- 1.Thực tiễn nền kinh tế thị trường điển hình trên thế giới
1.1. Về sở hữu
Trong đa số các nền kinh tế thị trường hiện đại nhất trên thế giới hiện nay đều dựa trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân. Chẳng hạn đối với nền kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ, quyền sở hữu tài sản tư nhân là bất khả xâm phạm, kể cả quyền sở hữu súng đạn. Việc thảo luận về sở hữu tư nhân ở Hoa Kỳ là không cần thiết.
Với nền kinh tế thị trường Nhật Bản, xét về nền tảng chế độ sở hữu, nền kinh tế thị trường Nhật Bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, khác với tư nhân kiểu Mỹ, chế độ sở hữu tư nhân kiểu Nhật là kết quả của một lịch sử dài hàng trăm năm đất nước Nhật được cai trị với hơn 250 lãnh chúa trong các đảo thuộc Nhật Bản ngày nay. Do đó, sự dung hợp sở hữu tư nhân thuần tuý với dáng dấp của sở hữu triều đình từ thời phong kiến cho phép hình thành chế độ sở hữu đặc trưng kiểu Nhật Bản.
Trong nền kinh tế thị trường xã hội của Cộng hòa liên bang Đức, chế độ sở hữu nền tảng là chế độ sở hữu tư nhân. Thậm chí, đối với các nền kinh tế thị trường của các nước Bắc Âu thì chế độ sở hữu cũng về cơ bản là chế độ tư hữu.
Một trường hợp ngoại lệ đó là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, chế độ sở hữu được xác định dựa trên cơ sở công hữu là chủ thể. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận đa dạng các loại hình thành phần kinh tế. Nghĩa là, Trung Quốc thừa nhận sự đa dạng các hình thức sở hữu trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
1.2. Về nền tảng tư tưởng
Về tiêu chí nền tảng tư tưởng, trong mỗi nền kinh tế thị trường lại có những điểm đặc thù. Trong nền kinh tế thị trường tự do kiểu Hoa Kỳ, chủ nghĩa tự do cá nhân được đề cao như một nguyên tắc nhất quán. Chủ nghĩa tự do cá nhân kiểu Hoa Kỳ bao hàm hệ giá trị quyền căn bản: quyền trở thành người tốt nhất trong khả năng của cá nhân; quyền được đối xử bình đẳng với mọi người Mỹ khác; quyền tự do ngôn luận; quyền được thực hành tôn giáo theo cách các cá nhân muốn; quyền được giành kết quả tương xứng với tài năng và mức độ làm việc chăm chỉ; quyền được bảo đảm an ninh trong ngôi nhà cá nhân ở nhờ vào các cơ quan thực thi pháp luật; quyền được chăm lo trong sự bảo vệ của lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Các quyền đó được thể hiện ngay trong Điều 1, Hiến pháp Virginia của Hoa Kỳ năm 1776 rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do, bình đẳng và độc lập, và đều được thừa hưởng những quyền năng nhất định, những quyền tự nhiên mà không ai có thể cướp đoạt hay tước bỏ bởi bất cứ thỏa thuận nào, mọi người đều được hưởng quyển sống và quyền tự do, với những phương tiện để được thụ hưởng, được hưởng quyền sở hữu tài sản, quyền mưu cầu hạnh phúc cũng như quyền mưu cầu sự an toàn”[1].
Đối với nền kinh tế thị trường Nhật Bản, nền tảng tư tưởng thần đạo và tôn giáo sâu xa kết hợp với tư tưởng văn minh đã thu lượm được từ các quốc gia văn minh nhất trên thế giới từ thời cái cách Minh Trị, đã trở thành tinh thần mang tính tư tưởng đối với giới tinh hoa của Nhật Bản. Chính tinh thần thần đạo đã tạo ra một sự gắn kết trách nhiệm cao trong mọi cấp độ kinh doanh quản trị quốc gia. Mặc dù tôn sùng những giá trị văn minh phương Tây về tư tưởng, song giới tinh hoa Nhật Bản vẫn đặc biệt chú ý bản sắc tư tưởng thần đạo trong phục hưng sự phát triển a nước này giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay. Trong nền kinh tế thị trường xã hội Cộng hòa liên bang Đức, i nghĩa tự do kết hợp với giá trị nhân đạo của Cơ Đốc giáo được cao như là nền tảng tư tưởng của giới tinh hoa và xã hội. Đối các nền kinh tế thị trường châu Âu khác, tư tưởng từ thời khai - được đề cao.
Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng ba đại diện của Giang Trạch Dân, lý luận phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào và hiện nay là tư tưởng về phục hưng giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình đang là nền tảng tư tường trong phát triển kinh tế thị trường ở Trung Quốc.
Về vai trò của nhà nước
Do tính đa dạng của sự hình thành các nhà nước của các quốc gia, cho nên trong mỗi nền kinh tế thị trường quan niệm về vai trò của nhà nước có những điểm đặc thù. Do đó, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia cũng không có sự trùng lặp với mỗi nền kinh tế thị trường cụ thể.
Với nền kinh tế thị trường Hoa Kỳ, cho dù mức độ can thiệp là có khác nhau trong những thời điểm khác nhau nhưng về tổng thể, nền kinh tế thị trường tự do Hoa Kỳ vẫn được vận hành trên tiêu chí nhà nước tối thiểu. Chính phủ tuân thủ chặt chẽ Hiến pháp; duy trì những chương trình xã hội có khả năng truyền cảm hứng và khen thưởng thành tích, và những chương trình chịu trách nhiệm về chi tiêu và kết quả của việc sử dụng ngân sách. Mạng lưới an sinh xã hội được xây dựng nhằm cung cấp sự an toàn cho những người bị “rơi” khỏi biểu đồ kinh tế từ cuộc “đại” khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
Đối với nền kinh tế thị trường Nhật Bản, trong hơn một trăm năm kể từ năm 1868, để tránh sự chinh phục của nước ngoài và đuổi kịp phương Tây hiện đại, Chính phủ Nhật Bản đã phải đảm đương vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết những vấn đề lớn về vạch kế hoạch, cải cách cơ cấu, hiện đại hóa và rút dần các ngành công nghiệp suy thoái. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản, vai trò của chính phủ vẫn khá nổi bật trong việc thực hiện định hướng phát triển nhằm thích ứng với xu hướng phát triển mới của nền kinh tế thế giới. Bộ máy hành chính trung ương của Nhật Bản mạnh hơn rất nhiều so với bộ máy hành chính trung ương trong chế độ Hoa Kỳ nhưng các bộ phận khác của chính quyền như tư pháp và chính quyền địa phương lại yếu hơn nhiều. Các quan chức chóp bu của Nội các có quyền lực rất lớn, nhưng Quốc hội thì tương đối yếu so với Quốc hội Mỹ và phần lớn công việc lập pháp trên thực tế là do các viên chức thảo ra chứ không phải do thành viên Quốc hộ[2]i.
Trong nền kinh tế thị trường xã hội Cộng hòa liên bang Đức, vai trò của nhà nước khác với các nền kinh tế thị trường kiểu Mỹ. Trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước can thiệp khi yêu cầu ở đầu cạnh tranh hiệu quả không tồn tại và việc bảo vệ thúc đẩy các giá trị và nguyên tắc cơ sở không thể giao phó cho các lực lượng tư nhân. Nền kinh tế thị trường xã hội Đức đòi hỏi một nhà nước có sức mạnh nhưng chỉ can thiệp với tốc độ và mức độ cần thiết (nguyên tắc hỗ trợ thị trường) và can thiệp phải tuân thủ thị trường (nguyên tắc tuân thủ thị trường)[3].
Đối với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, quan niệm nhà nước thực hiện vai trò của mình bằng pháp trị. Tinh thần “y pháp trị quốc” bám chắc vào các chính sách kinh tế. Điều này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1999 sửa đổi của Trung Quốc: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thực hiện trị quốc theo pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc cho rằng, trị quốc theo pháp luật là nhu cầu khách quan của phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa[4]. Kinh tế thị trường là một loại kinh tế pháp trị, không thể tách rời sự bảo đảm của pháp chế. Một nền kinh tế thị trường tương đối nhuần nhuyễn, tất yếu đòi hỏi pháp chế phải tương đối đầy đủ.
Về vai trò của thị trường
Tùy từng nền kinh tế thị trường, vai trò của thị trường cũng vì thế mà được phát huy mặt tích cực cũng như hạn chế những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế - xã hội rất khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường Hoa Kỳ, nền kinh tế vận hành trên cơ sở tiêu chí thị trường tự do. Quan điểm nhất quán của giới tinh hoa Hoa Kỳ là thị trường tự do luôn hiệu quả. Mặc dù thừa nhận vai trò của nhà nước như một tất yếu song nhìn chung quan điểm của các nhà chính trị cũng như kinh tế của Hoa Kỳ thường thống nhất ở chỗ, thị trường cần sự lãnh đạo, không cần quyền độc tài. Với giới quản trị quốc gia Mỹ - những môn đồ của chủ nghĩa tự do - thì thị trường cạnh tranh là viên đá lát thiên đường. Dựa trên các nhóm tiêu chí đó, nền kinh tế thị trường tự do Hoa Kỳ đã liên tục thích nghi được với những đợt khủng hoảng chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ lại có sự điều chỉnh thích ứng với bối cảnh phát triển mới. Mặc dù vậy, sợi chỉ xuyên suốt nền kinh tế Hoa Kỳ theo lịch sử từ khi lập quốc đến nay là chủ nghĩa tự do. Dù đó là chủ nghĩa tự do cổ điển hay chủ nghĩa tự do mới thì quan niệm về sự tự do như là lẽ đương nhiên không nhất thiết cần phải đưa lên bàn nghị sự trong vận hành nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản, tuy tôn trọng thị trường có vai trò quyết định đến phân bổ nguồn lực, song nền kinh tế thị trường Nhật Bản vẫn phụ thuộc khá lớn vào vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, mặc dù rất nỗ lực thúc đẩy tự do hóa, các tập đoàn lớn của Nhật Bản vẫn là những động lực quan trọng trong thúc đẩy sự sinh động của thị trường. Điều đó có thể khái quát, trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản, sự kết hợp trách nhiệm giữa nhà nước và thị trường là đặc trưng mang tính nổi trội. Với nghĩa đó, kinh tế thị trường kiểu Nhật Bản có nét đặc thù về vai trò của thị trường so với các nền kinh tế thị trường khác trên thế giới.
Đối với nền kinh tế thị trường xã hội Đức, nguyên tắc tự do thị trường không đồng nghĩa với quan điểm của chủ nghĩa tự do mới, cũng không giống như quan điểm về vai trò của thị trường của trường phái trọng tiển. Các nguyên tắc về vai trò của thị trường được quan niệm, tự do và công bằng xã hội được thống nhất với nhau. Một mặt, khuyến khích và nhấn mạnh các nhân tố kích thích các sáng kiến tư nhân vì lợi ích của nền kinh tế và mặt khác loại bỏ các phát triển không mong muốn bất cứ khi nào có thể, chẳng hạn như sự thiếu thốn, cùng cực của một số nhóm xã hội, lạm phát và thất nghiệp. Nguyên tắc tự do thị trường phải được định hình trên cơ sở cho rằng cả quyết định chính trị và kinh tế phải phục vụ cho lợi ích của các cá nhân và gia đình. Do vậy không được quan liêu và phải do người tiêu dùng và cử tri quyết định. Kinh tế thị trường xã hội là một khung có mục tiêu đảm bảo sự phát huy các sáng kiến của con người. Nó đảm bảo các cá nhân có cơ hội theo đuổi các lợi ích cá nhân và áp dụng chúng trong khuôn khổ cho phép của quy định pháp luật và sự điều phối của kinh tế thị trường.
Trong trường hợp kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc, trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực. Thị trường được điều tiết bởi nhà nước pháp trị, trong khuôn khổ nhà nước pháp trị.
Về tiêu chí an sinh xã hội
Về tổng thể, không có nền kinh tế thị trường hiện đại nào không chú ý tới vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên, mức độ phát triển an sinh xã hội và các tầng an sinh xã hội lại rất khác nhau giữa các nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường Hoa Kỳ, do dựa trên nguyên tắc tự do tuyệt đối cho nên sự phân hóa xã hội trở nên đặc biệt sâu sắc. An sinh xã hội Mỹ về nguyên tắc được xã hội hóa cao độ. Chính phủ thường xuyên tranh luận về các đạo luật liên quan đến bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội mỗi khi các đạo luật này được đưa ra. Do các khu vực lợi ích trong nền kinh tế Hoa Kỳ là rất khác nhau nên quan điểm về trách nhiệm an sinh xã hội trong nền kinh tế cũng rất khác nhau. Nhìn chung, hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội Hoa Kỳ còn rất nhiều vấn đề. Đi cùng với thành công không thể phủ nhận các nguyên tắc vận hành ngự trị trong nền kinh tế Hoa Kỳ cũng đưa đến những vấn đề nghiêm trọng về xã hội.
Đối diện với quá trình già hóa dân số, tuổi thọ trung bình ngày càng cao, trong khi tỷ suất sinh thay thế thấp, người Nhật Bản phải tập trung giải quyết các tầng an sinh xã hội phức tạp. Hiện nay, với điều kiện phát triển kinh tế hiện tại, mạng lưới an sinh xã hội của Nhật Bản thuộc nhóm các quốc gia có chế độ an sinh xã hội tốt nhất thế giới.
Nền kinh tế thị trường xã hội Cộng hoà liên bang Đức đã có truyền thống về an sinh xã hội từ những năm 80 của thế kỷ XIX như các chế độ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm thất nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường xã hội Đức, những quan điểm về đạo đức xã hội không có khoảng cách giữa các nhóm xã hội khác nhau và không có khó khăn trong việc hài hòa các lợi ích khi con người chú ý tới những cộng đồng nghèo hơn trong xã hội. Cùng với tiềm năng kinh tế của mình, hệ thống an sinh xã hội tại Đức hiện nay thuộc nhóm các quốc gia có mức độ tốt nhất thế giới.
Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc xem xét hệ thống an sinh xã hội trong tổng thể chế độ phân phối, Trung Quốc lấy phân phối theo lao động là chủ yếu, không bình quân hóa trong quan hệ phân phối. Chính phủ Trung Quốc cũng cố vững chắc nền tảng vật chất của cải cùng giàu có. Phát triển là mấu chốt giải quyết mọi vấn đề có liên quan. Lấy cùng giàu lên làm mục tiêu. Phân phối chú trọng hiệu suất, phát huy tác dụng của thị trường, khuyến khích một bộ phận người giàu lên một cách hợp pháp. Hệ thống an sinh xã hội được đặt trong mối quan hệ để đảm bảo nguyên tắc, phân phối phải chú trọng công bằng, tăng cường chức năng điều tiết của chính phủ đối với phân phối thu nhập.
Như vậy, có thể khái quát, mỗi nền kinh tế thị trường đều có những nguyên tắc đặc trưng. Các đặc trưng đó phản ánh trình độ phát triển về kinh tế, điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội tương ứng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, khái quát lại, nền kinh tế thị trường hiện đại bao hàm trong nó đặc trưng của sự gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới và thể hiện những đặc trưng hiện đại cụ thể như:
Chế độ sở hữu hiện đại với sự hiện diện của đa dạng các hình thức sở hữu và quyền tài sản được minh bạch theo nguyên tắc thị trường.
Hiện đại về các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
Hiện đại về trình độ quản trị của doanh nghiệp cũng như quản trị quốc gia.
Hiện đại về cơ cấu kinh tế.
Các quan hệ lợi ích được minh bạch hóa.
Nguồn lực được phân bố một cách minh bạch dựa trên vai trò quyết định của thị trường.
Thị trường cạnh tranh hiệu quả.
Nhà nước tương hợp với thị trường.
Các khiếm khuyết của thị trường được giải quyết một cách phù hợp nhất với nguồn lực và giảm thiểu chi phí xã hội.
Các quan hệ thị trường trong nước tương thích với quan hệ thị trường thế giới.
Hệ thống thể chế môi trường kinh doanh tương hợp với các quy định của khu vực và quốc tế.
2. Yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế đối với mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất
Như vậy, với tính chất nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, căn cứ vào thực tiễn phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới, đòi hỏi đối với mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trên những khía cạnh cụ thể như:
Yêu cầu về sự đồng bộ giữa các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất trong sự liên hệ với sự đồng bộ với các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất
Sự đồng bộ về các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất và sự đồng bộ trong các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất gắn liền với việc hướng tới sự tương thích giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, từ cơ sở quan hệ tài sản đến các quan hệ lợi ích khác phải được đồng bộ với nhau để đảm bảo sự vận động thông suốt của bản thân từng mặt quan hệ cũng như toàn bộ quan hệ sản xuất. Mỗi một khía cạnh thuộc quan hệ sản xuất phải thể hiện sự tương thích với bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất tương ứng. Quan hệ sở hữu phải tương thích với trình độ và năng lực của bộ phận người trong lực lượng sản xuất. Quan hệ tổ chức quản lý phải tương thích với năng lực quản trị của con người ứng với mỗi giai đoạn phát triển. Quan hệ lưu thông phân phối phải đảm bảo tạo động lực góp phần thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển trên cơ sở tạo lợi ích tương thích với sự đóng góp của các thành viên vào quá trình thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển đến mức có thể tạo ra năng suất lao động đủ để có thể phân phối theo nhu cầu thì cần phải thực hiện phân phối theo lao động. Về khía cạnh này, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã từng luận giải có cơ sở thuyết phục.
Với ý nghĩa là hệ quả của tư hữu, sự bất bình đẳng trong nền sản xuất còn phân hóa sở hữu mang ý nghĩa tất yếu. Bởi lẽ, trao đổi ngang giá là yêu cầu và cũng là nguyên tắc của nền sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở phân hóa sở hữu. Theo đó, quyền và lợi ích mà các chủ thể được nhận tỷ lệ với lao động mà người đó đã cung cấp. Vì vậy, căn cứ vào tỷ lệ lao động đóng góp là cơ sở để thực hiện phân phối trong khi nền sản xuất vẫn tồn tại sự phân hóa sở hữu giữa các giai cấp thống trị bằng quyền lực và giai cấp đồng hành với nó.
Trong trường hợp lực lượng sản xuất chưa phát triển cao đủ mức để có thể thực hiện phân phối theo nhu cầu, hơn nữa, “Quyển không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”[5]. Cho nên sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động dẫn đến việc mỗi người có sự đóng góp sức lao động khác nhau. Cùng với sự phân công lao động xã hội, hao phí và cống hiến sức lao
1.
động đó được bù đắp lại bằng thu nhập do xã hội thừa nhận. Hơn nữa, lao động trong nền sản xuất có phân hóa về sở hữu, theo C. Mác, đó là quá trình cưỡng bức, là phương tiện để kiếm sống, vì thế nó đi liền với nghĩa vụ và quyền lợi. Trong điều kiện đó, phân phối theo lao động là khuyến khích người đóng góp nhiều, giáo dục, làm gương cho người lười biếng. Do đó có thể thấy với một công việc ngang nhau, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia.
Trong nền sản xuất còn có sự phân hóa sở hữu, tức là trạng thái xã hội mà như C. Mác đề cập: “không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra”[6]. Sau khi đã khấu trừ các khoản chung có thể (chi phí quản lý chung, những khoản dùng chung, các quỹ để nuôi những người không có khả năng lao động), mỗi người sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà họ đã cung cấp cho xã hội. Cái mà anh ta đã cống hiến cho xã hội là lượng lao động của cá nhân họ. Thời gian lao động cá nhân của mỗi người sản xuất là phần ngày lao động xã hội mà người đó cung cấp, phần họ tham gia trong đó. Cùng một lượng lao động mà người lao động đã cung cấp cho xã hội dưới hình thức này thì người đó lại nhận trở lại của xã hội dưới một hình thức khác. Ở đây - ngay cả xã hội cộng sản chưa hoàn thiện - rõ ràng ngự trị của nguyên tắc đã điều tiết của trao đổi hàng hóa trong chừng mực đó là một sự trao đổi những giá trị ngang nhau. Nhưng nội dung và hình thức có đổi khác, vì trong những điều kiện đã thay đổi thì không một ai có thể cung cấp một cái gì khác ngoài lao động của mình và mặt khác, vì ngoài những vật phẩm tiêu dùng cá nhân ra thì không còn cái gì khác để có thể trở thành sở hữu của cá nhân được. Nhưng đối với việc phân phỏi những vật phẩm ấy giữa từng người sản xuất thì sự thống trị ở đây, cùng vẫn là cái nguyên tắc trong việc trao đổi hàng hóa - vật ngang giá: một số lượng lao động dưới một hình thức này đổi lấy cùng một số lượng lao động dưới một hình thức khác. Vì vậy, theo C. Mác, cái quyền ngang nhau, trong điều kiện còn phân hóa về sở hữu, là cái quyền tư sản[7]. Tuy rằng, ở đây nguyên lý và thực tiễn không mâu thuẫn nhau nữa, còn trong trao đổi hàng hóa thì việc trao đổi những vật ngang giá chỉ tồn tại trong điều kiện trung bình, chứ không phải do từng trường hợp riêng biệt. Mặc dù có sự tiến bộ ấy, cái quyền ngang nhau đó bao giờ cũng vẫn còn bị giới hạn trong khuôn khổ tư sản (tức là trong khuôn khổ vẫn còn có sự phân hóa về sở hữu). Quyền của người sản xuất tỷ lệ với lao động mà người ấy đã cung cấp; sự ngang nhau ở chỗ người ta đo bằng một thước đo như nhau, tức là bằng lao động.
Nhưng một cá nhân này, về thể chất và tinh thần, lại hơn một cá nhân khác và do đó, trong cùng một thời gian như thế, người ấy cung cấp được nhiều lao động hơn, hoặc có thể lao động được lâu hơn; và muốn dùng lao động làm thước đo thì phải xác định rõ thời gian và cường độ của nó, nếu không thì nó không còn là thước đo nữa. Với ý nghĩa đó, C. Mác nhấn mạnh: quyền ngang nhau ấy là một quyển không ngang nhau đối với một lao động không ngang nhau. Cũng theo C. Mác, cái quyền đó không thừa nhận một sự phân biệt giai cấp nào cả, vì bất cứ người nào cũng chỉ là một người lao động như người khác. Nhưng nó lại mặc nhiên thừa nhận sự không ngang nhau về năng khiếu cá nhân, và do đó về năng lực lao động, coi nó là những đặc quyền tự nhiên. Như vậy, với một công việc ngang nhau, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng xã hội thì trên thực tế, người này vẫn giàu hơn người kia. Muốn tránh được điều đó thì quyền là phải không bình đẳng, chứ không phải là bình đẳng. Nhưng đó là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc đó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài. Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế như đã nêu ở trên. Trong một giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi mà sự phụ thuộc có tính chất nô dịch của con người vào sự phân công lao động của họ không còn nữa, và cùng với nó, sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay cũng không còn nữa; khi mà lao động trở thành không những là một phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống; khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào, chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu!”[8]
Xét về ý nghĩa, đối chiếu với những gì mà thế giới hiện nay đang chứng kiến, có thể thấy quan điểm về phân phối theo lao động vẫn còn đủ sức để cắt nghĩa các quan hệ kinh tế hiện thời. Trước sự phát triển của văn minh vật chất trên thế giới hiện nay, đúng như những dự báo của C. Mác, của cái làm ra càng nhiều bao nhiêu thì nó lại càng trở nên xa lạ với người lao động làm thuê bấy nhiều. Cùng với mức thu nhập bình quân đầu người hàng chục nghìn đôla trung bình năm của một số ít quốc gia phát triển nhất, thì song song với đó là khoảng 1,2 tỷ người trên toàn cầu đang sống dưới mức 1 USD/ngày, hay 2,8 tỷ người sống dưới mức 2 USD/ngày chiếm tới 45% dân số thế giới. Người nghèo khó là những người bị tách khỏi sự phát triển. Ngay trong lòng nước Mỹ, một quốc gia phát triển nhất thế giới, thì những người Mỹ khác là nạn nhân của những phát minh và máy móc đã mang lại mức sống cao hơn cho phần còn lại của xã hội. Họ bị khuấy đào trong nền kinh tế và đối với họ, sản lượng lớn hơn thường đồng nghĩa với công việc tồi tệ hơn; sự tiến bộ trong nông nghiệp trở thành sự đói khát. Tác giả người Mỹ - Harrington đã chỉ ra rằng, theo lập luận lạc quan, công nghệ là một may mắn thực sự. Người ta lập luận rằng, sản lượng tăng đều tạo ra mức sống cao hơn cho tất cả mọi người. Quả thực điều này đúng với tầng lớp trung lưu và tầng lớp cao trong xã hội Mỹ, những người đã đạt được lợi ích đáng chú ý trong hai thập kỷ trở lại đây. Nhưng với người nghèo, nếu được hỏi, họ sẽ khẳng định điều trái ngược hoàn toàn, họ có thể nói: Phát triển là nghèo khổ[9].
Sự tăng sức sản xuất làm ra nhiều tiền hơn và tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho phần còn lại của xã hội lại có thể là mối đe dọa đối với người nghèo. Cuộc cách mạng công nghệ có thể gây hậu quả thảm khốc hơn, có thể làm tăng thêm đội ngũ những người nghèo, đồng thời cũng đầy mức độ trầm trọng của sự nghèo khó lên. Như thế, giấc mơ về phân phối theo lao động vẫn còn đeo đẳng con người.
Yêu cầu về sự phù hợp với xu hướng phát triển về các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường của quốc tế
Xu hướng phát triển hiện đại của nền kinh tế thị trường quốc tế xét về các quan hệ lợi ích đó là đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích; trong đó có các quan hệ lợi ích lớn như:
Đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích của thế hệ hiện tại với thế hệ tương lai.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các giai tầng xã hội.
Đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích trong quan hệ lợi ích với thế giới.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa kinh tế với chính trị. + Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa an ninh - quốc phòng với kinh tế.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa an ninh - quốc phòng với chính trị.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa kinh tế với môi trường.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa xã hội với kinh tế.
Đó là những mối quan hệ lớn, các mối quan hệ này chịu sự chi phối bởi quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất. Do đó, xét về mặt yêu cầu, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, việc đảm bảo sự tương thích của mối quan hệ đó với xu hướng phát triển của thế giới trở thành tất yếu.
[1] Albert P. Blaustein-Jay A. Sigler: Các bản hiến pháp làm nên lịch sử, Nxb. Chính ốc gia, Hà Nội, 2013, tr.38.
[2] . Xem Ezra F. Vogel: Hoa Kỳ học gì ở Nhật Bản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 990, tr.73.
[3] Xem Winfried Jung: Kinh tế thị trường xã hội, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr.69
[4] Xem Cục Lý luận, Ban Tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc: 25 vấn để - luận trong công cuộc cải cách mở của của Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Tội, 2004, tr.203
[5] C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, 1.19, tr.36.
[6] C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,t.19, tr. 33.
[7] Như vậy, ở đây theo C. Mác, quan hệ trao đổi của nền kinh tế hàng hóa vẫn còn tồn tại, nghĩa là trong chủ nghĩa cộng sản vẫn còn sản xuất hàng hóa. Điều này ngược hẳn với cách hiểu trước đây, người ta đã từng cho rằng, trong chủ nghĩa cộng sản giai đoạn chưa hoàn thiện (hàm ý chủ nghĩa xã hội) không còn có sự ngự trị của nến sản xuất hàng hóa
[8] Xem Michael Harrington: Có một nước Mỹ khác, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2006, tr.55, 56
[9] Xem Josep E.Stiglitz: Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, tr.33