Thứ hai, 11 Tháng 12 2023 07:44

Khả năng áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với các pháp nhân công theo nội luật của Pháp

Trong nội luật của Pháp, khả năng áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với các pháp nhân công pháp được quy định một cách rõ ràng hơn. Nhưng việc áp dụng trong thực tiễn lại rất phức tạp.

Khả năng áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với các pháp nhân công pháp được quy định tại Điều L.410-1 Bộ luật Thương mại (Điều 53 cũ của Pháp lệnh năm 1986): "Các quy định tại Quyển này được áp dụng đối với mọi hoạt động sản xuất, phân phối hoặc dịch vụ, bao gồm cả hoạt động của các pháp nhân công pháp, đặc biệt là các hoạt động được tiến hành trong khuôn khổ các hợp đồng ủy thác dịch vụ công".

Việc giải thích quy định trên đây đã gây ra rất nhiều tranh cãi, dẫn đến nhiều cuộc xung đột thẩm quyền xét xử và những quyết định bất ngờ trong án lệ[1] 56. Năm 1988, một công ty nhỏ tên là SAEDE đã mất vào tay công ty Lyonnaise des Eaux hợp đồng cấp nước cho thành phố Pamiers. SAEDE liền đưa vụ việc ra Hội đồng Cạnh tranh, nhưng Hội đồng Cạnh tranh lại tuyên bố không có thẩm quyền thụ l hat y với lý do hợp đồng thuê khoán dịch vụ công không chịu sự kiểm soát của Hội đồng mà thuộc quyền kiểm soát của Tòa án Hành chính[2].

Theo yêu cầu của người đại diện Chính phủ bên cạnh Hội đồng Cạnh tranh, quyết định không thụ lý của Hội đồng đã được chuyển lên Tòa án Phúc thẩm Paris xem xét vào tháng 10-1988 Trái ngược với quan điểm của Hội đồng Cạnh tranh, Tòa án Phúc thẩm cho rằng trong hợp đồng thuê khoán dịch vụ cấp nước của Thành phố Pamiers có dấu hiệu của hành vi thỏa thuận theo chiều dọc. Quan điểm của Tòa án Phúc thẩm Paris đã làm nhiều người ngạc nhiên. Nhiều thị trưởng và chính quyền địa phương cho rằng bản án của Tòa án Phúc thẩm Paris đã xâm hại đến những quyền tự do mà Luật về phân quyền giữa trung ương và địa phương đã trao cho họ. Trước tình hình đó, Bộ Nội vụ đã yêu cầu Tỉnh trưởng Paris phản đối quan điểm của Tòa án Phúc thẩm, với lập luận rằng Tòa án Phúc thẩm đã có cách giải thích quá rộng về nội dung Điều 53 Pháp lệnh năm 1986 và qua đó gây cản trở một cách phi lý đến việc thực hiện một quyết định hành chính, mà ở đây là quyết định ủy thác dịch vụ cấp nước của Hội đồng thành phố Pamiers. Cùng thời điểm đó, Tòa án Hành chính Toulouse tuyên bố họ có thẩm quyền thụ lý vụ việc. Do vậy, Tỉnh trưởng Paris đã nộp đơn yêu cầu Tòa án Phúc thẩm Paris không giải quyết vụ việc do không có thẩm quyền, nhưng đã bị Tòa án Phúc thẩm bác đơn. Kết quả là Tỉnh trưởng Paris ra quyết định khởi kiện lên Tòa án Xung đột thẩm quyền[3].

Vấn đề đặt ra là giới hạn thẩm quyền của Hội đồng Cạnh tranh và của Tòa án Phúc thẩm Paris đối với các hành vi và quyết định của các pháp nhân công pháp. Nói cách khác, vấn đề gây tranh cãi liên quan đến việc xác định ranh giới giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật hành chính. Câu hỏi đặt ra là liệu các quy định về cạnh tranh có được áp dụng đối với mọi quyết định của pháp nhân công pháp liên quan đến hoạt động sản xuất, phân phối hoặc dịch vụ, hay cần phải phân biệt giữa một bên là những quyết định gắn với việc thực hiện các chức năng công quyền, không thuộc thẩm quyền kiếm soát của Hội đồng Cạnh tranh và của Tòa án Phúc thẩm Paris và bên kia là những quyết định không gắn với việc thực hiện các chức năng công quyền, có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường và do đó thuộc phạm vi thẩm quyền của Hội đồng Cạnh tranh và Tòa án Phúc thẩm Paris. Ngày 6-6-1989, Tòa án Xung đột thẩm quyền đã ra bản án giải quyết theo cách giải thích thứ hai nêu trên[4] 58. Tuy nhiên, Tòa án Xung đột thẩm quyền cũng không loại trừ khả năng áp dụng các quy định của Pháp lệnh vào từng trường hợp cụ thể, bởi vì Tòa án này đã nêu rõ rằng các tòa án hành chính có quyền kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định, hành vi hành chính trên cơ sở các quy định về nội dung của Điều 9 Pháp lệnh năm 1986[5]. Riêng các quy định về tố tụng và chế tài của Pháp lệnh thì không được áp dụng trong trường hợp này.

Trong một giai đoạn ngắn, các cơ quan có thẩm quyền của Pháp, bao gồm Hội đồng Cạnh tranh, Tòa án Phúc thẩm Paris và Tòa án Tư pháp tối cao, đều thống nhất tôn trọng ranh giới đã được Tòa án Xung đột thẩm quyền vạch ra. Ví dụ như trong vụ việc liên quan đến Bệnh viện Salon de Provence, Hội đồng Cạnh tranh đã cố gắng phân biệt thật rõ giữa các sự việc cấu thành hành vi thỏa thuận phản cạnh tranh với các sự việc khác không thuộc thẩm quyền của Hội đồng gắn liền với việc ủy thác dịch vụ công. Thậm chí có thể nói là trong một số trường hợp, Hội đồng Cạnh tranh đã tôn trọng ranh giới này một cách thái quá.

Với việc tuyên bố không có thẩm quyền xem xét xe liệu Công ty tang lễ và mai táng có lạm dụng vị trí thống lĩn của họ để áp đặt với thành phố Fontainebleau một hợp đồng rất bất lợi cho thành phố này hay không, đồng thời cho rằng chỉ c Tòa án Hành chính mới có thẩm quyền hủy hợp đồng này[6] 60, Hội đồng Cạnh tranh đã ngầm quay lại với quan điểm của mình trong vụ việc Decaux năm 1978 và 1980[7].

Chúng ta có thể đặt câu hỏi: liệu có nên phân biệt trường hợp pháp nhân công pháp thực hiện hành vi lạm dụng trong quá trình tổ chức dịch vụ công với trường hợp pháp nhân công pháp là nạn nhân của một hành vi lạm dụng hay không? Tòa án Hành chính liệu có đánh giá trường hợp này chỉ vì những lý do hình thức hay không?

Tòa án Phúc thẩm Paris đã đem cách giải quyết vụ Thành phố Pamiers để áp dụng đối với quyết định ủy thác dịch vụ công của một tỉnh nọ[8], trong đó Tòa nhắc lại rằng các quyết định và hành vi của một pháp nhân công pháp nhằm thực hiện một dịch vụ công chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án Hành chính nếu như quyết định hoặc hành vi đó gắn liền với việc thực hiện các chức năng công quyền.

Tòa án Tư pháp tối cao cũng đã tuân thủ theo các nguyên tắc do Tòa án Xung đột thẩm quyền định ra khi giữ nguyên một bản án của Tòa án Phúc thẩm Paris, trong đó kết luận rằng một quyết định hành chính chọn nhà thầu cung cấp tàu tuần tra trên biển chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy định về đấu thầu mua sắm công chứ không chịu sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật cạnh tranh. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định đó là Tòa án Hành chính, chứ không phải là Hội đồng Cạnh tranh[9].

Hội đồng Cạnh tranh cũng đã không đi ngược lại quan điểm của mình khi vào năm 1992[10], Hội đồng đã từ chối thụ lý đơn khiếu nại một quyết định của GIE Paris Terminal - đơn vi được ủy quyền quản lý hoạt động vận tải đường sông vùng Paris - không cho phép bên khởi kiện sử dụng một thửa đất thuộc sở hữu Nhà nước tại cảng sông Gennevilliers. Theo quan điểm của Hội đồng Cạnh tranh, Tòa án Phúc thẩm Paris[11] và Tòa án Tư pháp tối cao[12], đó là một quyết định liên quan đến việc tổ chức quản lý dịch vụ công và do vậy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh theo như quy định tại Điều 53 của văn bản này, nay là Điều L.410-1 Bộ luật Thương mại.

Nhưng trong trường hợp pháp nhân công pháp không thực hiện một dịch vụ công gắn với những chức năng công quyền, mà lại thực hiện một hoạt động mang tính chất kinh tế và hàng hóa, thì các quy định về cạnh tranh sẽ được áp dụng và việc áp dụng này sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng Cạnh tranh và Tòa án Phúc thẩm Paris.

Đó là trường hợp mua quyền phát sóng các trận đấu bóng đá giữa các đài truyền hình và các liên đoàn bóng đá, mặc dù luật có quy định các liên đoàn này có nhiệm vụ tổ chức và phát triển hoạt động bóng đá, bảo vệ các lợi ích tinh thần và vật chất của môn thể thao này. Việc chuyển nhượng bản quyền truyền hình được thực hiện bằng các hợp đồng do luật tư điều chỉnh; nó được coi là hoạt động cung cấp dịch vụ và do đó phải chịu sự điều chỉnh của Điều L.410-1 Bộ luật Thương mại (trước đây là Điều 53 của Pháp lệnh năm 1986)[13].

Hội đồng Cạnh tranh đã tôn trọng ranh giới do Tòa án Xung đột thẩm quyền định ra khi vào năm 1991 Hội đồng đã thừa nhận có thẩm quyền xử phạt hai công ty dầu khí Total và Elf là hai công ty được ủy thác quản lý kho xăng tại sân bay Saint. Denis de la Réunion, sân bay thuộc quyền quản lý của một đơn vị sự nghiệp nhà nước là Phòng Thương mại. Hội đồng đánh giá hai công ty này đã có hành vi thỏa thuận và lạm dụng vị tríthống lĩnh khi họ từ chối không cho đối thủ cạnh tranh - Công ty dầu khí Esso - tham gia hoạt động tại sân bay trên. Trước đó, Esso đã yêu cầu tham gia vào nhóm lợi ích kinh tế do Total và Elf thành lập để triển khai kinh doanh. Tại bản án ngày 6-7-1994, Tòa án Phúc thẩm Paris đã giữ nguyên quyết định thụ lý vụ việc cũng như quyết định xử phạt của Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh và Tòa án Phúc thẩm Paris đã không đánh giá về tính phù hợp của hợp đồng ủy thác dịch vụ công và của giấy phép sử dụng tạm thời tài sản công với các quy định của pháp luật cạnh tranh. Hai cơ quan này chỉ xem xét hành vi của Total và Elf trong việc cản trở Esso gia nhập các nhóm lợi ích kinh tế, trong khi luật cho phép sự gia nhập này. Tòa án Tư pháp tối cao đã bác bỏ đơn kháng cáo của Total và qua đó ủng hộ quan điểm của Hội đồng Cạnh tranh và của Tòa án Phúc thẩm Paris[14]. Những hành vi bị xử lý không phải là những hành vi gắn với việc thực hiện chức năng công quyền hoặc với việc tổ chức quản lý dịch vụ công, mà là những hành vi hoàn toàn độc lập.

Trong một quyết định ngày 28-6-1994, Hội đồng Cạnh tranh đã áp dụng luật về thỏa thuận phản cạnh tranh với Liên đoàn Trượt tuyết Pháp (FFS) vì những hành vi mà Liên đoàn đã thực hiện trong lĩnh vực bảo hiểm với tư cách là một tác nhân kinh tế, chứ không phải là trong khuôn khổ các chức năng công quyền.

Về sau này, đã có những biến chuyển, thậm chí những thay đổi lớn trong quan điểm của các cơ quan có thẩm quyền kể trên.

Ranh giới do Tòa án Xung đột thẩm quyền xác lập nên đã bắt đầu lung lay kể từ vụ Météo. Hội đồng Cạnh tranh cho rằng họ có quyền áp dụng Pháp lệnh năm 1986 đối với Tổng cục Khí tượng quốc gia (DMN), lúc đó còn là một cơ quan nhà nước cấp trung ương trực thuộc Bộ Thiết bị. DMN được trao thực hiện một dịch vụ công, đó là thu thập thông tin thời tiết chung và thông tin thời tiết phục vụ riêng cho các công ty hàng không. Hội đồng Cạnh tranh thừa nhận thẩm quyền của mình, nhưng đã ra quyết định, theo đó DMN không lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường cung cấp thông tin thời tiết chung khi từ chối cho một đối thủ cạnh tranh tiếp cận các thông tin thời tiết riêng[15]. Tòa án Phúc thẩm Paris đã sửa đổi lại quyết định đó của Hội đồng Cạnh tranh.

Theo bản án của Tòa án Phúc thẩm Paris[16], với việc mại hóa các dịch vụ của mình để phục vụ cho hàng không dà mại hóa đất đã thực hiện những hoạt động nêu tại Điều 5 Pháp lệnh (nay là Điều L.410-1 Bộ luật Thương mại). Về điể này, Tòa án Phúc thẩm đã khẳng định quan điểm của Hội đồng Cạnh tranh là đúng. Tuy nhiên, khác với Hội đồng Cạnh tranh Tòa án Phúc thẩm cho rằng DMN đã lạm dụng vị trí thống lĩn khi từ chối cung cấp thông tin cho Công ty Phát hành báo qua điện thoại (SJT) bởi vì hành vi từ chối bán đó không mang tín "đặc biệt cần thiết để duy trì những lợi ích mà DMN có nhiệm vụ bảo vệ". Với cách tiếp cận này, Tòa án Phúc thẩm Paris đã tiến lại rất gần với nguyên tắc của pháp luật của Liên minh châu Âu được quy định tại Khoản 2 Điều 86 Hiệp ước Rome. Theo nguyên tắc đó, các quy định về cạnh tranh của Hiệp ước chỉ được áp dụng đối với các độc quyền nhà nước, nếu việc áp dụng này không làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích kinh tế chung.

Tòa án Tư pháp tối cao càng chú ý hơn đến yêu cầu bảo đảm thực hiện tốt dịch vụ công: bằng chứng là Tòa án Tư pháp tối cao đã huỷ bản án phúc thẩm ngày 18-3-1993[17]. Tòa án Tu pháp tối cao nhận định: vì DMN[18] không bán rộng rãi cho công chúng các thông tin thời tiết dành cho các công ty hàng không, cho nên DMN không hề cạnh tranh thương mại với SJT mà chỉ cố gắng thực hiện đúng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công của mình khi dành riêng cho hàng không dân dụng những thông tin giúp bảo đảm an toàn hàng không. Trên cơ sở nhận định đó, Tòa án Tư pháp tối cao kết luận DMN hoàn toàn không cung cấp những dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 53, và do đó không thể áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với DMN.

Một số vụ việc tiếp sau đó đã cho thấy khả năng thay đổi của ranh giới giữa pháp luật điều tiết dịch vụ công với pháp luật điều tiết cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh càng ngày càng tỏ ra sẵn sàng phá bỏ ranh giới của những gì mà từ trước tới đó Hội đồng vẫn cho là thuộc thẩm quyền của Tòa án Hành chính.

Theo quan điểm của Hội đồng Cạnh tranh, một pháp nhân công pháp muốn không chịu sự áp dụng của pháp luật cạnh tranh thì hành vi của pháp nhân đó phải thuần tuý nằm trong khuôn khổ thực hiện các chức năng công quyền. Nếu các tình tiết của vụ việc cho thấy rằng pháp nhân đó đã chủ động hoặc mặc nhiên tham gia vào một hành vi phối hợp hành động, kể cả là trong quá trình thực hiện dịch vụ công, thì Hội đồng Cạnh tranh hoàn toàn có thể vào cuộc để xử lý. Quyết định của Hội đồng Cạnh tranh về một số hành vi do các doanh nghiệp vận chuyển vệ sinh y tế thực hiện trong quá trình đấu thầu với Bệnh viện Saint-Gaudens[19] đã cho thấy sự chuyển biến về vấn đề này.

Năm 1991, Hội đồng Cạnh tranh và Tòa án Phúc thẩm Paris cùng có quan điểm cho rằng các quy định về cạnh tranh không áp dụng với bên mua dịch vụ mà chỉ áp dụng với bên cung cấp dịch vụ. Hành vi lựa chọn nhà cung ứng của một pháp nhân công pháp (bên mua) không phải là hành vì sản xuất, phân phối hoặc dịch vụ theo quy định tại Điều 53[20]. Tuy nhiên, kể từ sau thời điểm đó, Hội đồng Cạnh tranh lại nhiều lần thừa nhận khả năng áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với các pháp nhân công pháp mua dịch vụ, ví dụ như Công ty Điện lực Pháp (EDF), khi bản thân họ cũng là bên cung cấp dịch vụ[21]. Hội đồng Cạnh tranh đã tiến thêm một bước liên quan đến vụ Bệnh viện Saint-Gaudens. Hội đồng nhận định rằng qua việc đồng ý với các yêu cầu của ba doanh nghiệp khi ba doanh nghiệp này đã thỏa thuận với nhau để phân chia thị trường vận chuyển chất thải vệ sinh y tế cho Bệnh viện, Giám đốc Bệnh viện đã tham gia vào hành vi thỏa thuận đó và đã vị phạm các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh năm 1986.

Về sau này, ba quyết định giải quyết một số đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo toàn đã tạo điều kiện để Hội đồng Cạnh tranh thể hiện quyết tâm kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hành vi của các tổ chức, cá nhân quản lý dịch vụ công[22].

Hội đồng Cạnh tranh cho rằng việc Phòng Thương mại Marseille (là cơ quan quản lý sân bay Marignane) thu hồi giấy phép sử dụng tạm thời đất công tuy là một hành vi quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền tài phán của Tòa án Hành chính, nhưng Hội đồng Cạnh tranh có quyền kiểm soát việc sử dụng thẩm quyền quản lý nhà nước đó vào mục đích thương mại (vì ở đây Phòng Thương mại có thu tiền sử dụng đất). Lo ngại trước những tác động của việc thu hồi giấy phép kể trên đối với thị trường thuê xe ôtô, Hội đồng Cạnh tranh đã thụ lý vụ việc để xem xét giải quyết. Tuy nhiên, Hội đồng đã không yêu cầu Phòng Thương mại Marseille thay đổi quyết định thu hồi giấy phép vì cho rằng Hội đồng không có thẩm quyền làm việc đó.

Giống như trường hợp nêu trên, Hội đồng Cạnh tranh đã căn cứ vào tính chất hai mặt của hành vi hành chính cần xem xét để khẳng định thẩm quyền của mình: với việc dành cho một số công ty cho thuê xe ôtô một số diện tích đất nằm trong phạm vi của sân bay và thu tiền sử dụng đất tính theo doanh số của các công ty đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nice-Côte d'Azur đã thực hiện một hoạt động dịch vụ như quy định tại Điều 53.

Tương tự như vậy, Hội đồng Cạnh tranh đánh giá rằng việc Liên đoàn Bóng đá quốc gia buộc các câu lạc bộ phải mua phần mềm in vé của mình không thể coi là một hành vi quản lý nhà nước mà là một hành vi quản lý tư có tính chất thương mại, tách rời với các chức năng công quyền của Liên đoàn.

Cũng theo chiều hướng đó, Hội đồng Cạnh tranh đã mặc nhiên thụ lý - điều mà Hội đồng rất ít khi làm - để xem xét một số hành vi quản lý của Tổng cục Hàng không dân dụng khi Tổng cục yêu cầu Cơ quan quản lý các sân bay khu vực Paris phân bổ lại diện tích làm việc dành cho một số công ty hàng không tại sân bay Orly. Trong vụ việc này, Hội đồng Cạnh tranh đã tuyên chế tài đối với cả Tổng cục lẫn công ty Air-France.

Như vậy là Hội đồng Cạnh tranh đã thể hiện xu hướng kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hành vi của các tổ chức được trao việc thực hiện dịch vụ công khi các tổ chức đó mượn vỏ bọc của nhiệm vụ này để thay đổi những điều kiện của cung và các điều kiện cạnh tranh trên một thị trường.

Theo quan điểm của Hội đồng, không phải cứ thấy hành vi của pháp nhân công pháp có liên quan đến một hoạt động sản xuất, phân phối hoặc dịch vụ là có thể áp dụng các quy định về cạnh tranh. Ngược lại, cũng không thể chỉ căn cứ vào việc hành vi của pháp nhân công pháp có liên quan đến việc thực hiện một chức năng công quyền là có thể kết luận hành vi đó không bị áp dụng các quy định về cạnh tranh.

Tuy nhiên, chính sách trên của Hội đồng Cạnh tranh cũng đã phải đối mặt với hai bản án mới của Tòa án Xung đột thẩm quyền vào các năm 1996 và 1999[23]. Tòa án Xung đột thẩm quyền đã phản đối cả quyết định của Hội đồng Cạnh tranh lẫn bản án của Tòa án Phúc thẩm Paris Hội đồng và Tòa án Phúc thẩm cho rằng Liên đoàn Bóng đá quốc gia đã hành động như một tác nhân kinh tế trên thị trường về bồng đá tin học hóa. Ngược lại, Tòa án Xung đột thẩm quyền lại cho rằng quyết định của Liên đoàn bóng đá thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước. Tòa án Xung đột thẩm quyền nhắc lại rằng các quyết định của một tổ chức được trao nhiệm vụ thực hiện dịch vụ công không thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định về cạnh tranh nếu như những quyết định đó được đưa ra trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ đó. Tòa án Xung đột thẩm quyền đã tiếp tục nhắc lại quan điểm đó trong bản án ngày 18-10-1999 về vụ ADP và Air France c/TAT.

Ngược lại, mọi hành vi không gắn với nhiệm vụ đó đều có thể bị kiểm soát trên cơ sở pháp luật cạnh tranh. Khi Liên đoàn Bóng đá quốc gia thay đổi quy chế nhằm buộc các câu lạc bộ phải cho cầu thủ mang trang phục thi đấu do Liên đoàn cung cấp, Tòa án Phúc thẩm Paris đánh giá đây là một hành vi hành chính[24]. Như vậy là Tòa án Phúc thẩm Paris đã kết luận Hội đồng Cạnh tranh không có thẩm quyền thụ lý. Song bản án phúc thẩm đã bị Tòa án Tư pháp tối cao tuyên huỷ, với lý do hành vi đó gắn liền với các hoạt động thương mại của Liên đoàn. Tòa án Tư pháp tối cao cho rằng hành vi đó không nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ công của Liên đoàn mà tách rời khỏi nhiệm vụ này. Hội đồng Cạnh tranh có quyền kiểm soát đối với hành vi này[25].

Việc phân tích những quyết định, bản án gần đây vẫn không cho phép đưa ra một tiêu chí xác định thẩm quyền rõ ràng, dễ áp dụng và thống nhất cho tất cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tòa án Phúc thẩm Paris đã ra một bản án nhận định rằng quyết định của cơ quan quản lý khu vực MIN de Rungis buộc một số người kinh doanh máy xay cà phê phải xin phép sửdụng đất công và phải nộp tiền sử dụng đất là một quyết định nằm trong khuôn khổ thực hiện các chức năng công quyền và do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh như quy định tại Điều 53[26]. Bản án này khẳng định quyết định của Hội đồng Cạnh tranh trước đó[27] , trong đó Hội đồng từ chối thụ lý đơn khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của một công đoàn ngành nghề cho rằng mức tiền sử dụng đất là quá cao. Hội đồng đã căn cứ vào tính chất của quyết định bị khởi kiện để từ chối thụ lý, bởi vì quyết định về quản lý tài sản công đó nằm trong khuôn khổ thực hiện một công vụ.

Về vấn đề này, phải nói đã có rất nhiều do dự, bởi vì Viện Công tố cho rằng Hội đồng Cạnh tranh hoàn toàn có thẩm quyền thụ lý, trong khi ý kiến của Bộ trưởng kinh tế lại hoàn toàn ngược lại. Dẫu sao thì qua bản án của Tòa án Phúc thẩm Paris về vụ việc này chúng ta cũng có thể thấy rằng việc thu một khoản phíkhông phải là tiêu chí quyết định để đánh giá rằng hành vi của pháp nhân công pháp gắn với một hoạt động kinh tế.

Năm 1998, Hội đồng Cạnh tranh thừa nhận mình có thẩm quyền để xem xét, đánh giá biểu giá truy cập Internet được France Télécom áp dụng đối với các trường học, vì coi đây là một hành vi không gắn với nhiệm vụ thực hiện dịch vụ công mà là một hành vi sản xuất, phân phối và dịch vụ theo quy định tại Điều 53.

Theo Hội đồng Cạnh tranh, hành vi trên đây có thể tách biệt với quyết định của Quốc vụ khanh phụ trách công nghiệp chấp thuận biểu giá của France Télécom. Tuy Quyết định chấp thuận này là một quyết định hành chính có thể bị kháng án trước Tòa án Hành chính, nhưng nó không thể có hiệu lực mang lại cho quyết định cung cấp dịch vụ và áp dụng biểu giá của France Télécom tính chất của một quyết định hành chính[28].

Một tuần sau bản án Semmaris, Hội đồng Cạnh tranh không sử dụng đến tiêu chí "thương mại", mà căn cứ vào tính chất của các quyết định bị khiếu nại để tuyên bố không có thẩm quyền thụ lý. Các quyết định bị khiếu nại ở đây là những quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc lựa chọn đối tượng được phép sử dụng quy trình gửi đơn đăng ký xe cơ giới qua mạng và những doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý hệ thống đăng ký tin học hóa này[29]. Tòa án Phúc thẩm Paris thì lại cho rằng Bộ Nội vụ đã thực hiện một hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Tòa án Phúc thẩm kết luận rằng đơn khiếu nại của công ty Ad Valorem là đủ điều kiện thụ lý; nhưng đồng thời Tòa đã bác đơn khiếu nại này vì một lý do khác, đó là: xét về mục đích cũng như về hệ quả thực tế, các quyết định bị khiếu nại không làm sai lệch cạnh tranh trên thị trường chuyển phát đơn cấp thẻ đăng ký xe cơ giới qua mạng[30].

Ngược lại, Hội đồng Cạnh tranh đã căn cứ vào tình tiết có thu phí để thụ lý, xem xét và kết luận rằng một số hành vì của Cơ quan quản lý các sân bay khu vực Paris (ADP) là nằm trong khuôn khổ một hoạt động có tính chất kinh tế, mặc dù Hội đồng vẫn thừa nhận rằng những hành vi đó cũng đồng thời có liên quan đến nhiệm vụ thực hiện dịch vụ công[31]. Trong vụ việc này, lập luận của Hội đồng tương tự như lập luận mà Hội đồng đã đưa ra vào năm 1995 để khẳng định thẩm quyền của mình đối với Phòng Thương mại Marseille - cơ quan quản lý sân bay Marignane.

Trong một quyết định mới quy kết trách nhiệm của ADP[32], Hội đồng Cạnh tranh hoàn toàn không căn cứ vào tiêu chí "tính chất nhà nước của hoạt động quản lý các không gian và công trình sân bay", mà chỉ căn cứ vào việc đây là một hoạt động có thu tiền để tái khẳng định đây chính là một hoạt động dịch vụ theo quy định tại Điều 53. Trong quyết định này, Hội đồng Cạnh tranh cũng đã dẫn chiếu trực tiếp đến quyết định tháng 6-1998 của mình về việc giải quyết khiếu nại của công ty TAT, một quyết định đã bị Tòa án Xung đột thẩm quyền tuyên Quỷ vào tháng 10-1999.

Tòa án Phúc thẩm Paris đã khẳng định cách nhìn nhận trên đây của Hội đồng thông qua bản án ngày 23-2-1999 giải quyết đơn khởi kiện của ADP và tập đoàn Air-France chống lại quyết Tịnh có lợi cho công ty TAT mà Hội đồng Cạnh tranh đã đưa ra ào tháng 6-1998. Trong bản án này, Tòa án Phúc thẩm Paris đã ác bỏ lập luận của bên khởi kiện rằng Hội đồng Cạnh tranh hông có thẩm quyền. Thông qua đó, Tòa án đã gián tiếp khẳng định thẩm quyền của Tòa án Tư pháp đối với vụ việc này.

Đi ngược lại với chính sách tiếp cận của mình trong vụ MIN de Rungis[33], Tòa án Phúc thẩm Paris nhận định: ADP đã thu tiền khi cung cấp không gian làm việc cho một số công ty hàng không, "do vậy ADP đã thực hiện một hoạt động dịch vụ mang tính chất kinh tế thuộc đối tượng quy định tại Điều 53 (...), xét theo văn bản pháp luật đó (...) việc cơ quan quản lý dịch vụ công có được trao các chức năng công quyền hay có quản lý một phần tài sản công hay không, đều không quan trọng".

Cũng giống như quyết định của Hội đồng Cạnh tranh, bản án trên của Tòa án Phúc thẩm Paris đã bị Tòa án Xung đột thẩm quyền tuyên huỷ vào ngày 18-10-1999.

Cuối cùng thì quan điểm của ngạch Tòa án Tư pháp dường như đã trở nên ổn định.

Trong Quyết định số 2001-MC-02 về đơn khiếu nại và đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của công ty Vedettes Inter Iles vendéennes (Công ty Vận tải liên đảo tỉnh Vendée), Hội đồng Cạnh tranh đã căn cứ vào bản án ADP ngày 18-10-1999 của Tòa án Xung đột thẩm quyền và bản án ngày 16-5-2000 của Tòa án Tư pháp tối cao xét xử vụ Semmaris. Sở di Hội đồng Cạnh tranh không bác bỏ thẩm quyền của mình đối với tỉnh Vendée, hay đúng hơn là đối với Công ty Vận tải liên đảo tỉnh Vendée (chuyên khai thác các tuyến vận tải đường thủy thuộc địa phận tỉnh Vendée), đó là bởi vì các hành vi bị khởi kiện không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ vì lợi ích công của công ty này, tức là nhiệm vụ bảo đảm tính gắn kết về lãnh thổ.

Năm 2002, Tòa án Tư pháp tối cao đã giữ nguyên quyết định không thụ lý của Hội đồng Cạnh tranh đối với đơn khiếu nại của một công ty dự thầu quầy hàng tại sân bay Roissy vì lý do không có thẩm quyền. Các quyết định của ADP liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu và ấn định mức tiền sử dụng tạm thời đất công đều là những quyết định nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ quân lý một dịch vụ công được ADP thực hiện trên cơ sở những quyền hạn gắn với chức năng công quyền[34].

Nhưng giải pháp trên chưa đạt được sự đồng ý của tất cả. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn chỉ trích kịch liệt giải pháp đó; họ cho rằng cách xác định phạm vi thẩm quyền của Hội đồng Cạnh tranh chịu ảnh hưởng quá lớn của những quan niệm trong pháp luật hành chính và không phù hợp với pháp luật của Liên minh châu Âu, bởi vì tiêu chí xác định thẩm quyền duy nhất trong pháp luật châu Âu là tính chất của hoạt động mà pháp nhân công pháp thực hiện: hoạt động kinh tế, kinh doanh hay hoạt động thực hiện chức năng công quyền[35].

Có lẽ sự việc đã đi quá xa so với quy định tại Điều L.410-1 (bao gồm cả các hoạt động sản xuất, phân phối và dịch vụ do các pháp nhân công pháp thực hiện) và đã không áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính kinh tế hơn và ít pháp lý hơn của pháp luật cạnh tranh, một phương pháp đã từng là động lực để "hiện đại hóa" các quy định pháp luật của Liên minh châu Âu về canh tranh.

Lập luận theo chiều ngược lại, rằng sự an toàn pháp lý sẽ bị ảnh hưởng trước những khó khăn đặt ra khi phải phân biệt giữa hoạt động kinh tế và hoạt động phi kinh tế của một số pháp nhân công pháp, giữa hành vi gắn liền và hành vi không gắn liền với những quyết định đưa ra trong khuôn khổ thực hiện các chức năng công quyền.

Trong một lĩnh vực hoàn toàn khác của pháp luật cạnh tranh là lĩnh vực xác định giá mua thực tà khi đánh giá hành vi bán lỗ vốn, đôi khi chúng ta nên sử dụng những tiêu chí đơn giản, tuy có mang tính tương đối hoặc ít nhiều chủ quan, nhưng dễ thực hiện, còn hơn là cứ cố gắng đi tìm sự thực tối đa và gây ra những tranh cãi không có hồi kết. Khi Hội đồng Cạnh tranh không có thẩm quyền, điều đó không có nghĩa là các quy định về cạnh tranh không được áp dụng.

Như vậy, Tòa án Hành chính đã đưa ra những quan điểm rất đáng chú ý liên quan đến vấn đề áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với các pháp nhân công pháp[36]. Ngay từ năm 1996, Tòa án Hành chính tối cao đã khẳng định khả năng áp dụng pháp luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu trong tố tụng hành chính[37].

Tại bản án ngày 3-11-1997[38], Tòa án Hành chính tối cao đánh giá rằng nội luật của Pháp về cạnh tranh cũng có thể được áp dụng đối với một hành vi công quyền, mà ở đây là hành vi giao kết hợp đồng uỷ thác dịch vụ công.

Xã Fleury-les-Aubrais đã ủy thác cho Công ty lễ tang và mai táng (PFG) thực hiện dịch vụ tang lễ và chôn cất. Tòa án Hành chính tối cao không phản đối việc dành độc quyền khai thác dịch vụ cho bên nhận ủy thác, nhưng lại nhận định rằng các điều khoản trong hợp đồng nhất định sẽ đặt doanh nghiệp này vào một vị trí mà ở đó chắc chắn doanh nghiệp sẽ vi phạm các quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh năm 1986, tức là sẽ lạm dụng vị trí thống lĩnh.

Quan niệm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh có phần hơi mạnh dạn. Tòa án Hành chính tối cao đã chuyển hóa vào vụ việc này cách lập luận mà Tòa đã đưa ra trong bản án FFSA, theo đó việc lạm dụng đương nhiên sẽ xảy ra khi vị trí mà doanh nghiệp nắm giữ chắc chắn sẽ dẫn đến việc lạm dụng, chứ không cần đợi đến khi xác định được cụ thể hành vì lạm dụng. Nhưng Tòa án Hành chính tối cao, cũng như Tòa án Tư pháp tối cao, vẫn là những cơ quan có quyền phát ngôn pháp luật, và khả năng áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với hợp đồng uỷ thác dịch vụ công cũng đã được khẳng định một cách rõ ràng, ngay cả khi hợp đồng đó được Hội đồng xã biểu quyết thông qua. Trong vụ việc nêu trên, Tòa án Hành chính tối cao đã tập trung xem xét xem liệu các điều khoản của hợp đồng, đặc biệt là điều khoản về thời hạn, có dẫn tới chỗ đặt PFG vào vị thế lạm dụng đương nhiên hay không, và kết luận đưa ra là không.

Trên cơ sở những nguyên tắc đó, Tòa án Hành chính tối cao đã bác bỏ đơn khởi kiện chống lại Nghị định ngày 18-4-1997 về các tổ chức bệnh viện: vì nghị định này không đặt các cơ sở y tế nhà nước vào vị thế có thể dẫn họ tới chỗ lạm dụng vị trí thống lĩnh nên nó không trái với quy định tại Điều 8 Pháp lệnh ngày 1-12-1986, và cũng không trái với nguyên tắc tự do cạnh tranh quy định trong Pháp lệnh này[39].

Như vậy là khác với đầu những năm 1990, sau khi bản án Ville de Pamiers được tuyên, ngày nay không thể bảo vệ quan điểm bác bỏ mọi khả năng áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với một hành vi công quyền do tính chất của hành vi đó. Cũng không thể tiếp tục đối lập - như người ta vẫn làm từ trước đến nay – giữa một bên là các hoạt động chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh và bên kia là các hành vi công quyền không chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.

Khi đánh giá tính hợp pháp của một số quyết định và hành vi hành chính, trách nhiệm của tòa án có thẩm quyền là phải xem xét xem những hành vi đó có phù hợp với các quy định về cạnh tranh hay không. Sở dĩ như vậy bởi vì các quy định về cạnh tranh cũng là một bộ phận của toàn bộ hệ thống pháp luật Pháp nhân công pháp không được phép ban hành một quyết định gây ra hoặc kéo theo hành vi phản cạnh tranh của một tác nhân kinh tế tư nhân. Do không bị pháp luật của Liên minh châu Âu ràng buộc, cơ quan lập pháp có thể làm điều đó theo đúng quy định tại Điều L.420-4 Bộ luật Thương mại. Còn cơ quan hành chính thì chỉ có thể làm điều đó với điều kiện phải bảo đảm đúng pháp luật. Ví dụ, cơ quan hành chính không thể đặt một doanh nghiệp vào chỗ lạm dụng đương nhiên vị tríthống lĩnh[40].

Như vậy có thể nói rằng khả năng áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với các pháp nhân công pháp và hành vi của pháp nhân công pháp vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, chắc chắn và bền vững, bởi vì Tòa án Hành chính không nhất thiết phải có cùng quan điểm với Hội đồng Cạnh tranh và Tòa án Phúc thẩm Paris.

Chẳng hạn Tòa án Hành chính tối cao đã công nhận khả năng áp dụng các quy định về hành vi phản cạnh tranh đối với các hoạt động quản lý tài sản công của ADP (Cơ quan quản lý các sân bay khu vực Paris), vì những lý do khác với lý do mà Hội đồng Cạnh tranh đưa ra. Như chúng tôi vừa đề cập ở phần trên, trong vụ TAT khiếu nại quyết định của ADP, Hội đồng Cạnh tranh - với sự chấp thuận của Tòa án Phúc thẩm Paris -cho rằng bản thân hoạt động quản lý tài sản công có thu phí là một hoạt động kinh tế và do đó phải chịu sự điều chỉnh của các quy định về cạnh tranh. Một tháng sau đó, Tòa án Hành chính tối cao khẳng định Tòa có thẩm quyền xét xử các hành vi quản lý tài sản công của ADP bởi vì đối tượng của các giấy phép sửdụng đất tạm thời mà ADP cấp là những tài sản công "dùng vào hoạt động sản xuất, phân phối hoặc dịch vụ"[41].

Trong sự lẫn lộn tương đối này, chỉ có Tòa án Xung đột thẩm quyền là vẫn trung thành với một quan điểm duy nhất, đó là quan điểm mà Tòa đã đưa ra tại các bản án năm 1989 và 1996, sau đó được nhắc lại vào tháng 10-1999. Tòa án Xung đột thẩm quyền đã tuyên huỷ các quyết định của Hội đồng Cạnh tranh và của Tòa án Phúc thẩm Paris xử lý chế tài đối với Air France và ADP với lý do các hành vi của Air France và ADP gắn liền với một quyết định do Bộ trưởng Bộ Giao thông ban hành trong khuôn khổ thực hiện các chức năng công quyền của Bộ trưởng. Tuy nhiên, Tòa án Xung đột thẩm quyền đã không phản đối một trong số những kết luận được đưa ra trong các quyết định của Hội đồng Cạnh tranh và Tòa án Phúc thẩm Paris, bởi vì việc ADP lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình rõ ràng là một hành vi tách biệt với mọi hành vi công quyền.

Về câu hỏi liệu các quy định về cạnh tranh có được áp dụng đối với hành vi của các doanh nghiệp được uỷ thác thực hiện dịch vụ công hay không, câu trả lời là khá rõ ràng và không gây tranh cãi. Không ai phản đối rằng mọi quyết định hoặc hành vì tách biệt với việc thực hiện chức năng công quyền thì đều có thể thuộc phạm vi thẩm quyền của Hội đồng Cạnh tranh.

Đó có lẽ chính là ý nghĩa của những sửa đổi, bổ sung được thông qua năm 1995 đối với nội dung Điều 53 Pháp lệnh ngày 1-12-1986, theo đó các quy định về cạnh tranh của Pháp lệnh được áp dụng (...), "đặc biệt là các hoạt động được tiến hành trong khuôn khổ các hợp đồng uỷ thác dịch vụ công". Hơn nữa, Hội đồng Cạnh tranh đã có nhiều quyết định trong lĩnh vực này, một lĩnh vực mà ở đó các doanh nghiệp đôi khi có khuynh hướng phân chia các hợp đồng hơn là cạnh tranh để giành lấy hợp đồng.

Câu cuối cùng của Điều L.410-1 Bộ luật Thương mại (Điều 53 cũ) mà chúng tôi trích dẫn trên đây liệu còn muốn nói lên điều gì khác? Các quy định về hành vi phản cạnh tranh phải chăng cũng được áp dụng đối với cả các cơ quan uỷ thác dịch vụ công?

Khi xem xét một quyết định ra ngày 8-4-1999 của một Chánh tòa thuộc Tòa án Hành chính Paris: vị thẩm phán này đã đưa ra một quan điểm thể hiện rõ xu hướng muốn mở rộng phạm vi áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với các cơ quan nhà nước. Trong quyết định bác đơn của công ty Arys (Bouygues) yêu cầu huỷ bản hợp đồng ủy thác tuyến đường A86 cho công ty Cofiroute, vị thẩm phán này nêu rõ: việc Bộ Giao thông - cơ quan uỷ thác - không cung cấp một số thông tin đã làm mất đi sự bình đẳng giữa các đối thủ cạnh tranh và có khả năng cấu thành một hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh.

Tựu trung lại, mặc dù luôn có những biến động và khó tiên liệu, nhưng nội luật của Pháp đã xích rất gần đến pháp luật của Liên minh châu Âu, tuy vẫn còn một số khác biệt nhất định.

Trong thực tiễn áp dụng nội luật của Pháp, không thấy có sự giới hạn rõ ràng như vậy về khả năng áp dụng các quy định về cạnh tranh đối với pháp nhân công pháp. Các văn bản quy phạm pháp luật cũng như cách áp dụng chúng đều không thể hiện mục tiêu không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ dịch vụ công. Đây có lẽ là một nghịch lý, nếu chúng ta dẫn chiếu đến cuộc tranh luận đầy cam go giữa Pháp và Liên minh châu Âu xung quanh khái niệm dịch vụ công.

Trong khi đó, để đánh giá xem các quyết định hoặc hành vi của pháp nhân công pháp có gắn hay không gắn với chức năng công quyền của họ, có lẽ không thế chỉ dừng lại ở cách tiếp cận mang tính hình thức của Hội đồng Cạnh tranh và Tòa án Phúc thẩm Paris, mà còn phải đặt ra câu hỏi liệu việc áp dụng các quy định về cạnh tranh có làm ảnh hưởng, về mặt pháp luật hay trên thực tiễn, đến việc thực hiện các nhiệm vụ dịch vụ công hay các chức năng công quyền hay không. Đây chính là ý tưởng nền tảng của Khoản 2 Điều 86 Hiệp ước Rome.

Nếu xét bề ngoài thì đó chính là khác biệt lớn nhất giữa pháp luật của Liên minh châu Âu với pháp luật Pháp. Nhưng hai hệ thống pháp luật này thực chất lại tương đồng với nhau, nhờ vào cách lập luận của Hội đồng Cạnh tranh trên cơ sở các quy định tại Điều L.420-4 Bộ luật Thương mại (trước đây là Điều 10 của Pháp lệnh năm 1986). Lập luận này đã được trình bày trong công văn cho ý kiến theo yêu cầu của các chuyên gia đo đạc bản đồ: một văn bản ban hành năm 1996 đã trao cho ngành đo vẽ địa hình độc quyền thực hiện một số hoạt động; tiếp đó một nghị định được ban hành, trong đó không cho phép ngành đo vẽ địa hình thuê các chuyên gia đo đạc bản đồ thực hiện một số công việc như trước.

Trong công văn trình bày ý kiến về vấn đề này, Hội đồng Cạnh tranh nhắc lại rằng các hành vi được thực hiện trong khuôn khổ áp dụng một văn bản luật hoặc văn bản hướng dẫn thi hành luật và có tính chất hạn chế cạnh tranh chỉ được hưởng miễn trừ nếu các hành vi đó là hệ quả trực tiếp và tất yếu của các văn bản luật và dưới luật đó. Do vậy, những hạn chế gây ra đối với cạnh tranh không được vượt quá mức mà văn bản pháp luật cho phép. Đây là nguyên tắc "tỷ lệ thuận" được quy định trong pháp luật của Liên minh châu Âu.

Đối với vụ việc cụ thể trên, Hội đồng nhận định đã có sự mở rộng thái quá những quyền hạn mang tính độc quyền mà các văn bản quy phạm pháp luật quy định cho ngành đo vẽ địa hình. Do đó, tổ chức nghề nghiệp đại diện cho các chuyên gia đo vẽ địa hình đã nhận được lời cảnh báo: họ không được phép núp dưới danh nghĩa thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công để thực hiện những hành vi nhằm làm sai lệch cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, việc không cho các chuyên gia đo đạc bản đồ tham gia vào công việc lập tài liệu địa chính là một việc làm không được quy định trong luật. Vậy nhưng đó là hệ quả của thỏa thuận được thực thi theo một thông tư ban hành vào năm 1985.

Nói tóm lại, nếu xuất phát từ cách phân biệt ban đầu của Tòa án Xung đột thẩm quyền giữa hành vi gắn với chức năng công quyền và hành vi không gắn với chức năng công quyền của pháp nhân công pháp, chúng ta có thể phân biệt ba nhóm trường hợp:

Các hành vi tách biệt khỏi mọi chức năng công quyền. Đây là một khái niệm then chốt trong nhiều vụ việc có liên quan đến các liên đoàn bóng đá[42]. Có thể nói án lệ đạt đến sự ổn định cao nhất chính là ở điểm này.

Chúng ta gặp lại khái niệm "hành vi tách biệt với chức năng công quyền" trong một quyết định không thụ lý của Hội đồng Cạnh tranh vào năm 1998[43]. Điều rút ra được từ quyết định này là: một hành vi thuộc diện bị cấm bởi các quy định về thỏa thuận phản cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh sẽ thuộc thẩm quyền thụ lý của Hội đồng Cạnh tranh nếu như hành vi đó có thể tách biệt khỏi một hợp đồng tổ chức thực hiện dịch vụ công (cụ thể trong vụ này là hợp đồng uỷ thác quản lý kho bảo quản phương tiện giao thông bị thu giữ chờ xử lý tại tỉnh Val d'Oise).

Ngày 27-1-1998, Tòa án Phúc thẩm Paris đã công nhận Hội đồng Cạnh tranh có thẩm quyền xử lý một số hành vi của EDF vì những hành vi này "độc lập với các phương thức tổ chức thực hiện dịch vụ công".

Các hành vi hỗn hợp nhằm thực hiện cùng một lúc các chức năng công quyền và một hoạt động thương mại phản cạnh tranh.

Có thể lấy ví dụ trường hợp Cơ quan địa thủy văn và hải dương học cung cấp các thông tin về giao thông đường thủy ch một số nhà xuất bản tư nhân và thu tiền của họ, trong khi cung cấp các thông tin chính thức về giao thông đường thuỷ một dịch vụ công[44]. Đây cũng chính là cách tiếp cận của Ủy ban châu Âu khi Ủy ban quy kết ADP phân biệt đối xử trong việc định mức phí sử dụng đất công áp dụng đối với các doanh nghiệ cung cấp dịch vụ "catering"[45];

- Các hành vi công quyền có hoặc không có nội dung phả cạnh tranh nhưng đặt doanh nghiệp vào vị thế mà ở thế đó họ sẽ vi phạm các quy định về cạnh tranh. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, áp dụng pháp luật cạnh tranh đối với các pháp nhân công pháp vẫn là một vấn đề không có gì chắc chắn. Điều này thể hiện tính không thể dự kiến của pháp luật cạnh tranh, một ngành luật rất sống động.

 


[1] Tham khảo thêm: Pháp luật cạnh tranh và lĩnh vực công, Nicolas Charit, Harmattatham Phap lua luật cạnh tranh và lĩnh vực công, cùng tác giả, Juris-Classeur, 2003, jasc. 120. 32

[2] Quyết định số 88-D-24 ngày 17-5-1988, Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 321.

[3] Hệ thống tòa án ở Pháp được tổ chức thành hai ngạch: ngạch hành chính và ngạch tư pháp. Những xung đột về thẩm quyền giữa hai ngạch tòa ấn được giải quyết bởi Tòa án Xung đột thẩm quyền. Tòa án Phúc thẩm Paris là tòa cấp phúc thẩm ngạch tư pháp (ND.)

[4] Tòa án Xung đột thẩm quyền, ngày 6-6-1989, Vùng trường vùng lle de France và Tinh trường Paris / Toa án Phúc thẩm Paris, Công ty khai thác và phân phối nước, AJDA, 1989, tr.467.

[5] Nay là Điều L.420-3 Bộ luật Thương mại.

[6] Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 386-28, quyết định năm 1990.

[7] Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 126 và 162

[8] Tòa án Phúc thẩm Paris, ngày 7-2-1991, Công ty khai thác các cơ sở R.Lazaar khởi kiện một quyết định của Hội đồng Cạnh tranh, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại, số 3 năm 1991.

[9] Tòa án Tư pháp tối cao, ngày 14-12-1993, Công ty Guy Couach c/Bo trưởng Bộ Quốc phòng,

[10] Quyết định số 92-D-17 về đơn khiếu nại và yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo toàn của Công ty cổ phần Paris Gennevilliers Containers; ngày 26-2-1992, Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 484.

[11] Tòa án Phúc thẩm Paris, ngày 18-1-1992.

[12] Tòa án Tư pháp tối cao, ngày 29-3-1994.

[13] Tòa án Phúc thẩm Paris, ngày 23-12-1991, La Cing SA, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại, ngày 24-1-1992, tr.42, được Tòa án Tư pháp tối cao giữ nguyên ngày 1-3-1994, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại số 5, ngày 29-3-1994.

[14] Tòa án Tư pháp tối cao, ngày 5-3-1996.

[15] Quyết định số 92-D-35 ngày 13-5-1992, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại, ngày 4 tháng 7.

[16] Tòa án Phúc thám Paris, ngày 18-3-1993, SJT c/Hội đồng Cạnh tranh, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mai, ngày 26-3-1993.

[17] Tòa án Tư pháp tối cao, ngày 12-12-1995.

[18] Lúc này DMN đã trở thành một đơn vị sự nghiệp nhà nước, mang tên là Météo France (Cơ quan Khí tượng Pháp). Sự thay đổi này không có tác động gì đối với án lệ đang xem xét.

[19] Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mai, ngày 6-11-1995.

[20] Tòa án Phúc thẩm Paris, ngày 7-2-1991, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại, ngày 12 tháng 12, Thàn Phúc thẩm Paris, ngày 6-11-1991, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại, ngày 26 tháng 11.

[21] Xem bình luận của V.Sélinsky về các quyết định số 95-MC-06, Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 629 và số 95-D-39, Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 640.

[22] Quyết định số 95-MC-16 ngày 5-12-1995, Société EDA, Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 664; Quyết định số 96-MC-01 của Hội đồng Cạnh tranh ngày 16-1-1996, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại, ngày 16 tháng 3, tr.105 và Quyết định số 96-MC-02 ngày 30-1-1996, Société Datasport c/ Liên đoàn bóng đá quốc gia.

[23] Tòa án Xung đột thẩm quyền, ngày 4-11-1996, Công ty Datasport c/ Liên đoàn bóng đá quốc gia, số 3068. CJF số 80, tháng 10-1997, tr. 7.

[24] Tòa án Phúc thấm Paris, ngày 23-8-1995.

[25] Tòa án Tư pháp tối cao, ngày 2-12-1997, Công ty Nike France c/Liên đoàn bóng đá quốc gia

[26] Tòa án Phúc thẩm Paris, ngày 20-1-1998, Công đoàn quốc gia về hoạt động bán hàng và dịch vụ tự động c/Sommaris.

[27] Quyết định số 97-D-13, ngày 26-2-1997

[28] Tại quyết định này (Quyết định số 98-MC-03 ngày 19-5-1998), Hội đồng Cạnh tranh đã căn cứ vào một bản án của Tòa án Hành chính tối cao (ngày 18-6-1954) và một quyết định của Tòa án Xung đột thẩm quyền (ngày 12-6-1961).

[29] Quyết định số 98-D-13, ngày 27-1-1998, Công ty Ad Valorem.

[30] Tòa án Phúc thẩm Paris, ngày 20-10-1998, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại ngày 31-10-1998.

[31] Quyết định số 98-D-34 ngày 2-6-1998, TAT.

[32] Quyết định số 98-D-77, ngày 15-12-1998, Một số hành vi của ADP ong lĩnh vực kinh số 98-0-77, ngay ngoại vi sân bay Paris Roissy Charles- -Gaulle.

[33] Tòa án Phúc thẩm Paris, ngày 20-1-1998, Công đoàn quốc gia về hoạt động bán hàng và dịch vụ tự động c/Semmaris

[34] Tòa án Tư pháp tối cao, ngày 19-11-2002, Công ty cổ phần Au Lys de France c/ADP, Juris Data 2002-016455.

[35] Xem bài bình luận của Stéphane Destours về Quyết định số 2001-MC-02 của Hội nhà binh luan cua State Vedettes Inter Iles Vendéennes / RDPEV, Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 857.

[36] Xem phần sau, mục 1135 và các mục tiếp theo.

[37] 283 Tòa án Hành chính tối cao, ngày 12-6-1996, Société Christ; Tòa án Hành chính tối cao, ngày 8-11-1996, Liên hiệp các công ty bảo hiểm Pháp.

[38] Tòa án Hành chính tối cao, ngày 3-11-1997, Société Milion et Marais. AJDA XII-1997, tr.945.

[39] Tòa án Hành chính tối cao, ngày 1-4-1998, Liên hiệp các bệnh viện tư nhân, Liên hội công đoàn các bệnh viện tư nhân.

[40] Tòa án Hành chính tối cao, ngày 3-11-1997, Công ty Million et Marais

[41] Tòa án Hành chính tối cao, Tha chuyên trách, ngày 26-3-1999.

[42] Ví dụ: Các quyết định của Hội đồng Cạnh tranh liên quan đến bóng đá: số 95-MC-10, ngày 12-7-1995, Phụ lục tạp chí ADCC Lamy, số 647; số 96- MC-02, ngày 30-1-1996, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chồng gian lận thương mại, ngày 16-3-1996; số 97-D-71, ngày 7-10-1997, Phụ lục tạp chỉ ADCC Lamy, số 742.

[43] Quyết định số 98-D-38 của Hội đồng Cạnh tranh ngày 16-6-1998, Société Chenil Service, doan can cứ áp chót, Bản tin chính thức về cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại, ngày 30-9-1998.

[44] Công văn số 97-A-10, ngày 25-2-1997 của Hội đồng Cạnh tranh.

[45] Quyết định của Ủy ban châu Âu, ngày 11-6-1998, Alpha Flight Services.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành