In trang này
Thứ năm, 19 Tháng 12 2024 02:07

Tổng quan về một số vấn đề trong xây dựng hệ thống nghiên cứu pháp lý về giám sát tại Trung Quốc thời gian qua

Tháng 3 năm 2018, kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ XIII đã biểu quyết thông qua Bản Hiến pháp sửa đổi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Luật giám sát nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu việc Trung Quốc chính thức thực hiện cải cách cấu trúc hiến pháp trọng đại từ “nhất phủ, lưỡng viện” sang “nhất phủ, nhất uy, lưỡng viện” dưới sự quản lý của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, đồng nghĩa với việc chính thức vén màn cho công cuộc đi sâu cải cách thể chế giám sát toàn diện. Mấy năm gần đây, thành quả nghiên cứu về lý luận giám sát và thực tiễn giám sát vô cùng phong phú, công tác nghiên cứu của ngành luật học giám sát đang trên đà phát triển. Nhưng, thực ra rất nhiều các vấn đề về lý luận cơ bản và vấn đề thực tiễn vẫn chưa được giải quyết đầy đủ, ngành luật học giám sát cũng chưa có được vị trí xứng đáng trong hệ thống khoa học luật học hiện hành. Vì thế, tác giả không vì kiến thức còn hạn chế, thử sức xây dựng sơ bộ hệ thống luật học giám sát với mong muốn đóng góp phần nào vào sự nghiệp phát triển khoa học lý luận về giám sát và nền giám sát pháp trị của Trung Quốc.

1. Hiện trạng, nhận định và phân tích công tác nghiên cứu lý luận luật học giám sát

(1) Sự phục hưng của công tác nghiên cứu ngành luật học giám sát. Có thể nói rằng, lý luận pháp luật truyền thống Trung Quốc không hề có thuật ngữ “luật học giám sát nhà nước”. Thời kỳ đầu sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Trung Quốc đã lần lượt thành lập Ủy ban giám sát nhân dân thuộc Chính phủ nhân dân trung ương và Bộ giám sát với tư cách là một bộ phận của Quốc vụ viện, về sau cơ quan giám sát bị xoá bỏ trong thời kỳ “Đại cách mạng văn hoá”. Từ khi được hồi phục và tái thiết năm 1987 đến nay, cơ quan giám sát đã trải qua các sự kiện mang tính bước ngoặt như hợp nhất với văn phòng xây dựng pháp luật pháp quy, cải cách đại diện giám sát, cho đến khi Luật giám sát hành chính bị hủy bỏ vào năm 2018. Những nghiên cứu về giám sát trước đây chủ yếu được triển khai trong khuôn khổ luật học hành chính. Chế độ giám sát hành chính Trung Quốc xét theo nghĩa hiện đại đã trải qua chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, công tác nghiên cứu của ngành giám sát hành chính học Trung Quốc (hay gọi là "Luật học hành chính giám sát") cũng chủ yếu dùng tại đó. Cái gọi là "Giám sát học hành chính" mục đích là nghiên cứu các vấn đề lý luận và vấn đề thực tiễn liên quan tới hệ thống giám sát hành chính Trung Quốc trước đây với đặc trưng chủ yếu là “giám sát hành chính nội bộ", với đối tượng hướng tới là "giám sát hành chính" từ tầng diện cơ cấu nội bộ của cơ quan hành chính.

Tháng 11/2016, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành “Phương án thí điểm cải cách thể chế giám sát nhà nước triển khai tại thành phố Bắc Kinh, tỉnh Sơn Tây và tỉnh Chiết Giang”; tháng 12 cùng năm, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua Quyết định về việc triển khai công tác thí điểm cải cách thể chế giám sát nhà nước tại thành phố Bắc Kinh, tỉnh Sơn Tây, tỉnh Chiết Giang, chính thức khởi động công tác thí điểm cải cách thể chế giám sát nhà nước. Công tác nghiên cứu luật học giám sát nhà nước xét theo ý nghĩa hiện nay, thường lấy sự kiện nêu trên làm dấu mốc đánh dấu sự khởi đầu. Mục đích của luật học giám sát nhà nước là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới hệ thống giám sát nhà nước Trung Quốc với đặc trưng chủ yếu là giám sát bao trùm toàn diện, mục tiêu hướng tới là “giám sát thống nhất từ tầng diện trật tự cơ cấu nhà nước.

Những năm gần đây, thành quả nghiên cứu về luật học giám sát nhà nước rất phát triển tại Trung Quốc và nhận được sự quan tâm rộng rãi cả trong và ngoài nước. Tra cứu từ khóa “thể chế giám sát” trên trang www.cnki.net, có thể thấy, từ tháng 11 năm 2016 đến nay, các bài báo có nội dung liên quan được đăng tải trên các báo, tạp chí đã vượt quá con số 1.000 bài, trong đó có một tỷ lệ tương đối các bài báo được đăng tải trên các tạp chí uy tín, số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ liên quan vượt mốc 200 công trình, ngoài ra, các bài báo đăng tải trên kỳ san bằng tiếng nước ngoài cũng chiếm số lượng không nhỏ. Song song với đó, về mức độ phủ rộng nội dung, thành quả lý luận hiện có của giới học thuật về cơ bản đã bao trùm mọi khía cạnh nghiên cứu của luật học giám sát nhà nước. Điều đáng nói là, phạm vi nghiên cứu luật học giám sát nhà nước không hề giới hạn ở các vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống giám sát nhà nước Trung Quốc, mà còn bao gồm các nghiên cứu sâu được triển khai từ các góc nhìn có liên quan: thứ nhất, nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu so sánh liên quan tới thể chế giám sát nhà nước Trung Quốc. Ví dụ, so sánh giữa thể chế giám sát hiện hành của Trung Quốc với thể chế giám sát trước đó, với thể chế giám sát Liên Xô, với thể chế giám sát nhà nước khác của các nước khác như thế chế giám sát chuyên viên nghị viện, và với thể chế giám sát cổ đại Trung Quốc, lần lượt có những điểm tương tự gì hoặc có đặc trưng riêng biệt ra sao? Trong số đó, những nội dung nào đáng để học hỏi. Thứ hai, luật học giám sát nhà nước còn đề cập lý luận pháp luật trong nhiều lĩnh vực như Hiến pháp học, quy tắc của Đảng, luật học hành chính, luật học hình sự, luật học dân sự, luật học kinh tế, luật học tố tụng và lịch sử pháp luật. Ví dụ, quyền giám sát và quyền hành chính có sự gắn kết chặt chẽ về nguồn gốc, thuộc tỉnh và đặc trưng quyền lực, vậy thì giữa luật học giám sát và luật học hành chính có mối quan hệ gì. Lý luận luật học hành chính và các quan điểm học thuyết, cũng như các nguyên tắc quy định của hệ thống pháp luật hành chính, có thể áp dụng cho nhau trong nghiên cứu luật học giám sát hay không. Không chỉ vậy, luật học giám sát nhà nước còn liên quan tới các ngành học khác như chính trị học, kinh tế học và khoa học quản lý.

2. Quá trình phát triển của luật học giám sát nhà nước

Nhìn từ quá trình phát triển, nếu xuất phát từ tiến trình thực tiễn cải cách, đại thể có thể chia công tác nghiên cứu luật học giám sát nhà nước những năm gần đây thành ba giai đoạn: (1) Giai đoạn luận chứng (11/2016 - 6/2017), bắt đầu bằng việc ban hành và công bố Phương án thí điểm vào tháng 11/2016. Trong giai đoạn này, giới học thuật chủ yếu nghiên cứu, tìm hiểu về tính chính đáng, tính khả thi, phương pháp luận của cải cách thể chế giám sát nhà nước, cho đến các vấn đề nan giải quan trọng có khả năng tồn tại trong đó và phương án giải quyết. (2) Giai đoạn xây dựng (6/2017 - 3/2018), bắt đầu bằng việc Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần đầu tiên xem xét Dự thảo Luật giám sát vào tháng 6 năm 2017. Ở giai đoạn này, giới học thuật chủ yếu tiến hành tìm hiểu sơ bộ về các chế độ liên quan tới giám sát xoay quanh tổ chức giám sát, thẩm quyền giám sát, hoạt động giám sát và các mối quan hệ pháp luật có liên quan. (3) Giai đoạn hoàn thiện (3/2018 đến nay), lấy việc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc biểu quyết thông qua Bản Hiến pháp sửa đổi và Luật giám sát năm 2018 làm mốc khởi đầu. Ở giai đoạn này, giới học thuật chủ yếu đi sâu nghiên cứu xoay quanh các nội dung liên quan tới Bản Hiến pháp sửa đổi, Luật giám sát đã được công bố thực thi, cho đến những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.

Căn cứ tình hình nghiên cứu về luật học giám sát nhà nước trước đó, có thể đại thể dự đoán được trọng tâm nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo ở Trung Quốc gồm: Xuất phát từ tầng diện thực thi pháp luật, kết hợp với các nội dung thảo luận quy phạm và kiến nghị hoàn thiện đối với các văn bản pháp luật cụ thể; hoặc kết hợp các văn bản hiện có để thảo luận về việc xây dựng pháp luật đồng bộ, cũng như các quy định pháp luật, ví dụ Luật tổ chức giám sát, Luật xử lý vi phạm công vụ hành chính, Luật thanh tra giám sát như thế nào; Xuất phát từ tầng diện gắn kết chế độ, phân tích việc làm thế nào để gắn kết hiệu quả trên khía cạnh thực thể cũng như trình tự giữa Luật giám sát với Luật tố tụng hình sự, Luật bồi thường nhà nước và các văn bản quy phạm kiểm tra kỷ luật nội bộ của Đảng. Từ các bài báo đăng tải trên các tạp chí gần đây có thể thấy, những nghiên cứu về chủ đề này tương đối nhiều, trong đó chủ yếu bàn về sự gắn kết giữa Luật giám sát với Bộ luật hình sự, các bài bàn về vấn đề làm thế nào để Luật giám sát gắn kết hiệu quả với các bộ luật khác khá ít; Tiếp tục tìm hiểu về các vấn đề lý luận cơ sở quan trọng đang tồn tại tranh cãi. Ví dụ, như các vấn đề cơ sở lý luận được đưa ra trong thời kỳ đầu cải cách gồm thuộc tỉnh quyền giám sát, tính chất của quyền điều tra, địa vị hiến định của ủy ban giám sát, và phạm vi của đối tượng giảm sát, gần đây có không ít học giả đã có những thảo luận chuyên sâu về các nội dung trên.

Đặc trưng chủ yếu của công tác nghiên cứu luật học giám sát hiện nay

Làm rõ sự tương tác tích cực giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn cải cách

Xét từ quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, luật học giám sát Trung Quốc ngay từ khi được hình thành đã xem trọng tỉnh thực tiễn, đặc biệt là làm rõ sự tương tác tích cực giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn cải cách, dành sự quan tâm lý luận cao độ đối với sự vận động phát triển của thực tiễn cải cách cũng như các sự kiện liên quan. Sự khởi sắc lại của luật học giám sát Trung Quốc chính là được sinh ra cùng với công cuộc cải cách thể chế giám sát nhà nước lần này. Một mặt, tỉnh tổng thể tỉnh cấp thiết và tính hiện thực của cải cách thể chế giám sát nhà nước đã quyết định lần cải cách này - chính là cuộc cải cách thể chế chính trị quan trọng, nhất cử nhất động của thực tiễn cải cách đều sẽ nhận được sự quan tâm cao độ của các nhà nghiên cứu lý luận, đồng thời thúc đẩy công tác nghiên cứu sau này. Vì thế, nhờ việc các bộ luật quy định hiến pháp như “Bản Hiến pháp sửa đổi", Luật giám sát, cùng với công cuộc cải cách thể chế giám sát nhà nước được triển khai trên diện rộng đã gọi ra một loạt các vấn đề thực tiễn, qua đó cung cấp cho công tác nghiên cứu chuyên sâu về luật học giám sát các đề tài nghiên cứu khá phong phú. Mặt khác, một giá trị quan trọng của công tác nghiên cứu luật học giám sát được thể hiện ở tác dụng định hướng của nghiên cứu lý luận đối với thực tiễn cải cách. Tóm lại, so với công tác nghiên cứu ở các lĩnh vực khác, công tác nghiên cứu luật học giám sát nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa lý luận và thực tiễn hơn.

Chú trọng thống nhất nhận thức chung trong quá trình xóa bỏ bất đồng

Xét từ mối quan hệ giữa sự bất đồng và nhận thức chung, công tác nghiên cứu luật học giám sát Trung Quốc chú trọng thống nhất các nhận thức chung trong quá trình xóa bỏ bất đồng, nhất là đối với các vấn đề quan trọng như cấu trúc của hệ thống hiến pháp nhà nước và quyền lợi cơ bản của công dân, giới học thuật đã đúc kết được những nhận thức chung ở mức độ tương đối, và thể hiện nó trong thực tiễn cải cách, công tác xây dựng luật, cũng như sửa đổi luật. Ví dụ, vấn đề cải cách thí điểm và tính hợp lý trong ủy quyền của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, vấn đề trước và sau giữa sửa đổi hiến pháp và lập pháp, vấn đề mối quan hệ giữa cơ quan giám sát và cơ quan Đại hội đại biểu nhân dân (ví dụ, là “báo cáo công tác” hay là “báo cáo công tác chuyên đề”), vấn đề mối quan hệ giữa cơ quan giám sát và cơ quan kiểm sát, xét xử (ví dụ, cơ quan giám sát có phụ trách các vụ phạm tội chức vụ của cán bộ cơ quan tư pháp và cán bộ cơ quan giám sát hay không), và vấn đề ý nghĩa pháp luật của chứng cứ điều tra. Đối với các vấn đề trên, trong các sự kiện quan trọng như lần sửa đổi Hiến pháp đầu tiên năm 2018, thực thi Luật giám sát, Luật tố tụng hình sự và lần sửa đổi Luật tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, đều đã đưa ra câu trả lời sơ bộ.

Tổng kết các bài nghiên cứu có liên quan của giới học thuật, chúng tôi cho rằng, công tác nghiên cứu luật học giám sát ít nhất đã đúc kết được những quan điểm chung cơ bản trên 6 vấn đề lớn, đồng thời trên cơ sở đó hình thành được một nền tảng tư tưởng cải cách tương đối ổn định: Xu thế cải cách thể chế giảm sát nhà nước; Cải cách thể chế giám sát nhà nước cần tuân theo quan điểm và trình tự cải cách đó là cải cách quan trọng dựa trên cơ sở pháp luật, sửa đổi hiến pháp trước, lập pháp sau; Mục tiêu của cải cách thể chế giám sát nhà nước là xây dựng hệ thống giám sát nhà nước đặc sắc Trung Quốc tập trung thống nhất, uy tín hiệu quả; Ủy ban giám sát phải quán triệt nguyên tắc hiến pháp, tôn trọng và bảo đảm nhân quyền, tuân theo luật tự nhiên về trình tự pháp luật chuẩn mực;  Ủy ban giám sát phải hoà hợp với cấu trúc hệ thống hiến pháp Trung Quốc, việc sử dụng quyền giám sát không được đi ngược với nguyên tắc căn bản của chế độ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc; Quyền giám sát cần dựa trên cơ sở sử dụng độc lập theo quy định pháp luật, cùng phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan và kiểm soát lẫn nhau, đồng thời bản thân cơ quan giám sát không chỉ phải hình thành cơ chế giám sát đôn đốc nội bộ hiệu quả, mà còn phải chịu sự giám sát đôn đốc từ bên ngoài.

Từ góc độ nội dung và hệ thống nghiên cứu, trước mắt đã hình thành một lượng lớn các thành quả nghiên cứu có tính hệ thống, các đầu sách liên quan tới luật học giám sát được in ấn và xuất bản đã cung cấp nguồn tài liệu cơ bản phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy, bồi dưỡng hệ thống luật học giám sát. Từ góc độ người biên soạn, tác giả của những đầu sách đó chủ yếu là những người làm trong các cơ quan giám sát và các chuyên gia học giả; từ góc độ vai trò, các đầu sách được xuất bản của những chuyên gia làm trong cơ quan giám sát chủ yếu dùng để hướng dẫn công tác, các đầu sách của các chuyên gia, học giả chủ yếu được dùng trong giảng dạy, nghiên cứu. Vì thế, đại thể có thể chia những đầu sách này thành ba loại: 

Một, Sách hướng dẫn do cơ quan giám sát xuất bản nhằm thống nhất về công việc trong thực tiễn dành riêng cho độc giả là cán bộ nội bộ ngành. Loại sách này thường do Nhà xuất bản Phương Chính Trung Quốc xuất bản, chủ yếu gồm: Giải thích Luật giám sát nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Hỏi - đáp học tập về Luật giám sát nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Diễn giải các vụ án về Luật giám sát nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tìm hiểu thực tiễn công tác kiểm tra giám sát kỷ luật, Thu thập và vận dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án phạm tội chức vụ của cơ quan giám sát, 88 quy định liên quan tới tội phạm chức vụ và giải đáp các thắc mắc liên quan,... 

Hai, Sách lý luận do các chuyên gia, học giả nghiên cứu về học thuật đối với các vấn đề lý luận liên quan, chủ yếu gồm: Lý luận và thực tiễn công tác giám sát, Hiểu và ứng dụng Luật giám sát nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nghiên cứu về cải cách hệ thống giám sát nhà nước, Nghiên cứu quy chuẩn pháp luật trong giám sát, điều tra, xử lý, Nghiên cứu vấn đề gắn kết giữa Luật giám sát và Luật tố tụng hình sự,....

Ba, Sách giáo trình môn học do các chuyên gia, học giả biên soạn với mục tiêu chủ yếu là ứng dụng trong giảng dạy, chủ yếu gồm: Luật học giám sát Trung Quốc, Giáo trình Luật giám sát, Giáo trình Luật học giám sát,....

Nhìn từ góc độ giáo trình môn học, về cơ bản hiện nay đã hình thành nội dung giảng dạy và hệ thống giảng dạy tương đối hoàn chỉnh. Thứ nhất, về nội dung giảng dạy, chủ yếu bao gồm: 1- Tính chất và vai trò của ủy ban giám sát; 2- Hình thức tổ chức và cơ chế lãnh đạo của ủy ban giám sát; 3- Chức trách, quyền hạn và phạm vi giám sát của ủy ban giám sát; 4- Nguyên tắc làm việc của Ủy ban Giám sát nhà nước; 5- Trình tự giám sát; 6- Sự gắn kết giữa giám sát nhà nước và tư pháp hình sự. Thứ hai, về hệ thống giảng dạy, hiện nay giáo trình ứng dụng luật học giám sát chủ yếu được biên soạn xoay quanh cơ quan giám sát và công tác của cơ quan giám sát. Ví dụ, luật học giám sát Trung Quốc - bộ giáo trình đầu tiên trong nước về luật học giám sát do Giang Quốc Hoa chủ biên - được sắp xếp theo hệ thống Nguyên tắc mục đích - Cơ quan giám sát và chức trách của cơ quan giám sát đó - Phạm vi quản lý giám sát - Quyền hạn giám sát - Trình tự giám sát - Sự gắn kết giữa giám sát nhà nước và tư pháp hình sự - Bảo đảm quyền lợi của cán bộ bị giám sát - Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng - Giám sát nhắc nhở của cơ quan giám sát và cán bộ giám sát - Trách nhiệm pháp luật; Giáo trình Luật giám sát do Tạ Thượng Quả, Thân Quân Quý chủ biên, phát triển nội dung từ lý luận cơ bản của Luật giám sát và lịch sử chế độ giám sát Trung Quốc, chủ yếu xoay quanh các quy định văn bản cụ thể của Luật giám sát, tiến hành trình bày 8 phương diện của Luật giảm sát gồm nguyên tắc cơ bản, phạm vi quản lý giám sát, quyền hạn giám sát, chứng cứ giám sát, trình tự giám sát, hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, giám sát đôn đốc đối với cơ quan giám sát và cán bộ cơ quan giám sát, trách nhiệm pháp luật về giám sát.

3.  Khiếm khuyết chủ yếu trong nghiên cứu luật học giám sát hiện nay

Xét về tổng thể, những năm gần đây, thành quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn giám sát có xu thế phát triển đa chiều, nhưng những nghiên cứu này cũng gặp phải không ít vấn đề: một là lựa chọn đề tài quá tập trung vào các điểm nóng, nghiên cứu lý luận một chiều, thiếu sự phản chiếu với thực tiễn, nên khó có thể phát huy được tác dụng chỉ dẫn và uốn nắn lý luận cần có; hai là những nghiên cứu lý luận cơ bản bị thiếu hụt nghiêm trọng, ở một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ sở còn tồn tại nhiều tranh cãi; ba là chưa hình thành được hệ thống lý luận mang tính hệ thống, chưa có được vị trí phù hợp trong hệ thống các ngành học hiện hành.

Hiệu quả định hướng và chấn chỉnh lý luận không cao. Chính bởi những nghiên cứu hiện tại quá chú trọng tính thực tiễn, nên việc thừa lý luận một chiều, thiếu phản chiếu, phản biện thực tiễn đã trở thành vấn đề nổi cộm trong công tác nghiên cứu luật học giám sát, đồng thời vì thế mà dẫn tới thực tiễn cải cách thiếu mất sự chỉ dẫn lý luận cơ sở rõ ràng trong thời gian dài. Cải cách thể chế giám sát khác với các loại cải cách thể chế chính trị ở lĩnh vực khác như cải cách thể chế hành chính, cải cách thể chế tư pháp, việc nghiên cứu lý luận luật học giám sát cũng khác với những nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác như nghiên cứu luật học hành chính, nghiên cứu quyền lợi cơ bản,... Một mặt, lý luận luật học giám sát của Trung Quốc vừa không có nền tảng lý luận được tích luỹ qua vài thế kỷ như các ngành khoa học khác, vừa không có các hình mẫu nghiên cứu so sánh về cải cách ở các quốc gia khác, thậm chí vấn đề quyền giám sát có được đứng độc lập so với ba loại quyền khác trong hệ thống quyền lực nhà nước hay không, luật học giám sát có thể đứng độc lập so với các ngành học khác trong hệ thống các ngành học hay không vẫn đang gây tranh cãi; mặt khác, bản thân cải cách thể chế chính trị có tính khó dự đoán, khiến cho các học giả rất khó quy nạp và đúc rút những nhận định nhằm lý giải đầy đủ công cuộc cải cách, chính vì thế mà công tác nghiên cứu lý luận muốn tạo ảnh hưởng thiết thực đối với hướng phát triển của cải cách chính trị là rất khó khăn. Trên thực tế, việc dự đoán chính xác là không dễ dàng, hơn nữa, giữa quan điểm học thuật và lập trường chính trị có mối quan hệ mơ hồ, khó có thể diễn đạt rõ ràng, điều này cũng khiến các học giả luôn giữ thái độ cẩn trọng khi tiếp cận vấn đề. Những nhân tố này trực tiếp khiến các học giả thường có xu hướng lựa chọn các chủ đề nóng, các chủ đề nhánh hoặc thiên về kỹ năng là nhiều, từ đó mà các nghiên cứu hiện có đặc biệt thiếu vắng các tranh luận trực diện về hiện thực, thiếu những thành quả nghiên cứu có chiều sâu lý luận và giá trị quan tâm cần thiết, cuối cùng khiến cho mối quan hệ tương tác giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn cải cách rơi vào tình cảnh thừa lý luận một chiều, thiếu phản chiếu, phản biện thực tế, công tác nghiên cứu lý luận khó có thể phát huy được vai trò định hướng và chấn chỉnh cần thiết đối với thực tiễn cải cách.

Hạn chế nghiêm trọng về nghiên cứu lý luận nền tảng

Các nhận thức chung đã được hình thành trong các nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung ở tầng diện khái niệm cơ bản, ngoài ra còn có khá nhiều tranh luận ở một số vấn đề thực tiễn và lý luận mang tính nền tảng. Những tranh luận này nổi bật thể hiện ở hai phương diện: 

(1) Làm sao để cơ quan giám sát thích nghi với môi trường thể chế hiến pháp Trung Quốc. Tranh luận này chủ yếu này sinh là do việc xây dựng pháp luật thực hiện quá chung chung và quá nguyên tắc, do đó việc tìm hiểu và áp dụng Luật giám sát khó tránh khỏi sự không nhất quán. Ví dụ, ở mối quan hệ giữa cơ quan giám sát và cơ quan Đại hội đại biểu nhân dân, cơ quan giám sát có thể giám sát hành vi thực hiện chức trách của đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân hay không? Với nhiều tầng nhân tố hiện nay tại Trung Quốc như cấu trúc hệ thống hiến pháp nhất nguyên, mối quan hệ hiến pháp giữa cơ quan quyền lực và cơ quan giám sát, tính đặc thù về chức danh của đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân và tính đặc thù về nội dung “hành vi thực hiện chức trách" của họ, thì vấn đề này không thể chỉ giới hạn ở tầng diện đơn giản rằng đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân có thuộc đội ngũ cán bộ, công chức thực thi quyền lực công hay không, để cân nhắc xem nó nên hay không nên dựa vào đối tượng giám sát, do đó có thể nói đây là "một khó khăn lớn trong thực thi Luật giám sát Trung Quốc”. Một ví dụ khác, ở tầng diện quan hệ giữa cơ quan giám sát và cơ quan kiểm sát, ranh giới giữa giám sát và kiểm sát, nhắc nhở nằm ở đâu. Một mặt, Hiến pháp Trung Quốc quy định Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan giám sát việc tuân theo pháp luật của nhà nước, đồng thời Quyết định của tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất, cơ quan kiểm sát cần đốc thúc, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật hành chính hoặc tình trạng trì trệ tại các cơ quan hành chính; mặt khác, Điều 3 Luật giám sát quy định “Ủy ban giám sát các cấp... duy trì và giữ gìn sự tôn nghiêm của Hiến pháp và pháp luật”. Hai loại giám sát việc tuân theo pháp luật này giao thoa và tính chất, đối tượng và phương thức hay không. Làm thế nào để giải thích về mặt pháp lý tỉnh logic ngoài và tỉnh chính đáng của từng loại biện pháp trong hai lần cải cách. Giám sát việc tuân theo pháp luật có bao hàm "giám sát vụ việc trên cơ sở giảm sát con người hay không. Tương lai nó có trở thành một loại "giám sát chung" mới hay không. Với tiên đề "Cải cách thể chế giám sát không gây ảnh hưởng tới việc xác định vị trí trong hệ thống hiến pháp của cơ quan giám sát pháp luật”, làm thế nào để quyền uy thực tế của cơ quan kiểm sát lớn mạnh hơn, xứng với địa vị pháp lý của mình. Ví dụ khác, về quan hệ giữa cơ quan giám sát và đơn vị bị giám sát, giới hạn giữa giám sát việc tuân theo pháp luật và giám sát nội bộ nằm ở đâu. Ví dụ như đối với Tòa án, cơ quan giám sát có thể sử dụng kiến nghị giảm sát để yêu cầu toà án tái thẩm hay không. Tương tự như vậy, có thể yêu cầu hội đồng chuyên môn và Hội đồng chức danh các trường đại học, cao đẳng hoặc các tổ chức nghiên cứu khoa học đưa ra quyết định hủy bỏ học vị hoặc các quyết định khác hay không. Về những vấn đề này, các quy định pháp luật hiện nay chưa quy định rõ ràng, giới học thuật cũng phát sinh nhiều tranh luận. 

(2) Làm thế nào để cơ quan giám sát bảo đảm thiết thực quyền lợi cơ bản thực tế của công dân. Dù pháp luật đã quy định rõ về vấn đề này, nhưng giới học thuật vẫn chưa hết những ý kiến trái chiều. Ví dụ, luật sư có được can thiệp trong giai đoạn điều tra hay không? Về tính chất, biện pháp tạm giữ có cần đưa vào phạm trù “bắt giữ" theo nghĩa rộng quy định tại khoản 2 Điều 37 trong "Hiến pháp" hay không, từ đó tuân thủ theo trình tự hợp lý đã được quy định rõ hoặc áp dụng nghiêm các phán quyết nghiêm khắc của Tòa án? Những vấn đề này vẫn còn chờ sự thống nhất về quan điểm sau này.

 Chưa thể hình thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh và có hệ thống

Những thành quả nghiên cứu mang tính hệ thống đã được ban hành hiện nay, đa phần lấy Bản Hiến pháp sửa đổi, Luật giám sát làm căn cứ để tiến hành lựa chọn nội dung và phân định hệ thống, vì thế chúng rất khó tạo ra sự đột phá trên cơ sở các nội dung điều khoản và hệ thống chương mục của Luật giám sát. Như đã trình bày ở phần trước, công tác nghiên cứu luật học giám sát hiện nay còn rất nhiều hạn chế về cơ sở lý luận, rất nhiều vấn đề cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn chưa được giải quyết hiệu quả hoặc tạm thời chưa có được nhận thức chung cơ bản,.. Ở nhiều phương diện như cơ sở lý luận, đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu và phạm trù cơ bản, giới học thuật đều chưa hình thành được nhận thức thống nhất, chưa nói đến việc hình thành được khung hệ thống hoàn chỉnh, có hệ thống, và thậm chí là có vị trí xứng đáng trong hệ thống các ngành khoa học nghiên cứu hiện nay. Cùng với đó, phương pháp nghiên cứu còn quá đơn nhất, điều này cũng hạn chế rất lớn tới sự phát triển của công tác nghiên cứu luật học giám sát. Các nghiên cứu hiện nay quá chú trọng tính mới mẻ trong lựa chọn chủ đề và tính hiện thực trong kết luận nghiên cứu, rất ít quan tâm tới phương pháp nghiên cứu. Do phương pháp nghiên cứu không đủ rõ ràng, quá trình hình thành kết quả hiện có thường xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân các tác giả được đúc rút qua nhiều năm, kết luận bài viết được dự tính trước và tìm mọi cách để chứng minh cho kết luận đó, nhưng quá trình luận chứng đa phần là sự "suy luận hai chiều" kiểu "điểm nhằm điểm” từ văn bản này đến văn bản khác, trong khi một số phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng khá hoàn thiện trong nghiên cứu luật học, bao gồm phương pháp nghiên cứu lý luận của Luật giám sát và phương pháp nghiên cứu luật học trên nền tảng khoa học xã hội của Luật giám sát, cho đến phương pháp nghiên cứu mới dựa vào dữ liệu lớn,... đều chưa được coi trọng và vận dụng đầy đủ. Công tác nghiên cứu luật học giám sát trong tương lai cần hình thành những phương pháp nghiên cứu vừa có cái chung, vừa có cái riêng so với các phương pháp nghiên cứu của các luật học khác, “triển khai xoay quanh việc giải nghĩa quy phạm Luật giám sát nhà nước, tích hợp toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời quan sát và bám sát với thực tiễn hệ thống pháp luật giám sát, lấy lập trường tư duy biện chứng để xử lý các mẫu thực tiễn giám sát, khắc phục những hạn chế trong các quy định của Luật giám sát, tăng cường hiệu lực pháp lý của Luật giám sát". Cần nói thêm, về phương diện bồi dưỡng nhân tài, dù ngành học luật học giám sát đã có một loạt các giáo trình, nhưng trên nhiều khía cạnh như mục tiêu, tư tưởng và nội dung của phát triển giáo dục, vẫn còn giản đơn, sơ sài, cần giới học thuật tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu. Về vấn đề này cần xem xét tới nhiều loại nhân tố và phải có sự trù tính tổng hợp, ví dụ như bối cảnh vĩ mô quản lý nhà nước toàn diện theo pháp luật, mục tiêu xây dựng pháp luật của Luật giám sát, quan điểm khoa học của luật học giám sát, tính chuyên môn của các lĩnh vực sử dụng quyền lực công như đội ngũ giám sát viên.

Trong tương lai, nếu ngành luật học giám sát muốn trở thành một phân ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật học, thì điều quan trọng là phải đưa ra và xây dựng được một hệ thống lý luận luật học giám sát hoàn chỉnh và có hệ thống. Điều này đòi hỏi phải bắt tay từ các phương diện như cơ sở lý luận, đối tượng nghiên cứu và phạm trù cơ bản, vẽ ra được một “bức tranh toàn cảnh” về nghiên cứu luật học giám sát. Mặt khác, công cuộc cải cách thể chế giám sát nhà nước đã bước vào giai đoạn chuyên sâu hóa toàn diện, công tác nghiên cứu luật học giám sát nhà nước bắt buộc phải hình thành được học thuyết lý luận hệ thống, toàn diện, nhất quán, hoàn chỉnh và đầy đủ, có như vậy mới có thể phát huy trọn vẹn giá trị vốn có của nó là phục vụ giáo dục trong quá trình bồi dưỡng nhân tài giám sát trong chế độ pháp trị, đồng thời phát huy tốt hơn nữa vai trò định hướng lý luận và chấn chỉnh việc thực hiện trong thực tiễn cải cách giám sát chuyên sâu của Trung Quốc.