Thứ năm, 24 Tháng 4 2014 00:00

Phân tích tình hình tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua

I. Thực trạng chung về quá trình tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam:

Trong thời gian qua, hai khái niệm “tái cơ cấu” và “chuyển đổi mô hình tăng trưởng” cho nền kinh tế đã được nhắc đến khá nhiều.

+ Chuyển đổi mô hình tăng trưởng là quá trình chuyển đổi từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng như trong nhiều năm qua sang mô hình phát triển hài hoà cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, có nghĩa là việc mở rộng quy mô tăng trưởng phải đi kèm với nâng cao chất lượng tăng trưởng nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn và mang lại tính bền vững cho nền kinh tế. Cụ thể căn cứ vào thực tế nước ta cẩn phải thay thế các nguồn lực về đầu tư, tài nguyên thiên nhiên bằng các nguồn lực bền vững hơn như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

+ Tái cơ cấu nền kinh tế là quá trình phân bố lại nguồn lực cụ thể là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực này. Việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn lực… quan trọng hơn hết là cải cách thể chế quản lý, nâng cao hiệu quả của các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng và phân bố nguồn lực hướng đến nâng cao hiệu quả vận hành cơ chế thị trường. Nhằm tập trung tốt nguồn lực đến những nơi có khả năng sử dụng hiệu quả cần phải đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyến khích, qua đó kích thích các nhà đầu tư, doanh nghiệp thay đổi cách thức quản lý và sử dụng nguồn lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động trong doanh nghiệp. Tóm lại, then chốt của vấn đề tái cơ cấu trước hết cần phải tạo lập hệ thống đòn bẩy phù hợp thông qua việc thay đổi thể chế và cơ chế quản lý của Nhà nước.

Chính phủ và Nhà nước đã có nhiều biện pháp cải thiện tình hình tái cơ cấu hiện nay nhưng đa số các giải pháp chỉ mang tính tức thời không có hiệu quả lâu dài, về cơ bản chỉ giải quyết được phần ngọn mà không đi sâu giải quyết được gốc rể của vấn đề, nhiều nghị quyết, quyết định của Chính phủ cũng đã được ban hành nhưng chưa có tính ứng dụng cao. Đa số các giải pháp đều dẫn đến những hệ luỵ nhất định như chỉ phục vụ cho lợi ích nhóm, không thấy tạo động lực mới cho thị trường mà chỉ thiên nhiều về hành chính, không tạo được môi trường cạnh tranh thực sự, nhiều sai phạm của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư vẫn chưa được xử lý rõ ràng.

Xét một cách toàn diện những giải pháp tức thời những giải pháp tức thời do Nhà nước và Chính phủ đề ra chỉ đóng vai trò giải quyết một số vấn đề nhỏ trước mắt, không có tác dụng lâu dài thậm chí càng về lâu về dài nó còn mang lại nhiều tác dụng phụ làm trì trệ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, làm chậm quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế nước ta.

II. Tình hình tái cơ cấu trong một số lĩnh vực cụ thể:

Nội dung tái cơ cấu nền kinh tế một cách đồng bộ trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, từ Trung ương đến địa phương theo thông báo kết luận của Hội nghị Trung ương 3 tập trung trọng tâm vào 3 lĩnh vực chính là đầu tư công, hệ thống tài chính - ngân hàng và hệ thống các doanh nghiệp. Cụ thể, “Cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước”.

Nhằm tạo điều kiện thuận lơi và xác định lộ trình phù hợp thực hiện tái cơ cấu, Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 được ban hành. Trong đó năm 2012 là năm chuẩn bị những điều kiện và tiềm lực cụ thể để tạo được chuyển biến và bước đi mạnh mẽ cho giai đoạn 2013 - 2015 có thể đạt được những hiệu quả rõ rệt.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 10 Tháng 11 2014 03:08

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành