Thứ bảy, 26 Tháng 4 2014 00:00

Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự

1. Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự bắt nguồn từ sự đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay đã giành được những thắng lợi to lớn và quan trọng, giữ vững sự ổn định, tiếp tục phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong những năm gần đây, cùng với chủ trương đổi mới kinh tế, đổi mới tổ chức và phương và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề cải cách tư pháp. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) đã từng bước đi vào cuộc sống. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ là nhiệm vụ "giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia", trong đó vai trò của cơ quan tư pháp cần phải được củng cố và tăng cường. Đại hội cũng đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền nói một cách khái quát là hệ thống các tư tưởng quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và quản lý theo pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền của con người, quyền công dân. Căn cứ vào những đặc trưng của nhà nước pháp quyền, Đảng đã đề ra nhiệm vụ "cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp" coi đó là một trong những đòi hỏi bức xúc hiện nay.

Để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần phải xây dựng và hoàn thiện các thể chế về tổ chức hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước; thể chế về quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, nhằm ngày càng mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng, thực hiện dân chủ ở cơ quan, tổ chức, cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật về nội dung và hình thức, ưu tiên ban hành các luật về kinh tế, về cải cách bộ máy nhà nước, về quyền công dân... nhằm tạo ra khung pháp lý cho mọi hoạt động QLNN và bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích của công dân; hoàn thiện hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp...

Trong tiến trình cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, ngày
17 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
136-2001-QĐ/TTg về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Mục tiêu chung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 là:

Xây dựng một nền hành chính dân chủ, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước....

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ sáu, 14 Tháng 11 2014 02:58

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành