Thứ sáu, 19 Tháng 7 2024 02:20

Khái quát chung về tiền ảo tại Hoa Kỳ

1. Lịch sử tiền ảo tại Mỹ

Tiền ảo hay tiền thuật toán được tạo ra bởi các thuật toán mã hoá phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở[1].

Hệ thống tiền ảo được khởi tạo, giao dịch hoàn toàn trong môi trường internet, không chịu sự giám sát của bất kỳ cá nhân, tổ chức, quốc gia nào. Giữa năm 2008, Neal Kin, Vladimir Oksman và Charles Bry cùng nhau nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho một ứng dụng được mã hoá. Tuy nhiên, chính ba người này đã phải gánh chịu sự cáo buộc từ Satoshi Nakamoto về việc ông mới là người đưa ra khái niệm Bitcoin (một loại tiền ảo nổi tiếng trong các loại tiền ảo). Được biết, Satoshi Nakamoto đăng một loạt bài như “Bitcoin: A peer - to peer Electronic Cash system”[2] vào ngày 31/10/2008 sau khi tên miền Bitcoin.org được đăng ký vào ngày 08/8/2008. Trong bài viết, Satoshi Nakamoto đã giới thiệu về phương thức sử dụng hệ thống máy vi tính ngang hàng để tạo ra một hệ thống các giao dịch điện từ mà không cần sự tín nhiệm với nhau giữa các chủ thể. Trong bối cảnh nền tài chính toàn cầu gặp khủng hoảng mà xuất phát từ chính nền kinh tế Mỹ, châu Âu - những nền kinh tế trọng điểm mang tính dẫn dắt nền kinh tế thế giới - kéo theo sự sụp đổ hệ thống các ngân hàng lớn, buộc chính phủ các nước phải in và đưa lượng lớn tiền mặt để cứu nguy cả nền kinh tế[3] đã “gióng lên hồi chuông” về những rủi ro từ việc sử dụng đồng tiền do các chính phủ ban hành, kiểm soát. Sự ra đời của tiền ảo (như Bitcoin) đã giải quyết được những như cầu này và cho thấy một hướng đi mới về công cụ thanh toán của nền kinh tế thế giới. Ngày 12/01/2009, giao dịch đầu tiên của Bitcoin được thực hiện khi Satoshi Nakamoto gửi 10 Bitcoin cho nhà mật mã học Hal Finney ngay khi phần mềm Bitcoin được phát hành lần đầu[4].

Tiền ảo ra đời tại Mỹ mang một số đặc trưng nhất định nhận diện so với các đồng tiền là công cụ thanh toán phổ biến do chính phủ các nước phát hành và chịu sự kiểm soát bởi chính các chính phủ này cũng như các cơ quan tài chính có liên quan. Một số đặc trưng bao gồm:

Thứ nhất, tiền ảo mặc dù được gọi là “tiền” nhưng không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể mà con người có thể nắm bắt bằng cách sử dụng các cơ quan cảm giác, thị giác, vị giác... Tiền ảo thực chất là một chuỗi dữ liệu được tạo nên và lưu trữ trên hệ thống internet. Hiện nay, nhiều máy cung cấp đồng Bitcoin dưới dạng đồng xu nhưng bản chất mỗi xu lại chứa một mẫu mật mã và khi có những mật mã này, người ta có thể xác lập quyền sở hữu đối với một vài Bitcoin nhất định. Như vậy, so với đồng tiền là công cụ thanh toán được chính phủ các nước phát hành và coi là công cụ thanh toán như tiền giấy (đồng Đô la, đồng Bảng, đồng Euro, đồng Yên, đồng Tệ, đồng Việt Nam...) hoặc tiền xu, tiền ảo là chuỗi các mật mã và không hiển thị bằng một hình thái vật chất cụ thể mà bằng cảm giác, xúc giác, con người có thể cảm nhận được.

Thứ hai, tiền ảo không do một cơ quan nhà nước (phổ biến là ngân hàng nhà nước) phát hành và không được chính phủ các nước khẳng định là một công cụ thanh toán, bảo đảm bằng cơ chế luật định và tuân theo chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Mặc dù hiện nay nhiều quốc gia đã thừa nhận tiền ảo là một công cụ thanh toán (như Tunisia, Senegal) nhưng việc thừa nhận này phải hiểu là nó xuất phát từ sự thông dụng, phổ biến nên các quốc gia đã thừa nhận nó là một công cụ thanh toán “state currency” (đồng tiền quốc nội) hoặc “national digital currency” (tiền ảo quốc gia)[5]. Việc thừa nhận tiền ảo này là công cụ thanh toán không phải xuất phát từ bản chất là đồng tiền do nhà nước phát hành, bảo đảm lưu thông và thừa nhận nó.

Nguyên tắc vận hành và thực hiện các giao dịch có sử dụng tiền ảo này hoàn toàn tự động thông qua mạng ngang hàng (còn được gọi theo thuật ngữ peer - to - peer).

Thứ ba, giá trị của tiền ảo biến động theo quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường. Giao dịch đầu tiên dùng tiền ảo thanh toán là giao dịch mua pizza mà theo đó 1 Bitcoin = 0,0025 USD[6] và đến nay, theo thống kê của Coindest.com thì đã có thời điểm, Bitcoin được trao đổi ở mức gần 20.000 USD. Qua các con số trên cho thấy, trị giá tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng không phải do một chính phủ nào đó ấn định mà do nhu cầu của các chủ thể trong xã hội quyết định. Khi nhu cầu càng lớn, giá trị tiền ảo càng cao và ngược lại. Đây là một trong những đặc trưng thu hút, hấp dẫn các chủ thể đối với đồng tiền này vì bản thân nhiều chủ thể trở nên “rụt rè” với đồng tiền do chính phủ phát hành khi nó chịu sự điều phối, can thiệp và ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có vấn nạn tham nhũng, tình trạng lạm phát, “bơm tiền” của chính phủ vào nền kinh tế.

Thứ tư, tiền ảo được khống chế số lượng tối đa nên sẽ không có hiện tượng lạm phát xảy ra. Đơn cử như đồng Bitcoin tiền ảo phổ biến nhất hiện nay - không chế số lượng là 21 triệu Bitcoin và ước tính đến năm 2040 thì việc “đào” Bitcoin sẽ hoàn toàn tất[7]. Hiện tượng lạm phát không xảy ra đối với công cụ thanh toán, đồng tiền không bị mất giá là một đến công thu hút các nhà đầu tư và những người thân một giao dịch có sử dụng đồng tiền này. Tất nhiên, với nhu cầu quá lớn sử dụng đồng Bitcoin nên nhiều nhà nghiên cứu, nhà đầu tư lo sợ về một hiện tượng “bong bóng tiền áo”, tất nhiên, với những ưu việt nhất định, đặc biệt không có tỉnh mang “lạm phát” đã cho thấy một ưu điểm lớn của tiền ảo so với các đồng tiền, công cụ thanh toán được thừa nhận hợp pháp hiện nay.

Như vậy, Mỹ được coi là cái nôi đầu tiên mà tiền ảo ra đời cũng như được phát triển mạnh mẽ, tham gia vào nhiều giao dịch và đây cũng chính là lịch sử tiền ảo nói chung trên toàn thế giới.

2. Thực trạng sử dụng tiền ảo tại Mỹ

Tiền ảo tham gia vào các giao dịch hợp pháp tại Mỹ

Theo như một số tài liệu khẳng định, Bitcoin không phải là tiền ảo đầu tiên vì trước đó tồn tại một số e-gold, Beenz hay là tie book credits[8], giao dịch đầu tiên của tiền ảo được đánh dấu là việc Satoshi Nakamoto chuyển 10 Bitcoin cho nhà mật mã học Hal Finney. Tuy nhiên phải đến ngày 22/5/ 2010 lập trình viên Laslo Hanyecz người đang sinh sống tại bang Florida, Mỹ - đăng trên trang Bitcointalk.com với nội dung rằng anh ta sẵn sàng bỏ ra 10.000 Bitcoin nếu có người mua cho anh ấy hai chiếc pizza. Chỉ vài ngày sau, một thành viên của Bitcointalk.com đã mang đến cho lập trình viên Laslo Hanyecz hai chiếc bánh pizza của hãng Papa John's. Theo như giao dịch này, giá 10.000 Bitcoin tương đương 25 USD và nếu so sánh với giá tại thời điểm hiện tại, hai chiếc pizza này sẽ có giá 190 triệu USD[9]. Đây đã trở thành một sự kiện trong lịch sử giao dịch Bitcoin nói riêng và lịch sử giao dịch trao đổi hàng hoá nói chung. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, tiền ảo đã tham gia vào nhiều loại giao dịch tại thị trường Mỹ, trong đó điển hình là các nhóm giao dịch sau:

Giao dịch tại thị trường bất động sản

Sự vận hành của nền kinh tế được ghi nhận vào từng thị trường cụ thể. Trong các thị trường cụ thể, thị trường bất động sản luôn được coi là một thị trường lớn và đặc biệt vì nó giải quyết một trong bốn nhu cầu cơ bản của con người: nhu cầu chỗ ở. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các nhà đầu tư coi bất động sản là một loại hàng hoá có giá trị, quan trọng để đầu tư nên thị trường này còn thể hiện xu hướng, biến động của hoạt động đầu tư. Vì vậy, mọi sự thay đổi trong nền kinh tế đều được phản ánh, ghi nhận vào thị trường bất động sản này ở mọi quốc gia trên thế giới và đương nhiên Mỹ không phải là một ngoại lệ. Thị trường bất động sản Mỹ ghi nhận một sự thay đổi lớn của nền kinh tế quốc gia này trong làn sóng của đồng tiền điện tử. Mặc dù các giao dịch cụ thể về mua bán bất động sản tại thị trường Mỹ không được công khai thông tin nhưng những phát biểu, những bài báo đã ghi nhận về thị trường này như: “Tiền ảo Bitcoin “tấn công” thị trường bất động sản Mỹ”[10], có thể thấy rằng:

Thứ nhất, dự đoán một xu hướng mới tại thị trường bất động sản của Mỹ, đó là chấp nhận và xác lập, tiến hành nhiều giao dịch mua bán bất động sản bằng tiền ảo (như Bitcoin, Ethereum...). Thực tế cho thấy, phân khúc khách hàng trẻ tại Mỹ có xu hướng ưa dùng tiền ảo trong giao dịch bất động sản. Xu hướng này tại thị trường bất động sản Mỹ dành cho các khách hàng mua bất động sản là những người trẻ tuổi - nhóm cộng đồng nắm bắt, ứng dụng những điểm mới trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật[11]. Nhóm người trẻ tuổi tại Mỹ chắc chắn là nhóm dân cư chiếm số lượng lớn nên việc nhiều người đặt ra nhu cầu và sẵn sàng áp dụng những điểm mới nói chung và phương thức thanh toán mới nói riêng sẽ tạo nên trào lưu, làn sóng mới là điều tất yếu.

Thứ hai, xu hướng này được minh chứng bằng phát biểu của người đứng đầu, đại diện cho một trong những hãng bất động sản của Mỹ là Magnum Real Estate Group. Trong bài viết cung cấp thông tin, ông Ben Shaoul, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Magnum đưa ra phát biểu: “Our buyer has evolved, they've moved from mom and pops to young people who want to pay with various forms of payment” (Khách hàng của chúng tôi đang ngày càng thay đổi, khách hàng từ những ông bố, bà mẹ giờ đã chuyển sang những người trẻ tuổi và họ mong được thanh toán với các hình thức thanh toán đa dạng)[12]. Khẳng định này của ông Ben Shaoul xuất phát từ việc ông thường xuyên nhận được câu hỏi liên quan đến hình thức thanh toán này. Trong bài phỏng vấn của ông trên báo cnbc.com, ông đã khẳng định: "Cryptocurrency is something that has been asked of us “Can you take cryptocurrency? Can we pay that way?” and of course when somebody wants to pay you with a different form of payments, you're going to try to work with them and give them what they want, especially in a very busy market (Tiền điện tử là cái gì đó khiến chúng tôi thường xuyên bị hỏi - “Anh có nhận tiền điện từ không” hay “Chúng ta có thể thanh toán bằng đồng tiền này?" - và tất nhiên khi ai đó muốn thanh toán cho bạn bằng một hình thức khác, bạn phải cố gắng làm việc với yêu cầu của họ và cung cấp điều họ muốn, đặc biệt trong thị trường bất động sản đầy khắc nghiệt này)[13]. Những thông tin mà ông Ben Shaoul cung cấp phản ánh một số điểm lưu ý sau: (i) một nhóm khách hàng sử dụng đồng Bitcoin mong muốn được mua bất động sản bằng tiền ảo này; (ii) bản thân các nhà cung cấp bất động sản phải tuân thủ theo quy luật cung cầu, đặc biệt trong bối cảnh nhiều khó khăn, cạnh tranh. Chứng minh cho những tuyên bố của mình, bản thân Tập đoàn bất động sản Magnum đang cho xây dựng lại toà nhà thuộc sở hữu của mình tại khu Lower East Side (tại Manhattan, New York, Mỹ) để cung cấp nhà chung cư có mức giá xoay quanh từ 700.000 USD đến 1.500.000 USD. Trong tình trạng tồn kho bất động sản, việc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin được coi là một lợi thế cạnh tranh của hãng Magnum so với các hãng bất động sản khác. Cũng theo thông tin được cung cấp từ bài bảo thì giao dịch bất động sản bằng Bitcoin đầu tiên đã được thực hiện tại Austin. Người bán bất động sản sau đó đã chuyển số Bitcoin sang đồng USD một cách dễ dàng thông qua bên thứ ba là Bitpay[14]. Tiếp đến, một căn penthouse tại bang Florida đăng trên một số sàn rao bán như Redfin, Remax, Coldwell Banker chỉ chấp nhận bán cho người mua nào thanh toán bằng Bitcoin. Giá căn hộ tương ứng 33 Bitcoin và quy ra USD sẽ tương đương 547.000 USD. Thông tin này được đăng trong bài báo “Someone is selling a “spectacular” penthouse in Miami accepting Bitcoin” trên báo điện tử businessinsider.com[15].

Như vậy, tiền ảo, điển hình là Bitcoin đã chính thức bước vào thị trường lớn, khó khăn và đầy cạnh tranh như thị trường bất động sản của Mỹ. Những giao dịch bất động sản bằng Bitcoin hiển nhiên chưa thể phát triển và sánh ngang với các phương thức giao dịch truyền thống như tiền mặt, tiền điện từ nhưng cũng đủ để phản ánh một xu thế mới trong thị trường này tại Mỹ. Tính đến nay, lịch sử ghi nhận năm địa điểm trên thế giới mà người mua có thể tham gia vào các giao dịch bất động sản thông qua thanh toán tiền ảo gồm Miami, Dubai (thuộc Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), New York, hồ Tahoe và Bali (Indonesia)[16]. Trong năm địa điểm này có đến ba địa điểm thuộc lãnh thổ Mỹ và điều đó cũng thể hiện rõ xu hướng sử dụng tiền ảo trong thị trường bất động sản ở quốc gia này.

Đóng học phí bằng Bitcoin

Trong một loạt bài báo được đăng tải trên trang bbc.com, bussinessinsider.com đưa thông tin về việc Trường mầm non Montessori chấp nhận cho phụ huynh đóng học phí bằng hay tiền ảo (cụ thể là đồng Bitcoin). Theo đó, Trường mầm non Montessori đóng tại Flatiron và Soho đã gửi thư điện tử (email) cho các bậc phụ huynh trong trường thông báo về việc các bậc phụ huynh có thể đóng học phí bằng Bitcoin. Người đồng sáng lập và là Chủ tịch hệ thống trường mầm non dành cho giới trung lưu, thượng lưu tại bang này đã có những lý giải về việc chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo, cụ thể là trường chấp nhận đồng Bitcoin và Ethereum. Theo đó, ông cho rằng tiền ảo có ưu thế hơn cả loại thẻ credit card (tạm dịch là thẻ tín dụng) và đồng tiền này bảo đảm sự nhanh, gọn, an toàn vì bản thân trường mầm non sẽ sử dụng bên thứ ba cho việc bảo đảm giá trị Bitcoin, dễ dàng chuyển sang đồng USD[17]. Một trong những điểm nổi bật là các trường chấp nhận thanh toán học phí bằng tiền ảo là những trường thuộc hệ thống trường tư tại Mỹ. Điều này cũng cho thấy, sự cải tiến trong tư duy, trong việc chấp nhận hình thức thanh toán mới chủ yếu xuất phát từ những nhà đầu tư tư nhân và bản thân các cơ quan, đơn vị công lập cũng còn nhiều điểm chưa thực sự cởi mở.

Các giao dịch thanh toán tại nhà hàng, du lịch và các giao dịch khác

Trên trang Bitcoinrestaurants.net cập nhật có 85 nhà hàng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Theo đó, Alabama có 1 nhà hàng, California có 23 nhà hàng, Florida có 3 nhà hàng, Maryland có 1 nhà hàng, Michigan có 2 nhà hàng, North Carolina có 4 nhà hàng, New Jersey có 4 nhà hàng, Nevada có 5 nhà hàng, Ohio có 3 nhà hàng, Pennsylvania có 3 nhà hàng, Texas có 2 nhà hàng, Washington có 1 nhà hàng, Arizona có 2 nhà hàng, Colorado có 1 nhà hàng, Massachusetts có 7 nhà hàng, Maine có 1 nhà hàng, Missouri có 2 nhà hàng, New Hampshire có 1 nhà hàng, New Mexico có 2 nhà hàng, New York có 8 nhà hàng, Oklahoma có 1 nhà hàng, Tenessee có 1 nhà hàng, Utah có 3 nhà hàng và Wiscousin có 4 nhà hàng. Cũng theo thông tin trên trang điện tử này ghi nhận, hệ thống các nhà hàng cho phép thực đơn thanh toán bằng Bitcoin rất đa dạng, từ các nhà hàng bán đồ ăn nhanh như pizza, hot dogs, cà phê cho đến các nhà hàng phục vụ đồ ăn món, sang trọng hay các nhà hàng phục vụ món ăn của một quốc gia, khu vực nhất định như nhà hàng Hàn Quốc, nhà hàng đồ ăn châu Á[18].. Đồng thời, nhìn trên bản đồ, các nhà hàng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin được phân bố rộng khắp, trải đều trên lãnh thổ Mỹ. Điều này phản ánh tiền ảo thực sự được sử dụng tương đối phổ biến trong hệ thống các nhà hàng ăn uống tại thị trường Mỹ.

Năm 2014, Overstock.com[19] tuyên bố họ là nhà phát hành bản lẻ đầu tiên chấp nhận thanh toán Bitcoin tại Máy phát Overstock.com (sau này được đổi thành O.co để tên gọi ngắn gọn nhưng các khách hàng của hãng vẫn sử dụng tên gọi cũ), NewEgg là nhà bán lẻ tiếp theo chấp nhận thanh toán mua hàng bằng tiền ảo, cụ thể là đồng Bitcoin. Như vậy, khi các “ông lớn” trong ngành bán lẻ nước Mỹ chấp nhận thanh toán hằng Bitcoin đồng nghĩa tiền ảo này chính thức bước vào khu vực mua bán lẻ trực tuyến tại Mỹ.

Tương tự như lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Mỹ, tiền ảo cũng bước vào lĩnh vực du lịch. Điển hình là hãng Expedia[20] chuyên phục vụ việc đặt phòng và các dịch vụ khác cho các khách du lịch khi đi du lịch. Phạm vi phục vụ việc đặt phòng của Expedia là trên toàn cầu. Expedia quyết định hợp tác với Coinbase đưa tiền ảo vào dịch vụ đặt phòng. Theo đó, ngay từ năm 2014, Expedia đã chấp nhận cho khách du lịch đặt phòng bằng tiền ảo, cụ thể là đồng Bitcoin. Việc thanh toán bằng tiên ảo hiện đang được Expedía sử dụng trong lĩnh vực đặt phòng. Tuy nhiên, trong tương lai, hãng có xu hướng mở rộng việc thanh toán sang cả lĩnh vực đặt vé máy bay và các dịch vụ khác do hãng cung cấp.

Một nhà cung ứng dịch vụ dành cho giới “siêu giàu” tại Mỹ là Virgin Galactic cho phép khách hàng của mình thanh toán tiền dịch vụ bằng Bitcoin. Virgin Galactic do tỉ phú Richard Branson sáng lập nhằm mục đích cung cấp dịch vụ đưa con người ra ngoài không gian. Vào năm 2013, hãng Virgin Galactic chính thức chấp nhận hình thức thanh toán bằng một trong những tiền ảo mạnh nhất là Bitcoin[21].

Như vậy, tiền ảo không còn là các thuật toán tồn tại trong thế giới ảo mà chính thức bước vào đời sống, trở thành một vật trung gian thanh toán trong các giao dịch đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho con người. Tại Mỹ, tiền ảo xuất hiện, tồn tại và được thừa nhận trong nhiều bang cũng như Hằng nhiều lĩnh vực. Điều này cho thấy, việc tồn tại, phát triển tiền ảo là một xu thế tất yếu tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung. Với sự tồn tại kéo dài gần một thập niên và tiếp tục có xu hướng mở rộng, len lỏi vào từng lĩnh vực, hoạt động trong đời sống con người, tiền ảo cho thấy tính tất yếu và vai trò nhất định của nó trong đời sống con người, đặc biệt là những người trẻ sống trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Tiền ảo tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp tại Mỹ

Như phân tích trên cho thấy, tiền ảo chính thức bước vào các giao dịch hợp pháp phục vụ đời sống con người tại Mỹ. Tuy vậy, bên cạnh các giao dịch hợp pháp, tiền ảo cũng bị sử dụng vào các giao dịch bất hợp pháp, thực chất chính là các hành vi phạm tội tại Mỹ.

Bản thân Mỹ chưa có khung pháp lý dành cho tiền ảo. Đây là đồng tiền do người sáng lập đặt tên và kỳ vọng nó trở thành một loại công cụ thanh toán. Tiền ảo bước vào đời sống kinh tế - xã hội hoàn toàn xuất phát từ những người tạo lập, phát triển các thuật toán này. Vậy nên bên cạnh các giao dịch phổ biến đang được nhà nước thừa nhận (được gọi chung là giao dịch hợp pháp) thì đồng tiền này cũng được các tội phạm sử dụng. Đúng bản chất của tiền ảo là ra đời, tồn tại trong thế giới ảo, thế giới internet nên khi sử dụng đồng tiền này, hành vi phạm tội trong nhiều trường hợp không đơn thuần chỉ trong phạm vi lãnh thổ Mỹ mà còn mang tính quốc tế.

Vụ án Silk Road[22] vào năm 2013 được coi là vụ án nổi tiếng cảnh báo về nguy cơ tội phạm máy tính ngày càng gia tăng và gắn với các giao dịch thực hiện tiền ảo. Vào tháng 01/2011, một trang thông tin điện tử mang tên Silk Road được thành lập. Người lập ra trang Silk Road này chủ yếu nhằm tiến hành các giao dịch đối với hàng hoá, dịch vụ bị cấm, điển hình như ma tuý. Để thực hiện được mục đích này, Silk Road phải bảo đảm những người tham gia giao dịch không bị lộ danh tính, không ai nắm được danh tính và pháp luật cũng không thể “sờ gáy” những người này. Bản thân người sáng lập ra Silk Road cũng được coi là “mơ hồ” bởi người sáng lập ra nó mang tên Dread Pirate Roberts (Roberts - kẻ cướp đáng sợ). Người sáng lập ra Silk Road được suy đoán là Ross Ulbricht. Tuy nhiên, chính Ross Ulbricht không sử dụng tên thật của mình khi đi thuê nhà chung với những người khác mà sử dụng tên Joshua Terry. Ulbricht ẩn danh để công bố Silk Road dưới vai trò người phát hiện ra nó và cần tham vấn các nhận xét về trang này. Tuy nhiên, chưa thực sự có nhiều người quan tâm đến trang thông tin điện tử này. Khi Ulbricht công bố thông tin này trong diễn đàn Bitcointalk.org đã tạo nên một cơn chấn động. Đây là sự mở đầu cho việc hình thành nên một “chợ đen” để mua bán, trao đổi các chất gây ảo giác, ma tuý và nó được ví là “Amazon của thế giới ngầm”. Việc đăng nhập vào Silk Road được lan truyền theo phương pháp “rỉ tai” chứ không theo một con đường chính thức. Giai đoạn đầu, Silk Road chỉ có vài trăm người sử dụng. Tuy nhiên, khi blog Gawker có bài viết về Silk Road thì lượng người sử dụng đã đạt được đến mười nghìn người. Lượng người sử dụng lớn đến mức nhiều lần máy chủ của Silk Road bị sập. Các giao dịch bất hợp pháp thực hiện nhiều, thanh toán chỉ bằng tiền ảo. Silk Road tiến hành thu phí đối với các giao dịch được thực hiện trong trang của mình, đỉnh điểm ngày 01/7/2011, trang này thu phí 10 Bitcoin đối với mỗi giao dịch mua bán ma tuý. Trong đơn kiện chống Ulbricht khẳng định, Silk Road có 1.229.465 giao dịch kể từ ngày 06/02/2011 đến ngày 23/7/2013, liên quan tới 146.946 tài khoản người mua và 3.877 tài khoản người bán. Tổng doanh thu của các giao dịch là 9.519.664 Bitcoin, tương đương 1,2 tỷ USD. Silk Road thu hoa hồng từ các giao dịch này là 614.305 Bitcoin, tương đương 79,8 triệu USD. Như vậy, với việc chỉ sử dụng tiền ảo làm đồng tiền thanh toán, Silk Road trở thành một trang điện tử cho phép các chú thể thực hiện các giao dịch liên quan đến nhiều loại tài sản bị cấm như ma tuý, chất gây ảo giác, súng ống, tài liệu mật, và cũng chính trang này giúp cho các trùm ma tuý, trùm cung cấp vũ khí... thực hiện việc rửa tiền của mình[23].

3. Các vấn đề pháp lý về tiền ảo tại Mỹ

Các quy định, hướng dẫn của các cơ quan Liên bang

Hướng dẫn của Hệ thống chống tội phạm tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ

Tháng 3/2013, lần đầu tiên The Financial Crimes Enforcement Network (FinCEN) [24] đưa ra bản hướng dẫn về tiền ảo. Bản hướng dẫn về đồng tiền này được ban hành đầu tiên vào ngày 18/3/2013 mang tên "Application of FinCEN's regulations to persons administrering, exchanging or using virtual currencies (2013) [25] (Áp dụng các quy định của FinCEN tới những chủ thể quản lý, trao đổi hoặc sử dụng tiền ảo). Văn bản này trọng tâm hướng dẫn việc áp dụng Bank Secrecy Act (Luật Bí mật ngân hàng) đối với hoạt động liên quan đến tiền ảo. Thực tế, văn bản này là sự giải thích cho các quy định mới được bổ sung của FinCEN liên quan đến việc quản lý dịch vụ tiền tệ của các tổ chức kinh doanh, bao gồm cả việc trao đổi tiền tệ và máy rút tiền tự động cũng như quy định điều chỉnh nhà cung ứng dịch vụ và bên bán trong việc thanh toán trước. Nói cách khác, một chủ thể muốn tham gia vào hoạt động chuyển tiền ảo thì buộc phải tuân thủ các quy định trong Luật Bí mật ngân hàng như đăng ký, báo cáo và lưu giữ các số liệu, dữ liệu về các giao dịch này.

Trước hết, FinCEN đưa ra các dấu hiệu phân biệt giữa “real currency” (tiền thật) với “virtual currency" (tiền ảo). Tiền thật được hiểu là: “Tiền thật là tiền xu hoặc tiền giấy do Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác mà [i] được thừa nhận hợp pháp, [ii] đang được lưu thông, và [iii] được sử dụng và chấp nhận là một phương tiện thanh toán tại quốc gia phát hành ra nó[26]. Theo đó, đồng tiền thật tồn tại dưới dạng vật chất (bằng xu hoặc giấy) mang 03 đặc điểm: được phát hành hợp pháp (được pháp luật quy định, thừa nhận), có giá trị lưu thông (đồng tiền vẫn đang được sử dụng) và là một công cụ thanh toán mang tính trung gian tại chính quốc gia đã phát hành ra đồng tiền này. FinCEN đi đến định nghĩa tiền ảo bằng cách xem xét các đặc tính mang sự đối lập với đồng tiền thật: Ngược lại với tiền thật, tiền ảo là một công cụ lưu thông được thực hiện trong một số môi trường (nhóm giao dịch) nhất định nhưng nó không mang tất cả các đặc tính của đồng tiền thật. Nói một cách cụ thể, tiền ảo không được phát hành hợp pháp nên đương nhiên không phải là “đồng tiền” theo đúng nghĩa đang được các quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên, FinCEN nhấn mạnh vào tính chuyển đổi của tiền ảo này (như Bitcoin) sang giá trị của đồng tiền thật và trong một số trường hợp có thể thanh toán thay thế cho đồng tiền thật này. Điểm khó khăn trong việc điều chỉnh các giao dịch về tiền ảo khi nó diễn ra không nằm trong phạm vi một quốc gia nhất định thì khó áp dụng các quy định dành cho ngoại hối. Nên có thể thấy, mục đích của bản hướng dẫn nhằm hướng đến các chủ thể là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức chấp nhận thanh toán tiền ảo từ bất kỳ chủ thể nào khác và chuyển đổi tiền ảo này cho chủ thể thứ ba.

Tiếp theo, FinCEN tiến hành phân loại chủ thể tham gia vào các giao dịch tiền ảo thành 03 nhóm: người chuyển tiền, người trao đổi và người quản trị. Người chuyển tiền là người sử dụng tiền ảo thanh toán cho các giao dịch mua bán, sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ. Người trao đổi là người hoạt động với tư cách của một chủ thể kinh doanh mà cung ứng dịch vụ chuyển đổi từ tiền ảo sang tiền thật hoặc sang một loại tiền ảo khác. Người quản trị được hiểu là một tổ chức kinh doanh đồng tiền được phát hành hợp pháp tại bất kỳ quốc gia nào. Bản hướng dẫn nhấn mạnh vào tính “chuyển đổi được” của đồng tiền ảo. Loại tiền ảo có thể quy đổi ra giá trị của các đồng tiền hợp pháp hiện nay và có thể sử dụng thay thể cho những đồng tiền là công cụ thanh toán này.

Người chuyển tiền không nằm trong nhóm áp dụng quy định của Luật Bí mật ngân hàng vì những chủ thể này không đạt được giá trị sinh lời do việc chuyển đổi tiền ảo. Đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Bí mật ngân hàng là các chủ thể trao đổi hoặc quản trị đối với tiền ảo. Bản hướng dẫn lý giải các lý do: “An administrator or exchanger that (1) accepts and transmits a convertible virtual currency or (2) buys or sells convertible virtual currency[27]. Luật Bí mật ngân hàng được áp dụng đối với đồng tiền được phát hành và lưu hành theo quy định của Chính phủ Mỹ nên những giao dịch được đổi ra tiền mặt hoặc từ tiền mặt chuyển thành tiền ảo (tức là luôn liên quan đến tiền mặt) sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật này. Điều này cũng đồng nghĩa, các quy định về ngoại hối được áp dụng nếu các giao dịch trao đổi giữa đồng tiền không phải là USD (tức là đồng tiền của các quốc gia khác) sang tiền áo và ngược lại. Các giao dịch về tiền ảo dù được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác sẽ không chịu sự điều chỉnh của các quy định về ngoại hối này.

Để thực hiện theo hướng dẫn của FinCEN, chủ thể đóng vai trò là người quản trị hoặc người trao đổi buộc phải đăng ký và thực hiện theo các thủ tục được quy định trong Luật Bí mật ngân hàng.

Dự luật về thuế đối với các giao dịch tiền ảo

Khi dự luật về thuế đối với các giao dịch về tiền ảo[28] được Jared Polis (thuộc Đảng Dân chủ) và David Scheweikert (thuộc Đảng Cộng hoà) giới thiệu đã phản ánh nỗ lực của các Đảng trong việc đưa ra cách thức đánh thuế hợp lý đối với các giao dịch tiền ảo. Việc đánh thuế hợp lý đối với các giao dịch tiền ảo sẽ giúp cho các chủ thể sử dụng tiền ảo thuận tiện cho việc sử dụng loại công cụ thanh toán này.

Nội dung của dự luật này đã đưa ra đề xuất chỉ những giao dịch nào tương ứng với 600 USD mới bị đánh thuế. Điều này đồng nghĩa, các giao dịch dưới 600 USD sẽ được nới lỏng. Thực tế, tiền ảo được coi là “tài sản” trong mọi trường hợp nên các giao dịch được xác lập có sử dụng tiền ảo đều phải trả thuế lợi tức vốn cho dù giao dịch đó có giá trị nhỏ (như mua một tách cà phê). Người tham gia giao dịch phải báo cáo tới cơ quan thuế của Mỹ (IRS - Tax Authority) theo định kì (báo cáo thuế cuối năm) mọi giao dịch dù nó “bé” đến mức độ nào miễn là giao dịch đó có sử dụng tiền ảo. Nói cách khác, tiền ảo được coi là một dạng tài sản vốn. Bất kỳ chủ thể nào đóng thuế tại Mỹ nếu bán hàng và đổi lấy tiền ảo đều phải thêm giá trị tiền ảo này vào báo cáo thu nhập hàng năm. Giá trị đồng tiền ảo được tính tại thời điểm người này nhận được mã của đồng tiền hoặc tại thời điểm in hoá đơn (nếu có hoá đơn bán hàng). Nếu cá nhân đó tích trữ đồng tiền ảo một khoảng thời gian nhất định thì nếu đầu tư có lãi, người này cũng phải phải đóng thuế thu nhập tương tự như đóng thuế thu nhập phát sinh từ cổ phiếu, trái phiếu hay các loại tài sản đầu tư khác. Đương nhiên, theo quy định này, người “đào” Bitcoin hoặc các loại tiền ảo khác cũng phải kê khai và đóng thuế. Người không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cũng bị xử phạt như các hành vi trốn thuế khác phù hợp quy định pháp luật Mỹ.

Cũng trong dự thảo này đã đưa ra đề xuất buộc Bộ Tài chính Mỹ có hướng dẫn cụ thể về việc lập báo cáo thông tin liên quan đến các giao dịch tiền ảo. Tiếp sau đó, Thượng viện Mỹ đang xem xét đạo luật cấm hành vi che giấu tài khoản giao dịch tiền ảo của công dân Mỹ kể cả trong hay ngoài nước. Trong đạo luật này, tiền ảo được thêm vào trong danh mục các tài khoản tài chính, còn các sàn giao dịch tiền ảo được thêm vào danh mục các tổ chức tài chính. Về phía Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (Securities and Exchange Commission - SEC) xem tiền ảo và đồng tiền ra đời từ các đợt gọi vốn lần đầu cho dự án tiền ảo (Initial Coin Offering - ICO) là chứng khoán và phải tuân thủ theo Luật Chứng khoán Liên bang. Điều này đồng nghĩa, bất kỳ chủ thể nào muốn thực hiện hoặc tham gia vào ICO sẽ phải đăng ký và đáp ứng các yêu cầu của Luật Chứng khoán Mỹ.

Như vậy, ở góc độ quy định của Liên bang, Chính phủ Mỹ tuy rằng chưa chính thức thừa nhận tiền ảo là một công cụ thanh toán nhưng đã có nhiều động thái ghi nhận các vấn đề sau:

Một là, Chính phủ Mỹ thừa nhận sự tồn tại tiền ảo là tất yếu, thậm chí sự phát triển vị thế tiền ảo trong các quan hệ kinh tế rất mạnh mẽ. Với sự thừa nhận này nó mở đường cho bước tiến thứ hai là các hoạt động hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh giao dịch liên quan đến tiền ảo.

Hai là, Chính phủ Mỹ bước đầu có những quy định ở cấp liên bang điều chỉnh các giao dịch về tiền ảo, thừa nhận tiền ảo là một loại tài sản và buộc các chủ thể tiến hành giao dịch tiền ảo phải đóng thuế khi rơi vào các trường hợp luật định.

Ba là, Chính quyền Mỹ cho thấy sự tiến bộ, linh hoạt trong trong quá trình quản lý các hoạt động kinh doanh ở lãnh thổ nước mình. Những động thái này tạo nên sự đồng bộ tất yếu với các hoạt động của chính quyền các bang cụ thể và quy định của các bang được tiếp tục phân tích tại các nội dung dưới đây.

Các quy định hoặc xu hướng quản lý tiền ảo tại một số bang của Mỹ

Trong 50 bang của Mỹ, mỗi bang có quan điểm nhất định liên quan đến vấn đề tiền ảo, sự chấp thuận tiền ảo là đối tượng trong giao dịch cũng như coi tiền ảo là phương thức thanh toán hay không. Về cơ bản, nhiều bang trên nước Mỹ vẫn chưa thực sự “cởi mở” với tiền ảo. Chỉ có một số bang đã có những động thái nhất định trong việc chấp nhận sự tồn tại của tiền ảo, các giao dịch về tiền ảo. Cụ thể:

Bang Washington

Vào ngày 11/01/2017, các nhà lập pháp bang Washington đã đưa ra đề xuất về tiền ảo trong Luật Thượng viện số 5031[29]. Dự luật này chú trọng vào nội dung: (i) Định nghĩa về tiền ảo và yêu cầu công bố thông tin tới người tiêu dùng; (2) Yêu cầu các giao dịch trực tuyến về tiền ảo phải được bảo đảm bằng trái phiếu bảo đảm. Dự luật này lần lượt được thông qua theo trình tự và đặc biệt trong kỳ họp thường miên lần thứ 65 năm 2017, dự luật chính thức được thông qua[30]. Việc một bang lớn như Washington ban hành chính thức quy định luật điều chỉnh về các giao dịch liên quan đến tiền ảo cho thấy chính quyền bang chính thức thừa nhận sự tồn tại, phát triển các giao dịch về tiền ảo.

Ngay sau khi Luật Thượng viện số 5031 được thông qua, các chủ thể tổ chức các giao dịch liên quan đến tiền ảo đều phải được bang cấp phép. Đối với các mô hình kinh doanh lưu trữ tiền ảo thay cho người khác phải thực hiện cung cấp cho bên kiểm toán (bên thứ ba) các thông tin điện tử và hệ thống dữ liệu đã được giám đốc thông qua. Trước quy định chặt chẽ từ bang Washington, một số pháp nhân lớn cung cấp dịch vụ về tiền ảo như Poloniex và Bitfinex thông báo có thể họ sẽ dừng hoạt động tại bang Washington vì nó không phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ. Tuy nhiên, Gemini lại sẵn sàng thực hiện thủ tục làm giấy phép và các quy định do Luật này điều chỉnh

Bang Illinois

Bang Illinois cũng là một bang có xu hướng “thân thiện” với các giao dịch tiền ảo. Ngày 30/11/2017, trong cuộc hội thảo về công nghệ blockchain tại Chicago, cơ quan phụ trách tài chính và luật điều chỉnh[31] của bang Illinois đã đưa ra bản Hướng dẫn quy định Tiền tệ[32]. Sau đó bản hướng dẫn được công bố để chính quyền bang Illinois tiếp nhận các bình luận, đóng góp hoàn thiện luật[33]. Trong bản hướng dẫn này, bang Illinois đã đưa ra một số quy định về đồng tiền ảo (như Bitcoin, Litecoin, Ethereum...) và được gọi chung dưới tên "digital currencies", phân loại tiền ảo, hướng dẫn áp dụng Luật Tiền tệ vào bang Illinois đối với giao dịch tiền ảo...

Đây được coi là một động thái ảnh hưởng tích cực của chính quyền bang Illinois trong việc hợp pháp hoá các giao dịch liên quan đến tiền ảo. Nó cũng cho thấy sự thừa nhận của chính quyền bang đối với sự tồn tại, tính thiết yếu trong đời sống kinh tế - xã hội của đồng tiền ảo.

Bang Hawaii

Chính quyền Hawaii đang trong nỗ lực xây dựng Luật số 1481229 nhằm mục tiêu nhanh chóng ứng dụng các sáng kiến công nghệ vào phát triển kinh tế. Cũng trong nội dung của dự thảo đã liệt kê ví dụ điển hình của sáng kiến công nghệ “blockchain” và công nghệ này là nền tảng cho đồng tiền ảo như Bitcoin. Với việc thừa nhận và chấp nhận công nghệ “blockchain”, nó sẽ tham gia vào nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, quản lý tài sản, dịch vụ tài chính, sản xuất, du lịch... Hướng đến những mục đích mà chính quyền Hawaii đặt ra thì Hawaii sẽ thành lập nhóm làm việc về đồng tiền ảo và công nghệ chuỗi[34] . Động thái của chính quyền Hawaii đã giúp các nhà đầu tư, các chủ thể, đặc biệt là những chủ thể đang sử dụng đồng tiền ảo có niềm tin về việc thực hiện các giao dịch sử dụng đồng tiền này.

Bang California

Ngày 31/3/2017 nội dung của Luật số 1123 về tiền ảo chính thức được công bố trên trang thông tin của chính quyền bang California[35]. Theo thông tin được công bố thì Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018. Nội dung của Luật số 1123 khẳng định chủ thể được phép tham gia kinh doanh tiền ảo khi được Ủy ban giám sát kinh doanh cấp phép chính thức hoặc nằm trong diện ưu tiên. Mặc dù có nhiều quan điểm trái chiều về nội dung của dự luật, đặc biệt có quan điểm cho rằng những quy định này sẽ làm rào cản khiến các giao dịch về tiến ào bị hạn chế nhưng những quy định cụ thể của chính quyền bang California cho thấy sự thừa nhận việc tồn tại, tham gia giao dịch của đồng tiền ảo. Chính quyền bang quản lý các giao dịch về tiền ảo cũng sẽ bảo đảm tính ổn định khi California được biết đến là trung tâm của công nghệ và các doanh nghiệp trẻ.

Bang Florida

Luật số 1379 của bang Florida chính thức được giới thiệu ngày 07/3/2017 và được Thống đốc bang thông qua ngày 23/6/2017[36]. Tại văn bản Luật này, bang Florida chính thức đưa ra khái niệm tiền ảo: “Virtual currency means a medium of exchange in electronic or digital format that is not a coin or currency of the United States or any other country”[37](điểm j Điều 9). Theo định nghĩa này, tiền ảo được hiểu là một phương tiện trao đổi dưới hình thức điện tử hoặc ào mà nó không là đồng xu hay loại tiền tệ được Mỹ hoặc bắt kỳ quốc gia nào phát hành. Trong nội dung Luật số 1379, hành vi sử dụng tiền ảo để rửa tiền là hành vi bị nghiêm cấm. Đồng nghĩa, tiền ảo được thừa nhận là một dạng của “công cụ tiền” theo Luật về rửa tiền của bang Florida.

Bang Florida thể hiện rõ góc nhìn quản lý công đối với tiền ảo, các giao dịch tiền ảo. Tiền ảo chính thức được thừa nhận như một công cụ thanh toán. Việc quy định cụ thể điều kiện được phép giao dịch tiền ảo, hành vi trái pháp luật trong việc sử dụng tiền ảo... có thể sẽ thắt chặt các giao dịch xoay quanh đồng tiền này nhưng nó thể hiện rõ hoạt động quản lý nhà nước đối với vấn đề này.

Trên đây là một vài bang tiêu biểu của Mỹ đã có quy định hoặc có xu hướng quy định về tiền ảo. Điều đó cho thấy sự hiện diện của tiền ảo và từng bước thể hiện vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội Mỹ.

 


[1] Blog tiền ảo, “Định nghĩa tiền điện tử, tiền ảo, tiền thuật toán và tiền kỹ thuật số là gì?”, https://blogtienao.com/tien-dien-tu-tien-ao-tien-thuat-toan-tien-ky- thuat-la-gi/ (truy cập ngày 18/9/2018).

[2] “Bitcoin - Hệ thống tiền mặt điện từ ngang hàng”, Satoshi Nakamoto, “Bitcoin: A peer - to peer Electronic Cash System”, https://bitcoin.org/bitcoin.pdf (truy cập ngày 15/9/2018).

[3] Báo mới online, “Tiền ảo - Những thành công không hề ảo", https://baomoi.com/bitcoin-tien-ao-nhung-thanh-cong-khong-he-ao/c/21437559. epi (truy cập ngày 15/12/2017).

[4] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Bitcoin:”, https://vi.wikipedia.org /wiki/Bitcoin (truy cập ngày 15/9/2018)

[5] http://www.economies.com/Tunisia-to-replace-eDinar-with-Blockchain-Based- Currency-140836 (truy cập ngày 13/12/2017).

[6] Chiếc pizza trị giá 25 Đô la Mỹ được thanh toán bằng 10.000 bitcoin", http://genk.vn/internet/cung-nhin-lai-lich-su-thang-tram-cua-dong-tien-ky-la-bitcoin-20120330232509207.chn (truy cập ngày 10/12/2017).

[7] Trần Anh, “7 điều có thể bạn chưa biết về Bitcoin", http://genk.vn internet/7-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-bitcoin-20130417103110770.chn (truy cập ngày 15/9/2018).

[8] Năm 2010, Facebook công bố đồng tiền ảo của riêng mình được gọi là Tiền Facebook, mà nó được thanh toán trong trò chơi, các phần mềm vận hành trên trang này. Tuy nhiên, trong vòng hai năm, đồng tiền này ít được sử dụng và đang phải đối mặt với những vụ kiện do các bậc cha mẹ mà con của họ đã mua tiền ảo Facebook không có sự đồng ý của họ” (Nguyên gốc tiếng anh: In 2010, Facebook announced its currency called Facebook Credits, which would facilitate payments in games and apps operating on the site. Within two years, however, it abandoned the virtual currency ad is facing a class action lawsuit brought by parents of children who purchased Facebook Credits without parental consent").

Thông tin này được tổng kết qua hai bài báo mang tên “Facebook gives up on Facebook Credits" của Tim Peteson trên trang www.sdweek.com/news/technology/facebook-gives-facebook-credits-141237 (đăng ngày 20/6/2012) và "Can Minors Buy Facebook Credits? Parents demand refund in Class action suif" của Tom Cheredar đăng trên http://venturebeat.com/2012/04/20/facebook-credits-minors (đăng ngày 20/4/2012) và tổng hợp tại công trình nghiên cứu của Sarah Jane Hughes và Stephen T.Middlebrook mang tên "Regulating Cryptocurrencies in the United States: Current issues and future directions" vào năm 2014, http://open.mitchellhamline.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1567& context=wmlr (truy cập ngày 15/9/2018).

[9] Tham khảo thông tin tại bài viết: “Chiếc pizza mua bằng Bitcoin được ghi vào lịch sử hảo thông tin tai hiểu, https://tiendientu.com/chiec-pizza-/9/2017 bitcoin-duoc-ghi-vao-lich-su-bay-gio-gia-bao-nhieu/ (truy cập ngày 10/9/2017). Giá Bitcoin tham khảo tại trang www.coindesk.com ngày 18/12/2017.

[10] CNBC producer Emily Gaffney contributed to this report., "Bitcoin is finally buying into US real estate", https://www.cnbc.com/2017/10/16/bitcoin-is- finally-buying-into-us-real-estate.html (truy cập ngày 15/9/2018).

[11] Hoài Thu, “Tiền ảo Bitcoin “tấn công” thị trường bất động sản Mỹ". http://vneconomy.vn/the-gioi/tien-ao-bitcoin-tan-cong-thi-truong-bat-dong-san- my-2017101710411960.htm (truy cập ngày 15/9/2018). Thực chất, bài viết của tác giả Hoài Thu là bài viết có nhiều nội dung dịch từ bài viết của tác giả Diana Olick trên báo https://www.cnbc.com/2017/10/16/bitcoin-is-finally-buying-into-us-real-estate.html.

[12] Diana Olick, "Bitcoin is finally buying into US real estate", https:// www.cnbc.com/2017/10/16/bitcoin-is-finally-buying-into-us-real-estate.html (truy cập ngày 15/9/2018).

[13] CNBC, "Bitcoin is finally buying into US real estate", https://www. cnbc.com/2017/10/16/bitcoin-is-finally-buying-into-us-real-estate.html (truy cập ngày 26/9/2018).

[14] Một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Bitcoin toàn cầu có trụ sở chính tại Atlanta, Georgia, Mỹ. Bitpay do Tony Gallippi và Stephen Pair thành lập vào tháng 5/2011. Bitpay đã cung cấp dịch vụ chuyển đổi tiền ảo cho các thương gia và là một trong những nhà chuyển đổi lớn nhất thế giới. Năm 2014, Bitpay tiên hành chuyển đổi khoảng 1 triệu Đô la Mỹ mỗi ngày. Cũng trong năm 2014, Bitpay công bố họ là đối tác của hàng loạt các thương hiệu lớn như Microsoft, NewEgg, TigerDirect, Warner Bros hay Records. Trong năm này, Bitpay cũng trở thành đối tác với Paypal - một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tương tự như Bitpay (tham khảo nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/BitPay, truy cập ngày 15/9/2018).

[15] Akin Oyedele, Someone is selling a 'spectacular' penthouse in Miami - but they're only accepting Bitcoin", http://www.businessinsider.com/bitcoin-priced- apartment-in-miami-2017-12 (truy cập ngày 15/9/2018).

[16] Công nghệ tiền ảo, “5 thành phố bạn có thể mua bất động sản bằng Bitcoin", https://congnghetienao.com/article/5-thanh-pho-cho-phep-ban-mua-bat-dong- san-bang-bitcoin (truy cập ngày 15/9/2018).

[17] Kara Chin, Graham Flanagan and Sara Silverstein "Why this New York City obsesinside.com/preschool-accepts-bitcoin-for-tuition-2017-11 (truy cập ngày 15/9/2018). accept credit cards",

[18] "We've got 83 restaurants that accept Bitcoin!, http://bitcoinrestaurants.net (truy cập ngày 15/9/2018).

[19] Một công ty chuyên bán lẻ trên internet của Mỹ có trụ sở chính tại Midvale, Utah, gần Salt Lake City. Công ty được sáng lập bởi Patrick M. Byrne vào năm 1997 và chính thức hoạt động vào tháng 5/1999. Tháng 5/2002, Công ty chính thức phát hành cổ phiếu với mức giá khởi điểm là 13 Đô la Mỹ và năm 2010, công ty trở thành doanh nghiệp tỉ đô, https://en.wikipedia.org/wiki/ Overstock.com (truy cập ngày 15/9/2018).

[20] Huy Khang, “8 nơi có thể sử dụng Bitcoin mà bạn không ngờ đến”, http://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/8-noi-co-the-su-dung-bitcoin-ma-ban-khong- ngo-den-3320585/ (truy cập ngày 15/9/2018). Tham khảo tại expedia.com hoặc tham khảo website dành cho người Việt tại expedia.com.vn

[21] Huy Khang, "8 nơi có thể sử dụng Bitcoin mà bạn không ngờ đến", http://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/8-noi-co-the-su-dung-bitcoin-ma-ban-khong- ngo-den-3320585/ (truy cập ngày 15/9/2018).

[22] Còn được gọi là “Con đường Tơ lụa”.

[23] Dương Thùy (tổng hợp), “Vụ án nổi tiếng”, http://antg.cand.com. Vu-an-noi-tieng/Silk-Road-Vu-xet-xu-la-lung-340890/ (truy cập 15/9/2018) và Silk Road (marketplace), https://en.wikipedia.org/w Silk_Road_(marketplace) (truy cập ngày 14/9/2018).

[24] Mạng lưới chống tội phạm tài chính Mỹ, https://www.fincen.gov (truy cập ngày 15/9/2018).

[25] "Application of FinCEN's Regulations to Persons Administering, Exchanging, or Using Virtual Currencies", http://www.fincen.gov/status_regs/guidance /pdf/FIN-2013-G001.pdf (truy cập ngày 12/9/2018)..

[26] The coin and paper money of the United States or of any other country that [i] is designated as legal tender and that [ii] circulates and [iii] is customarily used and accepted as a medium of exchange in the country of used "Application of FinCEN's Regulations to Persons Administering, Exchanging, or Using Virtual Currencies", https://www.fincen.gov/resources/statutes- regulations/guidance/application-fincens-regulations-persons-admin

[27] Financial crimes Enforcement network, Application of FinCEN's Regulations to Persons Administering, Exchanging, or Using Virtual Currencies, https://www.fincen.gov/resources/statutes-regulations/guidance/application- fincens-regulations-persons-administering (truy cập ngày 25/9/2018). Tạm dịch: Người quản trị hoặc người trao đổi là những người (1) chấp nhận và chuyển đổi sang tiến ảo hoặc (2) mua hoặc bán loại tiền ảo đổi được thành tiền thật.

[28] Có tên là Cryptocurrency Tax Fairness Act. m A billTo amend the Internal Revenue Code of 1986 to exclude from gross income de minimus gains from certain sales or exchanges of virtual currency, and for other purposes, https://coincenter.org/pdf/CTFA.pdf (truy cập ngày 01/10/2018).

[29] Được gọi là Senate Bill 5031.

[30] "Uniform money services act exchangers", virtual currency online currency http://lawfilesext.leg.wa.gov/biennium/2017-18/Pdf/Bills/ Session%20Laws/Senate/5031-S.SL.pdf (truy cập ngày 01/10/2018).

[31] The Illinois Department of financial and professional regulation (viết tắt là IDFPR).

[32] Còn gọi là Digital currency regulatory Guidance, https://www.coindesk.com/illinois-seeks-light-touch-blockchain-regulation-new-roadmap/ (truy cập ngày 01/10/2018).

[33] Illinois department of financial and professional regulation (IDFPR): Request for comment. Digital currency regulatory guidance, https://www.idfpr.com/ news/PDFs/IDFPRRequestforCommentsDigitalCurrency RegulatoryGuidance20 16.pdf (truy cập ngày 01/10/2018).

[34] Được gọi theo tên: “Hawaii blockchain technology and digital currency working group".

[35] AB 1123, as amended, Dababneh, https://leginfo.legislature.ca.gov /faces/billTextClient.xhtml?bill id=201720180AB1123 (truy cập ngày 01/10/2018).

[36] Tham khảo thông tin về tiến trình công bố, chỉnh sửa Luật số 1379 của bang Florida tại https://www.flsenate.gov/Session/Bill/2017/01379 (truy cập ngày 01/10/2018).

[37] Tham khảo toàn nội dung Luật số 1379, https://www.flsenate.gov /Session/Bill/2017/1379/BillText/er/PDF (truy cập ngày 01/10/2018).

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành