sử, người Polynesian Maori xâm nhập và định cư khu vực này khoảng năm 1250-1300 sau Công nguyên. Năm 1840, tù trưởng của họ đã ký với Anh Hiệp ước Waitangi, theo đó họ nhượng lại chủ quyền cho Nữ hoàng Victoria trong khi giữ lại quyền lãnh thổ. Trong cùng năm đó, người Anh bắt đầu ổn định tổ chức thuộc địa. Một loạt các cuộc chiến tranh từ năm 1843 đến năm 1872 đã kết thúc với thất bại của các dân tộc bản địa. Vào năm 1907, Niu Dilân tuyên bố trở thành lãnh thổ tự trị và năm 1945 bỏ danh hiệu “lãnh thổ tự trị”, trở thành thành viên Liên hợp quốc với quốc hiệu “Niu Dilân”.

Về thể chế, Niu Dilân theo chế độ quân chủ nghị viện. Người đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh Elizabeth II (từ ngày 06/02/1952). Toàn quyền do Nữ hoàng Anh cử theo đề nghị của Thủ tướng Niu Dilân. Người đứng đầu cơ quan hành pháp là Thủ tướng, là thủ lĩnh đảng hoặc liên đảng chiếm đa số trong Nghị viện. Về pháp luật, Niu Dilân thuộc dòng họ Common Law và có nhiều điểm tương đồng với Ôxtrâylia.

Về kinh tế, trong 40 năm qua, chính phủ đã chuyển đổi Niu Dilân từ nền kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc vào tiếp cận thị trường của Anh sang nền kinh tế thị trường tự do, công nghiệp hơn, có thể cạnh tranh toàn cầu. Sự tăng trưởng năng động này đã thúc đẩy thu nhập thực tế và tăng cường công nghệ hóa các ngành công nghiệp. Quy mô kinh tế của Niu Dilân năm 2020 đạt khoảng 208,3 tỷ USD.

Do thị trường nội địa có dung lượng nhỏ, kinh tế Niu Dilân phụ thuộc rất lớn vào thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Theo đó, Niu Dilân chủ trương ủng hộ thương mại tự do với việc tích cực đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định CPTPP. Niu Dilar là nước thúc đẩy sớm Hiệp định này và là quốc gia thứ hai phê chuẩn thỏa thuận vào tháng 5/2017. Đồng thời Niu Dilê cũng tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 4 năm liên tiếp từ 2017-2020, Niu Dilân luôn xếp hạng 1 về chỉ số môi trường thuận lợi kinh doanh theo Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Về hợp tác thương mại với Việt Nam, năm 2020, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 14 của Niu Dilân. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Niu Dilân tăng đều qua các năm. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Niu Dilân gồm điện thoại và linh kiện, máy tính và linh kiện giày dép, đồ may mặc... trong khi nhập khẩu của Niu Dilân các mặt hàng như sữa, gỗ, rau quả...

Riêng về đầu tư, tính đến hết tháng 4/2019, Niu Dilân có 34 dự án với tổng vốn đăng ký là 90,02 triệu USD, đứng thứ 49 trên 131 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các dự án tập trung vào lĩnh vực giáo dục đào tạo; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông lâm nghiệp và thủy sản với 2 hình thức đầu tư là 100% vốn nước ngoài và liên doanh.

2.7. Canada[13]

Canada là một quốc gia châu Mỹ có diện tích rộng lớn, đứng thứ hai thế giới sau Nga với dân số khoảng hơn 37 triệu người. Quốc gia này cũng thuộc Khối thịnh vượng chung do Nữ hoàng Elizabeth II đứng đầu. Những cư dân đầu tiên là người da đỏ (Ảnh diêng) và người Inuit (còn gọi là người. Eskimo). Canada đã bị Pháp chiếm làm thuộc địa vào thế kỷ XVIII và bị Anh chinh phục vào thế kỷ XVIII. Đầu thế kỷ XIX, Canada phải bảo vệ mình chống lại nền Cộng hòa Mỹ non trẻ. Ngày 01/7/1867, Quốc hội Anh thông qua đạo luật cho phép John Alexander Macdonald thành lập nước tự trị Canada (Dominion of Canada) theo Đạo luật Anh Bắc Mỹ (British North America Act).

Từ góc độ thể chế, Canada là nước có nền quân chủ lập hiến kiểu Anh, với Nữ hoàng Anh là biểu tượng đứng đầu Hoàng gia, và bộ máy Nhà nước dân chủ tam quyền phân lập. gồm Nghi viện, Chính phủ và hệ thống tòa án tư pháp. Về kết cấu, Canada là một nhà nước liên bang, với chính quyền liên bang và các bang (gồm 10 bang và 3 vùng lãnh thổ). Về hệ thống pháp luật, Canada cũng là một quốc gia tiêu biểu thuộc dòng họ thông luật Common Law, ngoại trừ bang Québec áp dụng theo hệ thống Civil Law.

Về kinh tế, Canada là 1 trong 10 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với dân số ít, Canada có thể được xem là trong các quốc gia giàu nhất thế giới. Canada nằm trong nhữn 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất toàn cầu (G7) và là thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Nền kinh tế chính của Canađa dựa trên các tài nguyên thiên nhiên. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự tăng trưởng ấn tượng trong các ngành sản xuất, khai mỏ và dịch vụ đã biến quốc gia này từ một nền kinh tế phần lớn là nông thôn trở thành một quốc gia công nghiệp và thành thị. Canada có một ngành dầu khí tự nhiên lớn với phần lớn sản xuất dầu thô có nguồn gốc từ cát dầu ở các tỉnh phía Tây, đặc biệt là bang Alberta. Canada hiện đứng thứ 3 trên thế giới về trữ lượng dầu đã được chứng minh sau Vênêxuêla và Arập Xêút và là nhà sản xuất dầu lớn thứ 7 thế giới.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới, năm 2020, GDP của Canađa khoảng hơn 1.643 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 46.211 USD/người. Theo đó, Canada là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 15 theo sức mua tương đương.

Canada hiện là thị trường hấp dẫn cho các công ty quốc tế muốn đầu tư và kinh doanh ra nước ngoài. Chỉ số thuận lợi kinh doanh của quốc gia này xếp thứ 23 thế giới và thứ nhất trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, theo thống kê của tổ chức Ngân hàng Thế giới năm 2020. Luật về kinh doanh của Canada luôn đi kèm với các bản hướng dẫn chi tiết và được đăng tải công khai trên hệ thống website của chính phủ giúp các doanh nhân có thể tìm hiểu từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các báo cáo đánh giá thị trường trong các ngành nghề kinh doanh theo quý và theo năm là tài liệu quan trọng cho các nhà đầu tư tìm hiểu để phát triển kinh doanh tại Canada. Cổng thông tin hỗ trợ kinh doanh dịch vụ Ủy viên thương mại Canada là nơi tập trung mọi cơ sở dữ liệu để nhà đầu tư tra cứu. Mặt khác, mỗi tỉnh, bang đều có hệ thống website để hỗ trợ việc nhập cư, kinh doanh và ổn định cuộc sống cho người nhập cư mới đến.

Trong quan hệ thương mại, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại ASEAN. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Canada đã tăng gấp 5 lần từ 1,14 tỷ USD năm 2010 lên 5,1 tỷ USD trong năm 2020. Trong đó, Việt Nam luôn xuất siêu sang Canada. Năm 2020 giá trị xuất siêu đạt 4,36 tỷ USD. Đặc biệt, sự kết nối thương mại giữa Việt Nam và Canada ngày càng được tăng cường thông qua việc tham gia CPTPP Chỉ sau một thời gian ngắn CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã có sự tăng trưởng mạnh.

Trong quan hệ đầu tư, Canada đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ tính đến tháng 11/2020, Canada là nhà đầu tư lớn thứ 14 của Việt Nam, với 212 dự án, trị giá hơn 5,05 tỷ USD. Các dự án của nhà đầu tư Canada tại Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao trong các lĩnh vực đầu tư chủ chốt như dịch vụ khách sạn, bảo hiểm, năng lượng tái tạo...

2.8. Mêhicô[14]

Mêhicô có tên chính thức là Hợp chúng quốc Mêhicô, nằm ở Bắc Mỹ. Với diện tích khoảng 2.000.000 km, Mêhicô là quốc gia lớn thứ 5 ở châu Mỹ và là quốc gia lớn thứ 13 trên thế giới. Với dân số ước tính trên 120 triệu người, Mêhicô là quốc gia đông dân đứng thứ 11 trên thế giới và là nước đông dân thứ hai ở khu vực Mỹ Latinh.

Về thể chế, hợp chúng quốc Mêhicô là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang theo chế độ đại nghị, có tổng cộng 31 bang và 1 quận thuộc liên bang là thành phố Mêhicô, đây là một trong những khu đô thị đông dân cư nhất trên thế giới.

Về lịch sử, bắt đầu từ thế kỷ XVI, Mêhicô bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ và đến năm 1810 thì tuyên bố độc lập và chính thức được công nhận vào năm 1821. Giai đoạn hậu độc lập hỗn loạn được đặc trưng bởi sự bất bình đẳng kinh tế và nhiều thay đổi về mặt chính trị. Giai đoạn này được kết thúc bởi Cách mạng Mêhicô năm 1910, mà đỉnh điểm với việc ban hành Hiến pháp năm 1917 và sự xuất hiện của hệ thống chính trị hiện tại của đất nước. Những yếu tố lịch sử cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến pháp luật của Mêhicô, theo đó, Mêhicô là quốc gia thuộc dòng họ Civil Law.

Về kinh tế, nước này được xác định là một cường quốc mới nổi trên toàn cầu, có GDP danh nghĩa lớn thứ 16 trên thế giới và thứ 11 theo sức mua tương đương. Quy mô GDP năm 2020 là 1.860 nghìn tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người khoảng 18.800 USD/năm. Mêhicô là một trong 20 nước xuất khẩu lớn trên thế giới với các sản phẩm chủ yếu gồm: máy móc và thiết bị điện tử, dầu, bạc, trái cây, rau củ, cà phê. Bên cạnh đó, nền kinh tế Mêhicô được liên kết chặt chẽ với các đối tác của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), đặc biệt là Hoa Kỳ.

Về quan hệ thương mại với Việt Nam, tính đến nay Mêhicô hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh và ngược lại Việt Nam là thị trường xuất, nhập khẩu lớn thứ tám ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mêhicô. Cũng như Canada, việc ký kết Hiệp định CPTPP đã thúc đẩy sự kết nối thương mại giữa Việt Nam và Canada. Chỉ tính riêng năm 2019 - một năm sau khi Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam, tổng giá trị thương mại hai chiều của Việt Nam với Mêhicô và hai nước thành viên đạt 5,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang ba thị trường này đạt 4,11 tỷ USD, tăng 26,76% so với cùng kỳ năm 2018. Trong vài năm trở lại đây, Mêhicô vẫn đơn phương dành cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN). Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Về quan hệ đầu tư, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, Mêhicô hiện có 4 dự án với số vốn đăng ký là 170.000 USD tại Việt Nam, đứng thứ 116/13 nước/lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Doanh nghiệp Mêhicô rất quan tâm đầu tư tại các khu chế xuất và khu tự do thương mại tại Việt Nam để sản xuất các mặt hàng mà Việt Nam có thể mạnh và có thể sử dụng nguyên liệu tại chỗ để xuất sang các nước thứ ba như may mặc, giày dép, chế biến thực phẩm, linh kiện điện tử... đều trên on ding tinh. Xét về chỉ số thuận lợi kinh doanh, Mêhicô đứng vị trí 60 so với các quốc gia trên thế giới theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới, cao hơn Việt Nam 10 bậc. Tuy nhiên, so với khu vực Mỹ Latinh, chỉ số thuận lợi kinh doanh của quốc gia này xếp vị trí thứ nhất. Do vậy, quốc gia này vẫn sẽ là một trong những môi trường hợp tác tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

2.9. Pêru[15]

Pêru có tên chính thức là Cộng hòa Pêru, là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Mỹ. Dân số của Pêru khoảng trên 32 tăng triệu người. Pêru là quốc gia đa sắc tộc, bao gồm người Amerindians, châu Âu, châu Phi và châu Á. Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha. Pêru được chia thành 25 khu vực, là một nước đang phát triển với chỉ số phát triển con người cao, số điểm và mức độ nghèo đói khoảng 25,8%.

Tài Về thể chế, Pêru là nước cộng hòa. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ. Trong lịch sử, quốc gia này từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, do vậy, tương tự như Mêhicô, Pêru chịu ảnh hưởng của hệ thống Civil Law.

* Về kinh tế, Pêru có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - thương mại và giàu tài nguyên thiên nhiên như đồng, kẽm, bạc và dầu lửa (Pêru là nước đứng thứ 2 thế giới về sản xuất bạc; thứ 6 về khai thác vàng và thứ 8 về sản xuất kẽm). Khoáng sản chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu hằng năm. Pêru chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp khoáng sản, dầu lửa, thủy sản và nông nghiệp. Chính phủ Pêru cũng cam kết theo đuổi tự do hóa thương mại. Kể từ năm 2006, Pêru đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Thái Lan, các nước thuộc khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), EU, Trung Quốc, Xingapo, Mêhicô, Chilê, Nhật Bản...; tham gia liên minh Thái Bình Dương (Pêru, Mêhicô, Côlômbia và Chilê), APEC và thúc đẩy khả năng gia nhập Nhóm G20. Năm 2020, GDP của Pêru là 202,01 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ số thuận lợi kinh doanh của quốc gia này chỉ xếp hạng 76, thấp hơn 6 bậc so với Việt Nam.

Hiện nay, Pêru vẫn được đánh giá là thị trường tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận thi trường của Việt Nam bởi 75% công ty xuất nhập khẩu của Pêru là vừa và nhỏ, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào thị trường các nước láng giềng. Tuy nhiên do hạn chế về thông tin, ngôn ngữ và cách trở địa lý, trao đổi thương mại song phương còn ở mức thấp và chủ yếu qua trung gian, tuy đang có xu hướng gia tăng. Pêru là một trong những nước Mỹ Latinh đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với giày thể thao đế bằng PVC của Việt Nam (năm 2008) và ván lướt sóng (năm 2006). Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Pêru còn rất khiêm tốn. Về phía Việt Nam, có 2 đơn vị đầu tư lớn tại Pêru là PetroVietnam và Viettel hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và viễn thông. Về phía Pêru, cũng chỉ có 2 công ty là AJE và AquaExpedition hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

2.10. Chilê[16]

Chilê tên chính thức là Cộng hòa Chilê, là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, với khoảng hơn 19 triệu dân. Cũng tương tự như Pêru, Chilê từng là thuộc địa của Tây Ban Nha nên ngôn ngữ chính của quốc gia này hiện là tiếng Tây Ban Nha.

Cũng vì vậy mà luật pháp của Chilê cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống Civil Law.

Về kinh tế, Chilê có đặc trưng của một nền kinh tế ngoại thương phát triển và thể chế tài chính vững mạnh. Đặc biệt, những năm gần đây Chilê chủ trương đẩy mạnh tự do hóa thương mại, trở thành một trong những nước ký FTA nhiều nhất trên thế giới (ký FTA với 23 nước), trong đó có Việt Nam. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế Chilê tăng trưởng khá ổn định (trung bình 6%/năm) là một trong những nước tăng trưởng cao và bền vững hàng đầu tại khu vực. Chilê là nước Nam Mỹ đầu tiên gia nhập OECD (tháng 5/2009). Năm 2020, GDP của Chilê đạt 456,39 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 13 nghìn USD/người. Về chỉ số thuận lợi kinh doanh, Chilê xếp thứ 59 trên toàn thế giới theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới.

Trước đây, khi chưa có Hiệp định thương mại tự do giữa hai quốc gia, hàng hóa của Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu vào Chilê (trung bình là 6%) và hàng hóa của Chilê nhập khẩu vào Việt Nam còn phải chịu thuế suất cao, kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều giữa hai nước chỉ đạt gần 500 triệu USD/năm và Việt Nam luôn luôn nhập siêu từ Chilê. Hiệp định được phê chuẩn và chính thức có hiệu lực đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhảy vọt kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước. Năm 2020, kim ngạch hai chiều đạt 1,28 tỷ USD tăng 4,4% so với năm 2019, trong đó nhập khẩu 265 triệu, xuất khẩu đạt 1,01 tỷ USD. Việc hai quốc gia cùng gia nhập Hiệp định CPTPP hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo nhiều cơ hội phát triển hợp tác thương mại giữa hai nước Tuy nhiên, việc thúc đẩy hoạt động thương mại với Chilê vẫn gặp nhiều khó khăn vì điều kiện địa lý, ngôn ngữ.

2.11. Việt Nam

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, với dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người (tính đến năm 2021). Về hệ thống pháp luật, còn nhiều ý kiến cho rằng pháp luật Việt Nam hiện nay theo truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do từng là thuộc địa của Pháp nên pháp luật Pháp đã in dấu ấn khá đậm ở Việt Nam, nói cách khác, pháp luật Việt Nam cũng cơ bản chịu ảnh hưởng của hệ thống Civil Law[17].

Về kinh tế, năm 2020, theo công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)[18], quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP danh nghĩa đạt 340,6 tỷ USD, xếp hạng 37 thế giới, sức mua tương đương đạt 1,047 tỷ USD, xếp hạng 23 toàn cầu, GDP bình quân đầu người theo danh nghĩa là 3,498 USD/người, xếp hạng 115 thế giới, còn theo sức mua là 10,755 USD/người, xếp hạng 106 toàn cầu. Mức độ tự do kinh tế vẫn chỉ ở nhóm trung bình với hạng 90 toàn cầu. Theo chỉ số thuận lợi kinh doanh, Việt Nam chỉ xếp thứ 70 toàn thế giới[19]. Như vậy nếu so với các nước thành viên khác của Hiệp định CPTPP, chỉ số thuận lợi kinh doanh của Việt Nam chỉ xếp cao hơn Peru.

Về hợp tác thương mại và đầu tư với các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP, có thể thấy Việt Nam đã có nhiều hoạt động thương mại và đầu tư với các nước châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, Xingapo và Malaixia. Ngược lại, đối với các nước châu Mỹ, đặc biệt là Pêru, Chilê thì vì những khó khăn về mặt địa lý, ngôn ngữ nên các hoạt động thương mại và đầu tư còn khiêm tốn.

Bảng 1. Khái quát các quốc gia thành viên CPTPP[20]

TT Quốc gia Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) GDP (USD) GDP người (USD)
1 Brunay 5.765 471 12,02 tỷ 26,09 nghìn
2 Malaixia 329,657 32,939 338,28 tỷ 10,27 nghìn
3 Singapo 692 5.772 339,98 tỷ 58,90 nghìn
4 Nhật Bản 377,975 125.758 5048,00 tỷ 41,60 nghìn
5 Ôxtrâylia 7.692.000 25.733 1330,00 tỷ 52,82 nghìn
6 Canada 9.985.000 37.973 1.643,00 tỷ 46,21 nghìn
7 Mêhicô 1.973.000 127.792 1,860,00 tỷ 18,8 nghìn
8 Pêru 1.285.000 33.494 202,01 tỷ 6,08 nghìn
9 Chilê 756.950 19.458 456,39 tỷ 12,99 nghìn
10 Việt Nam 331.212 97,406 340,60 tỷ 3,498 nghìn

 


[1] Chương 1: Quy định và định nghĩa chung; Chương 2: Nguyên tắc đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường hàng hoá; Chương 3: Quy tắc xuất xứ và thủ tục về xuất xứ; Chương 4: Hàng dệt may: Chương 5: Quản lý hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại; Chương 6: Biện pháp phòng vệ thương mại; Chương 7: Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch; Chương 8: Rào cản kỹ thuật đối với thương mại; Chương 9: Đầu tư; Chương 10: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới; Chương 11: Dịch vụ tài chính; Chương 12: Nhập cảnh tạm thời đối với doanh nhân; Chương 13: Viễn thông; Chương 14: Thương mại điện tử Chương 15: Mua sắm chính phủ Chương 16: Chính sách cạnh tranh; Chương 17: Các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền; Chương 18: Sở hữu trí tuệ; Chương 19: Lao động, Chương 20: Môi trường; Chương 21: Hợp tác và nâng cao năng lực Chương 22: Năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi trong kinh doanh Chương 23: Phát triển; Chương 24: Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chương 25: Sự đồng nhất trong quản lý; Chương 26: Sự minh bạch và chống tham nhũng; Chương 27: Quy định hành chính và thể chế. Chương 28: Giải quyết tranh chấp. Chương 29 Trường hợp ngoại lệ và quy định chung. Chương 30: Điều khoản thi hành.

[2] Các thông tin tham khảo từ: Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Brunây, cập nhật tháng 3/2021, https://www.vcci.com.vn/bru-nay- https://www.britannica.com/facts/Brunei; https://www.imf.org/en/Countries/ BRN, truy cập ngày 01/9/2021.

[3] Các thông tin tham khảo từ Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Malaixia, cập nhật tháng 3/2021, https://www.veci.com.vn/ma-lai-xi-a https://www.imf.org/en/Countries/MYS, truy cập ngày 01/9/2021.

[4] Các thông tin tham khảo từ: Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trưởng Xingapo, cập nhật tháng 3/2021, https://www.veci.com.vn/xin-ga-po. https://www.imf.org/en/Countries/SGP truy cập ngày 01/9/2021.

[5] Tham khảo thêm từ https://www.cacnuoc.vn/dan-so-cac-nuoc tren-the-gioi/.

[6] Các thông tin tham khảo từ: Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Nhật Bản, cập nhật năm 2020, https://www.vcci.com.vn/nhat-ban https://www.imf.org/en/Countries/JPN, truy cập ngày 01/9/2021.

[7] Tham khảo thêm https://www.cacnuoc.vn/dan-so-cac-nuoc-tren-thegioila

[8] Xem Oda, Hiroshi: "The Sources of Law" in Japanese Law, Oxford: Oxford University, 2009.

[9] Nguồn số liệu của năm 2021, https://vov.vn/kinh-te/nhat-ban-tang- truong-von-dau-tu-vao-viet-nam-bat-chap-dich-benh-covid-19-892587 vov.

[10] Các thông tin tham khảo từ: Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Ôxtrâylia, cập nhật năm 2020, https://www.vcci.com.vn/ox-tray-lia: https://www.imf.org/en/Countries/AUS, truy cập ngày 01/9/2021.

[11] https://www.cacnuoc.vn/dan-so-cac-nuoc-tren-the-gioi/.

[12] Các thông tin tham khảo từ: Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thì trường Niu Dilân, cập nhật tháng 12/2019, https://www.veci. com.vn/nhu- di-lan; https://www.imf.org/en/Countries/NZL, truy cập ngày 01/9/2021.

[13] Các thông tin tham khảo từ Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Canada, cập nhật tháng 3/2021, https://www.veei.com.vn/canada, https://www.imf.org/en/Countries/CAN, truy cập ngày 01/9/2021.

[14] Các thông tin tham khảo từ: Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Mêhicô, cập nhật tháng 3/2021, https://www.vcci.com.vn/me-hi-co https://www.imf.org/en/Countries/MEX, truy cập ngày 01/9/2021.

[15] Các thông tin tham khảo từ: Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Pêru, cập nhật tháng 3/2021, https://www.vcci.com.vn/pe-ru https://www.imf.org/en/Countries/PER, truy cập ngày 01/9/2021.

[16] Các thông tin tham khảo từ: Ban Quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Chilê, cập nhật tháng 3/2021, https://www.vcci.com.vn/chi-le: https://www.imf.org/en/Countries/CHL, truy cập ngày 01/9/2021.

[17] Xem Ngô Huy Cương: “Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12 (316), 2016.

[18] https://www.imf.org/en/Countries/VNM, truy cập ngày 01/9/2021.

[19] https://www.doingbusiness.org/en/rankings region-east-asia-and-pacific, truy cập ngày 01/9/2021.

[20] Số liệu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), 2020

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành