Chủ nhật, 25 Tháng 5 2014 00:00

Kinh nghiệm quản lý thuế của OECD

1. Quản lý thuế của OECD

OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Ca-na-đa và các nước Tây Âu. Hiện nay, số thành viên OECD là 30 quốc gia. Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của OECD, ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam.

1.1. Về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế

Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức cơ quan thuế:

Các nước OECD thường lựa chọn một trong bốn mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế như sau:

- Trực thuộc duy nhất trong Bộ Tài chính: Chức năng quản lý thuế là trách nhiệm của một cơ quan duy nhất nằm trong cấu trúc của Bộ Tài chính.

- Trực thuộc nhiều nhánh trong Bộ Tài chính: Chức năng quản lý thuế là trách nhiệm của nhiều cơ quan nằm trong Bộ Tài chính.

- Cơ chế bán tự trị thống nhất: Chức năng quản lý thuế được thực hiện bởi một cơ quan bán tự trị thống nhất, lãnh đạo có thể báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ chế bán tự trị thống nhất có ban giám sát: Chức năng quản lý thuế được thực hiện bởi một cơ quan bán tự trị thống nhất, người đứng đầu báo cáo với người đứng đầu Chính phủ và ban quản lý giám sát bao gồm các nhân viên bên ngoài.

Trong số 30 nước OECD có 13 nước áp dụng cơ chế bán tự trị thống nhất, 4 nước áp dụng cơ chế bán tự trị thống nhất có ban giám sát, 7 nước có mô hình tổ chức trực thuộc duy nhất trong Bộ Tài chính, 6 nước có mô hình tổ chức trực thuộc nhiều nhánh trong Bộ Tài chính. Mô hình tổ chức của cơ quan thuế các nước OECD được minh họa qua Phụ lục 1.

Cơ chế bán tự trị thống nhất có ban giám sát là mô hình hiện đại và có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao. Việc hình thành một cơ quan chuyên biệt cho quản lý thuế bao gồm tất cả các loại thuế (đôi khi cả khoản thu của hải quan), tách rời khỏi cấu trúc bên trong của Bộ Tài chính, kết hợp với một ban giám sát phản ánh sự phát triển lớn hơn của quản lý công và là xu hướng hợp lý. Là một tổ chức tự trị, nó có thể quản lý những vấn đề của nó theo cách giống như điều hành một tổ chức kinh doanh, không bị ràng buộc bởi những can thiệp chính trị trong những hoạt động hàng ngày, có thể tuyển dụng, duy trì hoặc sa thải đội ngũ nhân viên để đảm bảo tính hiệu quả của bộ máy hoạt động. Một số nước điển hình áp dụng cơ chế này có thể kể đến như:

- Ca-na-đa: Ban giám sát cơ quan thuế của Ca-na-đa được thành lập năm 1998 là một cơ quan thuộc chính phủ khá độc lập, quản lý thuế và khoản thu từ hải quan. Ban này bao gồm 15 thành viên được chỉ định bởi hội đồng thống đốc, 11 thành viên được đề cử bởi các tỉnh và các địa hạt. Ban này chịu trách nhiệm kiểm soát về mặt tổ chức và quản lý của cơ quan thuế Ca-na-đa. Người đứng đầu cơ quan thuế là 1 thành viên của ban.. Ban này không liên quan tới tất cả các hoạt động của cơ quan thuế Ca-na-đa. Đặc biệt, ban không có quyền quản lý và ban hành luật pháp. Ban này không được quyền tiếp cận những thông tin bí mật của khách hàng.

- Mỹ: Cục thu nội địa của Mỹ (IRS) có một ban giám sát gồm 9 thành viên được thành lập bởi Quốc hội theo đạo luật đổi mới và cấu trúc lại IRS năm 1998. Trách nhiệm của ban này là giám sát IRS trong các hoạt động của nó. Ban này phải đưa ra những tư vấn chuyên môn đặc biệt và dài hạn để giúp đỡ IRS phục vụ tốt nhất khu vực công và đáp ứng nhu cầu của người nộp thuế. 7 thành viên của ban được chỉ định bởi Tổng thống và được thông qua bởi Thượng viện trong vòng 5 năm. Các thành viên này có kinh nghiệm chuyên môn hoặc có khả năng trong lĩnh vực quản lý thuế và kinh doanh. Trong số 7 người này thì 1 người chắc chắn là một nhân viên của liên bang hoặc 1 đại diện trong các nhân viên của IRS. Bộ trưởng Bộ ngân khố và người đứng đầu IRS cũng là thành viên của ban. Ban hoạt động cũng gần giống như một ban giám đốc công ty nhưng nó thay đổi để phù hợp với một tổ chức khu vực công. Ban cung cấp cho IRS những hướng dẫn dài hạn và áp dụng những kinh nghiệm khu vực tư của nó để IRS hoàn thiện hơn trong việc cung cấp các dịch vụ. Nó xem xét và thông qua kế hoạch chiến lược của IRS và những yêu cầu về ngân sách của IRS, đánh giá những nỗ lực của IRS trong điều hành hoạt động. Ban này xem xét việc thuê mướn những nhân viên cao cấp của IRS. Nó đề cử cho tổng thống ứng cử viên phụ trách IRS. Nó cũng xuất bản các báo cáo hàng năm. Theo luật, ban này không liên quan đến các hoạt động hành thu đặc biệt bao gồm hoạt động kiểm toán, hoạt động thu thuế hoặc điều tra thuế.

Ngoài ra, ở một số nước như Mỹ và Úc, Chính phủ còn thành lập cơ quan độc lập giám sát hệ thống quản lý thuế. Các cơ quan này độc lập với cơ quan thuế và cơ quan kiểm toán quốc gia. Ở Mỹ cơ quan này gọi tắt là TIGTA được thành lập vào tháng 1 năm 1999. Nó chủ yếu bao gồm các nhân viên kiểm toán và nhân viên điều tra, tập trung vào những vấn đề liên quan đến Cục thuế nội địa như: thúc đẩy tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý hệ thống thuế quốc gia, phát hiện các gian lận và tham ô trong các chương trình và hoạt động của Cục thuế nội địa. Ngoài ra, nó bảo vệ Cục thuế nội địa chống lại những nỗ lực từ bên ngoài hòng mua chuộc hoặc đe dọa nhân viên, thông báo cho bộ trưởng Bộ ngân khố và Quốc hội các vấn đề và những nỗ lực để giải quyết chúng.

Chính phủ nhiều nước còn thành lập cơ quan đặc biệt để giám sát và giải quyết các khiếu nại liên quan đến hoạt động của các cơ quan chính phủ (bao gồm cả cơ quan thuế quốc gia). Mỹ có Dịch vụ phục vụ người nộp thuế (viết tắt là TAS) được thành lập năm 1996. Nó là một tổ chức độc lập với Cục thuế nội địa. Những nhân viên của nó có trách nhiệm trợ giúp người nộp thuế giải quyết các rắc rối. Mỗi bang hoặc địa phương có ít nhất một TAS độc lập với văn phòng địa phương của IRS và báo cáo trực tiếp với Dịch vụ phục vụ người nộp thuế Quốc gia. Mục đích của nó là để bảo vệ quyền của người nộp thuế và giảm gánh nặng thuế...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ sáu, 14 Tháng 11 2014 03:19

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành