Thứ năm, 19 Tháng 12 2024 02:09

Một số vấn đề cơ sở lý luận trong nghiên cứu luật học giám sát nhà nước tại Trung Quốc

Thực tế tại Trung Quốc cho thấy, việc xây dựng lý luận luật học giám sát trước tiên phải xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học, chặt chẽ. Với tiền đề phân định nghiêm ngặt giữa luật học giám sát và Luật giám sát, thì cơ sở lý luận của luật học giám sát nhà nước chủ yếu nhấn mạnh căn cứ lập luận và tiền đề lý luận về sự tồn tại và tiếp tục phát triển của ngành khoa học này.

1. Nguyên tắc giám sát quyền lực xã hội chủ nghĩa và chế độ tập trung dân chủ

Nguyên tắc giám sát quyền lực xã hội chủ nghĩa là một loại thực tiễn cụ thể của nguyên tắc chế ước quyền lực trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, đối ứng với nguyên tắc phân quyền và kiểm soát, cân bằng của truyền thống phương Tây.  Lý luận phân quyền có thể truy nguyên tới học giả nổi tiếng của Hy Lạp cổ Aristotle, học thuyết phân quyền cận đại do John Locke khởi xướng, và được phát triển hoàn thiện bởi Montesquieu, trải qua thực tiễn tại các nước như Pháp, Anh và Mỹ, hình thành nên các thể chế chính trị nhà nước như chế độ bán tổng thống của Pháp, chế độ Anh quốc và chế độ tổng thống của Mỹ, các thể chế chính trị này mang đậm tính đại diện trên phạm vi thế giới hiện nay. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khi phê phán lý luận “tam quyền phân lập” cũng nhấn mạnh tính cần thiết của việc kiểm soát quyền lực. Tóm lại, nguyên tắc kiểm soát quyền lực là một loại nguyên tắc quan trọng liên quan tới cấu trúc hệ thống hiến pháp của nhà nước pháp quyền hiện đại, cùng với nguyên tắc quyền làm chủ của nhân dân, nguyên tắc nhân quyền cơ bản và nguyên tắc pháp trị cấu thành nên bốn nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp.

Luật học giám sát của Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở lý luận của nguyên tắc giám sát quyền lực xã hội chủ nghĩa và chế độ tập trung dân chủ. Lấy nguyên tắc phân quyền và kiểm soát, cân bằng làm cơ sở lý luận, trong phạm vi thế giới hiện nay chủ yếu hình thành nên ba loại mô hình giám sát, gồm chuyên viên giám sát thuộc cơ quan đại nghị, tổ chức giám sát hành chính thuộc cơ quan hành chính và giám sát độc lập. Mô hình giám sát nhà nước hiện nay của Trung Quốc khác so với ba loại mô hình nêu trên. Khoản 1 điều 3 Hiến pháp Trung Quốc quy định, “Tổ chức nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện theo nguyên tắc của chế độ tập trung dân chủ”, đồng thời trên cơ sở đó quy định lôgích “Nhân dân - Đại hội đại biểu nhân dân - Tổ chức nhà nước”. Loại chế độ tập trung dân chủ với tư cách là nguyên tắc tổ chức chính thể này, trong thực tiễn cải cách Trung Quốc, thể hiện qua các mối quan hệ đa phương như quan hệ giữa các tổ chức nhà nước, quan hệ giữa trung ương và địa phương, quan hệ chính trị - kinh tế và quan hệ nhà nước - xã hội, cấu trúc hệ thống hiến pháp nhất nguyên và cấu tạo nhị tầng quyền lực do nó hình thành đã quyết định định vị trí hiến định của cơ quan giám sát là “cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng giám sát nhà nước dưới sự quản lý, theo dõi của Đại hội đại biểu nhân dân”. Chính trên cơ sở này, Trung Quốc xuất phát từ phương diện tầng nấc, cấp bậc của tổ chức nhà nước, chế độ giám sát nhà nước coi “giám sát bao trùm toàn diện" là đặc trưng chủ yếu bắt đầu được hình thành.

2. Nghĩa vụ liêm khiết của cán bộ, công chức

Trong luật hành chính truyền thống, như quan hệ giữa chính quyền và công chức thường được coi là thuộc phạm trù quan hệ quyền lực đặc biệt, cùng với sự nâng cấp của quan điểm pháp trị và tư tưởng nhân quyền kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phạm vi áp dụng thực tế của lý luận này cũng bị thu hẹp lại. Về tính chính đáng của quan hệ quyền lực đặc biệt cũng như nó có thuộc trường hợp ngoại lệ của tính phổ biến pháp trị hay không, hiện tại còn nhiều tranh luận. Mặt khác, trong quan hệ quyền lợi - nghĩa vụ của công chức, quan niệm vai trò, nghĩa vụ của công chức trong luật hành chính truyền thống đã bị suy yếu. Gác lại tranh luận, về chế độ công chức, có một nguyên tắc được tiếp nhận rộng rãi là: công chức phải tuân thủ nghĩa vụ liêm khiết. Nghĩa vụ liêm khiết của công chức đề cập ba khía cạnh: một là phẩm chất cá nhân và tác phong xã hội, hai là danh tiếng chính quyền và sự công bằng, tín nhiệm, ba là sử dụng quyền lực công và ổn định chính quyền. Như nhà tư tưởng khai sáng nổi tiếng Montesquieu đã nói: “Trong chính thể cộng hòa và chính trị dân chủ, phẩm chất đạo đức là một loại sức mạnh nhà nước. Nếu tham ô, truy lạc, thoái hóa, thì chế độ pháp trị sẽ tê liệt, nhà nước sẽ tan rã”.

Nghĩa vụ liêm khiết của công chức Trung Quốc được xây dựng bởi Hiến pháp và pháp luật, cấu trúc quy phạm của nó bao gồm quy phạm mang tính mệnh lệnh và quy phạm mang tính nghiêm cấm. Khoản 2 Điều 27 Hiến pháp Trung Quốc hiện hành quy định: “Mọi cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước bắt buộc phải dựa vào sự hậu thuẫn của nhân dân, duy trì thường xuyên mối liên hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến và kiến nghị của nhân dân, tiếp nhận sự giám sát, nhắc nhở của nhân dân, ra sức phục vụ nhân dân”. Điều 12 Luật công chức Trung Quốc quy định, công chức phải thực hiện nghĩa vụ trong sạch, chính trực, và Điều 53 quy định công chức phải tuân thủ kỷ luật, không được có các hành vi sau đây: “tham ô, hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ để làm lợi cho bản thân hoặc làm lợi cho người khác”, “vi phạm kỷ luật tài chính, lãng phí tài sản quốc gia, và “tham gia các hoạt động kinh doanh thu lợi, kiêm nhiệm chức vụ tại các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh thu lợi khác”. Chế độ giám sát nhà nước Trung Quốc mở rộng nghĩa vụ liêm khiết của công chức, sang nghĩa vụ liêm khiết của mọi cán bộ, công chức, đồng thời nhằm cụ thể vào “mọi cán bộ, công chức sử dụng quyền lực công" nêu tại Điều 3 Luật giám sát, và sáu loại “cán bộ, công chức” và “cán bộ liên quan" liệt kê tại Điều 15 luật này. Có học giả chỉ ra rằng: “Giám sát nhà nước bao trùm toàn diện đã vượt ra khỏi sự lý giải về quyền lực công truyền thống.

Sở dĩ nghĩa vụ liêm khiết của cán bộ, công chức trở thành cơ sở lý luận của luật học giám sát nhà nước là do hai nguyên nhân: thứ nhất, nghĩa vụ liêm chính của cán bộ, công chức và nguyên tắc giám sát xã hội chủ nghĩa, cũng như chế độ tập trung dân chủ đều cung cấp tiền đề lập luận cơ bản nhất cho sự tồn tại của ngành luật học giám sát nhà nước. Chính vì cán bộ, công chức phải thực hiện nghĩa vụ liêm khiết mà việc sử dụng quyền lực công của họ không được tuỳ tiện bừa bãi, phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật, đồng thời từ đó đưa ra một chuỗi các yêu cầu như không được tham ô, nhận hối lộ, hối lộ, không được mở doanh nghiệp hoặc kiêm nhiệm chức vụ tại các doanh nghiệp kinh doanh, không được lợi dụng chức quyền để tư lợi, không được lãng phí tài sản nhà nước..., có như vậy sự tồn tại của ngành luật học giám sát nhà nước mới có ý nghĩa hiện thực và giá trị lý luận. Thứ hai, nghĩa vụ liêm khiết của cán bộ, công chức tạo căn cứ xác định giới hạn tương đối rõ ràng việc xác định đối tượng nghiên cứu và phạm trù nghiên cứu của luật học giám sát nhà nước. Ví dụ, phạm vi chủ thể tuân thủ nghĩa vụ liêm khiết, tức đối tượng giám sát mà luật học giám sát nhà nước nghiên cứu, vì thể loại chủ thể nào đó cần thực hiện loại nghĩa vụ này sẽ rất có khả năng được đưa vào phạm vi của đối tượng giám sát; hay như, hình thức biểu hiện vi phạm nghĩa vụ liêm khiết, tức nội dung hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm quy định chức vụ mà luật học giám sát nhà nước nghiên cứu, vì thể các nội dung cấu thành như không được lợi dụng chức quyền để tư lợi và không được lãng phí tài sản nhà nước, sẽ liên quan tới nội dung giám sát và các tội danh phạm tội chức vụ mà luật học giám sát nhà nước nghiên cứu. Ngoài ra, còn có các cơ quan tổ chức bảo đảm nghĩa vụ liêm khiết, tức các tổ chức giám sát và các mối quan hệ mà luật học giám sát nhà nước nghiên cứu, các biện pháp giám sát bảo đảm nghĩa vụ liêm khiết chính là phạm vì thẩm quyền và các giải pháp do luật học giám sát nhà nước đưa ra, v.v..

3. Nguyên lý giám sát pháp luật

Nguyên lý giám sát pháp luật là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp trị trong hiến pháp nhà nước hiện đại và trong lĩnh vực giám sát nhà nước, giá trị cốt lõi của nó là dùng hiến pháp và pháp luật để điều chỉnh hoạt động giám sát của một quốc gia. Giám sát pháp luật là cơ sở lý luận, tư tưởng cơ bản, định hướng giá trị và tiêu chuẩn đánh giá của Luật giám sát, cũng là nền móng xây dựng lý luận, là hạt nhân của hệ thống lý luận, là tiêu chuẩn đánh giá giá trị của luật học giám sát. Vài năm gần đây, cải cách thể chế giám sát nhà nước đã có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý nhà nước toàn diện theo pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc; đồng thời, cũng cần nhận thấy vẫn còn nhiều không gian phát triển về tính hệ thống, tính toàn cục và tính liên đới giữa các biện pháp cải cách. Nói tóm lại, thực tiễn cải cách còn thiếu hụt sự chỉ dẫn của lý luận cơ bản. Có bốn nguyên tắc giám sát pháp luật cũng có thể coi là tiêu chuẩn của quyết sách cải cách cũng như của chế độ và hành vi giám sát:

 Nguyên tắc tính hợp hiến

Nguyên tắc tính hợp hiến cũng là giám sát pháp luật về mặt hình thức, hoặc có thể gọi là giám sát theo pháp luật xét trên nghĩa hẹp. Lôgích hợp pháp hóa giám sát hàm chứa trong giảm sát pháp luật, về bản chất chính là yêu cầu mọi hoạt động giám sát đều phải phù hợp với pháp luật, qua đó khiến nó đạt được tỉnh chính đáng về hình thức ở mức độ thấp nhất. Nguyên tắc tính hợp hiến là tiền đề của mọi chế độ và hoạt động liên quan tới giám sát, là yêu cầu cơ bản và tiêu chuẩn thấp nhất của giám sát pháp luật. (1) Ở phương diện ứng dụng pháp luật, nguyên tắc tính hợp hiến đòi hỏi những yêu cầu sau đối với giám sát: một là thượng tôn pháp luật, từ đó xác nhận mối quan hệ trên dưới giữa pháp luật và các hoạt động giám sát, bảo đảm quyền lập pháp tương đương với vị trí ưu việt của quyền giám sát, hàm nghĩa cơ bản của nó là không xung đột; hai là bảo lưu pháp luật, tức một số sự vụ pháp luật nào đó bắt buộc phải do pháp luật quy định, thì cơ quan giám sát không được vượt quyền, không được bổ sung hoặc tự quy định đặt ra thêm quyền hạn khi chưa được ủy quyền; ba là giám sát theo quy định pháp luật, điều này đòi hỏi các hành vi giám sát cụ thể giảm bớt quyền lực hoặc nghĩa vụ dự kiến, phải căn cứ vào các quy phạm hành vi mà pháp luật hoặc quy định của Luật giám sát, việc ủy quyền suy diễn từ quy phạm tổ chức không đủ tiêu chuẩn để làm căn cứ. (2) Về phương hoạt động cụ thể, nguyên tắc tính hợp hiến còn đưa ra ba yêu cầu đối với giám sát, gồm chủ thể hợp pháp, trình tự hợp pháp và phương thức hợp pháp, tức chủ thể hành vi, trình tự hoạt động và phương thức hoạt động của hoạt động giám sát nhà nước đều phải phù hợp với các quy định pháp luật liên quan. 

Nguyên tắc tính chính đảng dân chủ

Nguyên tắc tính chính đảng dân chủ là hình thức biểu hiện ở cấp độ cao hơn của nguyên tắc tính hợp hiến, theo ý nghĩa này, việc giám sát phù hợp với pháp luật đã được hợp pháp hóa về ý nghĩa chính trị, căn nguyên của nó chính là tính chính đáng mà nền dân chủ theo đa số (majoritarian democracy) trao cho. Nguyên tắc tính chính đáng dân chủ là kế sách cơ bản và tiêu chuẩn chung của giám sát pháp luật, thể hiện ở các phương diện như thảo luận và hình thành phương án cải cách giám sát, xây dựng và thông qua các quy định và chế độ liên quan tới giảm sát, hình hành và thực hiện chức trách của cán bộ lãnh đạo và các nhân viên làm việc khác tại cơ quan giám sát các cấp, cho đến việc tổ chức vận hành và hoạt động thường ngày của cơ quan giám sát các cấp. Sự thiếu sót về nguyên tắc tính chính đáng dân chủ là ở chỗ dễ dàng hy sinh lợi ích của nhóm thiểu số, do đó một mặt cần đẩy mạnh tính chính đáng trong mô thức quyết sách đồng thuận, mặt khác, điều quan trọng hơn là phải coi nguyên tắc bảo đảm nhân quyền là định hướng giá trị và tiêu chuẩn tối cao của giám sát pháp luật.

Nguyên tắc hoàn thiện chức năng

Nguyên tắc hoàn thiện chức năng là yêu cầu tất yếu để tăng cường hiệu năng chống tham nhũng, thực hiện hệ thống giám sát nhà nước và hiện đại hóa năng lực giám sát nhà nước, vừa cung cấp căn cứ lý luận mang ý nghĩa thực chất về nguồn gốc của Luật giám sát, vừa là mục tiêu quan trọng để Luật giám sát tiếp diễn và phát triển, do đó nó cũng là mục tiêu trực tiếp và là tiêu chuẩn khá cao của giám sát pháp luật. Nguồn gốc của nguyên tắc này chính là một nghi vấn diễn ra suốt mấy trăm năm: “Tam quyền phân lập” có là mô hình phân lý tưởng hay không. Như giáo sư Ackerman đã nói: “Không có lý do gì cho rằng những tác giả kinh điển này đã thiết kế ra chế độ phân quyền một cách hoàn hảo”. “Không có sự khám phá học thuật của bất kỳ lĩnh vực nào bị chi phối bởi một nhà tư tưởng duy nhất chứ chưa nói đến một nhà tư tưởng thế kỷ XVIII”. Về mặt phân bố quyền lực nhà nước, “nguyên tắc chức năng phù hợp” được phát triển sau chiến tranh bởi nước Đức, không chỉ quan tâm tới việc bảo đảm tự do cá nhân của học thuyết phân quyền theo hình thức truyền thống, mà đồng thời còn chú trọng “tính chính xác” trong thực thi quyền lực nhà nước, tức coi trọng việc thông qua hoàn thiện, phân bố quyền lực nhà nước để có được tính chính đáng trong phương án phân bổ quyền lực nhà nước. Nguyên lý phân bổ quyền lực của chức năng này đòi hỏi phân bố thẩm quyền tương ứng của các loại nhiệm vụ nhà nước cho các cơ quan có lợi thế chức năng dựa theo tổ chức, kết cấu, trình tự và nhân sự, từ đó, một mặt “bổ sung thực chất nội hàm của chế độ tập trung dân chủ”, mặt khác cũng giải thích “thực chất” về vị trí hiến pháp độc lập của cơ quan giám sát nhà nước. Nói sâu hơn, nguyên tắc hoàn thiện chức năng không chỉ thể hiện ở phương diện kết cấu hệ thống hiến pháp nhà nước, mà còn được áp dụng ở tầng diện thực thi pháp luật giám sát, bao gồm coi nguyên tắc hoàn thiện chức năng là chỉ dẫn để tiến hành sửa đổi lập pháp, giám sát thực thi pháp luật và ứng dụng trong lĩnh vực tư pháp.

Nguyên tắc bảo đảm quyền con người

Nguyên tắc bảo đảm quyền con người là xu thế tất yếu trong xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, là định hướng giá trị và tiêu chuẩn tối cao của giám sát pháp trị. Năm 2004, kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ X đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, lần đầu tiên đưa khái niệm “quyền con người” vào Hiến pháp, quy định rõ “Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người là quan niệm giá trị, biểu đạt văn bản và là yêu cầu chế độ cơ bản nhất của nền chính trị dân chủ hiện đại, là tiêu chí quan trọng của văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh của nền pháp luật hiện đại, Hiến pháp, pháp luật phải bảo đảm thực hiện quyền lợi và tự do công dân, có là giá trị tồn tại của chế độ pháp trị. Yêu cầu căn bản của giám sát pháp quyền chính là ở việc bảo đảm thực hiện quyền lợi và tự do công dân trong khuôn khổ thiết chế hiến pháp. Một mặt, đối với công chúng nói chung, việc theo đuổi tầng diện sâu hơn trong công tác xây dựng chính phủ liêm chính và chống tham nhũng, chính là bằng việc bảo đảm sự liêm khiết của cán bộ, công chức và sử dụng hợp lý quyền lực công, từ đó thúc đẩy xã hội hài hoà, ổn định lâu dài, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững, thực hiện mọi người dân đều hướng chung thành quả phát triển, vì thế, bản thân sự tồn tại của giám sát nhà nước chính là báo đảm quyền con người; mặt khác, đối với đối tượng giám sát (vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật hoặc phạm tội chức vụ), chế độ giảm sát và các hoạt động cũng không tước đoạt quyền lợi của họ một cách mù quáng, mà luôn có sự cân bằng giữa trùng trị tham nhũng và bảo đảm quyền con người, đưa ra những cân nhắc đa chiều dưới cán cân giám sát pháp quyền, nhằm duy trì sự cân bằng về giá trị.

4. Đối tượng nghiên cứu của luật học giám sát nhà nước

Lý luận cơ sở về giám sát

Lý luận cơ sở về giám sát là một khái niệm khác khu biệt với cơ sở lý luận giám sát, cả hai có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ ấy có thể quy nạp như sau: Lý luận cơ sở về giám sát thông thường được xây dựng xoay quanh cơ sở lý luận giám sát, đồng thời cơ sở lý luận giám sát chỉ dẫn cho việc nghiên cứu lý luận cơ sở về giám sát, và là tiêu chuẩn để đánh giá xem lý luận cơ sở về giám sát có chính xác hay không. Lý luận cơ sở về giám sát đối lập với chế độ pháp luật giám sát và ứng dụng thực tiễn giám sát, là sự khái quát nhận thức và lý luận về quy luật chung ở thuộc tính bản chất và hoạt động giám sát của chế độ giám sát. Phạm vi nghiên cứu của lý luận cơ sở về giám sát chí ít bao gồm: (i) Nghiên cứu lịch sử chế độ giám sát; (ii) Nghiên cứu nguồn gốc pháp luật của chế độ giám sát Trung Quốc; (iii) Nghiên cứu thuộc tính và đặc trưng bản chất của chế độ giám sát; (iv) Nghiên cứu vị trí, vai trò của chế độ giám sát trong chế độ chính trị và hệ thống pháp luật nhà nước; (v) Nghiên cứu quy luật chung của hoạt động giám sát; (vi) Nghiên cứu so sánh về chế độ giám sát; (vii) Nghiên cứu mối quan hệ giữa luật học giám sát với các ngành học gần như Hiến pháp học, Đảng quy học, luật học hành chính, luật học hình sự, luật học dân sự, luật học kinh tế, luật học tố tụng và lịch sử pháp luật, và nghiên cứu về quan hệ giữa luật học giám sát với các ngành học khác như chính trị học, kinh tế học.

Hệ thống pháp luật giám sát

Nghiên cứu hệ thống pháp luật giám sát là nhằm vào một chuỗi các hệ thống pháp luật được xác lập bởi Luật giám sát và các quy định pháp lý đi kèm mà ở đó nó tồn tại như một loại luật pháp thực tế, giữa nó và chế độ giám sát được nêu trong lý luận cơ sở về giám sát là mối quan hệ phân biệt giữa thực tế như vậy và nên như vậy, giữa thực tiễn và lý luận. Phạm vi nghiên cứu vẽ hệ thống pháp luật giám sát chí ít bao gồm:

Tổ chức giám sát và các mối quan hệ trong ngoài của nó

Về vĩ mô, nó chỉ vấn đề định vị của cơ quan giám sát trong cấu trúc thiết chế hiến pháp Trung Quốc, bao gồm việc xây dựng của cơ quan giám sát và các mối quan hệ tổ chức giữa cơ quan giám sát với các cơ quan nhà nước khác; Về quy mô trung bình, nó chỉ việc thiết lập hệ thống cấp bậc của các cơ quan giám sát, mỗi quan hệ tổ chức giữa các cơ quan giám sát khác nhau, trong đó mối quan hệ tổ chức giữa các cơ quan giám sát khác nhau gồm hai loại là quan hệ tổ chức dọc giữa cơ quan giám sát cấp trên và cấp dưới, và quan hệ tổ chức ngang giữa các cơ quan giám sát cùng cấp; Về vi mô, là chỉ ba nội dung: một là xây dựng kết cấu khung bên trong các cơ quan giám sát và quan hệ giữa các tổ chức nội bộ khác nhau, tổ chức trực thuộc, tổ chức đại diện và nhân viên biệt phái; hai là hệ thống giám sát viên, bao gồm xây dụng cấp bậc, chức vụ, quyền lợi, nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giám sát viên; ba là nhân viên giám sát và mối quan hệ với cơ quan giám sát mà họ lệ thuộc.

Thẩm quyền giám sát và phạm vi của thẩm quyền giám sát: Về vĩ mô, chỉ phạm vi thẩm quyền của quyền giám sát, ranh giới quyền hạn giữa quyền giám sát và các quyền lực nhà nước khác; Về quy mô trung bình, chỉ thuộc tính, nội dung và đặc trưng của bản thân quyền giám sát; Về vi mô, chỉ thuộc tính, nội dung và đặc trưng của quyền giám sát, nhắc nhớ, quyền điều tra và quyền xử lý.

Biện pháp giám sát và thủ tục giám sát. Gồm ba nội dung: một là thuộc tính, nội dung và đặc trưng của từng biện pháp giám sát khác nhau; hai là trình tự, thủ tục pháp lý chính thức và hệ thống quy chế của các biện pháp giám sát khác nhau, bao gồm trình tự giám sát, nhắc nhở, trình tự quản lý và xử lý manh mối vấn đề, trình tự lập án, trình tự điều tra và trình tự xử lý; ba là cơ chế khiếu nại và thủ tục trợ giúp của các biện pháp giám sát khác nhau.

Sự gắn kết giữa hệ thống pháp luật giám sát và các hệ thống pháp luật khác. Điều này chủ yếu chỉ vấn đề gắn kết giữa hệ thống pháp luật giám sát với các hệ thống pháp luật như hệ thống pháp luật hình sự, hệ thống pháp luật hành chính.

Trách nhiệm pháp luật giám sát. Hệ thống trách nhiệm pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống pháp luật giám sát Trung Quốc. Chương 8 của Luật giám sát Trung Quốc căn cứ theo sự khác biệt về chủ thể đã quy định ra bốn loại trách nhiệm pháp luật: một là trách nhiệm pháp luật của đơn vị liên quan (đơn vị bị giám sát), hai là trách nhiệm pháp luật của các cán bộ liên quan, ba là trách nhiệm pháp luật của đối tượng giám sát, bốn là trách nhiệm pháp luật của cơ quan giám sát và các cán bộ làm việc liên quan.

Ứng dụng thực tiễn giám sát

Ứng dụng thực tiễn giám sát là chỉ công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn các nghiệp vụ giám sát cũng như các nghiên cứu về quản lý học giám sát. Những nghiên cứu ở phương diện này cần chú ý hai điểm sau:

Thứ nhất, về phương diện ứng dụng pháp luật, làm thế nào để thực hiện "phù hợp theo từng địa phương, từng thời điểm" dưới tiền đề tuân thủ các quy định liên quan về pháp luật, pháp quy. Một biểu hiện quan trọng ở đây chính là: đối diện với sự khác biệt tương đối lớn giữa các lĩnh vực giám sát và các đối tượng giám sát khác nhau, làm thế nào để bảo đảm được tính khoa học và tính khiêm tốn trong thực hiện quyền lực? 

Thứ hai, về phương diện hoạt động và quản lý thường ngày, một mặt phải vận dụng hiệu quả lý luận khoa học quản lý hiện đại liên quan trong quá trình quản lý giám sát, nâng cao hiệu quả giám sát thực tế, thực hiện sự chuyển đổi quan trọng từ quản lý giám sát kinh nghiệm sang quản lý giám sát khoa học, mặt khác, cũng cần chú ý đây mạnh việc giám sát pháp luật bên trong và giám sát pháp luật từ bên ngoài, tránh "khoảng tối dưới chân đèn".

5. Phạm trù cơ bản của luật học giám sát nhà nước

Phạm trù khoa học là cơ sở để xây dựng ngành học. Luật học giám sát với tư cách là một bộ môn khoa học, xét về hình thái lý luận, nó được xây dựng từ các phạm trù, phạm trù cơ bản của luật học giám sát lại là khái niệm cơ bản trong việc trừu tượng hóa và khái quát cao độ về đối tượng cơ bản, cũng như bản chất và quy luật của nó. Có thể nói, phạm trù cơ bản của luật học giám sát là nội dung cốt lõi của hệ thống lý luận luật học giám sát, cũng là khâu then chốt thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận cơ sở về luật học giám sát. Hiện nay, những nghiên cứu của giới học thuật về phạm trù cơ bản của luật học giám sát còn nhiều hạn chế, chưa hình thành được sự đồng thuận về vấn đề những phạm trù nào thuộc về phạm trù cơ bản của luật học giám sát. Ở đây, bốn cặp phạm trù gồm luật giám sát và giám sát pháp luật, quyền (lực) giám sát và quyền lợi giám sát, cơ quan giám sát và đối tượng giám sát, hành vi giám sát và trách nhiệm giám sát có thể coi là bốn cặp phạm trù cơ bản của luật học giám sát. Dưới đây khái quát hóa về các cặp phạm trù trên.

Luật giám sát và giám sát pháp luật

Luật giám sát và giám sát pháp luật là khởi điểm logic của hệ thống phạm trù cơ bản về luật học giám sát. Chúng không chỉ đề cập việc cấu thành của hệ thống lý luận luật học giám sát, mà còn trực tiếp liên quan tới sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn luật học giám sát. Có thể cho rằng, luật giám sát và giám sát pháp luật là cặp quan hệ cơ bản nhất trong quá trình nghiên cứu luật học giám sát. Việc định vị như vậy thống nhất với vị trí của nguyên lý giám sát pháp luật với tư cách là nền móng kết cấu lý luận, trung tâm của hệ thống lý luận, tiêu chuẩn đánh giá giá trị của luật học giám sát. Việc nghiên cứu giám sát tách rời khỏi luật giám sát và giám sát pháp luật sẽ như nước không nguồn, cây không gốc. Do vậy, luật giám sát và giám sát pháp luật có thể coi là cặp phạm trù cơ bản đầu tiên trong nghiên cứu lý luận luật học giám sát.

Trong đó, đối với Luật giám sát, ngoài bộ luật Luật giám sát đã được thông qua và thi hành, và Luật xử lý vi phạm công vụ hành chính, Luật thanh tra đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng, còn bao gồm các loại pháp luật giám sát khác, các quy định đi kèm, và các nội dung liên quan tới giám sát về giải thích giám sát và giải thích tư pháp; về giám sát pháp luật, tác giả xin không trình bày thêm.

Quyền (lực) giám sát và quyền lợi giám sát

Quyền (lực) giám sát và quyền lợi giám sát là nội dung cốt lõi của hệ thống phạm trù cơ bản về luật học giám sát. Mối quan hệ giữa quyền lợi và quyền lực và đâu là vấn đề bản chất là một mệnh đề quan trọng trong nghiên cứu luật học. Có học giả đề xuất: “Quyền lợi và quyền lực là cặp phạm trù cơ bản trong pháp luật, chúng có mối quan hệ mật thiết cùng tồn tại và chế ước lẫn nhau”. Một suy đoán nổi tiếng của học thuyết quyền làm chủ của nhân dân, tức quan điểm quyền làm chủ ở dân. Logic cơ bản của loại chế độ pháp luật hiện đại này mô tả được mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và quyền lợi công dân, là quyền lực nhà nước bắt nguồn từ quyền lợi công dân, đồng thời về căn bản là thống nhất với quyền lợi của nhân dân. Trong lĩnh vực luật học giám sát, có thể suy ra: quyền lực giảm sát bắt nguồn từ quyền lợi công dân, về căn bản thống nhất với quyền lợi của nhân dân. Điều này thống nhất với lô gích chủ quyền và logic quản trị được quy định trong Hiến pháp Trung Quốc, tức “Đại hội đại biểu nhân dân các cấp là cơ quan thực thi quyền lực của nhân dân”, và “cơ quan giám sát do cơ quan quyền lực hình thành, chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực”.

Hiện nay, những nghiên cứu của luật học giám sát ở Trung Quốc đối với “quyền giám sát” đã và đang trở nên sôi động, nhưng các nghiên cứu về quyền lợi giám sát vẫn còn đang trong giai đoạn khởi bước. Tác giả cho rằng, “quyền lợi giám sát cần cùng với quyền (lực) giám sát trở thành phạm trù cơ bản của luật học giám sát, thậm chí là nội dung cốt lõi của hệ thống phạm trù cơ bản về luật học giám sát, chủ thể của nó bao gồm hai loại chức danh giám sát và đối tượng giám sát, phạm vi quyền lợi của chức danh giám sát ít nhất bao gồm quyền bảo đảm an toàn, quyền riêng tư của nhân viên giám sát khi thực hiện trách nhiệm pháp luật; phạm vi quyền lợi của đối tượng giám sát tối thiểu bao gồm quyền an toàn về tính mạng, quyền tự bào chữa, quyền biện hộ và quyền trợ giúp của đối tượng giám sát.

Cơ quan giám sát và đối tượng giám sát

Cơ quan giám sát và đối tượng giám sát là hai chủ thể quan trọng nhất trong nghiên cứu luật học giám sát, là nội dung quan trọng và là đối tượng truyền tải chính trong hệ thống phạm trù cơ bản về luật học giám sát. Chủ thể giám sát là chủ thể thực thi quyền giám sát, cũng là chủ thể thực thi hoạt động giám sát; Đối tượng giám sát là đối tượng đôn đốc giám sát của quyền giám sát, cũng là đối tác của hoạt động giám sát. Trong quan hệ pháp luật giám sát, hai bên chủ thể giám sát và đối tượng giám sát chắc chắn không thể thiếu được trong hoạt động giám sát.

Theo quy định của Luật giám sát, chủ thể giám sát chủ yếu có hai loại: một loại là cơ quan giám sát cấp 1 độc lập gồm Ủy ban Giám sát nhà nước, ủy ban giám sát các cấp địa phương; loại còn lại là tổ chức đại diện và nhân viên biệt phái thuộc cơ quan giám sát cấp 1 độc lập. Sự khác biệt giữa hai loại này là: một là xác định rõ phạm vi đối tượng, vai trò chủ thể, tính chất ủy quyền và điều kiện tiền đề; hai là phân tách rõ sự khác biệt ở nhiều phương diện giữa cơ quan giám sát cấp 1 độc lập và tổ chức đại diện (chuyên viên biệt phái) của nó. Ngoài ra, vấn đề liên quan tới chủ thể giám sát còn bao gồm tư cách chủ thể và trách nhiệm gánh vác, quyền hạn chức trách và vượt quyền hạn chức trách, nội dung này sẽ được làm rõ bên dưới.

Về đối tượng giám sát, Luật giám sát chỉ quy định “cán bộ, công chức sử dụng quyền lực công” tại Điều 3, liệt kê sáu loại “cán bộ, công chức” tại Điều 15, đồng thời gộp cả các cá nhân liên quan vào trong đó. Về tiêu chuẩn nhận biết đối tượng giám sát, đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân là đối tượng giám sát đặc biệt, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tự quản quần chúng ở cơ sở cũng là đối tượng giám sát có tính đặc thù, "các cá nhân liên quan" được coi là đối tượng giám sát có hợp lý hay không, làm thế nào để khu biệt và đối xử đối tượng này với các đối tượng khác, tất cả đều cần tiếp tục nghiên cứu.

Hành vi giám sát và trách nhiệm giám sát

Hành vi giám sát và trách nhiệm giám sát là điểm gắn kết then chốt trong nghiên cứu luật học giám sát, là nội dung quan trọng và cơ chế hạt nhân trong hệ thống phạm trù cơ bản về luật học giám sát. Hiện nay, các nghiên cứu về luật học giám sát của Trung Quốc còn chưa có khái niệm “hành vi giám sát”, do đó việc đưa ra khái niệm này sẽ có thể giải quyết được rất nhiều khúc mắc trong nghiên cứu luật học giám sát hiện nay.Tham khảo hệ thống lý luận luật học hành chính và hệ thống pháp luật hành chính, thường phân biệt “hành vi hành chính” quyền hành chính, quyền hành chính chủ yếu nghiên cứu thuộc tính, đặc trưng, phạm vi và lý luận ủy quyền của quyền hành chính, đồng thời phát sinh thêm các nghiên cứu về vai trò của các quan hệ tổ chức và ranh giới quyền hạn của cơ quan hành chính trong hiến pháp, hành vi hành chính lại phân biệt hai loại hành vi trừu tượng và cụ thể, trong đó các nghiên cứu về hành vi hành chính cụ thể chủ yếu liên quan tới các vấn đề như loại hình, văn kiện quan trọng, hiệu lực, trình tự, thủ tục, việc hỗ trợ, bồi thường, cho đến các đặc trưng của các loại hành vi cụ thể khác. Có thể nói, với tư cách là khái niệm trung tâm của nghiên cứu luật học hành chính, “hành vi hành chính” gần như xuyên suốt toàn bộ lý luận luật học hành chính và hệ thống pháp luật. Và dĩ nhiên, nó cũng có ý nghĩa tham khảo đối với công tác nghiên cứu luật học giám sát. Về chủng loại biện pháp giám sát, cũng như thuộc tính, nội dung và đặc trưng của từng biện pháp giám sát, cơ quan giám sát xây dựng nên các hành vi mang tính trừu tượng như quy định giám sát, giải thích giám sát và các văn kiện quy phạm nội bộ, căn cứ vào biện pháp điều tra và biện pháp xử lý của mình, cơ quan giám sát và cán bộ liên quan sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý ra sao, tất cả đều do hành vi giám sát chi phối. Nếu nhận thức hành vi giám sát xuất phát từ phương diện này, thì tính chất quan trọng của nó phải được liệt vào phạm trù cơ bản của luật học giám sát. Theo quan điểm này, cần thiết phải định ra khái niệm “hành vi giám sát”, đồng thời tiến hành nghiên cứu độc lập về nó ngoài khái niệm “quyền giám sát” và “biện pháp giám sát”, đặc biệt chú trọng nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ sở trong khái niệm đó. Những nghiên cứu của giới học thuật về nội dung này hiện gần như là con số không, cần bổ sung, hoàn thiện các lý luận liên quan. Ví dụ, “hành vi giám sát có tính chất và hiệu lực như thế nào. Giữa chúng và hành vi hành chính có những điểm giống và khác nhau gì. Các quy định về phương án trợ giúp của Luật giám sát và phương án trợ giúp của hành vi hành chính tại sao lại khác xa nhau như vậy. Điều đó có hợp lý không. Hành vi điều tra và hành vi xử lý có những đặc tính nào. Giữa quyết định xử lý giám sát và kiến nghị giám sát có gì khác nhau. Ủy ban Giám sát nhà nước có thể định ra các quy định giám sát có hiệu lực tương đối phổ biến đối với số đông không cụ thể hay không. Cơ quan giám sát các cấp có thể xây dựng các văn bản quy phạm nội bộ hay không. Các văn bản có tính quy phạm này lần lượt có tính chất và hiệu lực ra sao.

Lấy khái niệm “hành vi giám sát” làm trung tâm, có thể dẫn ra các khái niệm “năng lực hành vi giám sát”, “tư cách chủ thể giám sát”..., từ đó thực hiện sự hợp nhất giữa các khái niệm “trách nhiệm giám sát” với “chủ thể giám sát” và “quyền giám sát”. Ở các nước theo mô hình nhà nước pháp trị hiện đại, nguyên tắc thống nhất giữa quyền lực và trách nhiệm luôn là một yêu cầu cơ bản trong sự vận hành quyền lực và xây dựng tổ chức, không chỉ đóng vai trò là nguyên tắc pháp luật hành chính sử dụng trên mọi phương diện xây dựng chính quyền pháp trị Trung Quốc, mà còn trực tiếp thể hiện trong các đợt cải cách tư pháp. Về chủ thể giám sát thực hiện quyền giám sát, một câu hỏi không thể né tránh là: Xử lý vụ việc với danh nghĩa nào. Ai là người chịu trách nhiệm. Chịu trách nhiệm như thế nào? Như đã trình bày, hệ thống trách nhiệm pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống pháp luật giám sát nhà nước của Trung Quốc. Chương 8 Luật giám sát Trung Quốc quy định vốn pháp, đại thể có thể được quy nạp thành hai loại là trách nhiệm pháp luật được quy định nhằm đảm bảo cho cơ quan giám sát thực hiện chức trách theo đúng quy định pháp luật và trách nhiệm pháp luật được quy định nhằm quy phạm việc thực hiện chức trách theo quy định pháp luật của cơ quan giám sát. Đối với loại trách nhiệm pháp luật thứ nhất, giới học thuật đã có không ít thành quả nghiên cứu; loại trách nhiệm pháp luật thứ hai vẫn còn chờ những nghiên cứu sâu hơn. Cái gọi là trách nhiệm pháp luật của cơ quan giám sát và cán bộ cơ quan giám sát, là chỉ trách nhiệm pháp luật mà cán bộ giám sát phải chịu khi vi phạm các quy định pháp luật về giám sát. Các vấn đề liên quan ít nhất bao gồm bốn phương diện sau: Trường hợp nào phải chịu trách nhiệm pháp luật, có cơ chế nào nhằm truy cứu các trách nhiệm liên quan, ai là người truy cứu trách nhiệm liên quan, và cần chịu gánh chịu loại trách nhiệm pháp luật như thế nào. Điều 65 Luật giám sát đã quy định trên diện rộng hệ thống trách nhiệm pháp luật về giám sát nhà nước Trung Quốc, cố gắng tạo ra một vòng khép kín giám sát và tự giám sát theo pháp luật. Nhưng, các quy định tại điều khoản này nhằm vào chỉ là vấn đề thuộc phương diện đầu tiên, tức trường hợp nào phải chịu trách nhiệm pháp luật. Còn xuất phát từ hành vi giám sát, có thể khiến các khái niệm đa tăng như quyền giám sát, chủ thể giám sát, hành vi giám sát và trách nhiệm giám sát được phản ánh trong hiện thực, giải quyết cụ thể các khó khăn trong thực tiễn như “Chủ thể giám sát nào được đưa ra hành vi giám sát nào dựa theo danh nghĩa của mình (và phải gánh vác trách nhiệm pháp luật do các hành vi ấy gây ra)”, “Khi chủ thể giám sát vượt thẩm quyền để đưa ra các hành vi giám sát, thì ai sẽ chịu trách nhiệm pháp luật”, và “Khi đối tượng giám sát tìm tới sự trợ giúp pháp luật, thì rốt cuộc cần đề xuất với ai”.

Sự khởi sắc của công tác nghiên cứu luật học giám sát nhà nước Trung Quốc bắt nguồn từ cuộc cải cách thí điểm thể chế giám sát năm 2016, trải qua ba giai đoạn luận chứng, xây dựng và hoàn thiện. Những năm gần đây, giới học thuật đã có không ít ý kiến về xây dựng ngành học Luật học giám sát, một số khu vực đã có những nghiên cứu tìm hiểu. Ví dụ, một số trường đại học, cao đẳng đã mở lớp xây dựng ngành luật học giám sát, Đại học Chính trị - pháp luật Tây Nam thành lập Học viện Luật học giám sát, tỉnh Chiết Giang đã thành lập Hội nghiên cứu luật học giám sát trực thuộc Hội luật học tỉnh Chiết Giang, ủy ban giám sát ở một số địa phương còn thành lập Học viện thanh tra. Những công tác nghiên cứu này một mặt cho thấy công tác bồi dưỡng nhân tài giám sát pháp luật của Trung Quốc còn tồn tại khoảng trống khá lớn, việc xây dựng ngành Luật học giám sát có tính hiện thực tất yếu; mặt khác cũng đòi hỏi giới học thuật cần đẩy nhanh công tác nghiên cứu, hình thành một bộ hệ thống lý luận luật học giám sát đồng bộ và hoàn thiện, cuối cùng phục vụ tốt hơn nữa cho sự nghiệp phát triển khoa học và giám sát pháp luật của ngành luật học giám sát.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành