Thứ năm, 18 Tháng 7 2024 09:13

Khái quát chung về thực trạng pháp luật về tiền ảo của một số nước châu Âu

1. Khái quát chung về khung pháp luật tiền ảo của Liên minh châu Âu

Định nghĩa về tiền ảo theo quy định của pháp luật Liên minh châu Âu (EU)

Ngày 13/12/ 2013, Cơ quan quản lý Ngân hàng châu Âu (EBA) đã ban hành một cảnh báo mang tính thông báo công khai về tiền ảo. Theo đó, tiền ảo không được thừa nhận về mặt pháp lý và chứa đựng rất nhiều rủi ro mà các chủ thể phải cân nhắc khi tham gia giao dịch với tiền ảo. Cụ thể, người sử dụng tiền ảo có thể bị mất tiền trong giao dịch, trong ví điện tử của họ.

Đến thời điểm ban hành Chỉ thị số 4 về hoạt động chống rửa tiền của EU thì pháp luật của Liên minh vẫn chưa ghi nhận về đồng tiền ảo và chỉ đến năm 2016 thì lần đầu tiên đồng tiền ảo mới được ghi nhận trong các văn bản luật, cụ thể:

Tháng 7/2016, trong Chỉ thị số 2009/110 của Ủy ban châu Âu (EC), EU định nghĩa về tiền ảo, điều này giúp phân biệt tiền ảo và tiền điện tử, theo đó: “Tiền tệ ảo là một đại diện số có giá trị, không được thừa nhận bởi ngân hàng trung ương hoặc cơ quan nhà nước cũng như không được ghi nhận như một đồng tiền pháp định, tuy nhiên nó lại được các cá nhân và pháp nhân chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, lưu trữ và giao dịch điện tử[1]. Sau đó tiền ảo được định nghĩa lại theo quy định của Hội đồng Liên minh châu Âu đề xuất Chỉ thị của Nghị viện châu Âu và Hội đồng sửa đổi Chỉ thị số 2015/849 về ngăn ngừa việc sử dụng hệ thống tài chính nhằm mục đích rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố và sửa đổi Chỉ thị số 2009/101/EC - Văn bản thỏa hiệp của Tổng thống, ngày 28/10/2016.

Trong văn bản sửa đổi được thông qua của Ủy ban các Quốc hội châu Âu về các vấn đề kinh tế, tiền tệ và quyền tự do dân sự, Tư pháp và Nội vụ ngày 09/3/2017 thì các quy định về tiền ảo lại gần hơn với quy định tại thời điểm tháng 07/2016, theo đó cũng ghi nhận tiền ảo là một đại diện số không phải do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan nhà nước phát hành, không nhất thiết phải gắn với đồng tiền pháp định, không mang tư cách pháp lý về tiền tệ nhưng được chấp nhận bởi các cá nhân và pháp nhân như là một phương tiện trao đổi hoặc cho các mục đích khác và có thể được chuyển giao, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử. Ngoài ra, đồng tiền ảo không được phép ẩn danh.

Các quy định pháp lý liên quan đến tiền ảo tại EU

(i) Chỉ thị về Dịch vụ thanh toán (Payment Services)

Trong năm 2007, EU đã thông qua khuôn khổ pháp lý về các dịch vụ thanh toán, được gọi là Chỉ thị về Dịch vụ thanh toán (Payment Services Directive) đầu tiên. Phụ lục của nó định nghĩa 07 loại hình dịch vụ thanh toán khác nhau, các nhà cung cấp trở thành đối tượng trong phạm vi chỉ thị này. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, các tổ chức thanh toán phải được ủy quyền từ chủ thể sở hữu trước khi thực hiện dịch vụ của mình; họ phải tuân thủ các yêu cầu về vốn và quỹ của chính mình, trách nhiệm ghi chép hồ sơ cũng như các nghĩa vụ về minh bạch thông tin.

Chỉ thị về Dịch vụ thanh toán này chủ yếu điều chỉnh các nhà cung cấp dịch vụ mà không bao gồm các dịch vụ thứ yếu, do đó, chỉ thị không áp dụng cho các dịch vụ tiền ảo có tính chất hoạt động tương tự[2]. Tuy nhiên, việc áp dụng chỉ thị đối với các nhà cung cấp dịch vụ tiền ảo có thể được coi là dịch vụ thanh toán theo phạm vi của chỉ thị, dựa trên các dịch vụ được liệt kê trong phụ lục của nó. Điều này trở nên có vấn đề vì khái niệm về các dịch vụ thanh toán được hiểu nếu có vẫn xoay quanh các khái niệm về các quỹ được định nghĩa là tiền giấy và tiền kim loại, tiền kinh điển và tiền điện từ theo định nghĩa trong Điều 1 (3) (b) của Chỉ thị số (2000/46)[3]. Mặc dù có thể xem xét các loại tiền do tư nhân phát cũng có thể nằm trong phạm vi của định nghĩa đó, tuy nhiên các loại tiền ảo không có giá trị tương đương như đồng Euro hoặc một loại tiền pháp định khác. Vì vậy, ngay cả khi các dịch vụ tiền ảo có thể được coi là dịch vụ thanh toán theo phạm vi của Chỉ thị về Dịch vụ thanh toán này thì chỉ có một số quy định hạn chế của chỉ thị sẽ áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ này.

Chỉ thị về Dịch vụ thanh toán thứ hai, không có thay đổi đáng kể nào về vấn đề này, vì vậy, tùy thuộc vào các quốc gia thành viên giải thích và thực hiện các quy định có quốc gản của chỉ thị. Tuy nhiên, trong đề xuất sửa đổi Chỉ thị số 4 về Chống rửa tiền (Fourth Anti-Money Directive), EC đưa ra quan điểm một cách cụ thể, họ không muốn đưa các sàn giao dịch tiền ảo thuộc phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị về Dịch vụ thanh toán[4]. Theo đó, các giao dịch tiền ảo này phải được quy định bởi các quy tắc bảo hộ người tiêu dùng ở phạm vi rộng hơn cũng như các yêu cầu về cấp phép và bảo đảm an toàn. Điều này xuất phát chủ yếu từ mối lo ngại sự hợp pháp hóa tiền ảo và hướng người tiêu dùng tin rằng tiền ảo là sản phẩm an toàn và phù hợp. Kết quả là các bên thứ ba cung cấp dịch vụ tiền ảo, theo quan điểm của các nhà lập pháp châu Âu, sẽ không nằm trong phạm vi điều chính của EU về các dịch vụ thanh toán.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các Chỉ thị về Dịch vụ thanh toán này bao gồm các nhóm loại trừ về phạm vi áp đụng, có nghĩa rằng có một số trường hợp mà các dịch vụ không thuộc sự điều chỉnh của hai chỉ thị này. Một số loại trừ đối với phạm vi điều chỉnh này phù hợp với các nhà cung cấp tiên ào. Thứ nhất, tiền ảo hiện nay chưa được thừa nhận một cách rộng rãi, do vậy một số tác giả cho rằng tiền ảo có lợi ích nhất định nhưng dường như không thể áp dụng ngoại lệ này theo một cách chặt chẽ hơn vì như vậy việc thực hiện dịch vụ tiền ảo là không khả thi trên thực tế[5]. Tuy nhiên, việc áp dụng các ngoại lệ này chưa tương thích với các hoạt động dịch vụ tiền ảo. Thứ hai, việc trao đổi tiền tệ để áp dụng vì các ngoại lệ này hướng đến các trao đổi giữa tiền thực định và tiền áo trên cơ sở mạng trực tuyến, do đó đòi hỏi phải có tài khoản sử dụng. Cuối cùng, việc miễn giảm giá trị gia tăng do chỉ thị về Dịch vụ thanh toán thứ hai thu hẹp trong phạm vi của các nhà cung cấp viễn thông điện tử mà không áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ tiền ảo.

Chỉ thị về Chống rửa tiền

Năm 1989, các nước trong khối G7 thành lập Tổ công tác tài chính về rửa tiền (Financial Action Task Force on Money Laundering - FATF)[6]. Trong khuôn khổ châu Âu, hoạt động chống rửa tiền và tội phạm tài chính chỉ có thể đạt được hiệu quả khi có được sự phối hợp ở mức độ châu Âu, nhằm tránh các hoạt động riêng lẻ của các quốc gia thành viên. Do đó, Chỉ thị về Chống rửa tiền đầu tiên đã được thông qua năm 1991, khung pháp lý này được mở rộng và làm rõ thêm thông qua các văn bản bổ sung[7].

Năm 2001, Chỉ thị Chống rửa tiền lần thứ hai được ban hành. Trong khi chỉ thị thứ nhất tập trung chủ yếu vào các nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng về rửa tiền trong các tội phạm về ma túy thì chỉ thị thứ hai đề cập đến mối đe dọn về rửa tiền của tội phạm các nước khác và trong các ngành nghề khác.

Năm 2005, trên cơ sở các khuyến nghị của FATF, Chi thị về Chống rửa tiền lần thứ ba đã được thông qua, bãi bỏ khuôn của chỉ thị thứ nhất, như đã được sự đoán bởi chỉ thị thứ hai[8]. Chỉ thị này đã đưa ra các quy tắc nhận dạng khách hàng chặt chẽ hơn, đồng thời xác định nhiều loại rủi ro hơn trong quan hệ tiền tệ.

Đề xuất chính thức Chỉ thị thứ tư về Chống rửa tiền được công bố vào năm 2013[9]. Những thay đổi đáng chú ý nhất của đề xuất liên quan đến thực hiện các phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, quy định về sổ đăng ký sở hữu. Đề xuất về Chỉ thị về Chống rửa tiền thứ tư không đề cập đến tiền ảo, các thuật ngữ mật mã. Trong quá trình xây dựng chỉ thị, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Âu, Cơ quan Giám sát bảo vệ dữ liệu châu Âu đều không đưa ra các cơ quan quản lý trong quá trình thực thi pháp luật. Chỉ có báo cáo do Ủy ban đưa ra bởi Quốc hội châu Âu bao gồm một sửa đổi liên quan đến các sản phẩm điện tử vô danh, sửa đổi này không được hiểu là đề cập đến các loại tiền ảo (hầu hết các hình thức tiền ảo không thể được coi là tiền điện từ theo Chỉ thị về Tiền điện tử thứ hai của châu Âu), Theo quan điểm này, EBA kêu gọi các nhà quản lý đưa ra các loại tiền tệ ảo (bao gồm các thuật ngữ bí mật) theo khuôn khổ pháp luật hiện hành. Cụ thể hơn, các loại tiền ảo có thể được ghi nhận trong khuôn khổ khung pháp lý của châu Âu về chống rửa tiền.

Chỉ thị về Chống rửa tiền thứ tư được thông qua vào ngày 20/5/2015[10]. Từ các thủ tục trước đó để xây dựng Chỉ thị thứ tư về Chống rửa tiền cũng không xác định đưa các loại tiền ảo vào trong phạm vi của khung pháp lý này. Tuy nhiên, cũng không cần thiết xác định loại trừ tiền ảo theo phạm vi của khung pháp lý này bởi các quốc gia thành viên vẫn có thể quyết định đưa quy định về tiền ảo theo phạm vi quốc gia trong khuôn khổ chống rửa tiền. Chính từ sự thiếu quy định về các loại tiền ảo theo phạm vi của khung pháp lý của chỉ thị chống rửa tiền, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tự giải thích trong các văn bản của quốc gia mình.

Nhiều ý kiến cho rằng, trọng tâm chính của khuôn khổ pháp lý về chống rửa tiền là ngăn chặn hoạt động rửa tiền đối với tài sản có nguồn gốc từ các hoạt động tội phạm. Tài sản đó được định nghĩa là “tài sản dưới bất kỳ hình thức nào, có thể động sản hay bất động sản, hữu hình hoặc vô hình, và các tài liệu hoặc văn bản pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm cả quyền sở hữu hoặc sở hữu bằng chứng điện tử hoặc kỹ thuật số, chứng minh sở hữu tài sản đó[11]”. Định nghĩa mở rộng này cho thấy khung pháp lý này không chỉ tập trung vào tiền theo nghĩa cơ bản. Các loại tiền ảo có thể được coi là tài sản vô hình, với sự giải thích này, khung pháp lý của Chỉ thị về Chống rửa tiền thứ tư có thể được áp dụng cho các đồng tiền ảo thu được từ hoạt động tội phạm.

Một vấn đề cần được xem xét là các đơn vị cung cấp dịch vụ tiền ảo (ví dụ hoạt động trao đổi Bitcoin) có thể được coi là các chủ thể có nghĩa vụ trong phạm vi khung pháp lý này không? Điều 2(1)(3) của chỉ thị đã xác định các chủ thể chịu nghĩa vụ bao gồm các cá nhân, pháp nhân hoạt động chuyên môn như kiểm toán viên, kế toán viên bên ngoài và cố vấn thuế; công chứng viên và các chuyên gia pháp luật độc lập khác; các nhà cung cấp dịch vụ ủy thác hoặc các công ty khác; đại lý bất động sản; người khác kinh doanh hàng hoá trong phạm vi thanh toán được thực hiện hoặc nhận bằng tiến mặt với số tiền từ 10.000 EUR trở lên; và các nhà cung cấp các dịch vụ cờ bạc[12]. Các định chế tài chính được định nghĩa là các tổ chức khác ngoài tổ chức tín dụng thực hiện một hoặc nhiều hoạt động được liệt kê trong Phụ lục I của Chỉ thị số 2013/36/EU về các cam kết bảo hiểm; các công ty đầu tư; các cam kết đầu tư tập thể; trung gian bảo hiểm; và các chi nhánh[13]. Vấn đề đặt ra ở đây là một trong những dịch vụ theo Chỉ thị số 2013/36/EU được đề cập liên quan đến “việc ban hành và quản lý các phương tiện thanh toán khác (ví dụ như tiền boa của du khách và hối phiếu ngân hàng)” trong chừng mực đó không phải là một dịch vụ thanh toán[14]. Ở đây, một tòa án ở Estonia đã phát hiện ra rằng các dịch vụ tiền tệ ảo được cung cấp, trong trường hợp này đã tạo thành các phương thức thanh toán thay thế thực hiện khuôn khổ pháp lý này tại Estonialbu. Điều này cho thấy khả năng các quốc gia thành viên có thể giải thích và triển khai khác với ý định của các nhà lập pháp châu Âu. Mặc dù văn bản của Chỉ thị về Chống rửa tiền lần thứ tư có thể không đưa ra câu trả lời rõ ràng về khả năng áp dụng của nó đối với các loại tiền tệ ảo và các nhà cung cấp dịch vụ của họ, nhưng nhà lập pháp châu Âu đã đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này.

Đề xuất của EC sửa đổi Chỉ thị thứ tư về Chống rửa tiền đã được công bố vào tháng 7 /2016[15] .Với đề xuất này, EC nhằm mục đích giải quyết các giao dịch nặc danh, kêu gọi sự giám sát về tiền mặt hoặc các giao dịch tiền ảo và các thẻ trả trước vô danh. Về các loại tiền tệ ảo, EC đề xuất bao gồm các sàn giao dịch tiền tệ ảo và các nhà cung cấp ví tiền ủy thác dưới danh sách các đơn vị có nghĩa vụ theo Chỉ thị thứ tư về Chống rửa tiền, điều này cũng bao gồm việc định nghĩa khái niệm “tiền ảo”. Như vậy, sẽ cần phải giải quyết các rủi ro chính phát sinh từ các giao dịch tiền ảo, những rủi ro được xác định từ mức độ ẩn danh của các bên giao dịch, điều có thể cho phép các tổ chức khủng bố sử dụng các loại tiền ảo để che giấu sự chuyển tiền. Các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị thứ tư về Chống rửa tiền.

Đề xuất này định nghĩa nền tảng trao đổi tiền ảo là “các nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu và chuyên nghiệp trong các dịch vụ trao đổi giữa tiền ảo và các loại tiền, không bao gồm các dịch vụ cung cấp không chuyên nghiệp hoặc không thường xuyên”[16]. Các nhà cung cấp dịch vụ này cần phải được cấp phép hoặc đăng ký[17]. Các đồng tiền ảo được định nghĩa là “đại diện số có giá trị không do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hành, không được ghi nhận là một đồng tiền pháp định, nhưng được chấp nhận bởi các cá nhân hoặc pháp nhân như một phương tiện thanh toán và được chuyển giao, lưu giữ hoặc giao dịch điện tử”[18]. Khái niệm thứ 8 của đề xuất thu hẹp phạm vi của định nghĩa này khi tuyên bố rằng “không được coi là các loại tiền tệ địa phương (còn gọi là tiền tệ bổ sung) được sử dụng trong các mạng rất hạn chế như thành phố hay khu vực và trong số ít người dùng điều tra khả năng thiết lập một “cơ sở dữ liệu trung tâm đăng ký nhận dạng người dùng và các địa chỉ cũng như các mẫu tự kê khai cho việc sử dụng của người sử dụng tiền tệ”[19].

Vào tháng 12/2017, Hội đồng châu Âu xác nhận rằng đã đạt được thoả thuận giữa Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu về việc sửa đổi Chỉ thị thứ tư về Chống rửa tiền. Vào tháng 01/2018 , Chủ tịch EC hoan nghênh thỏa thuận này, nói rằng các quy định mới này có nghĩa là “không giấu tên và truy cập nhiều hơn, thông qua nhận dạng khách hàng tốt hơn với sự cẩn trọng. Những sửa đổi này xác định các nhà cung cấp ví tiền (custodian wallet providers - CWPs) và các sàn giao dịch tiền ảo (virtual currency exchange platforms VCEPs) nằm trong phạm vi của Chỉ thị thứ tư về Chống rửa tiền là các thực thể có nghĩa vụ. VCEPs và CWPs sẽ có trách nhiệm đưa ra các chính sách và thủ tục để phát hiện, ngăn chặn việc rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Các sửa đổi chỉ bao gồm các giao dịch giữa tiền tệ ảo và ngoại tệ; do đó, trao đổi tiền ảo với tiền ảo nằm ngoài phạm vi của chỉ thị đã sửa đổi. Văn bản Chỉ thị thứ năm về Chống rửa tiền vẫn cần được ký kết bởi Hội đồng và châu Âu. Nó sẽ có hiệu lực 18 tháng sau khi được công bố trên Tạp chí chính thức của châu Âu. Do đó, chỉ thị này dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2019.

Tình hình tiền ảo hiện nay ở EU

Tiền ảo vẫn chỉ được ghi nhận như một phương tiện thanh toán và trao đổi giữa các cá nhân, pháp nhân mà không được thừa nhận là một loại tiền tệ về mặt pháp lý. Một số quốc gia coi tiền ảo như một loại tiền tệ với những đặc điểm riêng biệt của mình.

Tòa án cao nhất của châu Âu - Toà án Tư pháp châu Âu (Court of Justice of the European Union - ECJ), đã loại trừ các giao dịch của Bitcoin “được miễn thuế giá trị gia tăng theo các điều khoản liên quan đến tiền tệ, tiền giấy và tiền xu”. Mặc dù mua và bán Bitcoin không phải chịu thuế giá trị gia tăng, các giao dịch Bitcoin có thể phải chịu các khoản thuế khác, chẳng hạn như thuế thu nhập. Việc xử lý tài chính của Bitcoin cho các mục đích thuế khác nhau tùy thuộc vào quốc gia châu Âu.

EU đã không thông qua luật cụ thể liên quan đến tình trạng Bitcoin như một đồng tiền, nhưng tuyên bố giá trị gia tăng hoặc thuế hàng hóa và dịch vụ (VAT/GST) không áp dụng cho việc chuyển đổi giữa tiền tệ truyền thống (fiat) và Bitcoin. Thuế giá trị gia tăng hoặc thuế hàng hóa và dịch vụ và các loại thuế khác (như thuế thu nhập) vẫn áp dụng cho các giao dịch được thực hiện bằng cách sử dụng Bitcoin cho hàng hóa và dịch vụ, Toà án châu Âu đã phán quyết rằng, “việc trao đổi các loại tiền truyền thống cho các đơn vị tiền ảo” Bitcoin “được miễn thuế giá trị gia tăng”, và “các quốc gia thành viên phải miễn thuế đối với các giao dịch liên quan đến tiền tệ - tiền giấy và tiền xu - được sử dụng như tiền pháp định”, làm cho Bitcoin trở thành đồng tiền tệ thay vì trở thành hàng hóa[20]. Theo các thẩm phán, không tính thuế vì Bitcoin nên được coi như một phương tiện thanh toán. Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu, quy định của khu vực tài chính truyền thống không áp dụng đối với Bitcoin vì nó không liên quan đến các nhà tài chính truyền thống.

Tiền ảo chứa đựng nhiều rủi ro và không có khả năng kiểm soát, do đó đòi hỏi một sự ghi danh của các chủ thể đối với giao dịch liên quan đến tiền ảo để hạn chế những rủi ro cho chính các bên giao dịch cũng như các giao dịch kế tiếp, đặc biệt liên quan đến hoạt động rửa tiền ở EU.

2. Pháp luật về tiền ảo của Đức

Thứ nhất, tình trạng pháp lý của tiền ảo tại Đức

Vào ngày 19/12/2013, Cơ quan giám sát tài chính Liên bang Đức (Finesamt für Finanzdienstleistungen - BaFin) đã ban hành thông báo về Bitcoin. Cũng như quy định pháp luật của EU, ở Đức, Bitcoin không đủ điều kiện để thừa nhận là đồng tiền pháp định. Theo BaFin, Bitcoin được ghi nhận là “Rechnungseiheiten”, theo đó “Rechnungseinheiten” mặc dù giống như đơn vị tiền tệ với các đơn vị của tài khoản nhưng về mặt pháp lý, đó không phải là một loại tiền tệ. Bitcoin bao gồm các đơn vị có giá trị phục vụ như phương tiện thanh toán trong các giao dịch. Chính vì vậy, Bitcoin là công cụ tài chính ràng buộc về mặt pháp lý thuộc danh mục các tài khoản theo phần 1 (11) của Luật Ngân hàng của Đức năm 2014. Trong nhóm công cụ tài chính đó, Bitcoin có liên quan đến ngoại tệ.

Bitcoin không ràng buộc những yêu cầu đối với tổ chức phát hành, có giá trị sử dụng và được chấp nhận như một phương tiện thanh toán riêng. Cụ thể, Bitcoin là đơn vị giá trị có chức năng thanh toán riêng trong các sàn giao dịch tư nhân hoặc là loại tiền tệ thay thế được sử dụng như phương tiện thanh toán trong giao dịch thương mại đa phương trên cơ sở các thỏa thuận pháp lý của luật tư nhân. Việc tạo ra Bitcoin và việc sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán không nằm trong phạm vi trách nhiệm của BaFin. Tuy nhiên, nếu Bitcoin được giao dịch trái với chức năng thực tế của mình, đồng tiền ảo này sẽ được coi là công cụ tài chính cần được cho phép theo câu 1 (1a) của Luật Ngân hàng của Đức năm 2014.

Thứ hai, quy định về thuế đối với tiền ảo ở Đức

Bộ Tài chính Đức (BMF) đã ban hành hướng dẫn liên quan đến việc xử lý thuế giá trị gia tăng của Bitcoin và các loại tiền ảo khác. Cụ thể: việc chuyển đổi tiền tệ thông thường thành Bitcoin và ngược lại được miễn thuế giá trị gia tăng. Việc sử dụng Bitcoin cho một khoản thanh toán đơn thuần không phải chịu thuế giá trị gia tăng, được áp dụng cho tất cả các trường hợp mở tại Đức. Những nguyên tắc này cũng được áp dụng cho các đồng tiền ảo khác khi tiền tệ được các bên chấp nhận giao dịch dưới dạng công cụ thanh toán hợp đồng và thanh toán trực tiếp, không phục vụ bất kỳ mục đích nào ngoài mục đích thanh toán. Như vậy, việc sử dụng tiền ảo trong mua bán và trao đổi sẽ không tính thuế giá trị gia tăng, Tình trạng này cho phép chủ sở hữu của tiền ảo tạo ra thu nhập, có thể lên đến 45% ở Đức cho người có thu nhập cao nhất hoặc thuế lợi tức vốn được đặt ở mức 25%, ngoài khoản Đức quy định cho thuế nhập, tăng vốn và tiền doanh nghiệp được cho là phụ phí[21]. Nếu tiền áo trở thành đối tượng khai thác trong giao dịch thì cần phải đánh thuế. Đây cũng chính là vấn đề rất phức tạp ở Đức chưa được giải quyết khi mà việc đánh thuế áp dụng vào quá trình giao dịch tiền ảo.

Theo Luật Ngân hàng của Đức[22], các ICO được xử lý giống như khi một ngân hàng đang thực hiện một đợt chào bán chứng khoán công khai lần đầu (Initial Public Offering - IPO). ICO là một phương tiện phổ biến để huy động vốn, trong đó có thể một số mã thông báo ảo được cung cấp cho các nhà đầu tư để đổi lấy sự ủng hộ tài chính của họ. Điều này làm tăng rào cản nhập cảnh đối với các công ty hoạt động về tiền ảo khởi nghiệp vì chi phí cấp giấy phép và quản lý nghiêm ngặt, thậm chí có thể ngăn cản các nhà sáng tạo làm việc để cải tiến công nghệ blockchain để ổn định thị trường.

Hậu quả là có thể nhiều nhà đầu tư ở Đức và các doanh nhân xây dựng các dự án lớn trên cơ sở blockchain không thể từng được cách thức thực hiện phù hợp. Hiện nay, hệ thống tiền ảo của Đức vẫn được xem xét trong phạm vi luật hiện hành đối với đồng tiền pháp định. Điều này đang dần tỏ ra không phù hợp khi điều chỉnh hệ thông kinh tế blockchain với các luật áp dụng cho hệ thống tài chính truyền thống.

Thứ ba, liên quan giữa hoạt động rửa tiền với giao dịch tiền ảo ở Đức.

Theo Bộ luật Hình sự Đức, một trong những ý nghĩa của rửa tiền là che giấu nguồn gốc của một tài sản kinh tế thu được thông qua các hoạt động bất hợp pháp[23]. Thuật ngữ “tài sản kinh tế” được hiểu theo nghĩa truyền thống là các loại tài sản hữu hình, hoặc phải có giá trị , ví dụ như tiền bạc, đồ trang sức... Tuy nhiên, nếu trong giao dịch với ngân hàng, có một hành động không hợp pháp trong việc cung cấp thông tin, che giấu nguồn gốc của tài sản thì có thể bị xem xét đến hành vi lừa dối, liên quan đến mục đích rửa tiền. Vì vậy, nếu mua Bitcoin hay các loại tiền ảo khác bằng giá trị tiên bị đánh cắp để che giấu nguồn gốc của nó thì có thể bị coi là rửa tiên, tuy nhiên, trong trường hợp này, Bitcoin phải được xem xét là một tài sản kinh tế theo quy định của luật - điều mà hiện nay pháp luật của Đức chưa ghi nhận.

3. Pháp luật về tiền ảo của Pháp

Hiện nay, Pháp chưa ban hành văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp về vấn đề tiền ảo trong phạm vi cả nước.

Tương tự như hầu hết các quốc gia tại châu Âu, Ngân hàng Pháp đã ban hành các thông báo về việc không chấp nhận tiền ảo là một loại tiền tệ pháp định tại nước này. Tháng 3/2013, Ngân hàng Pháp đưa ra những cảnh báo về rủi ro liên quan đến tiền ảo nói chung và vấn đề tiền ảo tại Pháp nói riêng, cụ thể là: (i) có nhiều rủi ro an ninh liên quan đến các giao dịch về tiền ảo; (ii) chưa có các cơ quan quản lý trung ương đối với tiền ảo và giao dịch về tiền ảo; (iii) là khởi nguồn đối với các hoạt động đầu cơ; (iv) thiếu các văn bản điều chỉnh nên các giao dịch tiền ảo mang nhiều rủi ro pháp lý; (v) tiền ảo có thể sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp.

Tuy nhiên, Pháp lại sẵn sàng cho phép các công ty tiền tệ hoạt động như những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Khách hàng thực hiện các giao dịch trên nền tiền ảo sẽ phải thực hiện các yêu cầu xác minh danh tính nhằm làm minh thị các giao dịch và phòng chống các hoạt động tôi phánh rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác. Năm 2011, trong một phán quyết của mình, Tòa án Pháp đã chỉ ra rằng: một công ty thực hiện giao dịch đối với tiền Bitcoin thì nên được coi như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán. Và doanh nghiệp này cần phải được quản lý bởi một cơ quan có thẩm quyền.

Năm 2014, Bộ Tài chính Pháp đã ban hành quy định giúp bảo vệ quyền lợi của những chủ thể tham gia giao dịch Bitcoin[24]. Nội dung của các quy định có liên quan đến các vấn đề sau:

Cần xác minh danh tính của người tham gia giao dịch trong quá trình mở tài khoản, rút tiền, gửi tiền vào một tài khoản tiền ảo;

Khoản giá trị tăng thêm của tiền ảo được tính là lợi nhuận kinh doanh hoặc vì lợi nhuận phi thương mại, tùy thuộc vào hoạt động được thực hiện thường xuyên hay không. Tài sản tồn tại dưới dạng Bitcoin cũng phải được báo cáo và được xác định để tính thuế tài sản (wealth tax);

Đề xuất về mức trần thanh toán (ceiling on payments) để phù hợp với các quy định hiện hành đối với thanh toán bằng tiền mặt;

Tuân thủ các quy định liên quan đến việc xác minh đanh tỉnh của người tham gia giao dịch và chống rửa tiền ở cấp Liên minh châu Âu đối với các giao dịch Bitcoin.

Cùng trong năm 2014, đối diện với sự phát triển không ngừng của Bitcoin trên thực tế, Ủy ban Tài chính thuộc Thượng viện Pháp đã đưa ra kết luận rằng, sự gia tăng của đồng tiền ảo là một xu hướng tất yếu, dài hạn và không thể tiếp tục không được các cơ quan nhà nước quan tâm, xem xét hay các văn bản pháp luật đều cố tình tránh né không điều chinh. Do đó, các cơ quan nhà nước của Pháp cần xây dựng cũng như thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội của mình trên cơ sở xây dựng các quy định của pháp luật và cân bằng được những yếu tố nêu trên và đề nghị xác định Bitcoin như một loại công cụ trao đổi ảo.

Nói tóm lại, cho dù nhận thức được cả những rủi ro, những lợi ích và xu hướng phát triển của tiền ảo đang diễn ra và không thể tránh khỏi, Pháp vẫn là quốc gia dè dặt trong quan điểm tiếp cận về vấn đề này, đặc biệt là từ góc độ quy định của pháp luật. Các giao dịch tiền ảo tại Pháp, chính vì lẽ đó, vẫn chưa được chấp nhận và tiền ảo không được coi là tiền tệ pháp định tại quốc gia này. Tuy nhiên, Chính phủ, các bộ, ban, ngành cũng như các cơ quan liên quan đều đang chờ đợi các quy định của pháp luật để điều chỉnh kịp thời và hợp lý đối với các vấn đề liên quan đến tiền ảo nói chung. Theo đó, tuy chưa công nhận tiền ảo là tiền tệ được sử dụng hợp pháp tại đây nhưng Pháp nghiêng về xu thế vẫn công nhận hoạt động của các công ty trong lĩnh vực tiền ảo là các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán và công nghệ được sử dụng cho tiền ảo (blockchain) được nghiên cứu để áp dụng cho các hoạt động phù hợp. Như vậy, cho dù chưa chính thức công nhận nhưng Pháp không theo xu hướng bài trừ tuyệt đối với tiền ảo. Thay vào đó, quốc gia này nhấn mạnh yếu tố bảo vệ người tiêu dùng cũng như phòng tránh các hoạt động tội phạm trong quá trình từng bước tiếp cận và chấp nhận các hoạt động về tiền ảo.

4. Pháp luật về tiền ảo của Thụy Điển

Hiện nay, tại Thụy Điển, chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh chi tiết vấn đề tiền ảo. Tuy nhiên, quốc gia này đã ban hành một số quy định pháp luật điều chỉnh về các giao dịch liên quan đến tiền ảo. Đồng thời, cách tiếp cận đối với tiền ảo của Thụy Điển cũng có nhiều nét tương đồng với nhiều quốc gia khác tại châu Âu.

Tại Thụy Điển, tiền ảo không được xác định là tiền tệ pháp định nhưng vẫn được xác định là một loại tài sản.

Tháng 10/2014, Cơ quan Thực thi Thụy Điển (Swedish Enforcement Authority) công bố với báo chí là cơ quan này bắt đầu điều tra và thu giữ Bitcoin của các cá nhân tổ chức nhằm thu hồi nợ. Tuy nhiên, cơ quan này chưa thực hiện sự thu hồi nợ bằng Bitcoin đối với bất kỳ vụ việc thực tế nào. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc đánh giá vụ việc vi phạm, thẩm định giá trị khoản nợ cũng như áp dụng để giải quyết các tình huống thực tế (các quy định về Bitcoin hầu như còn rất sơ sài) là khó khăn và quá trình này hầu như không thể thực hiện[25].

Tháng 4/2015, Cơ quan Thuế Thụy Điển (Swedish Tax Authority) đưa ra hướng dẫn về đánh thuế thu nhập đối với hoạt động “đào” Bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác ngoài Bitcoin. Từ tháng 4/2015, thu nhập từ hoạt động khai thác Bitcoin được xử lý tương tự như thu nhập từ việc làm tại Thụy Điển. Việc đào tiền ảo không bị đánh thuế giá trị gia tăng nhưng các giao dịch tiền ảo bị đánh thuế trên thặng dư vốn (capital gain)[26].

Hiện nay, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển đang xem xét khả năng phát hành loại tiền kỹ thuật số của riêng mình, tuy nhiên, chưa xác định công nghệ được sử dụng là loại nào. Ngân hàng cho biết, họ đang phải đối mặt với áp lực thực hiện chuyển đổi sau khi giảm sử dụng tiền mặt trong nước. Có thể nói, Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu tại châu Âu khi cho phép Ngân hàng Trung ương xem xét khả năng phát hành tiền kỹ thuật số (được công nhận hợp pháp).

Như vậy, tuy có những bước dè dặt trong tiếp cận với tiền ảo như hầu hết các quốc gia tại châu Âu, nhưng Thụy Điển cũng có những yếu tố tương đồng khi xác định tiền ảo là một loại tài sản được đánh thuế và tiến hành nhiều nghiên cứu chi tiết, nghiêm túc ở tầm quốc gia về vấn đề tiền ảo. Ở góc độ tiến bộ và mở, Thụy Điển còn thể hiện sự đi đầu khi xem xét khả năng phát hành và sử dụng đồng tiền ảo hợp pháp.

5. Pháp luật về tiền ảo của Thụy Sĩ

Đối với tình trạng tiền ảo hiện nay và các quy định pháp lý về tiền ảo ở Thụy Sĩ có thể đưa ra một vài nội dung như sau:

Thứ nhất, hiện nay, cũng như các quốc gia khác trong EU, Thụy Sĩ không có một luật riêng biệt quy định về tiền điện từ và các mã tiền ảo được phân phối thông qua số cái, chưa được phát hành ra công chúng khác (distributed ledger tokens). Từ quan điểm pháp lý, Thụy Sĩ quan tâm đến các hoạt động tạo ra tiền ảo (token generating event - TGE) phố biến. Tuy nhiên, Thụy Sĩ hướng đến cách tiến cận mang tính cân bằng đối với các quy định về các dự án mật mã. Mọi nhóm dự án đều có khả năng yêu cầu các quyết định từ Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (the Swiss Financial Market Supervisory Authority - FINMA) nhằm trả lời cụ thể trước sự tồn tại của mỗi TGE.

Nói chung, TGE có thể nằm trong các khu vực pháp lý sau đây:

Các quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố: đạo luật chống rửa tiền áp dụng khi tạo ra một mã thông báo của một nhà cung cấp TGE liên quan đến hoạt động của các trung gian tài chính (ví dụ như hoạt động chuyển tiền);

Các điều khoản luật ngân hàng: chấp nhận các khoản tiền gửi công cộng, nơi nghĩa vụ trả nợ đối với người tham gia (chủ thể) kích hoạt việc áp dụng các quy định ngân hàng;

Các quy định về giao dịch chứng khoán: yêu cầu cấp phép hoạt động với tư cách là đại lý chứng khoán có thể tồn tại khi mã thông báo được chứng nhận là chứng khoán (ví dụ như các dẫn xuất bao gồm các tài sản cơ bản);

Các quy định được ghi nhận trong pháp luật đầu tư tập thể: các liên kết tiềm năng đối với các chương trình đầu tư tập thể có thể phát sinh khi tài sản được thu thập như một phần của TGE được quản lý bên ngoài nhưng vẫn là tài sản của nhà đầu tư.

Thứ hai, cách tính thuế đối với các giao dịch sử dụng tiền ảo ở Thụy Sĩ.

Giao dịch Bitcoin không phải là giao hàng hay dịch vụ hướng đến mục đích của thuế giá trị gia tăng của Thụy Sĩ. Do đó, giao dịch Bitcoin không có thuế giá trị gia tăng (Điều 21(2) Luật Thuế giá trị gia tăng của Thụy Sĩ). Nếu Bitcoin được sử dụng để thanh toán cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng của Thụy Sĩ thì việc sử dụng Bitcoin được xem là phương thức thanh toán. Do đó, không được tính thêm bất kỳ khoản thuế giá trị gia tăng nào trên một giao dịch chịu thuế do việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán. Đây cũng là trường hợp đối với các dạng mã thông báo giao dịch gốc khác[27].

Thứ ba, liên quan đến khả năng kiểm soát của Thụy Sĩ nếu tiền ảo trở thành một hệ thống thanh toán chính thức.

Ở Thụy Sĩ, hiện nay tiền ảo được sử dụng chủ yếu cho mục đích đầu tư, như một dạng "vàng kỹ thuật số" và không phải để thực hiện các giao dịch hàng ngày. Theo FINMA, các nguyên tắc mới về thừa nhận khung pháp lý về tiền kỹ thuật số đang dần được định hình, trong đó đặc biệt nhấn mạnh một số nguyên tắc cơ bản để tạo ra tính minh bạch, rõ ràng về tir cách của người tham gia thị trường. Đối với những người mới bắt đầu, FINMA cho biết họ dự định chia ICO thành ba loại: “mã thông báo thanh toán”, “mã thông báo tiện ích” và “mã thông báo tài sản”, theo đó:

Mã thông báo thanh toán được định nghĩa là hình thức tiền tệ mật mã cơ bản, có giá trị và có thể được sử dụng làm phương tiện thanh toán.

Mã thông báo tiện ích được xem xét như sự cung cấp truy cập kỹ thuật số vào một ứng dụng hoặc dịch vụ.

Mã thông báo tài sản được xác định tương tự như cổ phiếu hoặc trái phiếu nếu tiền tệ tương ứng với “tài sản như tham gia vào các hoạt động thực tế, công ty hoặc luồng thu nhập hoặc quyền được hưởng cổ tức hoặc tiền lãi”.

Thứ tư, các quy định của pháp luật Thụy Sĩ liên quan đến hoạt động về tiền ảo và hoạt động rửa tiền.

Trong quy định của Bộ luật Hình sự của Thụy Sĩ, việc bảo vệ chủ sở hữu tiền điện tử chống gian lận chủ yếu dựa trên các điều khoản không gian mạng. Hành vi bị trừng phạt theo Bộ luật bao gồm: thu thập dữ liệu mà không được phép: truy cập trái phép vào hệ thống xử lý dữ liệu; làm hư hại dữ liệu; lừa đảo nhằm chiếm đoạt máy tính với các mức hình phạt theo Điều 143 của Bộ luật[28] .

Trong hoạt động chống rửa tiền, để giảm các hành vi phạm pháp, theo quy định của Luật Chống rửa tiền (Anti-Money Laundering Act - AMLA), Thụy Sĩ áp đặt nghĩa vụ “nhận biết khách hàng” cho cá nhân và pháp nhân đủ điều kiện làm trung gian tài chính và hành động như một chủ thể chuyên nghiệp, đặc biệt nếu họ:

Chuyển đổi “dòng chảy” tài chính cho bên thứ ba bằng cách thay mặt cho một bên ký kết và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba. Vì vậy, về mặt vật lý chiếm hữu các tài sản này, phải ghi nhận chúng vào tài khoản của riêng hoặc thông qua sự chuyển giao tài sản dưới tên và theo thứ tự của bên chuyển giao tài sản;

Giải ngân hoặc quản lý các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt mà bên ký kết hợp đồng sử dụng để thực hiện thanh toán cho bên thứ ba;

Thực hiện hoặc hỗ trợ chuyển tiền hoặc tài sản bằng cách chấp nhận tiền mặt, séc hoặc các công cụ thanh toán khác[29].

 


[1] Nguyên văn tiếng Anh: "Virtual currencies' means a digital representation of value that is neither issued by a central bank or a public authority, nor necessarily attached to a fiat currency, but is accepted by natural or legal persons as a means of payment and can be transferred, stored or traded electronically" - (Reference to Draft report on the proposal for a directive of the European Parliament and of the Council amending Directive (EU) 2015/849 on the prevention of the use of the financial system for thepurposes of money laundering or terrorist financing and amending Directive 2009/101/EC, Strasbourg 5 July 2016).

[2] Directive 2007/64/EC of the European Parliament and of the Council of 13 November 2007 on payment services in the internal market amending Directives

[3] Question: "Funds are defined as banknotes, coins, scriptural money and e- money. Are private issued currencies (denomination not in euro or in a national state issued currency) issued as notes, scriptural money or emoney included into the definition of 'funds'?" - Answer : "Private currencies can be included in the definition of funds if they take the form of banknotes, coins, scriptural money or e-money. Whether they are denominated in euro or a currency of a Member State outside the euro area does not matter since the definition does not refer to specific currencies. However, Titles III and IV of the directive will not apply to them if they are not denominated in euro or in the currency of a Member State outside the stated in Article 2(2)", question 164, https://ec.europa.eu/info/system/files/faq-transposition-psd-22022011_en.pdf

[4] Directive 2015/2366 of the European Parliament and of the Council of 25 November 2015 on payment services in the internal market, amending Directives 2002/65/EC, 2009/110/EC and 2013/36/EU and Regulation (EU) No. 1093/2010, and repealing Directive 2007/64/EC [2015] OJ L337/35 (hereinafter: Second Payment Services Directive or PSD2).

[5] Robby Houben, "Bitcoin: there are two sides to every coin" [2015] Tijdschrift Voor Belgisch Handelsrecht 139, 156; Edwin Jacobs, "Bitcoin: A Bit Too Far?" [2011] Journal of Internet Banking and Commercel, 3.

[6] Council Directive 91/308/EEC of 10 June 1991 on prevention of the use of the financial system for the purpose of money laundering [1991] OJ L166/77. 141 Council Regulation No. 2185/96 of 11 November 1996 concerning on-the- spot checks and inspections carried out by the Commission in order to protect the European Communities' financial interests against fraud and other irregularities [1996] OJ L292/ 2; Commission Decision of 28 April 1999 establishing the European Anti-fraud Office (OLAF) [1999] OJ L136/20; Council Decision of 17 October 2000 concerning arrangements for cooperation between financial intelligence units of the Member States in respect of exchanging information (2000/642/JHA) [2000] OJ L271/4; Council Framework Decision of 26 June 2001 on money laundering, the identification, tracing, freezing, seizing and confiscation of instrumentalities and the proceeds of crime (2001/500/JHA) [2001] OJ L182/1.

[7] Directive 2001/97/EC of the European Parliament and of the Council of 4 December 2001 amending Council Directive 91/308/ EEC on prevention of the use of the financial system for the purpose of money laundering [2001] OJ L344/76.

[8] Directive 2005/60/EC of the European Parliament and of the Council of 26 October 2005 on the prevention of the use of the financial system for the purpose of money laundering and terrorist financing [2005] OJ L309/15.

[9] Commission, "Proposal for a Directive of the European Parliament and of the Council on the prevention of the use of the financial system for the purpose of money laundering and terrorist financing" (COM (2013) 45 final.

[10] European Parliament, "Committee on Economic and Monetary Affairs and Committee on Civil Liberties, Justice and Home Affairs: Report on the proposal for a directive of the European Parliament and of the Council on the prevention of the use of the financial system for the purpose of money laundering and terrorist financing (COM(2013)0045) - C7-0032/2013 - 2013/0025(COD))" (A7-0150/2014) amendment 10.

[11] Nguyên văn tiếng Anh: "'property' means assets of any kind, whether corporeal or incorporeal, movable or immovable, tangible or intangible, and legal documents or instruments in any form including electronic or digital, evidencing title to or aninterest in such assets" AMLD4, art. 3(3).

[12] 148 AMLD4, art. 2(1) (3).

[13] 149 AMLD4, art. 3(2)

[14] Point 5 Annex I Directive 2013/36/EC

[15] Kaido Künnapas, 'From Bitcoin to Smart Contracts: Legal Revolution or Evolution from the Perspective of de lege ferenda?' in Tanel Kerikmäe, Addi Rull (eds), The Future of Law and eTechnologies (Springer 2016) 119 - 120. 152 Commission 'Proposal for a Directive of the European Parliament and of the Council amending Directive (EU) 2015/849 on the prevention of the use of the financial system for the purposes of money laundering or terrorist financing and amending Directive 2009/101/EC' (COM(2016) 450 final) (hereinafter: Proposal AMLD4 amendments).

[16] Proposal AMLD4 amendments, art. 1(1). Though the Council's compromise texts would, however, drop the "primarily and professionally". Council of the European Union 2016, 19.

[17] Proposal AMLD4 amendments, art. 1(16).

[18] Proposal AMLD4 amendments, art. 1(2)(c)

[19] Proposal AMLD4 amendments, recital Proposal AMLD4 amendments, art. 1(22)

[20] "Regulation of Bitcoin in Selected Jurisdictions" The Law Library of Congress, Global legal research center. 2014. Retrieved 25 February 2015. "The exchange of traditional currencies for units of the 'bitcoin' virtual currency is exempt from VAT. Court of Justice of the European Union.

[21] Jabeen Bhatti, "Tax Hurdles Thwart Virtual Currency Surge in Germany" https://www.bna.com/tax-hurdles-thwart-n57982089817/ (truy cập ngày 10/10/2018).

[22] Deutsche Bundesbank (Banking Act*), Gesetz über das Kreditwesen https://www.bafin.de/SharedDocs/Downloads/EN/Aufsichtsrecht/dl_kwg_en.pdf ?_blob=publicationFile (truy cập ngày 10/10/2018)

[23] Section 261, German criminal code, https://ec.europa.eu/anti- trafficking/sites/antitrafficking/files/criminal_code_germany_en_1.pdf (truy cập ngày 10/10/2018). Felix Ruhmannseder, in: Beck'scher Online-Kommentar StGB, 23rd Edition 2013, p. 8.

[24] Réguler les monnaies virtuelles - Ministre des Finances. Retrieved 6, June 2016, https://www.wikizero.com/en/Legality_of_bitcoin_by_country_or_territory (truy cập ngày 10/10/2018).

[25] Elin Hofverberg, "Sweden: Enforcement Authority to Collect Bitcoins", http://www.loc.gov/law/foreign-news/article/swedenenforcement-authority-to- collect-bitcoins/ (truy cập ngày 10/10/2018).

[26] Elin Hofverberg, 20/1015, "Sweden: Tax Authority Publishes Guidelines for Income Tax on Bitcoin Mining, Suggests Prohibition of Bitcoin Use in Waste and Scrap Metal Transactions", http://www.loc.gov/law/foreign-news/article/sweden-tax-authority-publishes-guidelines-for-income-tax-on-bitcoin-mining-

[27] The Swiss VAT Law The current law as of 1.1.2015, https://www.pwc.ch/en/publications/2016/the-swiss-vat-law-2015-en.pdf (truy cập ngày 10/10/2018).

[28] Swiss Criminal Code, of 21 December 1937 (Status as of 1 March 2018), https://www.admin.ch/opc/en/classified-compilation/19370083/2018030 10000/311.0.pdf (truy cập ngày 10/10/2018).

[29] Swiss Criminal Code, Art. 143bis 164: 1. Any person who obtains unauthorised access by means of data transmission equipment to a data processing system that has been specially secured to prevent his access is liable on complaint to a custodial sentence not exceeding three years or to a monetary penalty. 2 Any person who markets or makes accessible passwords, programs or other data that he knows or must assume are intended to be used to commit an offence under paragraph 1 is liable to a custodial sentence not exceeding three years or to a monetary penalty. 176 Article 2(3)(b) AMLA: Federal Act on Combating Money Laundering and Terrorist Financing, https://www.admin.ch/opc/en/classifiedcompilation/ 19970427/index.html#a2- (truy cập ngày 10/10/2018). Article 4 Ordinance on Combating Money Laundering and Terrorist Financing (Anti-Money Laundering Ordinance, AMLO) dated 11 November 2015 (version as at 1 January 2016), https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/ pdf/2016/06/ch-ordinance-combating-money-laundering-terrorist-financing- en.pdf (truy cập ngày 10/10/2018)

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành